Xem mẫu

  1. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC ĐÀO TẠO NGÀNH TOÁN KINH TẾ TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY VÀ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN 17. PHÂN TÍCH SWOT VIỆC ĐÀO TẠO NGÀNH TOÁN KINH TẾ TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH - MARKETING ThS. Hoàng Thị Xuân Trường Đại học Tài chính - Marketing Tóm tắt Trường Đại học Tài chính - Marketing với lịch sử lâu đời trong việc đào tạo nhân lực khối ngành Kinh tế, việc đào tạo ngành Toán kinh tế là hoàn toàn phù hợp với năng lực của trường cũng như thích ứng với xu hướng đào tạo nhân lực khối ngành kinh tế trong bối cảnh hiện nay. Bài tham luận này chỉ ra Trường Đại học Tài Chính - Marketing có bốn điểm mạnh, ba điểm yếu, ba cơ hội và hai thách thức khi mở ngành Toán kinh tế. Từ việc phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức, tác giả đưa ra bốn giải pháp cụ thể để Nhà trường có thể mở ngành, tuyển sinh và đào tạo thành công ngành Toán kinh tế, cung cấp cho thị trường lao động Việt Nam nguồn nhân lực kinh tế chất lượng cao, đóng góp vào sự phát triển kinh tế nước nhà trong xu thế hội nhập và phát triển hiện nay. Từ khóa: Toán kinh tế, Toán tài chính, Toán ứng dụng. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Toán kinh tế là môn khoa học sử dụng các công cụ và phương pháp toán học để phân tích, đánh giá các vấn đề kinh tế, kinh doanh để từ đó hiểu rõ hơn các nguyên tắc và các quy luật kinh tế của nền kinh tế thị trường. Công cụ toán học cho phép các nhà kinh tế phân tích suy luận định lượng và xây dựng các mô hình đánh giá, dự báo về kinh tế, kinh doanh trong tương lai. 172
  2. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC ĐÀO TẠO NGÀNH TOÁN KINH TẾ TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY VÀ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN Các chương trình đào tạo kinh tế thuộc các trường khối ngành kinh tế hiện nay có nhược điểm chung là chú trọng nhiều vào phân tích định tính, khối kiến thức về Toán và Công nghệ thông tin không tương xứng. Kiến thức về cơ sở dữ liệu hầu như không được đưa vào chương trình đào tạo. Ngoài các phần mềm thống kê như SPSS, STATA, EVIEWS, các phần mềm dựa trên hệ thống code – SAS, R, Python- chưa được đào tạo cho người học; kiến thức về data science, big data chưa đưa vào giảng dạy. Ngày này, cùng với sự phát triển của công nghệ, sức mạnh của máy tính, dữ liệu lớn, việc ứng dụng Toán học vào phân tích giúp các nhà kinh tế lượng hóa các vấn đề kinh tế, giải thích các hiện tượng kinh tế rõ ràng hơn. Việc kết hợp các phân tích định tính và kết quả định lượng giúp việc đưa ra các quyết định và dự báo một cách chính xác hơn. Do đó, đây sẽ là xu hướng chủ đạo trong việc đào tạo nhân lực khối ngành kinh tế trong thời gian tới tại Việt Nam. Trường Đại học Tài chính - Marketing có lịch sử lâu đời trong việc đào tạo nhân lực khối ngành kinh tế. Nhưng cũng giống như các trường khác, các chương trình đào tạo của Trường hiện nay chủ yếu thiên về phân tích định tính. Nhận thức được yêu cầu của thị trường lao động cũng như xu thế tất yếu trong việc đào tạo nhân lực khối ngành kinh tế trong bối cảnh hiện nay, Trường đã lên kế hoạch mở ngành Toán kinh tế. Tuy nhiên, để việc mở ngành thành công, cần phải có sự phân tích kỹ lưỡng điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức của Nhà trường, từ đó đưa những giải pháp giúp tận dụng thế mạnh giành lấy cơ hội, dùng thế mạnh vượt qua khó khăn, khắc phục điểm yếu nắm lấy cơ hội, phòng thủ chặt điểm yếu tránh nguy cơ. Có như vậy, việc mở ngành, tuyển sinh và đào tạo ngành Toán kinh tế mới thành công, cung cấp cho thị trường lao động nguồn nhân lực chất lượng, góp phần vào sự phát triển chung của kinh tế Việt Nam. 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Tham luận sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: - Phương pháp nghiên cứu tài liệu, các số liệu thống kê để thu thập thông tin về việc mở ngành Toán kinh tế tại Việt Nam; cơ hội việc làm và yêu cầu đối với sinh viên ngành Toán kinh tế. - Phân tích SWOT được sử dụng để xác định điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức của việc đào tạo ngành Toán kinh tế tại Trường Đại học Tài chính - Marketing, từ đó xây dựng các chiến lược và đề ra các giải pháp để việc mở ngành và đào tạo ngành toán kinh tế của Trường đạt được thành công. 173
