Xem mẫu

  1. PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA FDI TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG: NGHIÊN CỨU TẠI TỈNH BÌNH ĐỊNH TS. Lê Bảo NCS. Ngô Thị Thanh Thúy Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng Tóm tắt Nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích thống kê để đánh giá và làm rõ các tác động của khu vực FDI đến bốn trụ cột của phát triển bền vững trên địa bàn tỉnh Bình Định bao gồm: kinh tế, xã hội, môi trường và thể chế. Kết quả nghiên cứu chỉ ra FDI có sự đóng góp nhất định đối với tăng trưởng kinh tế; góp phần phát triển xã hội và cải thiện chất lượng thể chế tại địa phương. Riêng ở khía cạnh bảo vệ môi trường chưa được đảm bảo. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, nhóm tác giả đưa đến một số đề xuất thu hút FDI góp phần phát triển bền vững tỉnh Bình Định. Từ khóa: FDI, phát triển bền vững, Bình Định 1. GIỚI THIỆU Bình Định là một trong những tỉnh trọng yếu khu vực Duyên hải miền Trung. Với mục tiêu trở thành một tỉnh khá trong khu vực vào năm 2020, việc tăng cường thu hút đầu tư đã và đang là hướng đi quan trọng của tỉnh Bình Định nhằm tạo bước đột phá trong phát triển kinh tế. Trong đó, thu hút đầu tư theo hướng bền vững là một trong những vấn đề trọng tâm của Bình Định trong chiến lược phát triển kinh tế dài hạn. Vì vậy, cần đánh giá một cách toàn diện về vấn đề này để có chính sách đúng đắn trong thu hút đầu tư nói chung và FDI nói riêng góp phần phát triển kinh tế bền vững là hết sức cần thiết. Tuy nhiên, trong thực tế hiện nay, bên cạnh những đóng góp tích cực của FDI đối với nền kinh tế như thúc đẩy tăng tưởng kinh tế, tạo việc làm, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế... thì khu vực này còn có một số hạn chế nhất định, đặc biệt là những rủi ro gây ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường. Vì vậy, việc nghiên cứu và đánh giá một cách khách quan và toàn diện tác động của FDI trong mối quan hệ với phát triển bền vững là hết sức cần thiết. Đây chính là cơ sở cho việc đề xuất chính sách thu hút và sử dụng FDI một cách có hiệu quả hơn nhằm phát huy những mặt tích cực và hạn chế những tác động tiêu cực đối với nền kinh tế. Tuy nhiên, các nghiên cứu trong nước trước đây, phần lớn chỉ đánh giá tác động của FDI trên một vài khía cạnh đơn lẻ phổ biến như: tăng trưởng kinh tế, xã hội (giảm nghèo) mà thiếu sự đánh giá trên tất cả các mặt tác động. Bên cạnh đó, các nghiên cứu phần lớn chỉ dừng lại ở việc đánh giá dựa trên số liệu thống kê thứ cấp, chưa kết hợp với việc đánh giá khách quan trên các góc nhìn trong thực tiễn. Vì vậy, nghiên cứu này được thực hiện với mục tiêu đánh giá tác động của 266
  2. FDI đến phát triển kinh tế tỉnh Bình Định trên góc độ bền vững đầy đủ cả bốn nội dung: kinh tế, xã hội, môi trường và thể chế. 2. TỔNG QUAN LÝ THUYẾT LIÊN QUAN ĐẾN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 2.1. Phát triển bền vững Theo Uỷ ban Môi trường và Phát triển thế giới - WCED (1987), phát triển bền vững là sự phát triển đáp ứng được những yêu cầu của hiện tại, nhưng vẫn đảm bảo đáp ứng nhu cầu của các thế hệ mai sau. Hay cụ thể hơn, Luật Bảo vệ môi trường Việt Nam (2014), phát triển bền vững là phát triển đáp ứng được nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu đó của các thế hệ tương lai trên cơ sở kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế, bảo đảm tiến bộ xã hội và bảo vệ môi trường. Như vậy, có thể hiểu phát triển bền vững là quá trình phát triển có sự kết hợp chặt chẽ, hợp lý, hài hòa giữa ba mặt của sự phát triển, đó là: kinh tế, xã hội và môi trường. 