Xem mẫu

  1. INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2020 ICYREB 2020 PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ GIỮA ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP CỦA TRUNG QUỐC VỚI HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI VIỆT – TRUNG ANALYZING RELATIONSHIP BETWEEN CHINA’S DIRECT INVESTMENT AND VIETNAM-CHINA TRADE TS. Phạm Thị Cẩm Vân; TS. Nguyễn Thị Như Nguyệt Học viện Ngân hàng – Phân viện Bắc Ninh vanptc.bn@hvnh.edu.vn Abstract: In recent years China’s FDI activities as well as the trade relation between Vietnam- China have been significantly improved in terms of quantity and quality. Overall, this is beneficial for both 2 countries, however, to a certain extent,it seems that the benefits of such relationship is still ambiguous as Vietnam is suffering trade deficit with China, which remarkably increases, and the volume of China’s FDI inflows to Vietnam is increasingly growing. Based on data collected from 2010 - 2019 on China’s FDI attraction to Vietnam, this article analyzes the current facts of China’s investment in Vietnam in recent years, and based from these analysis, it can be seen that major reasons for the China’s FDIs to Vietnam is to take advantages of the relative cost of production of resources, labor, land in order to maximize corporate profits. Through the model of attracting capital in many sectors to discuss the relations between FDI and the Vietnam- China trade relation, here are the results: turnover in direct investments of China to Vietnam increased by 1%, export turnover of China to Vietnam increased by 0.58%, whereas export turnover of Vietnam to China increased by 0.55%. From situational analysis, the article gives some recommendations about policies for Vietnam in the next few years. Keywords: FDI, the trade, the model of attracting capital, Vietnam, China Tóm tắt: Trong những năm qua, đầu tư trực tiếp (FDI) của Trung Quốc vào Việt Nam cũng như quan hệ thương mại Việt Nam - Trung Quốc có sự gia tăng rất mạnh. Xét về tổng thể điều này có lợi cho cả 2 nước. Tuy vậy, trong chừng mực nào đó mối quan hệ lợi ích này chưa rõ ràng. Tình trạng nhập siêu của Việt Nam với Trung Quốc gia tăng đáng báo động khi qui mô FDI của Trung Quốc vào Việt Nam ngày càng tăng lên. Dựa trên số liệu thu thập từ năm 2010 – 2019 về tình hình thu hút FDI của Trung Quốc vào Việt Nam, bài viết đã đi sâu phân tích thực trạng và động cơ FDI của Trung Quốc vào Việt Nam trong những năm qua. Đồng thời, trên cơ sở sử dụng mô hình lực hấp dẫn và sử dụng phân tích hồi quy OLS trên phần mềm Eviews để phân tích mối quan hệ giữa FDI và hoạt động thương mại Việt Nam - Trung Quốc cho kết quả: FDI của Trung Quốc vào Việt Nam tăng 1% thì kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc vào Việt Nam tăng 0,58%, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào Trung Quốc tăng 0,55%. Từ kết quả này, bài viết đưa ra một số khuyến nghị chính sách đối với Việt Nam thời gian tới. 462
  2. INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2020 ICYREB 2020 Từ khóa: đầu tư trực tiếp, mô hình lực hấp dẫn, thương mại, Trung Quốc, Việt Nam. 1. Giới thiệu Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam đã tăng mạnh kể từ khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) vào năm 2007. Nhất là sau khi Việt Nam ký kết và tham gia hàng loạt hiệp định thương mại tự do (FTA), trở thành nền kinh tế có độ mở lớn (đạt hơn 200% GDP năm 2018). Sau hơn 30 năm mở cửa, hội nhập và cải cách môi trường kinh doanh, Việt Nam đã trở thành điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư (NĐT) nước ngoài. Những tác động tích cực của khu vực FDI tới kinh tế xã hội Việt Nam đã được ghi nhận qua kết quả thực tế và trong những nghiên cứu báo cáo như: Bổ sung nguồn vốn quan trọng cho đầu tư phát triển, đóng góp vào tăng trưởng GDP và thu ngân sách nhà nước (NSNN), gia tăng tỷ trọng xuất khẩu (Nguyễn Bích Ngọc, 2017); Đóng góp vào tăng trưởng năng suất lao động (Lê Văn Hùng, 2017; Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2018); Tạo tác động lan tỏa công nghệ (Carol và cộng sự, 2015; Nguyễn Thị Tuệ Anh và cộng sự, 2015; Trịnh Minh Tâm, 2016; Phạm Thế Anh, 2018). Trung Quốc cùng 1 số quốc gia như Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore…là những quốc gia có tỷ trọng đầu tư FDI lớn vào Việt Nam, đồng thời đầu tư FDI đã có tác động rất lớn đến thương mại song phương giữa Việt Nam và các quốc gia này. Riêng đối với Trung Quốc, từ năm 1991 Trung Quốc bắt đầu tiến hành đưa FDI vào Việt Nam, nhưng phải sau năm 2005 hoạt động này mới thực sự khởi sắc và