Xem mẫu

  1. Tiểu Luận Phân tích quy luật chuyển hóa từ những thay đổi về lượng thành những thay đổi về chất và ngược lại. Liên hệ vận dụng đối với bản thân. 1   
  2. LỜI NÓI ĐẦU Trong đời sống hàng ngày, đằng sau các hiện tượng muôn hình muôn vẻ, con người dần dần nhận thức được tính trật tự và mối liên hệ có tính lặp lại của các hiện tượng, từ đó hình thành nên khái niệm “ quy luật”. Với tư cách là phạm trù của lý luận nhận thức, khái niệm “quy luật” là sản phẩm của tư duy khoa học, phản ánh sự liên hệ của các sự vật và tính chỉnh thể của chúng. V.I.Lênin viết “Khái niệm quy luật là một trong những giai đoạn của sự nhận thức của con người về tính thống nhất và về liên hệ, về sự phụ thuộc lẫn nhau và tính chỉnh thể của quá trình thế giới” (1). Các quy luật của tự nhiên, của xã hội cũng như của tư duy con người đều mang tính khách quan. Con người không thể tạo ra hoặc tự xoá bỏ được quy luật mà chỉ nhận thức và vận dụng nó trong thực tiễn. Các quy luật do khoa học phát hiện ra chính là sự phản ánh các quy luật khách quan của tự nhiên, xã hội cũng như tư duy con người. Quy luật chuyển hoá từ những thay đổi về lượng thành những thay đổi về chất và ngược lại. Là một trong ba quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật. Những thay đổi về chất của sự vật, hiện tượng có cơ sở tất yếu từ những thay đổi về lượng của sự vật, hiện tượng và ngược lại, những sự thay đổi về chất của sự vật, hiện tượng lại tạo ra những biến đổi về lượng của sự vật, hiện tượng trên các phương diện khác nhau. Quy luật này được áp dụng phổ biến trong thực tế cuộc sống. Chính vì vậy em chọn “ Phân tích quy luật chuyển hóa từ những thay đổi về lượng thành những thay đổi về chất và ngược lại. Liên hệ vận dụng đối với bản thân.”, để làm chủ đề cho bài tiểu luận của mình. Trong bài tiểu luận này em xin trình bày những cơ sở lý luận chung về lượng – chất, trên sở đó rút ra ý nghĩa thực tiễn của việc nhận thức này và sự vận dụng quy luật này đối với bản thân. 2   
  3. Bất cứ sự vật, hiện tượng nào cũng bao gồm hai mặt chất và mặt lượng. hai mặt đó thống nhất hữu cơ với nhau trong sự vật, hiện tượng. PHẦN I: NHỮNG LÝ LUẬN CHUNG I.I KHÁI NIỆM a) Khái niệm chất: Chất là phạm trù triết học dùng để chỉ tính quy định khách quan vốn có của sự vật, hiện tượng; là sự thống nhất hữu cơ của những thuộc tính làm cho sự vật, hiện tượng là nó chứ không phải là cái khác. Thuộc tính của sự vật, hiện tượng là những tính chất, những trạng thái, những yếu tố cấu thành sự vật,... Đó là những cái vốn có của sự vật, hiện tượng được sinh ra hoặc được hình thành trong sự vận động và phát triển của nó. Mỗi sự vật, hiện tượng có rất nhiều thuộc tính; mỗi thuộc tính lại biểu hiện một chất của sự vật, hiện tượng. Do vậy, mỗi sự vật, hiện tượng có rất nhiều chất. Chất và sự vật, hiện tượng có mối quan hệ chặt chẽ, không tách rời nhau. Trong hiện thực khách quan không thể tồn tại sự vật, hiện tượng không có chất và không thể có chất nằm ngoài sự vật, hiện tượng. Chất của sự vật, hiện tượng được biểu hiện qua những thuộc tính của nó. Nhưng không phải thuộc tính nào cũng biểu hiện chất của sự vật. Thuộc tính của sự vật có thuộc tính cơ bản và thuộc tính không cơ bản. Những thuộc tính cơ bản được tổng hợp lại tạo thành chất của sự vật, hiện tượng. Chính chúng quy định sự tồn tại, vận động và sự phát triển của sự vật, hiện tượng,chỉ khi nào chúng thay đổi hoặc mất đi thì sự vật, hiện tượng mới thay đổi hay mất đi. Không những được quy định bởi chất của những yếu tố tạo thành mà chất của sự vật, hiện tượng được tạo thành bởi phương thức liên kết giữa các yếu tố, nghĩa là bởi kết cấu của sự vật, hiện tượng. Trong hiện thực các sự vật, hiện tượng được tạo thành bởi các 3   