2.2. Lý thuyết FDI bền vững Trên cách tiếp cận lý thuyết phát triển bền vững, có nhiều quan điểm về FDI bền vững như sau: Theo quan điểm của Moran (2010), FDI bền vững là FDI đóng góp vào sự phát triển bền vững ở nước nhận đầu tư. Cụ thể là đóng góp vào tăng trưởng kinh tế, tiến bộ xã hội và bảo vệ môi trường. Bao quát hơn, Perić và Nikšić Radić (2011) cho rằng FDI và phát triển bền vững được tiếp cận toàn diện hơn trên 4 khía cạnh, bao gồm: Kinh tế, xã hội, môi trường và thể chế. Quan điểm này cũng được khẳng định trong Hội nghị sáng kiến hệ thống thương mại toàn cầu và phát triển bền vững (TheE15 Initiative strengthening the global trade and investment system for sustaninable development, 2017) thông qua cấu trúc FDI bền vững như sau: Bảng 1. Cấu trúc FDI bền vững - Việc làm - Phát triển kỹ năng lao động Góc độ - Liên kết địa phương Góc độ - An toàn nơi làm việc kinh tế - Chuyển giao công nghệ xã hội - Bình đẳng - Phát triển cơ sở hạ tầng - Bảo vệ tài nguyên - Hệ thống pháp luật Góc độ - Kiểm soát ô nhiễm Vai trò - Hệ thống quản lý môi trường môi - Giảm phát thải quản lý của - Các quy định đánh giá tác động trường Nhà nước môi trường Nguồn: Tác giả tổng hợp từ Sauvant, Karl P., and Howard Mann (2017) Ở Việt Nam, cách tiếp cận còn theo hướng ‘‘FDI sạch’’. Đây là quan điểm của Nguyễn Thị Liên Hoa và cộng sự (2009). Theo đó, FDI sạch là FDI cần thiết phải hướng đến sự tăng trưởng và phát triển kinh tế theo hướng bền vững, cụ thể phải đáp ứng 3 yêu 267
  3. cầu: Lợi ích kinh tế: phải đảm bảo lợi ích cho cả nhà đầu tư và nước tiếp nhận đầu tư, đóng góp vào tăng trưởng kinh tế ở nước sở tại; Lợi ích xã hội: hướng tới mục tiêu tiến bộ và công bằng xã hội; xóa đói giảm nghèo; giải quyết việc làm, tăng thu nhập; nâng cao kỹ năng lao động...; Lợi ích môi trường: phát triển sản xuất theo hướng thân thiện môi trường, xử lý, khắc phục ô nhiễm và cải thiện chất lượng môi trường. Nghiên cứu gần đây, Thúy và cộng sự (2018), đã đưa ra mô hình đánh giá tác động của FDI đến tăng trưởng kinh tế trên cách tiếp cận quan điểm bền vững thông qua 5 khía cạnh: Kinh tế, xã hội, môi trường, chất lượng thể chế, và kỹ năng chất lượng lao động. Cụ thể, (1) trên khía cạnh kinh tế, trong đó đề cập đến FDI góp phần tăng trưởng kinh tế bao gồm: Đóng góp GDP; đóng góp kim ngạch xuất khẩu; đóng góp ngân sách; liên kết giữa doanh nghiệp (DN) FDI và DN trong nước; (2) Khía cạnh xã hội, trong đó đề cập đến đóng góp của FDI vào phát triển xã hội và bao gồm: việc làm mới; thu nhập bình quân lao động; chế độ an sinh xã hội cho người lao động; góp phần xóa đói giảm nghèo; (3) khía cạnh môi trường, trong đó đề cập đến đóng góp của FDI vào chất lượng môi trường và bao gồm: thực thi của DN về yêu cầu môi trường; báo cáo đánh giá tác động môi trường (EIA) và cam kết bảo vệ môi trường; trình độ công nghệ; và đầu tư vào trang thiết bị đáp ứng tiêu chuẩn môi trường của DN; (4) khía cạnh thể chế, trong đó đề cập đến góp phần cải thiện chất lượng thể chế của khu vực FDI bao gồm: Hệ thống pháp luật về đầu tư; năng lực kiểm tra, giám sát; tính năng động của chính quyền địa phương và liên kết phối hợp giữa các cơ quan chức năng; thủ tục hành chính; môi trường cạnh tranh giữa các DN; chất lượng đào tạo lao động; dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp; (5) khía cạnh kỹ năng chất lượng lao động, trong đó đề cập đến đào tạo nâng cao trình độ lao động, tay nghề và chuyên môn lao động, tính chuyên nghiệp của lao động. 