  3. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC ĐÀO TẠO NGÀNH TOÁN KINH TẾ TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY VÀ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN 3. PHÂN TÍCH ĐIỂM MẠNH - ĐIỂM YẾU - CƠ HỘI - THÁCH THỨC (SWOT) CỦA VIỆC MỞ NGÀNH TOÁN KINH TẾ TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH - MARKETING 3.1. Điểm mạnh (S – Strengths) Một là, đội ngũ giảng viên của Trường Đại học Tài chính - Marketing nói chung và giảng viên Bộ môn Toán nói riêng có trình độ cao, có tinh thần trách nhiệm, tận tâm, yêu nghề và giàu kinh nghiệm trong công tác giảng dạy. Bảng 1: Thống kê, phân loại giảng viên cơ hữu theo trình độ TT Trình độ / học vị Toàn trường Bộ môn Toán Bộ môn Kinh tế 1 Giáo sư, Viện sĩ 0 0 0 2 Phó Giáo sư 9 1 0 3 Tiến sĩ khoa học 1 0 0 4 Tiến sĩ 53 7 1 5 Thạc sĩ 303 13 10 6 Đại học 25 0 1 Tổng 390 21 12 Nguồn: Thống kê của tác giả dựa vào thông tin từ Phòng Tổ chức - Hành chính và Khoa Kinh tế - Luật (Số liệu năm 2019) Hai là, cơ sở vật chất đảm bảo phục vụ tốt cho hoạt động đào tạo và nghiên cứu khoa học. Về trụ sở, trường có một trụ sở chính tại Quận 7 và 05 cơ sở tại các quận khác trong Thành phố Hồ Chí Minh. Tổng diện tích đất sử dụng của Trường là 64.973 m2, diện tích khu làm việc là 5.831 m2; khu học tập là 28.626 m2, khu vui chơi giải trí là 2.916 m2. Trường có đầy đủ giảng đường, phòng học có sức chứa đa dạng từ 40 đến 120 chỗ ngồi phục vụ cho hoạt động giảng dạy và học tập; có các phòng chức năng, phòng làm việc được trang bị thiết bị tiên tiến, hiện đại để hỗ trợ cho các hoạt động đào tạo và nghiên cứu. Thư viện của Trường phục vụ tốt nhu cầu giảng dạy, học tập và nghiên cứu khoa học. Thư viện của Trường được đặt tại ba cơ sở là: cơ sở chính tại Quận 7, cơ sở 2C Phổ Quang (Phường 2, Quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh) và cơ sở tại Quận 9. Tại các Thư viện có tương đối đầy đủ danh mục sách, giáo trình, tài liệu, học liệu phục vụ cho các chuyên ngành đào tạo. Thư viện được trang bị cơ sở vật chất ở mức khá tốt và có sự kết nối để phục vụ cho việc học tập và nghiên cứu của sinh viên 174
  4. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC ĐÀO TẠO NGÀNH TOÁN KINH TẾ TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY VÀ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN và giảng viên một cách hiệu quả. Phòng Thực hành của Trường luôn được sự quan tâm đầu tư thiết bị mới, hiện đại. Năm 2019, Trường khánh thành và đưa vào sử dụng Phòng Thực hành ngân hàng mô phỏng với sự tài trợ của Ngân hàng Vietcombank Chi nhánh Kỳ Đồng, giúp cho việc giảng dạy và học tập của sinh viên Nhà trường sát với thực tế. Ba là, Nhà trường đã tạo được thương hiệu và ngày càng lớn mạnh. Trường Đại học Tài chính - Marketing, tiền thân là Trường Cán bộ Vật giá Trung ương miền Nam được thành lập vào ngày 01/9/1976 với nhiệm vụ đào tạo, cung cấp cán bộ ngành Vật giá cho các tỉnh, thành phố phía Nam. Trải qua nhiều giai đoạn phát triển, đến năm 2004, Trường được nâng cấp thành Trường Đại học bán công Marketing. Ngày 25/03/2009, Trường Đại học bán công Marketing trở thành trường đại học công lập, được đổi tên thành Trường Đại học Tài chính - Marketing. Đến ngày 31/8/2017, Trường Cao đẳng Tài chính Hải quan được sáp nhập vào Trường Đại học Tài chính - Marketing giúp nâng cao năng lực và vị thế của trường. Như vậy, Trường Đại học Tài chính - Marketing đã có lịch sử 44 năm đào tạo nhân lực khối ngành kinh tế, tài chính. Theo các website đánh giá về giáo dục như: https://toplist.vn/, https://top10tphcm. com/, https://edu2review.com/..., Trường