Xem mẫu

  1. Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng PHÂN TÍCH QUAN HỆ GIỮA CÁC NGÀNH VÀ THU NHẬP CỦA LAO ĐỘNG BẰNG SPA TS. Nguyễn Hữu Nguyên Xuân Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng TÓM TẮT Thu nhập của người lao động là một trong những yếu tố được quan tâm hàng đầu đối với các nhà hoạch định chính sách. Tồn tại nhiều cách tiếp cận khác nhau để đo lường mức độ quan trọng cũng như tầm ảnh hưởng của các ngành đến thu nhập của người lao động. Tuy nhiên để làm rõ cách thức cũng như cơ chế lan truyền các ảnh hưởng này thì Phân tích đường dẫn (SPA-Structural path analysis) là một trong những phương pháp phổ biến được ứng dụng trên thế giới. Với sự phân tách nhân tử SAM thành các ảnh hưởng khác nhau, phương pháp này cho phép lượng hóa mức độ ảnh hưởng của các đường dẫn trong mối quan hệ với ảnh hưởng toàn cục, cung cấp cơ sở khoa học để xây dựng các chính sách phù hợp nhằm đảm bảo sự thông suốt của các đường dẫn chính yếu, đảm bảo mục tiêu phát triển kinh tế của đất nước trong điều kiện nguồn lực bị giới hạn Từ khóa: SPA, ma trận hạch toán xã hội, nhân tử SAM, thu nhập 1. Đặt vấn đề Trong các hoạt động sản xuất, bên cạnh các yếu tố vật chất được sử dụng làm đầu vào trung gian để tạo ra sản phẩm mới, các ngành còn sử dụng các nhân tố sản xuất như vốn, lao động để phục vụ cho hoạt động kinh doanh của mình. Thu nhập của người lao động nhận được chính là khoản chi phí mà các ngành phải trả cho việc sử dụng nhân tố sản xuất này được biểu hiện dưới dạng tiền lương/ tiền công hoặc lợi nhuận/lãi suất…Yếu tố này không chỉ cho thấy cơ hội việc làm được sinh ra trong các lĩnh vực khác nhau mà còn là động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững, đảm bảo an sinh xã hội. Sự phân phối tổng thu nhập của toàn nền kinh tế đến các nhóm lao động không đồng đều, phụ thuộc vào trình độ phát triển sản xuất, quan hệ giữa tích luỹ và tiêu dùng trong từng thời kỳ. Khoản thu nhập của người lao động nhận được sẽ thực hiện phân phối lần đầu cho các nhóm hộ gia đình, thông qua nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ được tạo ra trong nền kinh tế sẽ kích thích ngược lại quá trình sản xuất. Mối quan hệ giữa sản xuất và khả năng tạo thu nhập ở các ngành có thể được lượng hóa thông qua phương pháp cân đối liên ngành, ma trận hạch toán xã hội .Tuy nhiên các phương pháp này chỉ cho chúng ta thấy kết quả cuối cùng của sự thay đổi thu nhập hay số lượng việc làm được tạo ra trong toàn nền kinh tế khi có cú sốc hay sự thay đổi chính sách nào đó đến sự tăng trưởng sản xuất của ngành mà không làm rõ cơ chế của những tác động này. Chính vì vậy phương pháp SPA đã phân tách nhân tử SAM thành các loại ảnh hưởng khác nhau thông qua các con đường lan truyền ảnh hưởng giúp các nhà quản lý kinh tế vĩ mô có thể cân nhắc, lựa chọn các đường dẫn ưu tiên, có thể lan tỏa lớn nhất ảnh hưởng của cú sốc kinh tế đến các thành phần kinh tế mục tiêu. Ở Việt Nam hiện nay chưa có nghiên cứu nào ứng