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Khung phân tích Trên cơ sở kế thừa lý thuyết FDI bền vững và nghiên cứu của Thúy và cộng sự (2018), tác giả xây dựng khung phân tích tác động của FDI trong mối quan hệ với phát triển bền vững tại Bình Định như sau: Hình 1: Khung phân tích tác động của FDI trong mối quan hệ với phát triển bền vững Đóng góp tăng Bảo vệ môi trưởng kinh tế trường FDI Cải thiện chất lượng Phát triển xã hội thể chế 268
  4. Thông qua thảo luận ý kiến chuyên gia và điều chỉnh cho phù hợp ở phạm vi nghiên cứu một địa phương. Theo đó, khung phân tích được đề xuất đánh giá trên 4 khía cạnh như sau: FDI đóng góp tăng trưởng kinh tế, phát triển xã hội, bảo vệ môi trường và cải thiện chất lượng thể chế. Các thang đo trên các khía cạnh cụ thể như sau: (1) FDI góp phần tăng trưởng kinh tế, trong đó đề cập đến 5 thang đo bao gồm: góp phần tăng trưởng GRDP của địa phương; góp phần vào tăng kim ngạch xuất khẩu địa phương; góp phần vào tăng thu ngân sách; mối liên kết giữa doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp trong nước tại địa phương; và góp phần phát triển thương mại, hội nhập kinh tế của địa phương. (2) FDI góp phần phát triển xã hội, trong đó đề cập đến 4 thang đo bao gồm: góp phần tạo việc làm mới và đào tạo nâng cao kỹ năng cho người lao động; thu nhập bình quân lao động; thực thi các chương trình phúc lợi cho người lao động; góp phần xóa đói giảm nghèo ở địa phương. (3) FDI góp phần bào vệ môi trường, trong đó đề cập đến 4 thang đo như sau: thực thi các yêu cầu về bảo vệ môi trường; báo cáo đánh giá tác động môi trường (EIA) và cam kết bảo vệ môi trường; công nghệ sản xuất; đầu tư vào trang thiết bị đáp ứng tiêu chuẩn môi trường. (4) FDI góp phần cải thiện chất lượng thể chế. Đây là những yếu tố không những có ý nghĩa đến việc thu hút FDI mà còn quyết định đến vấn đề phát triển bền vững của một địa phương. Trong đó, thể chế được hiểu là các quy định pháp lý của chính phủ hay chất lượng điều hành kinh tế của chính quyền địa phương, có vai trò rất quan trọng và là nền tảng kinh tế ảnh hưởng đến chiến lược của doanh nghiệp và do đó ảnh hưởng đến hoạt động và chất lượng FDI (Oliver, 1997). Bên cạnh đó, Thái Sơn (2017) cho rằng, FDI còn là động lực cho sự thay đổi thể chế theo hướng tốt hơn và tạo ra môi trường kinh doanh cạnh tranh bình đẳng tại địa phương tiếp nhận đầu tư. Kế thừa nghiên cứu Thúy và cộng sự (2018), yếu tố này bao gồm 7 thang đo. 3.2. Phương pháp thu thập dữ liệu Quy trình thu thập dữ liệu Quy trình thu thập số liệu được tiến hành qua hai giai đoạn nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức. Trong đó, nghiên cứu sơ bộ được hiện hiện bởi phương pháp chuyên gia để lấy ý kiến hoàn thiện phiếu khảo sát đánh giá. Tiếp theo giai đoạn nghiên cứu chính thức tiến hành điều tra khảo sát theo mẫu tính toán thuận tiện thông qua phỏng vấn trực tiếp, gửi phiếu khảo sát qua email. Thời gian thực hiện khảo sát chính thức là vào tháng 11 năm 2017 đến tháng 2 năm 2018. Đối tượng khảo sát Đối tượng khảo sát là các chuyên gia và nhà quản lý đầu ngành làm công tác nghiên cứu và quản lý liên quan đến doanh nghiệp FDI (tại UBND tỉnh, Trung tâm Xúc 269