Đại học Tài chính - Marketing nằm trong top 10 trường đại học đào tạo ngành Kinh tế tốt nhất Việt Nam và top 5 trường đại học đào tạo ngành Kinh tế - Tài chính chất lượng hàng đầu tại Thành phố Hồ Chí Minh. Năm 2019, Nhà trường đã được công nhận đạt chất lượng kiểm định 5 chương trình đào tạo gồm: 2 chương trình đào tạo thạc sĩ chuyên ngành Tài chính - Ngân hàng và Quản trị kinh doanh, cùng 3 chương trình chất lượng cao trình độ đại học các chuyên ngành: Quản trị kinh doanh tổng hợp, Quản trị Marketing và Ngân hàng. Kết quả thẩm định 5 chương trình đào tạo đều đạt mức 4 và tỷ lệ các tiêu chí đạt yêu cầu đối với các chương trình cụ thể là: các chương trình đào tạo trình độ thạc sĩ đạt 90% số tiêu chí đạt yêu cầu, các chương trình đào tạo chất lượng cao trình độ đại học đạt trên 95% số tiêu chí đạt yêu cầu. Thêm vào đó, công tác hợp tác quốc tế được đẩy mạnh, với nhiều thỏa thuận, biên bản ghi nhớ đã được ký kết, liên kết đào tạo quốc tế, trao đổi sinh viên, giảng viên và hợp tác nghiên cứu quốc tế diễn ra sôi nổi. Số bài báo được công bố trên các tạp chí có chỉ số quốc tế ISI, Scopus trong năm 2019 cũng tăng mạnh với 21 bài. Nhờ đó, uy tín, thương hiệu của Nhà trường ngày được nâng cao. Bốn là, Trường đã đào tạo thành công chuyên ngành Tài chính định lượng. Năm 2015, Trường Đại học Tài chính - Marketing mở chuyên ngành Tài chính định lượng. Đến nay, chuyên ngành này đã đào tạo được một khóa sinh viên tốt nghiệp. Đây là 175
  5. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC ĐÀO TẠO NGÀNH TOÁN KINH TẾ TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY VÀ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN kinh nghiệm thực tế giúp Nhà trường rút ra những bài học trong việc mở ngành và đào tạo ngành Toán kinh tế. 3.2. Điểm yếu (W - Weaknesses) Một là, đội ngũ giảng viên của Trường Đại học Tài chính - Marketing mặc dù có trình độ cao và kinh nghiệm giảng dạy, nhưng như đã nói ở trên, giảng viên khối ngành kinh tế trước đây được đào tạo nghiêng về phân tích định tính, khối kiến thức về Toán và Công nghệ thông tin không nhiều. Còn giảng viên bộ môn Toán chủ yếu được đào tạo chuyên về Toán (đại số, giải tích, xác suất, thống kê), ít được đào tạo về Kinh tế. Do đó, giảng viên cần phải tích cực học tập nâng cao trình độ, đặc biệt là kiến thức về data science, big data... Bên cạnh đó, kinh nghiệm thực tế của giảng viên chưa cao, giảng viên chủ yếu tập trung vào công tác giảng dạy và nghiên cứu khoa học, còn kinh nghiệm tham gia đầu tư hay làm việc trong doanh nghiệp không nhiều. Trong khi đó, ngành học này đòi hỏi sinh viên phải được đào tạo trong môi trường chất lượng, chuyên nghiệp cùng với những giảng viên có năng lực chuyên môn cao và kinh nghiệm dồi dào. Hai là, cơ sở vật chất của Nhà trường vẫn còn một số tồn tại. Mặc dù Nhà trường đã có nhiều nỗ lực trong việc trang bị các điều kiện cơ sở vật chất tốt nhất cho giảng viên và sinh viên làm việc, học tập; tuy nhiên, vẫn còn một số tồn tại như: cơ sở giảng dạy, phòng chức năng và văn phòng làm việc bị phân tán nhiều nơi cách xa nhau gây khó khăn cho việc đi lại của giảng viên và sinh viên; các phòng học tại cơ sở ở số 2C Phổ Quang (Phường 2, Quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh) đã cũ, xuống cấp, chưa được cách âm tốt nên ảnh hưởng đến chất lượng giờ giảng và chất lượng học tập của giảng viên và sinh viên... Ba là, mối quan hệ liên kết, hợp tác với doanh nghiệp chưa đủ mạnh. Trường Đại học Tài chính - Marketing xác định đào tạo theo định hướng ứng dụng. Với định hướng này đòi hỏi mối quan hệ liên kết, hợp tác với doanh nghiệp phải thật mạnh, trong đó cần chú trọng đến việc mời doanh nghiệp tham gia vào thiết kế chương trình đào tạo, mời các nhà doanh nghiệp hay các chuyên viên giàu kinh nghiệm tham gia giảng dạy, ký kết các hợp tác đưa để sinh viên đến thực tập, thực hành tại doanh nghiệp... Mặc dù những năm qua, công tác hợp tác doanh nghiệp được Nhà trường đẩy mạnh, Nhà trường đã ký kết hợp tác với các tập đoàn kinh tế, các ngân hàng lớn như: Tập đoàn Imperial, Tập đoàn Viettel, Ngân hàng Sacombank, Ngân hàng BIDV Chi nhánh Bắc Sài Gòn, VietinBank Chi nhánh 4, Vietcombank Chi nhánh Kỳ Đồng, 176