không ngừng tăng lên (Bảng 1). Sau nhiều năm, nhất là từ 2015 đến nay, kể từ khi Việt Nam ký kết Hiệp định CPTPP, Trung Quốc đều nằm trong top 10 đối tác đầu tư chủ yếu. Đặc biệt, theo số liệu tính đến hết tháng 5/2019, FDI của Trung Quốc đã vượt lên dẫn đầu về số vốn đăng ký cấp mới với hơn 1,6 tỷ USD, chiếm 22,6% tổng vốn đăng ký cấp mới; theo đó là Hàn Quốc đạt hơn 1,2 tỷ USD, chiếm 16,7%; Nhật Bản 972 triệu USD, chiếm 13,1%; Hồng Kông (Trung Quốc) đạt 920,8 triệu USD, chiếm 12,4%...Tuy nhiên sau đó, theo số liệu lũy kế đến 31/12/2019 thì tổng số dự án FDI của Trung Quốc đã tụt xuống xếp thứ 3 sau Hàn Quốc, Nhật Bản và tổng vốn đăng ký FDI tương ứng của Trung Quốc vào Việt Nam chỉ ở vị trí thứ 7 sau các đối tác đầu tư chủ yếu khác. Như vậy có thể thấy rằng, tuy Trung Quốc luôn là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam, nhưng xét về đầu tư trực tiếp FDI của Trung Quốc vào Việt Nam thì qui mô dự án vẫn còn hạn chế so với các đối tác khác (Bảng 2). Bảng 1. Đầu tư trực tiếp của Trung Quốc vào Việt Nam giai đoạn 2010 - 2019 Năm 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 Tổng vốn đầu tư 685 460 345 2300 446,9 744 1.263,2 1409,7 1.217,1 4.115,2 thực tế (triệu USD) Tỉ trọng FDI Trung 6,23 4,22 3,44 20,34 3,58 3,09 8,3 6,6 6,77 10,56 Quốc so tổng FDI vào Việt Nam (%) Số lượng hạng mục 105 86 345 110 112 175 278 284 389 705 tăng thêm trong năm Nguồn: Tổng cục Thống kê Việt Nam www.gso.gvo.vn số liệu từ năm 2010 - 2019 463
  3. INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2020 ICYREB 2020 Bảng 2. Các đối tác chủ yếu đầu tư trực tiếp vào Việt Nam đến 31/12/2019 Tổng vốn đăng ký Quốc gia Số dự án (Triệu đô la Mỹ) Hàn Quốc 8.504,0 68.102,3 Nhật Bản 4.402,0 59.364,2 Xin-ga-po 2.424,0 49.772,4 Đài Loan 2.695,0 32.378,4 Hồng Kong (TQ) 1.751,0 23.722,2 Quần đảo Virgin thuộc Anh 841,0 21.722,6 Trung Quốc 2.826,0 16.284,4 Malaysia 617,0 12.634,6 Thái Lan 563,0 10.908,3 Hà Lan 345,0 10.053,2 Hoa Kỳ 991,0 9.307,5 Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam www.gso.gvo.vn . Xét theo cơ cấu ngành: Trung Quốc tập trung đầu tư vào ngành chế tạo, công nghiệp sản xuất, xây dựng, chiếm 61,6% trên tổng hạng mục đầu tư, thứ đến là ngành dịch vụ chiếm 25,15%, ngành nông, lâm, ngư nghiệp chiếm 13,25% (Theo số liệu thống kê của Bộ Công Thương năm 2018). Trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp, Trung Quốc chủ yếu đầu tư vào ngành chế tạo máy móc, thuốc trừ sâu, thức ăn gia súc, dệt may, thiết bị điện… đều là các ngành chế tạo truyền thống, sử dụng nhiều lao động phổ thông. Về cơ cấu đầu tư theo địa phương: FDI của Trung Quốc có mặt trên 54 tỉnh thành của cả nước, trong đó tập trrung chủ yếu tại các địa phương Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Quảng Ninh… (Biểu đồ 1). Đây đều là những tỉnh, thành phố mà cơ sở hạ tầng tương đối hoàn thiện, chi phí lao động và chi phí thuê đất không có sự chênh lệch quá lớn so với các tỉnh, thành phố khác, trong khi thị trường tiêu thụ rất rộng lớn. Nguồn: Tổng cục Thống kê Việt Nam năm 2018 Biểu đồ 1. Cơ cấu FDI của TQ tại một số địa bàn lãnh thổ của Việt Nam (Đơn vị: nghìn USD) 464
  4. INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2020 ICYREB 2020 Các dự án FDI của Trung Quốc tại Việt Nam chủ yếu đến từ các tỉnh/thành phố Quảng Tây, Quảng Đông, Hải Nam, Vân Nam, Hà Bắc, Giang Tô, Sơn Đông… trong đó, nhiều nhất là Quảng Tây. Điều này xuất phát từ: (i) Về mặt địa lí, các tỉnh Quảng Tây, Quảng Đông, Hải Nam, Vân Nam đều là những tỉnh tiếp giáp với Việt Nam; (ii) Do hiệu ứng tập trung, một doanh nghiệp đầu tư thành công sẽ kéo theo số lượng lớn các doanh nghiệp khác tiến hành đầu tư và thường chỉ đầu tư vào lĩnh vực đã thành công đó. Mặt khác, có một thực tế xảy ra đi kèm với việc gia tăng FDI là tình trạng nhập siêu của Việt Nam trong quan hệ thương mại với Trung Quốc cũng liên tục gia tăng (Bảng 3). Do thương mại với Trung Quốc chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng kim ngạch thương mại hàng năm (Biểu đồ 2) nên việc nhập siêu với Trung Quốc đã khiến cho kim ngạch thương mại của Việt Nam liên tục bị thâm hụt những năm trước 2012. Ngay cả những năm 2016-2019 xét về tổng thể Việt Nam xuất siêu nhưng vẫn nhập siêu rất lớn với Trung Quốc. Bảng 3: Một số chỉ tiêu về quan hệ thương mại Việt - Trung giai đoạn 2006- 2019 Đơn vị tính: Tỷ USD Tổng kim ngạch xuất Cán cân thương Năm nhập khẩu Xuất khẩu Nhập khẩu mại Việt Nam - Việt Nam - Trung Quốc sang Trung Quốc từ Trung Quốc Trung Quốc 2006 10,42 3,03 7,39 -4,36 2007 15,86 3,56 12,50 -8,94 2008 21,66 4,54 17,12 -12,58 2009 20,75 4,78 15,97 -11,19 2010 27,33 7,31 20,02 -27,33 2011 35,72 11,13 24,59 -13,46 2012 41,17 12,39 28,79 -16,40 2013 50,25 13,3 36,95 -23,65 2014 57,23 13,53 43,70 -30,17 2015 65,20 15,09 49,30 -34,21 2016 71,90 21,97 49,93 -27,96 2017 93,69 35,46 58,23 -22,77 2018 106,71 41,27 65,44 -24,17 2019 116,86 41,41 75,45 -34,04 Nguồn: Tổng cục Thống kê Việt Nam, Hải quan Việt Nam 465