dụng phương pháp SPA để đo lường tầm quan trọng cũng như mức độ lan truyền tác động các cú sốc kinh tế trên các con đường khác nhau đến chỉ số thu nhập ở phạm vi ngành cũng như tổng thể nền kinh tế. Chính vì vậy, bài viết này kết hợp tính toán nhân tử SAM dựa trên dữ liệu Ma trận hạch toán xã hội Việt Nam 2012 cùng với phương pháp phân tích đường dẫn nhằm làm sáng tỏ mạng lưới các đường lan truyền ảnh hưởng, cung cấp những cơ sở khoa học để giúp cho các nhà hoạch định chính sách lựa chọn, ưu tiên hỗ trợ các thành phần kinh tế mà tại đó các đường dẫn đi qua tạo nên ảnh hưởng lớn nhất đối với việc lan truyền tác động của các cú sốc kinh tế vĩ mô trong điều kiện nguồn lực giới hạn. 75
  2. Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng 2. Tổng quan nghiên cứu, cơ sở nghiên cứu và phương pháp lý thuyết 2.1. Mô hình nhân tử SAM Ma trận hạch toán xã hội được xem là đại diện của một nền kinh tế bất kỳ, miêu tả những dòng chảy chi phí và thu nhập giữa các thành phần kinh tế thông qua một hệ thống các phương trình tuyến tính trong một năm nhất định. Lý thuyết hạch toán xã hội được Richard Stone cùng với những cộng sự của mình (1978a, b) cụ thể hóa và phát triển trên cơ sở tích hợp các tài khoản sản xuất riêng biệt trong mô hình Leontief vào các tài khoản quốc gia. Nhờ vậy, SAM cho phép phân tích sâu về cơ chế phân phối giá trị gia tăng được tạo ra trong các ngành đến từng loại nhân tố sản xuất cũng như cơ chế phân phối thu nhập lần đầu và phân phối lại giữa các nhóm thể chế. Sau khi được hoàn thiện bởi Pyatt và Thorbecke (1976), SAM dần trở thành một trong những cơ sở dữ liệu yêu thích được sử dụng trong các mô hình kinh tế vĩ mô phục vụ cho các mục đích hoạch định chính sách và lập kế hoạch. Việc xây dựng SAM giúp cải thiện hiệu quả ước lượng các mối quan hệ kinh tế ở cấp vĩ mô và vi mô bởi các dữ liệu trong SAM được trình bày tương đối đơn giản và dễ hiểu. Vì vậy SAM là nguồn đầu vào hữu ích cho các mô hình kinh tế quan trọng như mô hình CGE, mô hình nhân tử giá cố định… Tại Việt Nam các bảng SAM năm 1999, 2000, 2003, 2007, 2011, 2012 đã được xây dựng bởi Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) và các tổ chức quốc tế dưới sự hỗ trợ của Cơ quan phát triển quốc tế Đan Mạch (DANIDA). Việc cập nhật bảng SAM cung cấp những cơ sở dữ liệu gần nhất với tình hình thực tiễn, cho phép phân tích, đánh giá toàn diện hơn các mối quan hệ sản xuất – phân phối – tích lũy – tiêu dùng trong nền kinh tế. Mặc dù SAM mang tính đặc trưng cho mỗi nền kinh tế nhưng hầu hết cấu trúc SAM đều bao gồm các nhóm tài khoản chính sau: hoạt động sản xuất, các yếu tố sản xuất và nhóm thể chế (doanh nghiệp, hộ gia đình, chính phủ, ROW). Với một số giả định như năng lực dư thừa hay giá cố định, chúng ta có thể mô hình hóa SAM để nghiên cứu tác động của các cú sốc ngoại sinh đến toàn bộ nền kinh tế bằng cách tính toán nhân tử SAM. Phân tích nhân tử SAM được xem là sự mở rộng của mô hình I/O. Nhân tử SAM không chỉ đo