  6. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC ĐÀO TẠO NGÀNH TOÁN KINH TẾ TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY VÀ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN Ngân hàng ACB, Ngân hàng HD Bank,... cùng các đơn vị khác trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh cũng như cả nước. Tuy nhiên, hiện nay, Nhà trường mới ký kết hợp tác được với khoảng hơn 20 doanh nghiệp, con số còn khá khiêm tốn; việc hợp tác cũng mới chỉ dừng lại ở việc cho sinh viên đến tham quan, thực hành, thực tập, tuyển dụng sinh viên tốt nghiệp... còn việc doanh nghiệp tham gia vào thiết kế chương trình đào tạo hay mời doanh nghiệp tham gia giảng dạy là chưa nhiều. 3.3. Cơ hội (O - Opportunities) Một là, nhu cầu thị trường đối với cử nhân ngành Toán kinh tế là rất lớn. Trong xu thế hội nhập và phát triển hiện nay, lĩnh vực Tài chính, Ngân hàng, Bảo hiểm phát triển rất nhanh, yêu cầu về nhân lực là rất lớn. Theo kết quả khảo sát của Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động, thị trường lao động hiện đang rất cần nhân lực là cử nhân ngành Toán kinh tế như: ngành Tài chính, Tín dụng, Bảo hiểm... cần khoảng 10.800 lao động; tuy nhiên, tỷ lệ cử nhân được đào tạo bài bản trong các ngành này chỉ chiếm khoảng 33%. Cũng theo thống kê này, hằng năm, các cơ sở đào tạo khu vực phía Nam và phía Bắc chỉ cung cấp cho xã hội khoảng gần 220 lao động có trình độ đại học trong các lĩnh vực như chuyên viên định giá tài sản tài chính, tư vấn mua bán, sáp nhập doanh nghiệp; Chuyên viên xây dựng mô hình, đo lường, phân tích, dự báo và quản trị rủi ro trong ngân hàng, công ty chứng khoán, các định chế tài chính, các doanh nghiệp. Các ngân hàng, quỹ đầu tư, công ty tài chính, bảo hiểm... cũng đang khát nguồn nhân lực có kiến thức về Toán kinh tế. Theo thống kê của Hiệp hội Định phí Hoa Kỳ năm 2017, Việt Nam chỉ có 43 chuyên viên định phí bảo hiểm so với gần 30.000 nhân lực cùng ngành trên toàn thế giới. Do vậy, cơ hội nghề nghiệp đối với cử nhân tốt nghiệp ngành Toán kinh tế rất lớn. Cử nhân tốt nghiệp ngành Toán kinh tế có thể làm việc trong các lĩnh vực và vị trí như: chuyên viên phân tích đầu tư, kế hoạch tài chính, phân tích nghiên cứu hoạt động sản xuất kinh doanh, phân tích ngân sách, thống kê tại các công ty chứng khoán, trung tâm tư vấn đầu tư tài chính - ngân hàng, các công ty bảo hiểm, công ty xử lý số liệu, công ty nghiên cứu thị trường, cơ quan chính phủ, phi chính phủ,... Bên cạnh đó, với những kiến thức về Toán kinh tế, sinh viên sau khi tốt nghiệp có thể trở thành giảng viên, nhà nghiên cứu về Toán tài chính, phân tích dữ liệu trong các trường đại học và các viện nghiên cứu. Không chỉ có nhiều cơ hội tìm được việc làm đúng chuyên ngành mà cử nhân tốt nghiệp có kiến thức về Toán kinh tế có thể tìm được những vị trí việc làm với mức lương hấp dẫn. Theo báo cáo của PayScale College Salary năm 2017 - 2018 cho thấy, 177
  7. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC ĐÀO TẠO NGÀNH TOÁN KINH TẾ TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY VÀ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN chuyên gia phân tích tài chính có mức lương trung bình khoảng 58.000 USD/năm, chuyên gia thẩm định rủi ro lương khoảng 83.000 USD/năm. Tại Việt Nam, theo VietnamSalary - cổng thông tin cung cấp mức lương tham khảo đáng tin cậy - dựa trên kết quả tổng hợp từ các vị trí đăng tuyển do các Nhà tuyển dụng uy tín trên thị trường đăng tải tại CareerBuilder từ ngày 01/01/2016 đến hết ngày 30/06/2018 cho thấy, mức lương trung bình của lao động có kiến thức Toán kinh tế làm việc trong lĩnh vực tài chính, phân tích đầu tư cao hơn hẳn so với nhân lực chỉ có kiến thức kinh tế thông thường. Bảng 2: So sánh mức lương của