  5. INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2020 ICYREB 2020 Nguồn: Tổng cục Hải quan Việt Nam 2018. Biểu đồ 2: Tỷ trọng cán cân thương mại của Việt Nam với một số đối tác thương mại chủ chốt năm 2018 Vậy liệu có sự liên quan nào giữa tăng trưởng FDI và tình trạng nhập siêu này hay không? Nhập siêu không phải là vấn đề lớn đối với một quốc gia đang phát triển như Việt Nam. Tuy vậy, xem xét thực trạng quan hệ thương mại Việt Nam - Trung Quốc thời gian qua cho thấy, có nhiều vấn đề cần phải tiếp tục được xem xét để có biện pháp quản lý phù hợp nhằm đạt mục tiêu phát triển kinh tế bền vững. Với thực tiễn trên nhóm tác giả đã đề xuất nghiên cứu mối quan hệ giữa FDI và hoạt động thương mại Việt Nam - Trung Quốc. 2. Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu 2.1. Cơ sở lý thuyết Học thuyết Heckscher- Ohlin về sự cân đối các yếu tố sản xuất chỉ ra rằng: Trong nền kinh tế mở, mỗi nước sẽ có lợi nếu hướng đến chuyên môn hóa sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm mà việc sản xuất chúng sử dụng nhiều yếu tố có lợi thế; đồng thời nhập khẩu các sản phẩm mà việc sản xuất chúng cần nhiều yếu tố có giá đắt hơn và tương đối khan hiếm. Hiệu ứng thay thế: Theo Mondale (1959), hiệu ứng thay thế xuất hiện là do các yếu tố sản xuất không thể tự do dịch chuyển giữa các quốc gia, vì vậy sản xuất ở nước ngoài sẽ thay thế một phần sản phẩm sản xuất trong nước để phục vụ xuất khẩu và một phần nguyên vật liệu nhập khẩu. Do đó, FDI làm giảm lượng xuất nhập khẩu của quốc gia đó. Hiệu ứng bổ sung: Theo Kojima (1987), FDI sẽ bù đắp những thiếu hụt về vốn, kĩ thuật và quản lý mà quốc gia nhận đầu tư đang cần, giúp cho những quốc gia này phát huy được lợi thế tương đối đang có như lao động, thị trường và đất để tiến hành sản xuất. Không những thế thông qua quá trình trên, sản lượng biên của quốc gia đi đầu tư cũng được mở rộng. Cùng với đầu tư trực tiếp tăng lên, thay vì tự sản xuất, nước đầu tư sẽ nhập khẩu từ nước nhận đầu tư và xuất khẩu những linh kiện đi kèm của sản phẩm đang sản xuất ở nước ngoài. Do đó, FDI thúc đẩy thương mại tăng trưởng. 466
  6. INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2020 ICYREB 2020 Khi phân tích tác động của FDI đối với hoạt động thương mại của một quốc gia, mô hình lực hấp dẫn đã được sử dụng và là công cụ giải thích khá hữu hiệu ở một số nền kinh tế. Mô hình lý thuyết cơ bản giữa hai nền kinh tế A và B được biểu diễn theo công thức sau: M A ∗ MB FAB = G ∗ DAB Trong đó F là trao đổi thương mại hai chiều, M là quy mô của mỗi nền kinh tế, D là khoảng cách và G là một hằng số. Logarit cả hai vế của phương trình, ta có thể chuyển đổi thành một công thức tuyến tính sử dụng cho phân tích kinh tế lượng như sau (lưu ý: hằng số G là một phần của α): ln(Trao đổi thương mại hai chiều) = α+βln(GDP quốc gia A)+βln(GDP quốc gia B)- βln(Khoảng cách)+ε Mô hình này thường xem xét cả những biến số khác như mức thu nhập (GDP theo đầu người), chỉ số giá tiêu dùng, quan hệ ngôn ngữ, thuế quan, quan hệ láng giềng, quan hệ thuộc địa trong lịch sử (quốc gia A đã từng là thuộc địa của quốc gia B và ngược lại). Mô hình này cũng được sử dụng trong quan hệ quốc tế để đánh giá tác động của các hiệp ước và liên minh thương mại. Nó cũng được sử dụng để đánh giá mức độ hiệu quả của các hiệp định thương mại và các tổ chức thương mại như NAFTA và WTO. Ban đầu, mô hình lực hấp dẫn được áp dụng trong lĩnh vực thương mại, ở dạng đơn giản (Tinbergen, 1962) nói rằng qui mô trao đổi thương mại giữa hai quốc gia bất kỳ có tương quan thuận với qui mô kinh tế của các nước xuất khẩu và nhập khẩu và có liên quan nghịch với lực cản thương mại tự nhiên hoặc nhân tạo (Anderson, 1979; Bergstrand, 1985; Deardorff, 1998; Anderson và Van Wincoop, 2003). Đỗ Thái Trí (2006) nghiên cứu thương mại song phương giữa Việt Nam và 23 nước Châu Âu dựa trên mô hình trọng lực và dữ liệu bảng trong các năm từ 1993 đến 2004. Các ước tính chỉ ra rằng quy mô kinh tế, quy mô thị trường và tỷ giá hối đoái thực của Việt Nam và 23 nước Châu Âu đóng vai trò quan trọng trong thương mại song phương giữa Việt Nam và các nước này. Tuy nhiên, khoảng cách và lịch sử dường như không thúc đẩy thương mại song phương. Đinh Thị Thanh Bình và cộng sự (2011) cũng áp dụng mô hình lực hấp dẫn