  4. yếu tố như nhau, song chất của chúng lại khác. Ví dụ, kim cương và than chì điều có cùng thành phần hoá học do các nguyên tố các bon tao nên, nhưng do phương thức liên kết giữa các nguyên tử các bon là khác nhau, vì thế chất của chúng hoàn toàn khác nhau. Kim cương rất cứng, còn than chì lại mềm. Trong một tập thể nhất định nếu phương thức liên kết giữa các cá nhân biến đổi thì tập thể đó trở nên vững mạnh, hoặc sẽ trở thành yếu kém, nghĩa là chất của tập thể biến đổi. Từ đó có thể thấy sự thay đổi về chất của sự vật, hiện tượng phụ thuộc cả vào sự thay đổi các yếu tố cấu thành sự vật, hiện tượng lẫn sự thay đổi phương thức liên kết giữa các yếu tố ấy. b) Khái niệm lượng: Lượng là phạm trù triết học dùng để chỉ tính quy định vốn có của sự vật, hiện tượng về mặt số lượng, quy mô, trình độ, nhịp điệu của sự vận động và phát triển cũng như các thuộc tính của sự vật, hiện tượng. Mọi sự vật, hiện tượng điều có lượng riêng, song lượng chưa làm cho sự vật, hiện tương là nó. Chưa làm cho nó khác với những cái khác. Lượng tồn tại cùng với chất của sự vật, hiện tượng và cũng có tính khách quan như chất của sự vật, hiện tượng. Lượng của sự vật, hiện tượng biểu thị kích thước dài hay ngắn, số lượng nhiều hay ít, quy mô lớn hay nhỏ, trình độ cao hay thấp, nhịp điệu nhanh hay chậm,…. Trong thực tế lượng của sự vật, hiện tượng thường được xác định cụ thể như: một con heo 100kg bằng một tạ; Amoniac (NH3) được cấu tạo từ một nguyên tử Nitơ và ba nguyên tử hydro; ... bên cạnh đó có những lượng chỉ có thể biểu thị dưới dạng trừu tượng và khái quát như mức độ ứng xử của con người với con người tốt hay xấu; trình độ học vấn của một con người cao hay thấp; .... có những lượng biểu thị yếu tố quy định kết cấu bên trong của sự vật, hiên tượng (số lượng nguyên tử hợp thành nguyên tố hóa học, số lượng lĩnh vực cơ bản của đời sống xã hội), có những lượng vạch ra yếu tố quy định bên ngoài của sự vật, hiện tượng (chiều dài, chiều rộng, chiều cao của sự vật). 4   
  5. Như vậy, chất và lượng là hai phương diện khác nhau của cùng một sự vật, hiện tượng hay một qua trình nào đó trong tự nhiên, xã hội và tư duy. Hai phương diện đó điều tồn tại khách quan. Tuy nhiên, sự phân biệt giữa chất và lượng của sự vật, hiện tượng chỉ mang tính tương đối. Có những tính quy định trong mối quan hệ này là chất nhưng trong mối quan hệ khác lại là lượng. Chẳng hạn, số lượng sinh viên học giỏi nhất định của một lớp sẽ nói lên chất lượng học tập của lớp đó. Điều này cũng có nghĩa là dù số lượng cụ thể quy định thuần túy về lượng, song số lượng ấy cũng có tính quy định về chất của sự vật, hiện tượng. I.II MỐI QUAN HỆ NHỮNG THAY ĐỔI VỀ LƯỢNG VÀ NHỮNG THAY ĐỔI VỀ CHẤT. • Những thay đổi về lượng dẫn đến những thay đổi về chất. Bất kỳ sự vật, hiện tượng nào cũng là một thể thống nhất giữa hai mặt chất và lượng. Hai mặt đó không tách rời nhau mà tác động lẫn nhau một cách biện chứng. Sự thay đổi về lượng tất yếu sẽ dẫn tới sự chuyển hóa về chất của sự vật, hiện tượng. Tuy nhiên, cũng có sự vật, hiện tượng thay đổi về lượng nhưng chưa có thể làm thay đổi ngay lập tức sự thay đổi về chất của sự vật, hiện tượng. Ở một giới hạn nhất định, lượng của sự vật thay đổi, nhưng chất của sự vật chưa thay đổi cơ bản. Chẳng hạn, khi ta nung một thỏi thép đặc biệt ở trong lò, nhiệt độ của lò nung có thể lên tới hàng trăm độ, thậm chí lên tới hàng nghìn độ, song thỏi thép vẫn ở trạng thái rắn chứ chưa chuyển sang trạng thái lỏng. Khi lượng của sự vật, hiện tượng được tích lũy vượt quá giới hạn nhất định, thì chất cũ sẽ mất đi, chất mới thay thế chất cũ. Không giới hạn đó gọi là độ. Độ chỉ tính quy định, mối liện hệ thống nhất giữa chất và lượng, là khoảng giới hạn mà trong đó sự thay đổi về lượng chưa làm thay đổi căn bản chất của sự vật, hiện tượng. Vì vậy, trong giới hạn của độ, sự vật, hiện tượng vẫn còn là nó, chưa chuyển hóa thành sự vật, hiện tượng khác. 5   