  5. tiến đầu tư, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Ban quản lý các Khu công nghiệp, Khu kinh tế tỉnh Bình Định. 3.3. Phương pháp phân tích dữ liệu Phương pháp thống kê mô tả được nhóm tác giả sử dụng cho phân tích nhằm phản ánh đánh giá khách quan của các chuyên gia, nhà quản lý về tác động của FDI đến phát triển bền vững tại Bình Định thông qua việc tính toán các giá trị trung bình của thang đo. Trong đó, thang đo Likert 5 được nhóm tác giả sử dụng cho nghiên cứu để thể hiện mức độ đánh giá về các tiêu chí theo mức độ tăng dần từ 1(hoàn toàn không đồng ý), 2 (không đồng ý), 3 (trung hòa), 4 (đồng ý) đến 5 (hoàn toàn đồng ý). Quá trình phân tích đã sử dụng công cụ hỗ trợ là chương trình phần mềm SPSS 22. 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1. Khái quát địa bàn nghiên cứu Trong bối cảnh kinh tế ngày càng hội nhập sâu rộng với thế giới, vốn FDI tiếp tục là nguồn vốn quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của Việt Nam nói chung và Bình Định nói riêng. Đến nay, Bình Định đã thu hút được nhiều tập đoàn kinh tế lớn đã góp phần đưa hình ảnh của Bình Định ra thế giới với phong cách quản lý và xây dựng thương hiệu chuyên nghiệp. Điển hình như: Tập đoàn kinh tế hàng đầu thế giới như Minor International (Thái Lan) hoạt động trong lĩnh vực khách sạn nghỉ dưỡng; Công ty cổ phần Chăn nuôi Thái Lan hoạt động trong lĩnh vực chế biến thực phẩm, thức ăn chăn nuôi và may mặc; Fresenius Kabi (Đức) hoạt động trong lĩnh vực dược phẩm… Đồng thời, trong chiến lực phát triển kinh tế, Bình Định xác định thu hút đầu tư nói chung và FDI nói riêng là một trong những giải pháp then chốt để tỉnh Bình Định đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế. Vì vậy, trong thời gian qua, Bình Định không ngừng cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh nhằm tạo bước đột phá trong thu hút đầu tư trong nước và nước ngoài. Theo Niên giám thống kê tỉnh Bình Định, tính đến cuối năm 2017, toàn tỉnh đã thu hút được 75 dự án FDI với tổng đầu tư 911,1 triệu USD. Có thể nói, nguồn vốn FDI đã mang lại một số kết quả khả quan cho nền kinh tế như: góp phần tăng trưởng kinh tế của tỉnh, tạo việc làm cho người lao động, tăng thu ngân sách cho địa phương. Tuy nhiên, so với tiềm năng, lợi thế của tỉnh, kết quả thu hút vốn FDI chưa tương xứng. Khu vực kinh tế đầu tư nước ngoài hiện chỉ chiếm khoảng 1,2% tổng sản phẩm toàn tỉnh, đóng góp vào giá trị sản xuất công nghiệp khoảng 7,5%. Bên cạnh đó, phần lớn các dự án FDI tại tỉnh có quy mô vừa và nhỏ, công nghệ sản xuất chưa hiện đại, chưa mang tính bền vững (Nguyễn Hân, 2019). Như vậy, cần nghiên cứu định lượng được thực hiện với mẫu nghiên cứu điều tra khảo sát nhằm đánh giá và phân tích các thang đo cụ thể trong mô hình nghiên cứu, để có thể đưa ra kết luận chính xác và toàn diện về vấn đề này. 270
  6. 4.2. Kết quả phân tích thống kê Để đảm bảo tính khách quan trong việc đánh giá tác động của FDI trong mối quan hệ với phát triển bền vững. Nhóm tác giả tiến hành khảo sát các chuyên gia và nhà quản lý làm công tác nghiên cứu và quản lý liên quan trực tiếp đến doanh nghiệp FDI trên địa bàn tỉnh Bình Định. Theo đó, số phiếu phát ra là 50. Quá trình khảo sát được thực hiện và số phiếu thu về hợp lệ đáp ứng được yêu cầu là 44 phiếu. Phương pháp phân tích thống kê được sử dụng nhằm mục đích đánh giá tác động của FDI đến phát triển bền vững của địa phương trên 4 khía cạnh được thể hiện tổng quát qua Bảng 2 như sau. Bảng 2: Đánh giá tác động của FDI đến phát triển bền vững trên 4 khía cạnh Mean FDI góp phần tăng trưởng kinh tế địa phương 3.57 FDI góp phần phát triển xã hội địa phương 4,16 FDI góp phần cải thiện và bảo vệ môi trường địa phương 2.99 FDI góp phần cải thiện chất lượng thể chế