để phân tích các hoạt động thương mại song phương giữa Việt Nam và 60 quốc gia từ năm 2000 đến năm 2010. Kết quả nghiên cứu cho thấy quy mô kinh tế của Việt Nam, quy mô kinh tế và quy mô thị trường của các đối tác nước ngoài, khoảng cách và văn hóa có ảnh hưởng rất lớn đến dòng chảy thương mại song phương giữa Việt Nam và 60 quốc gia này. Kết quả này cũng tương tự như nghiên cứu của Doumbe E. và cộng sự (2015) chỉ ra rằng thương mại song phương của Cameroon với các nước thuộc Liên minh châu Âu bị ảnh hưởng tích cực bởi quy mô kinh tế và GDP bình quân đầu người, và bị ảnh hưởng tiêu cực bởi khoảng cách giữa các đối tác thương mại. Ngoài ra, khung này cũng thích hợp để ước tính các mô hình FDI (Eaton và Tamura, 1996; Graham, 1996; Brenton và cộng sự, 1999). V. Martínez và cộng sự (2013) sử dụng mô hình lực hấp dẫn nghiên cứu mối quan hệ giữa thương mại và FDI đối với trường hợp cụ thể của EU trong giai đoạn từ 1995 đến 2009 cho thấy, hội nhập thương mại và FDI củng cố lẫn nhau, do đó bổ sung hơn là thay thế, sự khác biệt về chi phí không liên quan đến khả năng giành được thị phần, 467
  7. INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2020 ICYREB 2020 ở EU mô hình FDI tuân theo chiến lược tìm kiếm thị trường hơn là mô hình hiệu quả về chi phí. Trên thực tế, các cơ sở lý thuyết cho phương trình trọng lực áp dụng cho FDI cũng có thể được tìm thấy trong số những nghiên cứu của Brainard (1997), Markusen và Maskus (2002), Bergstrand và Egger (2007), Kleinert và Toubal (2010). Trong nghiên cứu của Mayank Nagpal (2003) về tác động của dòng vốn FDI lên qui mô thương mại ở Ấn Độ bằng cách sử dụng mô hình lực hấp dẫn, khi phân tích động cơ đầu tư nước ngoài vào Ấn Độ, kết quả có xu hướng cho thấy rằng một phần chính của FDI đầu tư vào Ấn Độ là tìm kiếm nguồn lực, phần lớn vốn FDI là nhằm tận dụng nguồn lao động giá rẻ hiện có ở Ấn Độ. Sunil (2020) sử dụng số liệu từ năm 2000 đến năm 2018, kiểm nghiệm dòng vốn FDI từ 10 quốc gia hàng đầu đầu tư vào Ấn Độ có ảnh hưởng đến xuất khẩu sang các quốc gia này từ Ấn Độ hay không. Các phát hiện chỉ ra rằng kho dự trữ IFDI có vai trò tích cực và đáng kể trong xuất khẩu của Ấn Độ sang 10 quốc gia có nguồn vốn FDI. Bên cạnh đó, quy mô kinh tế của quốc gia đầu tư, khoảng cách địa lý, địa lý là những yếu tố quyết định đáng kể đến sản lượng xuất khẩu kỳ vọng. 2.2. Mô hình nghiên cứu đề xuất Dựa vào cơ sở lý thuyết, để phân tích mối quan hệ giữa FDI và thương mại giữa hai nước Việt- Trung là thay thế hay bổ sung, bài viết lựa chọn mô hình lực hấp dẫn để tiến hành phân tích, lấy tổng vốn FDI của Trung Quốc vào Việt Nam làm biến giải thích, kim ngạch xuất nhập khẩu hai nước làm biến được giải thích và biến kiểm soát là GDP của hai nước. Dựa vào mô hình lực hấp dẫn, vận dụng vào lĩnh vực đầu tư ta có phương trình hồi quy sau đây: Tcv= C*GDPcα1* GDPcα2* FDIcvβ Trong đó: Tcv: Lượng xuất nhập khẩu của hai nước; GDPc: giá trị tổng thu nhập quốc nội của Trung Quốc hàng năm; GDPv: giá trị tổng thu nhập quốc nội của Việt Nam hàng năm; FDI- cv: FDI thực tế Trung Quốc vào Việt Nam mỗi năm. Để mối quan hệ phi tuyến tính giữa biến giải thích và biến được giải thích chuyển thành quan hệ tuyến tính, đồng thời giảm bớt tính không chuẩn của phân bổ và tăng ý nghĩa của phương sai, ta lấy ln 2 vế. Mặt khác, qua khảo sát thực tế thấy rằng, ảnh hưởng của đầu tư đến mậu dịch có độ trễ, nên với FDI và GDP chúng ta đều lấy trễ 1 kì so với t. Ln Tcv (t) = ln C + α1LnGDPc(t-1) + α2LnGDPv(t-1)+ βLnFDIcv(t-1)+µit (1) Do đặc điểm của bảng số liệu là tương đối lớn, vì vậy tác giả quyết định lựa chọn phương pháp bình phương nhỏ nhất và biến giả để tiếp tục chia (1) thành hai phương trình xuất khẩu (EX) và nhập khẩu (IM): Ln EX (t) = c1+c2*D2i+c3*D3i + α1LnGDPc(t-1) + α2LnGDPv(t-1)+ βLnFDIcv(t-1)+µit Ln IM (t) = c1+c2*D2i+c3*D3i + α1LnGDPc(t-1) + α2LnGDPv(t-1)+ βLnFDIcv(t-1)+µit Giới hạn của biến giả: D2i phản ánh ngành công nghiêp, xây dựng lấy giá trị 1, khi các ngành khác lấy giá trị 0; D3i phản ánh ngành dịch vụ lấy giá trị 1, khi các ngành còn lại lấy giá trị 0; 468