lường độ lớn các mối quan hệ liên ngành mà còn thể hiện các ảnh hưởng tăng thêm từ sự lưu thông dòng tiền giữa các tài khoản hoạt động, nhân tố và nhóm thể chế. Để thực hiện tính toán nhân tử, cấu trúc cơ bản của SAM cần được phân thành hai nhóm tài khoản: nội sinh (hoạt động sản xuất, nhân tố sản xuất, các nhóm thể chế: doanh nghiệp và hộ gia đình) và ngoại sinh (các tài khoản còn lại) như Bảng 1. Bảng 1. Sơ đồ SAM dùng trong tính toán nhân tử Tài khoản Tài khoản nội sinh ngoại sinh Tổng Hoạt động Nhân tố Các thể chế Các tài sản xuất sản xuất (DN, HGĐ) khoản khác 1 2 3 4 5 Hoạt động sản xuất 1 T11 0 T13 f1 X1 Tài khoản Nhân tố sản nội sinh xuất 2 T21 0 0 f2 X2 Các thể chế (DN, HGĐ) 3 0 T32 T33 f3 X3 Tài khoản Các tài khoản ngoại sinh khác 4 l1 l2 l3 l Xx Tổng 5 X1 X2 X3 Xx (Nguồn: Thorbecke and Jung, 1996) 76
  3. Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng Trong đó, Ma trận T11 thể hiện tiêu dùng trung gian giữa các ngành sản xuất. Thu nhập của từng loại nhân tố do các ngành sản xuất chi trả được ký hiệu bằng Ma trận T21. Các khoản thuế gián thu và giá trị nhập khẩu của từng ngành được thể hiện ở Véc tơ dòng l1 Sự chuyển nhượng lần đầu từ các loại nhân tố sản xuất được phân phối đến Nhóm hộ gia đình này được thể hiện ở Ma trận T32. Phần còn lại của thu nhập nhân tố (Véc tơ dòng l2) đóng góp vào các khoản thu của Chính phủ như thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế thu nhập cá nhân. Với lượng thu nhập nhận được, các hộ gia đình có thể sử dụng một phần để tiêu dùng các loại hàng hóa do các ngành sản xuất ra (Ma trận T13), phần khác được chuyển giao giữa các nhóm hộ (Ma trận T33), phần còn lại để tiết kiệm (véc tơ dòng l3) Tổng giá trị tiêu dùng cuối cùng của chính phủ, đầu tư và xuất khẩu đối với sản phẩm của từng ngành biểu hiện ở véc tơ cột f1. Véc tơ cột f2 cho thấy khoản thu nhập của các nhân tố nhận được từ nước ngoài từ các hoạt động xuất khẩu lao động hoặc đầu tư ra nước ngoài. Khoản thu nhập các nhóm hộ gia đình nhận được do chính phủ trợ cấp hoặc được chuyển nhượng từ nước ngoài được thể hiện ở véc tơ cột f3. Véc tơ dòng/cột X1 thể hiện tổng cầu/tổng cung của các ngành. Véc tơ dòng/cột X2 thể hiện tổng thu nhập từng loại nhân tố từ các ngành/ tổng chi (phân phối) từng loại thu nhập nhân tố cho các nhóm hộ gia đình. Véc tơ dòng/cột X3 thể hiện tổng thu nhập của từng nhóm hộ gia đình / tổng sử dụng thu nhập của từng nhóm hộ gia đình. Từ Bảng 1, ta có thể biểu hiện mối quan hệ giữa các biến nội sinh và ngoại sinh: Xn = An Xn + fn Hay: Xn = (I - An)-1 fn = Ma fn Trong đó: An ma trận hệ số được tính từ dữ liệu của SAM với Aij = Tij /Xj Ma = (I - An)-1 được gọi là ma trận SAM-Multipliers. Khi đó ta có ∆X = Ma ∆f Công thức trên cho thấy, nếu bằng một cách thức nào đó chúng ta có thể dự đoán được sự thay đổi của biến ngoại sinh ∆f thì có thể đo lường được sự thay đổi của các biến nội sinh (tổng giá trị sản xuất, tổng thu nhập nhân tố, tổng thu nhập của các khu vực