địa phương 4,14 Nguồn: Kết quả phân tích số liệu từ điều tra chuyên gia, nhà quản lý, n’=44 Qua bảng kết quả khảo sát trên cho thấy, phần lớn mức độ đánh giá về tác động của FDI đến phát triển kinh tế có xu hướng tích cực. Trong đó, FDI góp phần phát triển xã hội được đánh giá cao nhất với điểm trung bình 4,16/5, tiếp đến là góp phần cải thiện chất lượng thể chế địa phương (4,14/5), và góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế (3,57/5). Riêng mức độ tác động đến cải thiện và bảo vệ môi trường được đánh giá thấp với điểm trung bình là 2.99. Kết quả cụ thể của từng khía cạnh được trình bày như sau: 4.2.1. Đánh giá tác động của FDI góp phần tăng trưởng kinh tế Bảng 3: Mức độ đánh giá đóng góp của FDI với tăng trưởng kinh tế Mean Mode Std. KT1. FDI góp phần tăng trưởng GRDP của địa phương 4,34 4 0,608 KT2. FDI góp phần tăng kim ngạch xuất khẩu địa phương 3,98 4 0,698 KT3. FDI góp phần vào tăng thu ngân sách 3,43 3 0,501 KT4. Có mối liên kết chặt chẽ giữa doanh nghiệp FDI 1,82 2 0,446 và doanh nghiệp trong nước tại địa phương KT5. FDI góp phần phát triển thương mại, hội nhập 4,30 4 0,509 kinh tế của địa phương Nguồn: Kết quả phân tích số liệu từ điều tra chuyên gia, nhà quản lý, n’=44 Với 5 thang đo đại diện cho tăng trưởng kinh tế, nhìn chung cảm nhận của các đối tượng khảo sát đánh giá tốt về tác động của FDI đối với tăng trưởng kinh tế. Riêng KT4 271
  7. (liên kết giữa doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp trong nước) được đánh giá với mức độ thấp nhất (với giá trị trung bình Mean = 1.82/5). Kết quả cho thấy mức độ liên kết giữa doanh nghiệp FDI đối với doanh nghiệp trong nước tại địa phương còn rất hạn chế. Điều này phản ánh đúng với thực tiễn Bình Định hiện nay, khi mà các doanh nghiệp FDI tại Bình Định chưa có mối liên kết sản xuất chặt chẽ và tham gia chuỗi giá trị với các doanh nghiệp FDI. Ví dụ, Công ty cổ phần Austfeed Bình Định được coi là một điển hình thành công trong việc xây dựng chuỗi cung ứng nội địa tại Việt Nam. Tuy vậy, phần lớn các doanh nghiệp vệ tinh của Austfeed Bình Định là các công ty Australia hoạt động tại Việt Nam. 4.2.2. Đánh giá tác động của FDI góp phần phát triển xã hội Bảng 4: Mức độ đánh giá đóng góp của FDI thúc đẩy phát triển xã hội Mean Mode Std. XH1. FDI góp phần tạo việc làm mới và đào tạo nâng 4,48 5 0,549 cao kỹ năng cho người lao động XH2. Thu nhập bình quân lao động khu vực FDI cao 4,20 4 0,462 hơn so với các khu vực khác XH3. Doanh nghiệp FDI thực thi tốt các chương trình 3,61 4 0,493 phúc lợi cho người lao động XH4. Doanh nghiệp FDI góp phần xóa đói giảm nghèo 4,36 5 0,718 ở địa phương Nguồn: Kết quả phân tích số liệu từ điều tra chuyên gia, nhà quản lý, n’=44 Trên góc độ đánh giá đóng góp của FDI đối với phát triển xã hội tại địa phương, phần lớn mức điểm trung bình trên 4 và chỉ có một thang đo dưới 4 nhưng với số điểm tương đối 3.61/4. Điều này cho thấy rằng, cảm nhận của các đối tượng khảo sát đánh giá tốt về mức độ đóng góp của khu vực FDI đối với phát triển xã hội trên địa bàn tỉnh Bình Định. Kết quả này tương tự với nghiên cứu của Thái Sơn (2017), nghiên cứu trường hợp vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. 4.2.3. Đánh giá tác động của FDI góp phần bảo vệ và cải thiện môi trường Bảng 5: Mức độ đánh giá đóng góp của FDI cải thiện môi trường Mean Mode Std. MT1. Doanh nghiệp FDI thực thi tốt các yêu cầu về 2,59 2 0,622 bảo vệ môi trường MT2. Doanh nghiệp FDI có báo cáo đầy đủ về đánh giá tác 2,80 3 0,632 động môi trường (EIA) và cam kết bảo vệ môi trường. MT3. Doanh nghiệp FDI không sử dụng công nghệ lạc 3,07 3 0,255 hậu tác động xấu đến môi trường MT4. Doanh nghiệp FDI luôn chú trọng đầu tư vào 3,52 4 0,505 trang thiết bị đáp ứng tiêu chuẩn môi trường Nguồn: Kết quả phân tích số liệu từ điều tra chuyên gia, nhà quản lý, n’=44 272