  8. INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2020 ICYREB 2020 Khi D2i và D3i đồng thời bằng 0 thì phương trình phản ánh ngành nông nghiệp; c1,2,3 lần lượt là hệ số chặn của 3 ngành là nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ. 2.3. Phương pháp nghiên cứu và mẫu nghiên cứu Dựa vào mô hình lực hấp dẫn, nhóm tác giả sử dụng bảng số liệu tổng vốn FDI và kim ngạch xuất nhập khẩu hai nước Việt Nam – Trung Quốc từ năm 2010 đến 2019 để tiến hành hồi quy. Dựa trên phần mềm Eviews 6.0 và hồi quy OLS để ước lượng. Nguồn số liệu: - Số liệu FDI của Trung Quốc vào Việt Nam qua các năm từ 2010-2019 tại www.gso.gov.vn - Số lượng xuất nhập khẩu của Trung Quốc và Việt Nam: Từ Niên giám Thống kê Trung Quốc. - Số liệu đóng góp GDP lần lượt của 3 ngành: Từ Tổng cục Thống kê Việt Nam. - Số liệu FDI của Trung Quốc vào Việt Nam được chia theo 3 ngành: Từ Tổng cục Hải quan Trung Quốc. 3. Kết quả nghiên cứu và thảo luận Hồi quy OLS được nhóm tác giả thực hiện trên phần mềm Eviews 6.0. Kết quả hồi quy thể hiện ở bảng 4. Bảng 4. Kết quả hồi quy về ảnh hưởng của FDI Trung Quốc đến hoạt động thương mại Việt Trung Ảnh hưởng FDI của Trung Quốc Ảnh hưởng FDI của Trung Quốc đến nhập khẩu của Việt Nam đến xuất khẩu của Việt Nam Biến Hệ số Giá trị T Prob Biến Hệ số Giá trị T Prob LnGDPc(t-1) 1,637620 2,382062 0,0231** LnGDPc(t-1) 0,272533 0,353570 0,7259 LnGDPv(t-1) 0,105801 0,130025 0,8973 LnGDPv(t-1) 1,131746 1,240514 0,2235 LnFDIcv(t-1) 0,578002 2,337049 0,0257 LnFDIcv(t-1) 0,545051 1,965583 0,0478** Hệ số chặn Nông nghiệp Công nghiệp Dịch vụ Nông nghiệp Công nghiệp Dịch vụ 1,239559 0,463973 -1,703532 1,103858 0,359549 -1,463408 Các chỉ số khác R2 0,932409 Độ tin cậy 0,0000*** R2 0,872175 Độ tin cậy 0.0000*** của F của F Gía trị điều 0,922168 DW 1,520613 Gía trị điều 0,852807 DW 1,60 chỉnh của R2 chỉnh của R2 Chú ý: *** biểu thị độ tin cậy dưới 1%, ** biểu thị độ tin cậy dưới 5%, kết quả hồi quy do Eviews 6.0 hoàn thành. 469
  9. INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2020 ICYREB 2020 Bảng 4 cho thấy: Giá trị ước lượng hệ số của hai biến LnGDPc(t-1): ln giá trị tổng thu nhập quốc nội sớm 1 thời kì của Trung Quốc và LnFDIcv(t-1): ln kim ngạch FDI của Trung Quốc vào Việt Nam sớm 1 thời kì với kiểm định T (0,0231 và 0,0257 ) và F (0,0000) đều cho độ tin cậy nhỏ hơn 5%. Mặt khác R2 rất gần với 1, nên có thể khẳng định phương trình hồi quy đáng tin cậy. Ý nghĩa kinh tế: khi FDI của Trung Quốc vào Việt Nam (năm t-1) tăng hoặc giảm 1%, thì nhập khẩu của Việt Nam năm t sẽ tăng hoặc giảm 0,578%. Như vậy, FDI đã thúc đẩy thương mại, do đó mối quan hệ giữa FDI và thương mại là quan hệ bổ sung. Ảnh hưởng cụ thể tới từng ngành như sau: FDI của Trung Quốc vào Việt Nam có ảnh hưởng tích cực đến xuất khẩu của Trung Quốc, trong đó, thúc đẩy xuất khẩu của ngành nông nghiệp là cao và rõ ràng nhất, còn đối với ngành dịch vụ là thấp và không cụ thể nhất. Nguyên nhân chủ yếu do Việt Nam có lợi thế về tài nguyên thiên nhiên, nhưng lại thiếu hụt về kĩ thuật sản xuất, vì vậy khi Trung Quốc đầu tư vào Việt Nam trong các ngành nông, lâm, ngư nghiệp sẽ phát sinh nhu cầu nhập khẩu thiết bị cơ khí nông nghiệp, hạt giống, thuốc trừ sâu, thức ăn gia súc… làm tăng nhập khẩu của Việt Nam về những sản phẩm liên quan đến sản xuất nông nghiệp, câu chuyện diễn ra tương tư với ngành công nghiệp và dịch vụ. Đây là một trong những vấn đề Việt Nam cần hết sức chú ý vì kim ngạch nhập khẩu với Trung Quốc ngày càng tăng (kim ngạnh nhập khẩu từ Trung Quốc năm 2019 là gấp hơn 10 lần so với năm 2006 – theo bảng 4) phản ánh sự phụ thuộc trong sản xuất nông nghiệp của Việt Nam. Hiệu ứng bổ sung của FDI đối với thương mại của ngành công nghiệp không cao như ngành nông nghiệp. Số liệu cho thấy, hàng năm FDI của Trung Quốc vào Việt Nam chủ yếu tập trung 60%- 70% vào ngành công nhiệp, ngành nông nghiệp chỉ chiếm trên 10% (theo biểu 1). Vì vậy, hệ số đầu tư của ngành công nghiệp lớn, trong khi hệ số đầu tư ngành nông nghiệp lại tương đối nhỏ, sau khi lấy Ln, tính co giãn của hệ số đầu tư ngành công nghiệp sẽ nhỏ hơn ngành nông nghiệp. Hiệu ứng của đầu tư đem lại cho thương mại trong ngành dịch vụ là không lớn, nhưng cùng với sự tăng trưởng các ngành và thu nhập bình quân tăng lên, dự kiến thị trường Việt Nam sẽ tăng cường tiêu thụ dịch vụ của các công ty đa quốc gia, ví dụ như lĩnh vực du lịch và giáo dục. Tương tự, đối với ảnh hưởng FDI Trung Quốc đến xuất khẩu của Việt Nam cho thấy, khi đầu tư của Trung Quốc vào Việt Nam tăng hoặc giảm 1% thì xuất khẩu của Việt Nam tăng hoặc giảm 0,55%. Như vậy có thể khẳng định mối quan hệ giữa FDI của Trung Quốc với xuất khẩu của Việt Nam là quan hệ bổ sung. Cũng như trên, hệ số chặn của 3 ngành lớn phản ánh tác động của FDI Trung Quốc đến xuất khẩu của ngành nông nghiệp là cao và rõ ràng nhất, ngành dịch vụ là thấp nhất. Điều này được giải thích như sau, Trung Quốc đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp của Việt Nam năm 2015 là 81,84 triệu USD 1 đã làm tăng cung về sản phẩm nông nghiệp, giúp cho nước ta thúc đẩy xuất khẩu nông sản ra quốc tế, trong đó có Trung Quốc. Từ thực tiễn hoạt động FDI của Trung Quốc tại Việt Nam những năm qua cho thấy rằng, động cơ chủ yếu của các doanh nghiệp FDI Trung Quốc vào nước ta nhằm lợi dụng ưu thế không cân đối về yếu tố sản xuất của Việt Nam để bù đắp sự bất lợi của Trung Quốc, từng bước làm cho sự phối hợp yếu tố sản xuất của doanh nghiệp đạt tới trạng thái cân bằng. Nhưng động lực quyết 470