  6. Sự vận động, biến đổi của sự vật, hiện tượng thường bắt đầu từ thay đổi về lượng. Khi lượng thay đổi đến một giới hạn nhất định sẽ tất yếu dẫn đến những sự thay đổi về chất. Giới hạn đó chính là điểm nút. Sự giới hạn về lượng khi đạt tới điểm nút, với những điều kiện nhất định tất yếu sẽ dẫn đến sự ra đời của chất mới. Đây chính là bước nhảy trong quá trình vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng. Bước nhảy là sự kết thúc một giai đoạn vận động, phát triển và là điểm khởi đầu cho một giai đoạn mới, là sự gián đoạn trong quá trình vận động, phát triển liên tục của sự vật hiện tượng. Trong thế giới luôn diễn ra quá trình biến đổi tuần tự về lượng dẫn đến bước nhảy về chất, tạo ra một đường nút vô tận, thể hiện cách thức vận động và phát triển của sự vật từ thấp đến cao. Ph.Ăngghen khái quát tính tất yếu này: “Những thay đổi đơn thuần về lượng, đến một mức độ nhất định, sẽ chuyễn hóa thành những sự khác nhau về chất” (2). • Những thay đổi về chất dẫn đến những thay đổi về lượng Chất mới của sự vật, hiện tượng ra đời sẽ tác động trở lại lượng của sự vật, hiện tượng. Sự tác động ấy thể hiện: chất mới có thể làm thay đổi kết cấu, quy mô, trình độ, nhịp điệu của sự vận động và phát triển của sự vật, hiện tượng. Chẳng hạn, khi nước ở trạng thái lỏng sang trạng thái hơi thì vận tốc của các phân tử nước cao hơn, thể tích của nước ở trạng thái hơi sẽ lớn hơn thể tích của nó ở trạng thái lỏng với cùng một khối lượng, tính chất hòa tan một số chất tan của nó cũng sẽ khác đi,... Như vậy, không chỉ những thay đổi về lượng dẫn đến những thay đổi về chất mà những thay đổi về chất cũng đã dẫn đến những thay đổi về lượng. Từ những sự phân tích ở trên có thể rút ra kết luận: bất kỳ sự vật, hiện tượng nào cũng có sự thống nhất biện chứng giữa hai mặt chất và lượng. Sự thay đổi dần dần về lượng tới điểm nút tất yếu sẽ dẫn đến sự thay đổi về chất thông qua bước nhảy; đồng thời, chất mới sẽ tác động trở lại lượng, tạo ra những biến đổi mới về lượng của sự vật, hiện 6   
  7. tượng. Qúa trình đó liên tục xảy ra, tạo thành phương thức cơ bản, phổ biến của quá trình vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng trong tự nhiên, xã hội và tư duy. I.III Ý NGHĨA THƯƠNG PHÁP LUẬN Trong nhận thức và thực tiễn cần phải coi trọng cả hai loại chỉ tiêu về phương diện chất và lượng, tạo nên sự nhận thức toàn diện về sự vật hiện tượng. Vì bất kỳ sự vật, hiện tượng nào cũng có phương diện chất và lượng tồn tại trong tính quy định lẫn nhau. Phương pháp này giúp cho chúng ta tránh được tư tưởng chủ quan, duy ý chí, nôn nóng, “đốt cháy giai đoạn” muốn thực hiện những bước nhảy liên tục. Trong hoạt động con người còn phải biết vận dụng linh hoạt các hình thức của bước nhảy. Sự vận dụng này tùy thuộc vào việc phân tích và vận dụng. Đời sống xã hội của con người rất đa dạng, phong phú do rất nhiều yếu tố cấu thành, do đó để thực hiện được bước nhảy toàn bộ, trước hết phải thực hiện những bươc nhảy cục bộ, để thúc đẩy quá trình chuyển hóa từ lượng đến chất một cách có hiệu quả nhất. Trong thực tiễn cần phải khắc phục tư tưởng nôn nóng tả khuynh, khắc phục tư tưởng bảo thủ hữu khuynh. Vì sự thay đổi về lượng sẽ dẫn tới biến đổi vể chất, với