thể chế trong nền kinh tế) thông qua các vòng tròn lan tỏa và lặp đi, lặp lại của các quá trình sản xuất, phân phối và tiêu dùng. 2.2. Phương pháp phân tích đường dẫn Các nhân tử SAM được tính toán chỉ cho thấy kết quả cuối cùng của một cú sốc ngoại sinh nhưng không chỉ ra được cơ chế vận hành của sự lan truyền ảnh hưởng này. Chính vì vậy, phương pháp phân tích đường dẫn kết cấu như một chìa khóa để mở “chiếc hộp đen” đó để làm rõ cơ chế cấu trúc và hành vi của những hiệu ứng tổng thể được tích lũy trong các nhân tử của SAM. Lý thuyết này được khởi xướng bởi Lantner (1974) dựa trên cơ sở dữ liệu của bảng I/O. Sự kết hợp của SPA và SAM được phát triển bởi Defourny và Thorbecke (1984) và dần tạo được sự quan tâm lớn đối với các nhà phân tích kinh tế vĩ mô trong các nghiên cứu về môi trường, phân phối thu nhập, tăng trưởng kinh tế, đói nghèo… Xie (2000) đã kết hợp mô hình SAM mở rộng cho các hoạt động xử lý chất thải và SPA để đánh giá mối quan hệ giữa các hoạt động sản xuất và các hoạt động giảm phát khí thải trong nền kinh tế thông qua tác động của các chính sách về môi trường. Đối với nghiên cứu tác động phụ thuộc của phân phối thu nhập vào sự lựa chọn kỹ thuật của ngành sản xuất, James and Khan (1997) thử nghiệm ứng dụng SPA và SAM của Indonesia Phân tích này cho thấy công nghệ kỹ thuật truyền thống có lợi đối với các nhóm hộ ở nông thôn hơn là thành thị trong khi kỹ thuật hiện đại có lợi ích ngược lại ở hai nhóm hộ này. 77
  4. Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng Theo Defourny và Thorbecke (1984) khi phân tích tác động của cú sốc ngoại sinh được lan truyền giữa các thành phần kinh tế cần xác định 3 loại chức năng “ảnh hưởng”, đó là ảnh hưởng trực tiếp (DI – direct influence), ảnh hưởng tổng (TI – total influence) và ảnh hưởng toàn cục (GI – global influence). Nếu xem xét cú sốc kinh tế được lan truyền từ cực i (cực bắt đầu) đến cực j (cực kết thúc) như trong Hình 2, thì cú sốc này sẽ đi qua 3 con đường chính:  i→x→y→j (đường dẫn 1)  i→s→j (đường dẫn 2)  i→v→j (đường dẫn 3) Hình 1: Các đường dẫn lan truyền từ cực i đến cực j Nguồn: Theo Defourny và Thorbecke (1984) Ảnh hưởng toàn cục (GI – global influence) được xác đỉnh là tổng ảnh hưởng được lan truyền qua tất cả các con đường này và cũng chính là độ lớn của nhân tử SAM. Chính vì vậy ma trận Ma còn được gọi là ma trận của ảnh hưởng toàn cục. Ta có: IG(ji)  ij Với ij là phần tử của ma trận nhân tử SAM Ma = (I - An)-1 Khi phân tách nhân tử SAM theo phương pháp đường dẫn, ảnh hưởng toàn cục sẽ bao gồm các ảnh hưởng tổng của mỗi con đường hay: IG( ji)  ij  I(i,x,y, T j)  I(i,s, j)  I(i,v, j) T T IT(i,x,y, j)  I(i,x,y, D j) M p1 Với: IT(i,s, j)  I(i,s, D j) M p2 IT(i,v, j)  I(i,v, D j) M p3 D D D Trong đó: I(i,x,y, j) , I(i,s, j) , I(i,v, j) là các ảnh hưởng trực tiếp trên mỗi con đường; Mp1, Mp2, Mp3 là các nhân tử đường dẫn (path multipiler) của 3 đường dẫn tương ứng. Công thức trên cho thấy ảnh hưởng tổng của mỗi đường dẫn không chỉ bao gồm các hiệu ứng trực tiếp mà còn các hiệu ứn gián tiếp của những mạch dẫn liền kề với đường dẫn này. Điều này xảy ra bởi vì các cực nằm trên một con đường dẫn bất kỳ nào đó luôn có sự tương các với các cực khác hình thành nên các mạch 78