  10. INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2020 ICYREB 2020 định doanh nghiệp Trung Quốc ở lại Việt Nam sản xuất và kinh doanh lâu dài, đó là tối thiểu hóa chi phí sản xuất. Lấy 2 yếu tố là vốn (K) và lao động (L) làm cơ sở phân tích các bước doanh nghiệp Trung Quốc đã tiến hành để lợi dụng các yếu tố ưu thế của Việt Nam bù đắp và hình thành cân bằng mới về tối thiểu hóa chi phí. Thu nhập bình quân đầu người phản ánh trình độ dồi dào về vốn của một quốc gia, USD/ thời gian lao động ( tiền công /giờ lao động) đo lường trình độ dồi dào về lao động của một quốc gia. Bảng 5: So sánh yếu tố vốn và lao động của Trung Quốc và Việt Nam Năm Thu nhập bình Thu nhập bình USD/ Thời gian USD/ Thời gian quân đầu người quân đầu người lao động/của VN lao động của TQ của VN (USD) của TQ (USD) (1 giờ) (1 giờ) 2016 2.188 8.260 0,69 3,96 2017 2.385 8.865 0,24 1,32 2018 2.587 9.732 0,1 0,544 2019 2.769 10.410 0,035 0,29 Nguồn: Tổng cục Thống kê Việt Nam www.gso.gov.vn, Niên giám thống kê Trung Quốc các năm. Bảng 5 cho thấy, Trung Quốc tương đối dồi dào về yếu tố K( năm 2016 thu nhập bình quân đầu của Trung Quốc gấp 3,8 lần thu nhập bình quân đầu của Việt Nam), Việt Nam có lợi thế tương đối về yếu tố L. Từ năm 2016 đến 2019, cùng với xu thế tự do chuyển dịch yếu tố sản xuất của thế giới, thu nhập bình quân của Việt Nam và Trung Quốc đều tăng. Trong đó tốc độ tăng trưởng thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam có phần chậm hơn so với Trung Quốc, thu nhập bình quân đầu người của Trung Quốc cao gấp 2-3 lần thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam, chứng minh cung về vốn của Trung Quốc ra quốc tế là vượt trội. Vì vậy muốn phát huy lợi thế tương đối về yếu tố sản xuất của cả hai, thì hai nước đã tiến hành hợp tác, Việt Nam cung cấp nhiều hơn về lao động và Trung Quốc cung cấp nhiều hơn về vốn. Để đơn giản hóa quá trình phân tích, giả sử doanh nghiệp Trung Quốc chỉ dùng 2 yếu tố sản xuất là K, L và hàm chi phí sản xuất của doanh nghiệp là không đổi: C = Kr+Lw Sau khi Trung Quốc tiến hành đầu tư trực tiếp ở Việt Nam, số lượng L và K sử dụng đều tăng lên. Mặt khác, giá của vốn tương đối tăng, giá của lao động tương đối giảm so với trước khi đầu tư. Từ hàm số lợi nhuận π=PQ –C đánh giá tình hình sau khi điều chỉnh các yếu tố sản xuất, loại bỏ sự ảnh hưởng của yếu tố lạm phát, giá tiêu thụ sản phẩm P của doanh nghiệp Trung Quốc ở Việt Nam là không đổi, thị trường triển vọng nên Q tăng, chi phí sản xuất không đổi. Do đó, lợi nhuận tuyệt đối của doanh nghiệp tăng lên, tức là FDI sẽ làm cho lợi nhuận kinh tế của doanh nghiệp Trung Quốc cao hơn, đó chính là động lực để Trung Quốc đầu tư trực tiếp vào sản xuất và kinh doanh dài hạn tại Việt Nam. Điều đó càng chứng minh, những năm gần đây động cơ chủ 471
  11. INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2020 ICYREB 2020 yếu của FDI Trung Quốc vào Việt Nam để lợi dụng nguồn tài nguyên tự nhiên và chi phí sản xuất giá rẻ của Việt Nam. 4. Kết luận và kiến nghị Nhóm tác giả đã dựa trên mô hình lực hấp dẫn để tiến hành phân tích mối quan hệ giữa đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI của Trung Quốc tới hoạt động thương mại Việt Trung, FDI đã thúc đẩy thương mại, mối quan hệ giữa FDI và thương mại là quan hệ bổ sung, hiệu ứng bổ sung này của FDI tác động đến thương mại của hai ngành nông nghiệp và công nghiệp cao hơn so với ngành dịch vụ. Các doanh nghiệp Trung Quốc đầu tư sang Việt Nam để tận dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên giá rẻ và nguồn lao động dồi dào của Việt Nam, nhằm thực hiện mục tiêu tối thiểu hóa chi phí của doanh nghiệp. Phân tích mối quan hệ giữa FDI của Trung Quốc với thương mại của hai nước, kết quả thu được cho thấy, FDI tác động tích cực thúc đẩy thương mại, FDI của Trung Quốc tăng trưởng 1% giúp cho thương mại hai nước tăng 0,55%. Từ những phân tích trên, nhóm tác giả đưa ra một số kiến nghị sau đây: Thứ nhất, Trung Quốc đầu tư vào Việt Nam trong lĩnh vực nông nghiệp chủ yếu nhằm lợi dụng tài nguyên thiên nhiên dồi dào của Việt Nam với mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận, mặt khác còn thúc đẩy xuất khẩu của Trung Quốc vào Việt Nam (thuốc trừ sâu, thức ăn gia súc, cơ khí nông nghiệp…). Đây là một những hệ quả mà chúng ta không hề mong muốn, vì vậy một mặt