chuyên viên phân tích tài chính Đơn vị tính: Triệu đồng/tháng Phân loại mức lương Lương Lương Lương Lương Lương thấp nhất bậc thấp trung bình bậc cao cao nhất Vị trí Chuyên viên phân tích tài chính 5,0 13,4 16,3 19,2 33,8 Chuyên viên phân tích đầu tư 8,0 14,0 18,4 22,7 45,0 Kế toán 3,5 6,9 8,3 9,7 24,8 Chuyên viên kinh doanh 3,0 7,7 11,1 14,5 45,0 Chuyên viên Marketing 4,0 8,5 10,8 13,0 33,8 Chuyên viên bán hàng 4,0 8,7 12,2 15,6 30,0 Nguồn: VietnamSalary.com Hai là, người học ngành Toán kinh tế có nhiều lợi thế học tập sau đại học và cơ hội đi du học. Cử nhân tốt nghiệp chuyên ngành Toán kinh tế có nhiều lợi thế về kiến thức và kỹ năng để tiếp tục theo học các chương trình Thạc sĩ và Tiến sĩ trong nước và ngoài nước, đặc biệt là cơ hội có được học bổng du học sau đại học ở các nước Mỹ, châu Âu, Nhật Bản, Singapore... nơi mà ngành Toán kinh tế đã có từ lâu và đáp ứng được yêu cầu phát triển của xã hội. Ba là, số lượng các trường hiện đang đào tạo ngành Toán kinh tế còn ít. Mặc dù nhu cầu xã hội đối với nhân lực ngành Toán kinh tế rất lớn, nhưng hiện nay mới chỉ có một số ít trường đại học đào tạo ngành này dưới các tên gọi khác nhau như: Trường Đại học Kinh tế Quốc dân có ngành Toán kinh tế, Toán tài chính, Actuary; Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, Trường Đại học Kinh tế - Luật, Trường Đại học Thăng Long, Trường Đại học Khoa học Huế có chuyên ngành Tài chính định lượng, 178
  8. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC ĐÀO TẠO NGÀNH TOÁN KINH TẾ TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY VÀ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN Trường Đại học Tài chính - Marketing có chuyên ngành Tài chính định lượng; Trường Đại học Hoa Sen có ngành Toán ứng dụng, chuyên ngành Tài chính định lượng. Ngoài ra, có ngành Toán ứng dụng ở Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội (ngành Toán - Tin ứng dụng); Trường Đại học Quốc tế - Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh; Trường Đại học Tôn Đức Thắng, Trường Đại học Sài Gòn; Trường Đại học Khoa học Tự nhiên - Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh; Trường Đại học Quy Nhơn (đào tạo Data science) nhưng nghiêng về khía cạnh kỹ thuật nhiều hơn kinh tế... Do đó, mức độ cạnh tranh trong tuyển sinh đối với ngành Toán kinh tế là thấp. 3.4.. Thách thức (T - Threats) Một là, Toán kinh tế là một ngành học khó, kén người học. Để theo học ngành này đòi hỏi người học phải có những tố chất sau: - Học tốt các môn Khoa học tự nhiên; - Kiên trì, nhẫn nại và chịu được áp lực công việc; - Tự tin, năng động, giao tiếp tốt, có khả năng đàm phán thuyết phục; - Khả năng ngoại ngữ tốt; - Sáng tạo, tự tin, quyết đoán; - Khả năng thu thập và xử lý thông tin; - Say mê nghiên cứu, khám phá kiến thức và có trách nhiệm trong công việc; - Có khả năng làm việc độc lập dưới áp lực về thời gian và khối lượng công việc; Với những tố chất trên, việc tuyển sinh khá khó khăn vì người học khó đáp ứng đủ yêu cầu. Nếu tuyển đủ chỉ tiêu nhưng chất lượng đầu vào không tốt, thì trong quá trình đào tạo, người học và Nhà trường cũng sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc tiếp tục theo học cũng như đảm bảo chất lượng đầu ra. Hai là, những bất cập trong giáo dục ở bậc phổ thông khiến cho việc lựa chọn ứng viên phù hợp với ngành Toán kinh tế gặp nhiều khó khăn. Ngành học này đòi hỏi người học phải có kiến thức Toán học vững; tuy nhiên, hiện nay, chương trình giáo dục phổ thông liên tục thay đổi khiến cho học sinh phải chịu nhiều áp lực, học sinh học nhiều nhưng không nhớ được bao nhiêu và bị hổng nhiều kiến thức, đặc biệt là kiến thức Toán học. Bên cạnh đó, Toán kinh tế là ngành sẽ ứng dụng lý thuyết toán vào giải quyết các vấn đề kinh tế nên người học phải có kiến thức sâu rộng, cập nhật 179