  5. Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng dẫn liền kề với các đường dẫn cơ bản. Độ lớn ảnh hưởng của các vòng lặp phản hồi liền kề được thể hiện bởi nhân tử đường dẫn Mp và được tính toán theo công thức sau: Mp = ∆p / ∆ với ∆ là định thức của ma trận (I-An), ∆p là định thức của ma trận đã loại trừ các cực trên đường dẫn p. Ảnh hưởng trực tiếp cho thấy sự thay đổi trực tiếp trong thu nhập (sản lượng) của ngành j từ sự thay đổi 1 đơn vị của ngành I và được đo lường tương ứng dọc theo một vòng cung hay một con đường cơ bản: j)  a xi a yx a jy D I(i,x,y, j)  a si a js D I(i,s, j)  a vi a jv D I(i,v, Với a xi ,a yx ,a jy ,a si ,a js ,a vi ,a jv là thành phần của ma trận hệ số An, vì vậy ma trận An còn được gọi là ma trận ảnh hưởng trực tiếp. 3. Kết quả và thảo luận Để thuận tiện cho việc tính toán, từ cơ sở dữ liệu của Sam vi mô Việt Nam 2012, tác giả tính gộp 164 ngành thành 3 ngành: Nông nghiệp, Công nghiệp, Công nghiệp như Bảng 1 với 3 nhóm lao động chính được phân biệt bởi trình độ kỹ năng: L1 (nhóm lao động trình độ THPT, L2: nhóm lao động trình độ THCS và L3: nhóm lao động trình độ Tiểu học) và 1 nhóm Hộ gia đình. Trên cơ sở số liệu của VSAM 2012, nhân tử SAM được tính toán và trình bày ở Bảng 2. Kết quả tính toán cho thấy khi tăng thêm 1 đồng tiêu dùng đối với hang hóa của ngành Dịch vụ thì thu nhập người lao động sẽ được tăng lên cao nhất so với 2 ngành còn lại với 0,68 đồng. Trong khi nhóm L1 được hưởng lợi nhiều nhất khi ngành Dịch vụ tăng thêm một đơn vị sản xuất thì hai nhóm L2 và L3 được hưởng lợi tối đa khi hoạt động sản xuất của ngành Nông nghiệp được mở rộng. Điều này cũng cho thấy cơ hội việc làm có thể tăng lên nhiều đối với nhóm L1 so với hai nhóm còn lại khi các chính sách kinh tế vĩ mô tác động có lợi đến sự phát triển về quy mô của lĩnh vực dịch vụ. Ngược lại, cơ hội việc làm ở hai nhóm còn lại có khả năng tăng lên khi chúng ta có những chính sách kích cầu đối với các sản phẩm Nông nghiệp. Độ lớn của nhân tử SAM cho chúng ta thấy tổng ảnh hưởng lan truyền giữa các hoạt động sản xuất và nhân tố lao động nhưng chưa chỉ rõ các con đường cơ bản lan truyền để tạo nên tổng ảnh hưởng này. Vì vậy phân tích đường dẫn được thực hiện trong Bảng 3 nhằm mô tả rõ hơn mạng lưới lan tỏa tác động này. Bởi vì con đường đi qua càng nhiều mắt xích hơn thì mức độ ảnh hưởng của con đường đó so với ảnh hưởng toàn cục càng nhỏ dần. Vì vậy, trong phân tích này, tác giả thực hiện tính toán các con đường có độ dài lớn nhất đi qua 3 mắt xích để tìm hiểu những đường dẫn nào gây ảnh hưởng lớn nhất đến tác động tổng cục trong các mỗi quan hệ giữa tài khoản hoạt động sản xuất và nhân tố sản xuất. Bảng 2: Bảng SAM vi mô Việt Nam 2012 (gộp 3 ngành) ĐVT: tỷ đồng NN CN DV L1 L2 L3 C HGĐ GOV S-I ROW TOTAL NN 240,6 588,0 23,5 0,0 0,0 0,0 0,0 301,0 0,0 57,7 167,5 1378,4 CN 303,0 1920,1 329,0 0,0 0,0 0,0 0,0 729,4 0,0 684,6 2227,9 6193,9 DV 155,3 610,1 342,4 0,0 0,0 0,0 0,0 710,6 175,0 0,0 201,3 2194,6 L1 44,8 425,3 496,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 966,1 L2 211,0 365,6 214,4 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 791,1 L3 65,1 42,1 33,6 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 140,8 79
  6. Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng C 142,0 398,9 310,7 0,0 0,0 0,0 718,2 0,0 96,7 0,0 6,4 1673,0 HGĐ 0,0 0,0 0,0 966,1 791,1 140,8 459,2 0,0 85,7 0,0 159,6 2602,4 GOV 26,2 216,6 135,3 0,0 0,0 0,0 347,8 46,2 0,0 0,0 10,3 782,4 S-I 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 147,8 542,3 407,6 0,0 -215,9 881,9 ROW 190,4 1627,1 309,7 0,0 0,0 0,0 0,0 273,0 17,4 139,6 0,0 2557,0 TOTAL 1378,4 6193,9 2194,6 966,1 791,1 140,8 1673,0 2602,4 782,4 881,9 2557,0 20161,7 Nguồn: tác giả tổng hợp từ SAM Việt Nam năm 2012 của CIEM Bảng 3: Bảng nhân tử SAM NN CN DV L1 L2 L3 C HGĐ NN 1,43 0,30 0,22 0,31 0,31 0,31 0,15 0,31 CN 0,89 1,88 0,75 0,83 0,83 0,83 0,40 0,83 DV 0,54 0,45 1,57 0,62 0,62 0,62 0,30 0,62 L1 0,23 0,24 0,41 1,21 0,21 0,21 0,10 0,21 L2 0,32 0,20 0,23 0,16 1,16 0,16 0,08 0,16 L3 0,08 0,03 0,04 0,03 0,03 1,03 0,01 0,03 C 0,49 0,38 0,51 0,30 0,30 0,30 1,90 0,30 HGĐ 0,77 0,58 0,82 1,48 1,48 1,48 0,71 1,48 Nguồn: tác giả tính toán từ dữ liệu của bảng 2 Bảng 4: Phân tích tác động mối quan hệ giữa các ngành kinh tế và thu nhập của lao động bằng SPA Cực xuất Cực kết IG Đường dẫn ID Mp IT % IT/IG phát thúc 0,230 NN.L1 0,0325 1,6513 0,0537 23,3853 NN L1 NN.CN.L1 0,0151 2,6153 0,0395 17,1943 NN.DV.L1 0,0472 2,1818 0,1031 44,8839 0,24 CN.L1 0,0687 2,0645 0,1418 59,2362 CN L1 CN.NN.L1 0,0031 2,6153 0,0081 3,3734 CN.DV.L1 0,0223 2,6217 0,0584 24,3854 0,41 DV.L1 0,2260 1,6367 0,3699 89,6901 DV L1 DV.NN.L1 0,0003 2,1818 0,0008 0,1845 DV.CN.L1 0,0103 2,6217 0,0270 6,5429 0,32 NN.L2 0,1531 1,5515 0,2375 73,3513 NN L2 NN.CN.L2 0,0130 2,5004 0,0324 10,0184 NN.DV.L2 0,0110 2,1731 0,0239 7,3862 0,20 CN.L2 0,0590 2,0040 0,1183 58,9738 CN L2 CN.NN.L2 0,0145 2,5004 0,0363 15,8293 CN.DV.L2 0,0096 2,5004 0,0241 10,4812 0,23 DV.L2 0,0977 1,6710 0,1633 70,7161 DV L2 DV.NN.L2 0,0016 2,1731 0,0036 1,5456 DV.CN.L2 0,0088 2,6679 0,0236 10,2232 80
  7. Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng 0,08 NN.L3 0,0472 1,4453 0,0683 83,6765 NN L3 NN.CN.L3 0,0015 2,4264 0,0036 4,4424 NN.DV.L3 0,0017 2,1250 0,0037 4,4871 0,03 CN.L3 0,0068 1,9043 0,0129 38,2982 CN L3 CN.NN.L3 0,0045 2,4264 0,0109 32,2016 CN.DV.L3 0,0015 2,6276 0,0040 11,7143 0,04 DV.L3 0,0153 1,5898 0,0243 61,7144 DV L3 DV.NN.L3 0,0005 2,1250 0,0011 2,7327 DV.CN.L3 0,0010 2,6276 0,0027 6,7931 Nguồn: tác giả tự tính toán từ dữ liệu bảng 2 Kết quả phân tích đường dẫn ở bảng 3 cho chúng ta thấy hầu hết các đường dẫn lan truyền ảnh hưởng trực tiếp