Việt Nam cần kiểm soát các dự án FDI của Trung Quốc trên lĩnh vực nông nghiệp, mặt khác phải chú ý việc cải thiện hạ tầng công nghệ trong lĩnh vực nông nghiệp, đẩy mạnh công tác nghiên cứu các loại giống cây trồng, vật nuôi có hiệu quả kinh tế cao, sản xuất phân bón, thuốc trừ sâu để dần hạn chế việc nhập khẩu các sản phẩm từ Trung Quốc. Thứ hai, đối với ngành công nghiệp, nước ta đang có lợi thế về lao động và thuê đất rẻ, được thể hiện qua tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề khá cao (38,5%)2. Nắm bắt được lợi thế này, các doanh nghiệp FDI Trung Quốc đã đầu tư trong các lĩnh vực sản xuất thâm dụng lao động như: Ngành may mặc, linh kiện ô tô, xe máy, thiết bị điện gia đình… Đây chủ yếu là các ngành công nghiệp nhẹ và truyền thống, không đáp ứng được kỳ vọng trong việc thu hút FDI của Việt Nam (thu hút vốn và kỹ thuật công nghệ hiện đại). Hơn nữa, trình độ công nghệ của Trung Quốc cũng không có sự vượt trội so với Việt Nam và nếu so sánh với các quốc gia phát triển khác thì có thể nói vẫn còn lạc hậu, do vậy thiết nghĩ Việt Nam nên kiểm soát chặt các hoạt động FDI của Trung Quốc trong lĩnh vực công nghiệp. Trước mắt, do lợi thế về lực lượng lao động dồi dào, giá rẻ nên chúng ta vẫn cần tiếp tục thu hút đầu tư những ngành thâm dụng lao động nhằm tận dụng lợi thế lao động3 nhưng chỉ nên xem xét trong ngắn hạn. Đối với các dự án đầu tư trung dài hạn thì nên kiểm soát chặt chẽ và hướng ưu tiên cho các dự án của các đối tác khác hơn là với Trung Quốc, nhằm từng bước triển khai tốt chủ trương của Chính phủ trong thu hút FDI nước ngoài. Thứ ba, gắn việc tăng cường kiểm soát nhằm sàng lọc các dự án FDI của Trung Quốc với tăng cường kiểm soát quan hệ thương mại Việt Nam- Trung Quốc thông qua các công cụ thuế quan, hạn ngạch, kiểm soát chặt chẽ các hoạt động buôn bán tiểu ngạch các tuyến biên giới trên đất liền Việt- Trung cũng như phải kết hợp hiệu quả với các công cụ tài chính khác, đặc biệt chú trọng sử dụng công cụ tỷ giá. Hiện nay công cụ tỷ giá chưa thực sự có tác động tích cực trong việc kiểm soát hoạt động ngoại thương của Việt Nam, do vậy tình trạng nhập siêu có thể sẽ diễn biến phức tạp đối với môi trường kinh tế vĩ mô của Việt Nam. 472
  12. INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2020 ICYREB 2020 Thứ tư, với làn sóng đầu tư trực tiếp tăng đột biến từ Trung Quốc và Hồng Kong trong thời gian vừa qua sẽ tạo ra những rủi ro tiềm ẩn cho hoạt động xuất khẩu của Việt Nam sang một số thị trường có yêu cầu ngặt nghèo về nguồn gốc xuất xứ nguyên liệu. Dòng vốn FDI từ Trung Quốc có thể khiến Việt Nam trở thành “cứ điểm” hàng hóa của các doanh nghiệp (DN) Trung Quốc nhập khẩu hàng hóa vào Việt Nam và sau đó xuất khẩu sang Mỹ và các nước châu Âu. Điều này có thể vô tình làm cho Việt Nam vi phạm các cam kết về xuất xứ hàng hóa, nếu không cẩn thận có thể bị chống bán phá giá hoặc trợ giá. Bên cạnh đó, làn sóng đầu tư từ Trung Quốc cũng sẽ tạo nên áp lực đối với các DN trong nước. Thời gian vừa qua, Việt Nam đã đạt rất nhiều các thỏa thuận thương mại với nhiều quốc gia, nếu các DN Việt Nam không chuẩn bị tốt, cạnh tranh không tốt thì vô hình chung các DN nước ngoài sẽ được hưởng lợi. Đặc biệt, trong bối cảnh cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung vẫn đang diễn ra phức tạp và đặc biệt là trong thời gian tới rất có thể Trung Quốc sẽ tiếp tục phá giá đồng Nhân dân tệ nhằm bảo hộ hàng hóa xuất khẩu của Trung Quốc. Do vậy, Việt Nam cần phải xây dựng kịch bản để theo dõi, đánh giá và sẵn sàng can thiệp về mặt chính sách khi cần thiết đối với vấn đề này. Các ghi chú: 1 Thâm hụt cán cân thương mại của Việt Nam các năm như sau: Năm 2005: -0,574 tỷ USD; năm 2006: -0,164 tỷ USD; Năm 2007: -7,092 tỷ USD; Năm 2008: -10,787 tỷ USD; năm 2009: - 7,44 tỷ USD; Năm 2010: -3,511 tỷ USD; Năm 2011: +9,844 tỷ USD; Năm 2012: +0,78 tỷ USD; Năm 2013: +0,9 tỷ USD; Năm 2014: +2 tỷ USD; Năm 2015: -4 tỷ USD 2 Văn Phúc (2016): Tỷ lệ lao động Việt Nam qua đào tạo nghề chỉ đạt 38,5%: http://www.sggp.org.vn/xahoi/2016/1/409610/#sthash.PmISSowt.dpuf . Truy cập ngày 20/8/2020 3 Cần lưu ý rằng, mặc dù số lao động qua đào tạo nghề có sự tăng lên đáng kể những năm qua, song xét về chất lượng nguồn lao động của nước ta vẫn còn phải xem xét bởi thực tế là hầu hết các doanh nghiệp FDI các nước phát triển đều có những đòi hỏi rất khắt khe về chất lượng lao động, không chỉ là về kỹ năng nghề nghiệp mà còn về sự tuân thủ kỷ luật lao động- đây nhìn chung vẫn đang là khâu yếu của hầu hết người lao động Việt Nam (Xem thêm: Quỳnh Lam (2015): Doanh nghiệp FDI “kêu” chất lượng nhân lực Việt. www.vneconomy.vn. Ngày 20/8/2020 và Hồng Phúc (2014): Chất lượng nhân lực vẫn còn yếu. www.thesaigontime.vn. Ngày 20/08/2020) TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Anderson and Van Wincoop, E. (2003): “Gravity with gravitas: a solution to the border puzzle”, American Economic Review, 93, 170-192. 2. Anderson, J. (1979). “A Theoretical Foundation of the Gravity Equation”, American Economic Review, 69, 106-116. 3. Bergstrand, J. (1985): “The Gravity Equation in International Trade: some Microeconomic Foundations and Empirical Evidence”, Review of Economics and Statistics, 67, 474-481. 4. Bergstrand, J. and Egger, P. (2007): “A Knowledge-and-Physical-Capital Model of 473