  9. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC ĐÀO TẠO NGÀNH TOÁN KINH TẾ TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY VÀ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN về các lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội. Đây là điều mà học sinh, sinh viên hiện nay đang thiếu và yếu. 3.5. Ma trận SWOT của việc đào tạo ngành Toán kinh tế tại Trường Đại học Tài chính - Marketing CƠ HỘI (O) THÁCH THỨC (T) YẾU TỐ BÊN NGOÀI O1 – Nhu cầu thị trường đối với cử T1 – Toán kinh tế là ngành học khó, nhân ngành Toán kinh tế rất lớn kén người học O2 – Người học có nhiều lợi thế học T2 – Bất cập trong giáo dục phổ tập sau đại học và cơ hội du học thông khiến việc lựa chọn ứng viên O3 – Số lượng các trường hiện đang phù hợp với ngành Toán kinh tế gặp YẾU TỐ BÊN TRONG đào tạo ngành Toán kinh tế còn ít khó khăn ĐIỂM MẠNH (S) Kết hợp: S-O: Tận dụng thế mạnh Kết hợp: S-T: Dùng thế mạnh vượt S1 – Đội ngũ giảng viên có trình độ giành lấy cơ hội. qua khó khăn. cao, tận tâm và giàu kinh nghiệm *S1S2S3S4 + O1O2O3: Giải pháp tư * S1S4 + T1T2: Giải pháp xây dựng S2 – Cơ sở vật chất đủ đảm bảo cho vấn tuyển sinh chương trình đào tạo hoạt động đào tạo và nghiên cứu khoa học S3 – Thương hiệu Trường ngày càng lớn mạnh S4 – Trường đã đào tạo thành công chuyên ngành Tài chính định lượng ĐIỂM YẾU (W) Kết hợp: W-O: Khắc phục điểm yếu Kết hợp: W- T: Phòng thủ chặt W1 – Giảng viên được đào tạo nắm lấy cơ hội. điểm yếu, tránh nguy cơ. thiên về phân tích định tính, ít kinh * W3 + O1O3: Giải pháp tăng cường * W1 + T1T2: Giải pháp nâng cao nghiệm thực tế liên kết, hợp tác với doanh nghiệp chất lượng đội ngũ giảng viên W2 – Cơ sở vật chất vẫn còn nhiều tồn tại, bất cập W3 – Mối quan hệ liên kết, hợp tác với doanh nghiệp chưa đủ mạnh 4. GỢI Ý MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỂ MỞ NGÀNH VÀ ĐÀO TẠO NGÀNH TOÁN KINH TẾ THÀNH CÔNG TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH - MARKETING 4.1. Giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên Để nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên của Trường Đại học Tài chính - Marketing phục vụ cho việc mở ngành và đào tạo thành công ngành Toán kinh tế, Nhà trường cần tiến hành một số giải pháp sau: 180
  10. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC ĐÀO TẠO NGÀNH TOÁN KINH TẾ TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY VÀ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN Thứ nhất, Nhà trường cần phải nâng cao trình độ, năng lực chuyên môn của đội ngũ giảng viên hiện nay bằng những biện pháp như: liên kết với các trường đại học trong và ngoài nước đã có nhiều kinh nghiệm đào tạo ngành Toán kinh tế để đưa giảng viên có trình độ Thạc sĩ học tiếp nghiên cứu sinh về ngành này. Hơn hết, Nhà trường cần tuyển chọn những giảng viên có năng lực và khả năng ngoại ngữ tốt gửi đi đào tạo ở các nước phát triển và mạnh về Toán kinh tế như: Mỹ, Anh, Pháp, Úc, Hà Lan, Thụy Sĩ... Thứ hai, Nhà trường cần có chính sách thu hút tốt hơn để có thể thu hút được giảng viên có trình độ Tiến sĩ từ các trường khác hoặc Thạc sĩ tốt nghiệp ở nước ngoài chuyên ngành Toán kinh tế về bổ sung vào đội ngũ giảng viên của Nhà trường. Thứ ba, Nhà trường cần nhân rộng mô hình liên kết giữa Nhà trường - Nhà quản lý - Nhà doanh nghiệp, để trên cơ sở mối liên kết đó giảng viên có thể tham gia trực tiếp vào quá trình thực hành và làm việc trong các doanh nghiệp, các doanh nghiệp có thể cử các nhân viên có trình độ tay nghề cao tham gia quá trình đào tạo. Thứ tư, Nhà trường cần mở những lớp đào tạo, bồi dưỡng về sử dụng công nghệ thông tin phục vụ dạy và học, nâng cao trình độ ngoại ngữ cho giảng viên. Khuyến khích giảng viên học tập nâng cao năng lực bằng cách hỗ trợ học phí để giảng viên tham gia các khóa đào tạo về cơ sở dữ liệu, data science, big data, các phần mềm dựa trên hệ thống code – SAS, R, Python... ở các trung tâm như Trung tâm Đào tạo Tiền tiến sĩ của Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, VCREME Center of Research... 