  8. Kết quả đánh giá về thực thi các yêu cầu về môi trường (MT1), báo cáo đánh giá tác động môi trường (MT2) và trình độ công nghệ (MT3) ở mức rất thấp với giá trị trung bình lần luợt cho ba thang đo này là 2,59/5; 2,8/5 và 3,07/5. Điều này có thể giải thích trong trường hợp của Bình Định, điển hình như dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng KCN Nhơn Hội (Khu B) của Công ty TNHH Hong Yeung VN (được cấp phép đầu tư năm 2007) chậm trễ trong tiến độ dự án do kết hợp khai thác titan, vì vậy đã gây ô nhiễm môi trường trong quá trình thực hiện dự án. Cũng theo Phòng Tài nguyên - Môi trường thuộc Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh Bình Định, các dự án có báo cáo đánh giá tác động môi trường còn chậm và tỷ lệ doanh nghiệp FDI thuộc diện phải báo cáo đánh giá môi trường mới đạt 70%. 4.2.4. Đánh giá tác động của FDI góp phần cải thiện thể chế Bảng 6: Mức độ đánh giá đóng góp của FDI cải thiện thể chế Mean Mode Std. TC1. FDI có vai trò động lực để địa phương hoàn thiện hệ thống các văn bản pháp luật, chính sách liên quan đến đầu tư 4,07 4 0,334 rõ ràng hơn TC2. FDI có vai trò động lực giúp địa phương nâng cao năng lực kiểm tra và giám sát hoạt động các doanh nghiệp 4,16 4 0,713 một cách chặt chẽ hơn TC3. FDI có vai trò động lực giúp chính quyền địa phương năng động, liên kết phối hợp tốt giữa các cơ quan chức năng 4,20 4 0,553 trong việc hỗ trợ doanh nghiệp FDI nói riêng và doanh nghiệp trong nước nói chung TC4. FDI có vai trò động lực giúp chính quyền địa phương 4,75 5 0,438 nỗ lực trong công tác cải cách thủ tục hành chính. TC5. FDI là động lực giúp địa phương luôn nỗ lực trong việc 3,98 4 0,403 tạo ra môi trường cạnh tranh bình đẳng giữa các doanh nghiệp TC6. FDI có vai trò động lực giúp địa phương luôn nâng cao 4,09 4 0,362 chất lượng đào tạo lao động TC7. FDI có vai trò động lực giúp địa phương luôn nâng cao 3,73 4 0,451 chất lượng dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp Nguồn: Kết quả phân tích số liệu từ điều tra chuyên gia, nhà quản lý, n’=44 Kết quả khảo sát cho thấy cả 7 thang đo trong nhóm cải thiện thể chế đạt mức trên 3 điểm. Điều này cho thấy, theo cảm nhận khách quan của các chuyên gia và nhà 273
  9. quản lý địa phương, doanh nghiệp FDI có góp phần cải thiện chất lượng thể chế tại Bình Định. Kết quả này cũng thể hiện rõ qua điểm số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của Bình Định có xu hướng cải thiện qua các năm. Tuy nhiên, các tỉnh và thành phố trong vùng không ngừng nỗ lực trong việc cải thiện môi trường kinh doanh tạo sức hấp dẫn với các đầu tư. Vì vậy, địa phương cần tiếp tục cải thiện chất lượng thể chế tạo lợi thế cạnh tranh và môi trường kinh doanh thuận lợi thu hút dòng vốn FDI góp phần tăng trưởng kinh tế. 5. KẾT LUẬN VÀ MỘT SỐ ĐỀ XUẤT Bằng phương pháp thống kê, bài viết đã đánh giá tác động của FDI trong mối quan hệ với phát triển bền vững trên địa bàn tỉnh Bình Định trên 4 khía cạnh kinh tế, xã hội, môi trường và thể chế. Kết quả nghiên cứu cho thấy, FDI có một số đóng góp nhất định trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, góp phần phát triển xã hội và cải thiện thể chế địa phương. Tuy