  13. INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2020 ICYREB 2020 International Trade Flows, Foreign Direct Investment, and Multinational Enterprises”, Journal of International Economics, 73, 278-308. 5. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2018), Kỷ yếu Hội nghị 30 năm đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam; 6. Brainard, S. (1997): “An Empirical Assessment of the Proximity-Concentration Trade off between Multinational Sales and Trade”, American Economic Review, 87, 520-544. 7. Brenton, P., Di Mauro, F and Lucke, M (1999): “Economic Integration and FDI: an Empirical Analysis of Foreign Investment in the EU and in Central and Eastern Europe”, Empirica, 26, 95-121. 8. Deardorff, A. (1998): “Determinants of Bilateral Trade: Does Gravity Work in a Neoclassical World?” in The Regionalization of the World Economy, University of Chicago Press. Chicago: 7-22. 9. Đinh Thị Thanh Bình và cộng sự (2011). “Applying Gravity Model to Analyze Trade Activities of Vietnam”. https://www.semanticscholar.org/paper/APPLYING-GRAVITY-MODEL- T O - A N A L Y Z E - T R A D E - A C T I V I T I E S - B i n h - Duong/397e255fa644b8c2c7500987c634b2315d50aad4 10. Doumbe, E. and Belinga, T. (2015) A Gravity Model Analysis for Trade between Cameroon and Twenty-Eight European Union Countries. Open Journal of Social Sciences, 3, 114-122. 11. Eaton, J. and Tamura, A. (1996): “Japanese and US Exports and Investment as Conduits of Growth”, NBER Working Paper No. 5457. 12. Graham, E. (1996): “On the Relationship among Foreign Direct Investment and International Trade in the Manufacturing Sector: Empirical Results for the United States and Japan”, WTO Staff Working Paper RD-96-008. 13. Hồng Phúc (2014). “Chất lượng nhân lực vẫn còn yếu” Truy cập: www.thesaigontime.vn. Ngày 15/09/2020. 14. Kleinert, J. and Toubal, F. (2010): “Gravity for FDI”, Review of International Economics, 18, 1-13. 15. Kojima (1987) “ Foreign Trade “ (Bản dịch) [M] Nankai University Press 16. Lê Văn Hùng (2017), “FDI và tăng trưởng năng suất lao động ở Việt Nam - Ngụ ý đối với dòng vốn FDI từ EU”, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam. 17. Markusen, J. and Maskus, K. (2002): “Discriminating among Alternative Theories of the Multinational Enterprise”, Review of International Economics, 10, 694-707. 18. Mayank Nagpal (2003). “FDI And Trade In India – A Gravity Model Analysis”. 19. Mondale (1959): “The Theory of the Growth of the Firm”[M]. USA: Oxford University Press: 1 - 28 20. Nguyễn Bích Ngọc (2017), Tác động lan tỏa từ FDI đến xuất khẩu của ngành công nghiệp chế biến chế tạo ở Việt Nam, Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội; 474
  14. INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2020 ICYREB 2020 21. Nguyễn Mại (2018), Tìm hướng mở rộng hơn sự lan tỏa của FDI tới doanh nghiệp trong nước, Tạp chí Kinh tế và Dự báo, số 4+5 tháng 2/2018. 22. Quỳnh Lam (2015). Doanh nghiệp FDI “kêu” chất lượng nhân lực Việt. www.vnecon- omy.vn. Ngày 15/9/2020) 23. Sunil, Anamika P., and Fang, Sun. (2020), A Gravity Model Analysis of IFDI -Exports Nexus: A Case Study of Indian Exports. In: Journal of Economics and Business, Vol.3, No.4, 1280-1289. 24. Thai Tri Do (2006) A Gravity Model of Trade between Vietnam and 23 European Coun- tries. Department of Economics and Society, Dalarna University, Sweden. 25. UNCTAD (2011): World Investment Report 2011 [R]: 28 39 26. V. Martínez và cộng sự (2013). “On the Relationship between Trade and FDI. The Bor- der Effect”. https://www.semanticscholar.org/paper/On-the-Relationship-between-Trade-and- FDI-.-The-Mart%C3%ADnez/0284700706d2b1a7de5e1f084e1be2c8baf95048 27. Vo Tri Thanh Nguyen Anh Duong (2011). “Revisiting Exports and Foreign Direct”, Asian Economic Policy Review, 6: 112 – 131 28. Yi Ren (2006). “Motivation of Chinese Investment in Vietnam”, Chinese Geographical Science 2006 (1) : 4 475
nguon tai.lieu . vn