4.2. Giải pháp xây dựng chương trình đào tạo Trường Đại học Tài chính - Marketing đã xác định đào tạo theo định hướng ứng dụng. Do đó, việc xây dựng và phát triển chương trình đào tạo ngành Toán kinh tế cũng theo định hướng chung này. Bên cạnh đó, ngành Toán kinh tế là một ngành mới ở Việt Nam và cũng là ngành học khó, do đó cần thiết kế chương trình đào đạo một cách cẩn thận, vừa đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp vừa không quá khó đối với người học. Để làm được điều đó, Nhà trường, Khoa và Bộ môn cần triển khai các giải pháp sau: Thứ nhất, tham khảo chương trình đào tạo của các trường đại học uy tín trên thế giới ở Mỹ, châu Âu và một số trường uy tín ở Việt Nam như: Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh. Trong quá trình xây dựng chương trình đào tạo cần chú ý phân bổ chương trình sao cho tăng cường thời gian cho 181
  11. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC ĐÀO TẠO NGÀNH TOÁN KINH TẾ TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY VÀ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN các học phần thực hành, ưu tiên thực hành thực tế tại doanh nghiệp. Thứ hai, mời doanh nghiệp để họ cùng tham gia xây dựng chương trình đào tạo, viết giáo trình, giảng dạy, tiếp nhận sinh viên đến thực hành, thực tập và đánh giá kết quả học tập của sinh viên khi tốt nghiệp. 4.3. Giải pháp tư vấn tuyển sinh Toán kinh tế là ngành học mới và hiện tại nhu cầu nhân lực của ngành tại Việt Nam chưa thật sự rõ ràng nên thông tin đến người học chưa nhiều. Trong khi đó, khi tìm kiếm thông tin để chọn trường, chọn ngành học, học sinh thuờng lấy thông tin từ các nguồn như: hỏi anh, chị ở các khóa trên, lấy thông tin từ sách, báo, Internet... Khi thông tin về ngành học còn mù mờ thì sẽ khiến người học e dè khi đăng ký vào ngành. Do đó, để thu hút sinh viên cho ngành Toán kinh tế của Trường Đại học Tài chính - Marketing, cần thực hiện một số giải pháp như sau: Thứ nhất, tăng cường công tác tuyên truyền, quảng bá. Tuyên truyền, quảng bá là một trong những biện pháp nhằm đưa thông tin trực tiếp hay gián tiếp đến với đối tuợng tuyển sinh và những người có liên quan. Với một ngành học mới thì công việc này lại càng quan trọng hơn. Muốn vậy, việc tuyên truyền quảng bá phải được thực hiện bằng nhiều hình thức phong phú, đa dạng và thường xuyên. Bằng việc tuyên truyền trên các kênh phát thanh, truyền hình; bằng các pa-nô, áp-phích, internet và đặc biệt là đưa các thông tin trực tiếp đến các đối tượng do cán bộ tuyển sinh thực hiện. Bởi vì thông tin trên các phương tiện trên có lúc chưa truyền tải hết tất cả những thông tin chi tiết đối với ngành học và các thông tin liên quan. Hơn nữa, đối tượng tuyển sinh và những người liên quan khác, đôi lúc muốn hiểu thêm các vấn đề về ngành học thì chỉ có cán bộ tuyển sinh giải thích trực tiếp mới phát huy hiệu quả. Thứ hai, nâng cao năng lực và vai trò trách nhiệm của cán bộ tuyển sinh. Cán bộ tuyển sinh đóng vai trò hết sức quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả và chất lượng về công tác tuyển sinh của Nhà trường. Cán bộ tuyển sinh phải là người am hiểu tường tận về ngành học và những nội dung có liên quan đến lĩnh vực đào tạo. Có như vậy, khi đến tư vấn tuyển sinh mới trình bày thông suốt, đầy đủ các thông tin đến đối tượng. Đối với ngành học mới như Toán kinh tế, cán bộ tuyển sinh khi tư vấn còn cần phải phân tích xu thế phát triển của xã hội, phân tích xu hướng dịch chuyển lao động các ngành nghề trong tương lai, qua đó giúp học sinh nhìn thấy cơ hội nghề nghiệp của ngành học. Do vậy, Nhà trường cần làm tốt hơn nữa công tác tư vấn tuyển sinh, cử thêm những người thật sự am hiểu về ngành học làm công tác này. 182