nhiên, trên khía cạnh cải thiện, bảo vệ môi trường và vấn đề liên kết giữa doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp trong nước tại địa phương là còn hạn chế. Vì vậy, kết quả nghiên cứu này là cơ sở quan trọng để nhóm tác giả đưa đến một số hàm ý chính sách trong thu hút FDI nhằm góp phần phát triển kinh tế bền vững như sau: Một là, địa phương cần có chính sách cụ thể để tăng cường kết nối doanh nghiệp FDI để phát huy hiệu ứng lan tỏa với doanh nghiệp trong nước. Hai là, địa phương cần triển khai tốt Kế hoạch Hành động tăng trưởng xanh, tầm nhìn 2025 của tỉnh (dựa theo chiến lược tăng trưởng xanh giai đoạn 2016 - 2020, tầm nhìn đến năm 2050 của Chính phủ, năm 2018). Trong đó, chú trọng thu hút đầu tư có chọn lọc, ưu tiên các ngành nghề, dự án có công nghệ và giá trị gia tăng cao, thân thiện với môi trường. Ba là, hiện đại hóa công tác xúc tiến đầu tư, xác định lĩnh vực ưu tiên xúc tiến chủ động. Đặc biệt là những doanh nghiệp ngoài nước có tiềm lực và thương hiệu vào các lĩnh vực mũi nhọn như du lịch - dịch vụ, hạ tầng giao thông, giáo dục, y tế, công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp chế biến, cảng biển, nông nghiệp công nghệ cao, sản xuất phần mềm. Cuối cùng, bên cạnh thực hiện tốt việc lựa chọn đối tác đầu tư nước ngoài, địa phương cần nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý môi trường. Trong đó, nên thực hiện đánh giá tác động môi trường của dự án khi bắt đầu thực hiện dự án để có những điều chỉnh phù hợp với thực tế, tránh tình trạng nộp báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án mang tính hình thức. 274
  10. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Hân (2019), 30 năm thu hút vốn đầu tư nước ngoài tại Bình Ðịnh: Tạo cú hích phát triển kinh tế - xã hội. http://www.baobinhdinh.vn/viewer.aspx?macm=5&macmp=5&mabb=110036 2. Niên giám thống kê tỉnh Bình Định (2018), Nhà xuất bản thống kê. 3. Nguyễn Thị Liên Hoa, Trần Phương Hồng Hạnh, Bùi Anh Chính (2009), “Thu hút FDI sạch cho phát triển bền vững nền kinh tế Việt Nam”, Bản tin Kinh tế - Xã hội số tháng 12.2019, Viện Nghiên cứu Phát triển TP. Hồ Chí Minh. 4. Thái Sơn, 2017, Nghiên cứu tác động từ vốn FDI tới tăng trưởng kinh tế ở vùng Kinh tế trọng điểm miền Trung. Luận án Tiến sĩ, Đại học Đà Nẵng. 5. Moran, T. H. (2010), “Enhancing the contribution of foreign direct investment to development: a new agenda for the corporate social responsibility community, international labor and civil society, aid donors, and multilateral financial institutions”, World Trade Organization, March 8. 6. Oliver, C. 1997. The influence of institutional and task environment relationships on organizational performance: The Canadian construction industry. Journal of Management Studies, 34(1): 19 99 - 124 7. Perić, M. Nikšić Radić (2011), sustainable foreign direct investment in tourism sector of developing countries. Electronic copy available at: http://ssrn.com/abstract=2166480pp. 263 - 278. 8. Sauvant, Karl P. and Mann, Howard, Towards an Indicative List of FDI Sustainability Characteristics (October 1, 2017). Geneva: ICTSD and WEF, 2017. Available at SSRN:https://ssrn.com/abstract=3055961. 9. Thuy T.T.N, Tien N.N and Binh T.T.L (2018). Impact of FDI on economic growth from the sustainable perspective. Proceeding of the 5th International Conference on Busines, Management and Accounting. 2018, Hanoi University of Industry, Vietnam, 2018, p 385 - 392. 10. WCED (1987), Our Common Future. 275
nguon tai.lieu . vn