từ hoạt động sản xuất đến nhân tố lao động có độ lan tỏa lớn nhất so với các ảnh hưởng gián tiếp được tạo ra bởi các con đường đi qua một trung gian thứ ba, chiếm từ 38-90% ảnh hưởng toàn cục. Duy chỉ có con đường lan truyền ảnh hưởng từ ngành Nông nghiệp đến nhóm L1 thông qua ngành Dịch vụ lại có độ lan tỏa cao hơn (chiếm 45% ảnh hưởng toàn cục) so với ảnh hưởng trực tiếp giữa hai cực (chiếm 23% ảnh hưởng toàn cục). Nếu kết quả tính toán nhân tử Sam chỉ đưa đến cái nhìn tổng quát về khả năng tạo việc làm ở các ngành thì ở phân tích đường dẫn giúp làm rõ cơ hội việc làm ở các ngành kinh tế nào có thể được phát sinh khi có tác động của cú sốc kinh tế đến ngành khác. Ví dụ khi xét mạng lưới đường dẫn giữa hai cực Dịch vụ và L1, kết quả nhân tử cho chúng ta biết khả năng tạo việc làm cho nhóm L1 khi tiêu dùng 1 đồng đối với sản phẩm của ngành Dịch vụ tăng lên là lớn hơn so với cùng một tác động chính sách đối với hai ngành còn lại. Tuy nhiên bên phân tích đường dẫn chỉ rõ rằng, ngoài lượng việc làm được tạo ra từ ngành Dịch vụ, thì các việc làm từ ngành Nông Nghiệp và Công nghiệp cũng có thể được tạo ra khi có cú sốc kinh tế tác động đến ngành Dịch vụ thông qua các đường dẫn DV.NN.L1 và DV.CN.L1 với các độ lớn khác nhau, tương ứng với các cơ hội việc làm khác nhau. Xét mối quan hệ giữa các ngành kinh tế với từng nhóm lao động thông qua các đường dẫn cho sự lan tỏa không giống nhau giữa các thành phần trong nền kinh tế. Đối với mạng lưới đường dẫn giữa hai cực Dịch vụ và L1 còn cho thấy đường lan truyền ảnh hưởng trực tiếp từ ngành dịch vụ đến L1 được ước lượng lớn nhất, còn các đường dẫn lan truyền ảnh hưởng gián tiếp còn lại thì không đáng kể. Trong khi đối với các mạng lưới đường dẫn giữa hai cực Nông nghiệp - L1 hay Công nghiệp – L1 có thể tìm thấy các đường dẫn lan truyền những ảnh hưởng đáng kể như NN.DV.L1 và CN.L1 tạo nên các ảnh hưởng tổng tương ứng là 0,1 và 0,14 đồng khi tăng 1 đồng tiêu dùng đối với sản phẩm của ngành Nông nghiệp hoặc Dịch vụ. Kết quả phân tích cho thấy, thu nhập cũng như cơ hội việc làm tăng thêm của nhóm L1 có thể bị phụ thuộc đáng kể vào ảnh hưởng trực tiếp từ các hoạt động sản xuất của hai ngành Dịch vụ và Công nghiệp. Tuy nhiên trong quan hệ với ngành Nông nghiệp, mức độ ảnh hưởng gián tiếp tạo tác động lan tỏa mạnh hơn ảnh hưởng trực tiếp bởi đường dẫn qua một trung gian khác là ngành Dịch vụ. Tương tự, xét mạng lưới đường dẫn giữa hai cực Nông nghiệp và L3 cho thấy đường lan truyền ảnh hưởng trực tiếp giữa hai cực này cao hơn nhiều so với các ảnh hưởng được tạo ra gián tiếp thông qua các đường dẫn còn lại. Ngoài ra nhóm L3 còn có khả năng nhận thu nhập cao thông qua sự lan truyền tác động từ những con đường của các mạng lưới bên ngoài như CN.L3 (0,0129); CN.NN.L3 (0,0109); DV.L3 (0,0243). Đối với mạng lưới đường dẫn giữa hai cực Nông nghiệp – L2 cũng cho thấy kết quả tương tự, ảnh hưởng trực tiếp giữa hai đường này khá cao chiếm 73% ảnh hưởng của toàn cục. Mạng lưới đường dẫn của hai ngành còn lại cũng tìm thấy những đường lan truyền ảnh hưởng tương đối đáng kể như CN.L2 (0,1183), DV.L2 (0,1633), CN.NN.L2 (0,0363). Các kết quả này giúp các nhà quản lý xây dựng các chính sách phù hợp để có thể tăng thu nhập cũng như cơ hội việc làm với nhóm lao động trình độ kỹ năng thấp và trung bình. 81