  12. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC ĐÀO TẠO NGÀNH TOÁN KINH TẾ TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY VÀ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN 4.4. Giải pháp tăng cường liên kết, hợp tác với doanh nghiệp Để thu hút sự tham gia của doanh nghiệp trong việc xây dựng và phát triển chương trình đào tạo ngành Toán kinh tế, lãnh đạo Nhà trường, khoa, bộ môn và bản thân mỗi giảng viên cần nỗ lực hết mình trong việc xây dựng và củng cố mối quan hệ với doanh nghiệp. Cụ thể: Thứ nhất, thay đổi tư duy về hợp tác giữa Nhà trường và doanh nghiệp, phải cho doanh nghiệp thấy được những lợi ích và giá trị gia tăng mà sự hợp tác này mang lại chứ doanh nghiệp không đơn thuần là nơi cung cấp học bổng, chỗ thực tập cho sinh viên. Khoa, Nhà trường cần cung cấp cho doanh nghiệp nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng tốt yêu cầu công việc thực tế, có kỹ năng giải quyết các vấn đề linh hoạt và sáng tạo. Thứ hai, tăng cường chặt chẽ mối quan hệ giữa mạng lưới cựu sinh viên và Nhà trường. Cơ sở dữ liệu của các cựu sinh viên cần được cập nhật thường xuyên. Các cựu sinh viên có thể đóng góp cho việc phát triển chương trình đào tạo của Khoa ở mọi khâu với tư cách cá nhân hoặc tổ chức của họ. Khoa, Bộ môn và Nhà trường cần tạo cơ chế để những cựu sinh viên đang làm việc tại doanh nghiệp liên hệ thường xuyên với Nhà trường, có thể tổ chức những buổi hội thảo, tọa đàm trao đổi kinh nghiệm giữa lý thuyết với thực tiễn. Qua các hoạt động liên kết này, Nhà trường sẽ cải tiến chương trình đào tạo theo từng thời điểm sao cho phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp. Đây là cầu nối vững chắc giữa Nhà trường và doanh nghiệp một cách hiệu quả, thiết thực. Thứ ba, đẩy mạnh hợp tác nghiên cứu khoa học và thương mại hóa các kết quả nghiên cứu. Giảng viên và sinh viên của Khoa có thể ký kết hợp đồng nghiên cứu, tư vấn hoặc tham gia các dự án cùng các doanh nghiệp hoặc chủ động giới thiệu với các doanh nghiệp những chương trình nghiên cứu có khả năng đem lại lợi ích trực tiếp cho các doanh nghiệp. Thứ tư, Nhà trường, khoa, bộ môn và giảng viên có thể đóng vai trò là đầu mối hỗ trợ doanh nghiệp trong công tác tuyển dụng, tập huấn, đào tạo nhân viên. 5. KẾT LUẬN Toán kinh tế là môn khoa học vận dụng Toán học trong phân tích các mô hình kinh tế để từ đó hiểu rõ hơn các nguyên tắc và các quy luật kinh tế của nền kinh tế thị trường. Đây là một ngành học mới được thiết kế đặc biệt phù hợp cho các trường 183
  13. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC ĐÀO TẠO NGÀNH TOÁN KINH TẾ TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY VÀ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN thuộc khối ngành kinh tế trong bối cảnh hiện nay, đáp ứng được yêu cầu đổi mới và phát triển của thị trường lao động. Với kinh nghiệm nhiều năm đào tạo ngành kinh tế, việc mở ngành Toán kinh tế tại Trường Đại học Tài chính - Marketing là hoàn toàn phù hợp. Tuy nhiên, đây là một ngành học khó và còn mới ở Việt Nam. Do đó, việc phân tích kỹ lưỡng những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức khi đào tạo ngành này là cần thiết. Qua phân tích, tác giả đưa ra bốn nhóm giải pháp giúp Nhà trường tận dụng thế mạnh giành lấy cơ hội, dùng thế mạnh vượt qua khó khăn, khắc phục điểm yếu nắm lấy cơ hội, phòng thủ chặt điểm yếu tránh nguy cơ để việc mở ngành và đào tạo ngành Toán kinh tế thành công. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Lê Thái Hưng, Phạm Thị Hương (2016), Phát triển chương trình đào tạo đại học định hướng nghề nghiệp ứng dụng, NXB Đại học Sư phạm. 2. Nguyễn Đình Luận (2015), Sự gắn kết giữa nhà trường và doanh nghiệp trong đào tạo nguồn nhân lực phục vụ phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam: thực trạng và khuyến nghị, Tạp chí Phát triển và Hội nhập, Số 22 (32) – tháng 05-06/2015. 3. Nguyễn Hồng Sơn (2015), Liên kết giữa trường đại học và doanh nghiệp trong phát triển nguồn nhân lực, Tham luận hội thảo Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội. 4. Trường Đại học Tài chính - Marketing (2019), Báo cáo tự đánh giá chương trình đào tạo chất lượng cao chuyên ngành ngân hàng trình độ đại học (giai đoạn 2014 - 2018) . 5. Cổng thông tin tuyển sinh đại học, cao đẳng , truy cập 20/5/2020. 6. Cổng thông tin tuyển sinh Trường Đại học Huế, , truy cập 20/5/2020. 184
nguon tai.lieu . vn