Xem mẫu

  1. Phân tích một bài viết tốt Trong bài viết này, phóng viên trích dẫn 7 nguồn tin, cả có danh và khuyết danh. Ngoài ra, anh ta còn phỏng vấn nhiều nguồn khác trong ngày để biết cái gì đã xảy ra và vì sao nó quan trọng. Bài viết trình bày rất khoa học, logic, chặt chẽ từ chủ đề này sang chủ đề khác, từ chủ đề quan trọng nhất đến chủ đề ít quan trọng. Phóng viên đã làm cho tất cả các thông tin liên quan gắn kết với nhau. Anh đã trả lời tất cả các câu hỏi mà người đọc có thể đưa ra theo một trật tự logic. Tất nhiên, để bố cục một bài viết hoàn chỉnh thì phóng viên phải là người đọc nhiều và nắm đầy đủ được vấn đề.
  2. Mỹ cam kết lưu ý tới an ninh châu Á và cải thiện quan hệ với Trung Quốc HÀ NỘI, VIỆT NAM (AP) - Mỹ và Trung Quốc đã làm yên lòng các quốc gia châu Á và châu Âu tại cuộc đàm phán an ninh hôm thứ Tư khi nói rằng họ sẽ tìm mọi cách chấm dứt những căng thẳng gần đây giữa hai nước. Nhưng diễn đàn đã không thuyết phục được Bắc Triều Tiên nối lại đối thoại. Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Đường Gia Triền nói rằng nước ông
  3. đánh giá cao quan hệ với Mỹ và sẽ hơp tác với Oasinhtơn để đảm bảo hòa bình và ổn định trong khu vực. "Sau một thời kỳ khó khăn, quan hệ Trung-Mỹ, vốn thu hút sự chú ý của toàn thế giới, gần đây đang trên đường cải thiện," ông Đường đã nói như vậy trong một bài phát biểu ở Diễn đàn Khu vực ASEAN. Diễn đàn này được Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á gồm 10 thành viên tài trợ,
  4. có sự tham gia của Mỹ, Trung Quốc, Nga, Hàn Quốc, Liên minh châu Âu và các nước khác. Bắc Triều Tiên tham dự với vai trò là quan sát viên. Theo một nhà ngoại giao ASEAN thì Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ Colin Powell đã làm yên lòng ASEAN khi nói rằng Mỹ sẽ ưu tiên quan hệ với Trung Quốc và với châu Á-Thái Bình Dương nói chung. Phát ngôn viên người Thái Norachit Singhaseni cho biết, trong một cuộc gặp
  5. với Bộ trưởng Ngoại giao Thái Lan, Surakiart Sathirathai, ông Powell đã nhấn mạnh: Mỹ vấn lưu ý tới khu vực này và chính quyền Mỹ chú trọng rất nhiều đến châu Á. Quan hệ Mỹ-Trung mấy tháng qua đã xấu đi vì có lời buộc tội các học giả ở Mỹ làm gián điệp, vụ tranh cãi về chiếc máy bay gián điệp của Mỹ, hệ thống phòng thủ tên lửa mà Mỹ đưa ra cũng như các vấn đề nhân quyền.
  6. "Chúng tôi muốn thấy Mỹ và Trung Quốc nối lại đàm phán ngoại giao bình thường vì đó là hướng đi đúng đắn và chúng tôi rất hoan nghênh tiến triển đó," Norachit đã nói như vậy khi được hỏi về quan điểm của các nước Đông Nam Á. Cả Trung Quốc và Mỹ đều đóng vai trò chủ chốt về kinh tế và an ninh ở Đông Nam Á, nơi có hơn 1 tỷ người và có một số tuyến đường biển quan trọng nhất thế giới.
  7. Đây là lần thứ hai Bắc Triều Tiên tham dự các cuộc đàm phán an ninh do ASEAN tài trợ, nhưng lần này Bộ trưởng Ngoại giao Paek Nam Sun từ chối tham dự và thay vào đó là một quan chức cấp thấp hơn, ông Hur Jong. Kết quả là không có một cuộc gặp Mỹ-Triều nào tại cuộc đàm phán năm nay. Hur đã giết chết hy vọng nối lại nhanh các cuộc đối thoại giữa Bắc Triều Tiên với Mỹ và Hàn Quốc. "Họ cứ nghĩ là Mỹ đưa ra một số điều kiện để nối lại đàm
  8. phán," Tổng thư ký ASEAN Rodolfo Severino nói khi nhớ lại lời của Hur trong các cuộc đàm phán an ninh. Severino nói, "Mỹ bảo không, họ không áp đặt điều kiện nào cả. Họ chỉ đợi phản ứng từ Bắc Triều Tiên trước đề nghị đối thoại được đưa ra." Ông Severino cho hay Bắc Triều Tiên vẫn im lặng sau khi các nước khác tại cuộc đàm phán bày tỏ hy vọng về việc nối lại cuộc đối thoại Bắc-Nam.
  9. Một quan chức Hàn Quốc giấu tên nói, "Thực ra, họ có một quan niệm tiêu cực về đối thoại." Thậm chí Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Đường Gia Triền còn nói ông sẽ "rất vui nếu thấy có sự cải thiện hơn nữa" trong quan hệ giữa Bắc Triều Tiên với các nước khác. Sự tham dự của Bắc Triều Tiên tại các cuộc hội đàm an ninh một năm trước đây đã dẫn tới những bước đột phá trong quan hệ với Mỹ và Hàn Quốc, mở ra một
  10. trang sử mới trong quan hệ đối ngoại với các quốc gia trên thế giới kể từ cuộc chiến với Hàn Quốc trong những năm 1950. Một vấn đề an ninh nữa của châu Á cũng được đưa ra đàm phán lần này nhưng không gặt hái được mấy tiến bộ là tranh cãi về những hòn đảo ở biển Nam Trung Hoa. Những tranh giành về quyền lãnh thổ của Trung Quốc và nhiều quốc gia ASEAN đã gây ra một số cuộc xung đột vũ trang trong những năm qua.
  11. Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Nguyễn Dy Niên, người chủ trì các cuộc đàm phán an ninh, cho biết các nước này đang đàm phán về một "bộ quy tắc ứng xử" để tránh các xung đột tiếp theo nhưng vẫn còn bất đồng về nhiều vấn đề, trong đó có diện tích địa lý và bộ quy tắc này đề cập tới. Ông cho biết các nước đang xem xét một đề nghị từ Philíppin nhằm phá vỡ bế tắc. Bộ trưởng Ngoại giao Bỉ Louis Michel đại
  12. diện cho Liên minh châu Âu (EU) cho biết trong các cuộc đàm phán, các nước, trong đó có EU, đã phản đối kế hoạch phòng thủ tên lửa của Mỹ. Michel nói với phóng viên rằng: "Chúng tôi phải thảo luận với Mỹ về hệ thống phòng thủ tên lửa vì nó có thể có tác động xấu tới tiến trình giải giáp vũ khí." Trong bài phát biểu của mình, ông Đường có nhắc lại lời cảnh báo của Trung Quốc rằng hệ thống tên lửa sẽ gây hại cho hòa bình và ổn định. Nó sẽ
  13. "chẳng tốt đẹp gì cho sự tin cậy và hợp tác giữa các quốc gia," ông nói.
nguon tai.lieu . vn