  8. Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng 4. Kết luận Các kết quả phân tích đường dẫn đã làm rõ mối quan hệ giữa các hoạt động sản xuất và nhân tố lao động thông qua sự phân phối thu nhập và khả năng tạo việc làm đối với các nhóm lao động này. Trong khi hai nhóm L2, L3 đều phụ thuộc nhiều vào ảnh hưởng trực tiếp từ cú sốc tác động lên các hoạt động kinh tế thì nhóm L1 phần lớn chịu ảnh hưởng nhiều từ tác động trực tiếp của ngành Công nghiệp và Dịch vụ. Bên cạnh đó, phần lớn thu nhập và việc làm của nhóm L2 và L3 có thể được tạo ra từ tác động của cú sốc lên ngành Công nghiệp thông qua một mắt xích trung gian là ngành Nông nghiệp, còn ở nhóm L3 thì có thể bị phụ thuộc gián tiếp từ ngành Nông nghiệp thông qua lĩnh vực Dịch vụ. Việc hiểu rõ cơ chế tác động cũng như định lượng đươc độ lan truyền ảnh hưởng của cú sốc kinh tế qua các con đường khác nhau giúp cho các nhà quản lý lựa chọn những đường dẫn cần phải theo dõi, giám sát và hỗ trợ các thần phần thuộc các mắt xích đó để sự lan tỏa các ảnh hưởng qua các con đường chủ chốt được thông suốt, tránh gây tình trạng thắt nút cổ chai, nhất là trong điều kiện nguồn lực bị giới hạn. Việc ưu tiên xem xét và quản trị các đường dẫn này bằng những chính sách phù hợp có thể tiết kiệm được chi phí đáng kể cho nền kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội, xóa đói giảm nghèo. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Defourny, J. & Thorbecke, E., (1984), “Structural Path Analysis and Multiplier Decomposition within a Social Accounting Matrix”, Economic Journal, 94, 111-136. [2] James J, Khan H., (1997), “Technology choice and income distribution”, World Development, 2 5(2): 153 -165. [3] Lantner, R., (1974), Theorie de la dominance economique Paris: Dunod. [4] Pyatt, G. & E. Thorbecke (1976), Planning Techniques for a Better Future, International Labour Office, Geneva, Switzerland. [5] Stone, J. R. N. (1978a), “The disaggregation of the household sector in the national accounts”, Paper presented at World Bank Conference on Social Accounting Methods in Development Planning, Cambridge, UK, 16-21 April 1978. [6] Stone, J. R. N. (1978b), “Multipliers for Quesnay's Tableau”, Paper prepared for World Bank Conference on Social Accounting Methods in Development Planning, Cambridge, UK, 16-21 April 1978. [7] Thorbecke, E., & Jung, H. (1996, “A multiplier decomposition method to analyze poverty alleviation”, Journal of Development Economics, 48: 279-300. [8] Xie, J., (2000), “An environmentally extended social accounting matrix”, Environmental and Research Economics, 16 (4): 391-406. 82
nguon tai.lieu . vn