điều kiện lượng và chất được tích lũy tới giới hạn điểm nút. PHẦN II: VẬN DỤNG QUY LUẬT VÀO BẢN THÂN Trong bất cứ hoàn cảnh nào, sự phát triển nào chúng điều chứa đựng quy luật chuyển hóa từ những thay đổi về lượng thành những thay đổi về chất và ngược lại, vấn đề chúng ta có tìm được hay không. Đối với bản thân mình có thể vận dụng: Sự vận động và phát triển của sự vật, hiên tượng bao giờ cũng diễn ra bằng cách tích lũy dần dần về lượng đến một giới hạn nhất định, thực hiện bước nhảy để chuyển về chất và việc học tập của sinh viên chúng ta cũng không nằm ngoài điều đó. 7   
  8. Việc chuyển từ phổ thông sang học cao đẳng được coi là một bước chuyển về chất. Khi bước chân vào trường cao đẳng với chương trính học rất khác với học phổ thông, một cách học khác, các môn học và kiến thức rộng hơn. Chúng ta phải tự học, tiếp thu những gì mà giáo viên truyền đạt, không được cầm tay chỉ việc như học phổ thông. Để có được tấm bằng trong tay, trong quá trình học chúng ta phải tích lũy đủ số lượng đơn vị học trình của các môn học. Để có đủ điểm cho các đơn vị học trình chúng ta phải trải qua các kỳ kiểm tra và các kỳ thi. Những kỳ thi là những điểm tích lũy mà sinh viên cần phải có để hoàn thành các học phần của mình. Và cũng đánh giá được lượng kiến thức mà sinh viên đang có. Như vậy có thể xem thời gian hoc và các kỳ kiểm tra là độ, các kỳ thi là điểm nút. Cuối cùng thi tốt nghiệp là bước nhảy. Có một điều đáng lưu ý ở đây, “cũng là một lưu ý hết sức quan trọng trong triết học về quy luật lượng chất này là xác định xem lượng đã đủ chưa để thực hiện bước nhảy vì nếu tích lũy chưa đủ lượng mà thực hiện bước nhảy thì sẽ thất bại, nhưng nếu đủ lượng rồi mà không tạo điều kiện để thực hiện bước nhảy thì sẽ không biến đổi được về chất”. Trong học tập chúng ta phải học thật tốt để tích lũy đủ số đơn vị học trình tạo một bước nhảy lớn là kỳ thi tốt nghiệp. Nhưng nếu chúng ta chưa tích lũy đủ thì chúng ta cần phải hoc lại, bổ sung lượng kiến thức mà chúng ta chưa đạt được đến khi nào đầy đủ thì chúng ta thực hiện “bước nhảy” kỳ thi tốt nghiệp của mình. Khi chúng ta vượt qua điểm nút và kỳ thi tốt nghiệp, tức cũng là thực hiện bước nhảy, sinh viên sẽ được nhận bằng cử nhân. Trình độ văn hóa của sinh viên cao hơn trước và sẽ tạo điều kiện cho họ thay đổi kết cấu, quy mô và trình độ tri thức, giúp họ tiến lên trình độ cao hơn. Do đó, trong hoạt động nhận thức và học tập sinh viên phải biết từng bước tích lũy về lượng (tri thức) để làm biến đổi về chất (kết quả học tập) theo quy luật. Cũng như trong hoạt động của mình, ông cha ta đã rút ra những tư tưởng sâu sắc như “tích tiểu thành đại”, “năng nhặt, chặt bị”, “góp gió thành bão”,... Những việc làm vĩ đại của con 8   
  9. người bao giờ cũng là sự tổng hợp của những việc làm bình thường của con người đó. Quy luật này giúp chúng ta tránh được tư tưởng chủ quan trong học tập và trong hoạt động thực tiễn hàng ngày. KẾT LUẬN Như vậy, lượng và chất là hai mặt thống nhất biện chứng của sự vật, hiện tượng. Có liên hệ tất yếu, khách quan, phổ biến, lặp đi lặp lại trong quá trình vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng thuộc mọi lĩnh vực tự nhiên, xã hội và tư duy. Sự thay đổi về chất của sự vật, hiện tượng còn phụ thuộc vào sự thay đổi của phương thức liên kết giữa các yếu tố tạo thành sự vật. Do đó, trong hoạt động phải biết cách tác động vào phương thức liên kết giữ các yếu tố tạo thành sự vật trên cơ sở hiểu rỏ bản chất, quy luật, kết cấu của sự vật đó. Như vậy chúng ta phải biết vận dụng nó có một cách hiệu quả vào hoạt động thực tiễn của mình. 9   
nguon tai.lieu . vn