Xem mẫu

  1. PHÂN TÍCH CÁC HÌNH THỨC BIỂU ĐẠT VỊ TRÍ “ĐÂY”, “Đ ”, “KIA” TRONG TIẾNG NHẬT VÀ ĐỐI CHIẾU VỚI TIẾNG VIỆT Ngô Thùy Linh, Võ Thị Thanh Mai, Châu Thị Minh Trang, Nguyễn Ngọc Kiều Trinh, Nguyễn Hoàng Gia Bảo Khoa Nhật Bản học, Đại học Công nghệ Tp. Hồ Chí Minh (HUTECH) T M TẮT Trong hệ thống từ loại tiếng Việt và tiếng Nhật, các đại từ “đây, đó, kia” tương ứng là “koko, soko, asoko” tuy chiếm một số lượng ít nhưng lại có một vị trí quan trọng trong tiếng Nhật. Phân các hình thức biểu đạt “ đây”, “đó”, “kia’ trong tiếng Nhật và đối chiếu với tiếng Việt là một hướng nghiên cứu mang tính thực tiễn cao, đáp ứng được nhu cầu học tiếng Nhật ngày càng cao của người Việt Đề tài nghiên cứu giúp cho người học nhận ra được những điểm tương đồng và khác biệt giữa hai ngôn ngữ, đồng thời có thể phân biệt và sử dụng chính xác các đại từ này trong từng trường hợp giao tiếp cụ thể. 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1 Đặc điểm đại từ trong tiếng Việt Trong tiếng Việt, từ loại được tác giả Lê Biên định ngh a trong quyển Từ loại tiếng Việt hiện đại như sau: “Từ loại là sự phân loại vốn từ của một ngôn ngữ cụ thể thành những loại, những hạng dựa vào những đặc trưng ngữ pháp”. Dựa vào định ngh a này, cần phân định từ loại để thiết lập một danh sách các từ loại của một ngôn ngữ cụ thể, vì mỗi từ loại khi đi vào trong câu, nó có cả một chùm chức vụ cú pháp đặc trưng cho chức năng của từ đó như danh từ, tình thái từ, động từ, phụ từ, đại từ, v.v. Từ loại trong tiếng Việt ra làm ba nhóm: thực từ, hư từ và trung gian Trong đó, đại từ được xếp vào nhóm trung gian bởi nó có những đặc điểm vừa giống thực từ vừa giống hư từ. Đại từ là lớp từ dùng để thay thế và chỉ trỏ, hay có ngh a là: “đại từ là những từ dùng để thay thế một danh từ để khỏi nhắc lại danh từ ấy và để câu được gọn gàng”. (Nguyễn Lân, 1956). 1.2 Khái niệm của đại từ chỉ định “đây, đó, kia” 1.2.1 Đại từ “đây, đó, kia” trong tiếng Việt Trong tiếng Việt, đại từ chỉ định có ngh a là những đại từ để trỏ dùng để thay thế cho danh từ chỉ người hay vật mà mình trỏ hay trông vào khi nói. Xét các ví dụ có đại từ “đây”: Ví dụ: (1) Muốn cho êm ấm cửa nhà Vợ kêu chồng dạ bẩm bà, con đây ! (Ca Dao) Đại từ “đây” ở ví dụ này được dùng để xưng hô, cụ thể là dùng như đại từ nhân xưng với chức năng thay thế cho người nói “Người nói dùng để tự xưng với người đối thoại một cách thân mật, hoặc trịch thượng, sỗ sàng” Đại từ tương ứng với nó là đấy hoặc đó: thay thế cho người nghe tạo thành cặp xưng hô lâm thời đây – đấy, đây – đó Kiểu xưng hô này được sử dụng khá nhiều trong đời sống hàng ngày với các sắc thái khác nhau tùy thuộc vào từng ngữ cảnh giao tiếp cụ thể. (2) Hồi năm nọ, một thầy địa lí đi qua đây có bảo đất làng này là cái thế “quần ngư tranh thực”, vì thế mà bọn đàn anh chỉ là một đàn cá tranh mồi. (Nam Cao) 893
  2. “Đây” ở ví dụ này là đại từ thay thế bởi nó có chức năng thay thế. “Đây” thay cho “làng này” để tránh sự lặp lại trong diễn đạt. (3) Chắc lại có chuyện rồi đây? “Đây” là một trợ từ: nhấn mạnh về tính chất hiện diện cụ thể của người, điều vừa được nói đến hoặc được dùng như một trợ từ nhấn mạnh sự băn khoăn của người nói về điều vừa nêu ra như để tự hỏi mình. (4). Tiện cái cánh cửa đây, các ông ghép qua loa vào làm áo quan. (Nam Cao) “Đây” là một đại từ chỉ định: dùng để chỉ định sự vật, địa điểm ở gần hoặc ngay chỗ người nói hoặc ngay thời điểm nói. Xét các đại từ “đó” “Đó” là từ dùng để chỉ người, sự vật, địa điểm, thời điểm hoặc sự việc được xác định là có, tuy không biết cụ thể. Ví dụ: (5) Có người nào đó bỏ quên cái mũ. Ngoài ra đó còn dùng để chỉ định sự vật ở xa hơn so với vị trí của người nói (điểm mốc), hoặc đã được nhắc tới biết tới trước đó (6) Mấy người đó hôm qua không đến. “Đó” còn dùng như một trợ từ thường đặt ở cuối câu, có tác dụng dùng để nhấn mạnh tính chất xác định, đích xác của điều được nói đến, thể hiện thái độ khẳng định, dứt khoát, đe dọa... (7) Ăn cây nào rào cây đấy ( Ca Dao) Trong ví dụ (7), từ “đó” có thể thay bằng đấy mà ngh a của câu vẫn không hề thay đổi. Tuy nhiên trong cách dùng này, từ đấy được người Việt sử dụng phổ biến hơn đó Trong một số trường hợp, trợ từ đó còn nhằm lưu ý người nghe rằng cái sự vật, sự việc đã nói trước đấy giờ đây đã hiển hiện. Và do vậy, sau nó là một phát ngôn nhắc lại (hay đúng hơn là để đay nghiến, trách móc) người nghe về điều đã nói trước đấy. (8) Đấy, mày thấy chưa! Cái tội không nghe lời tao Với vai trò này, đó/đấy dùng cuối một phát ngôn để đánh dấu sự đáng chú ý của nội dung phát ngôn trước đó (người nói cho rằng thông tin đưa ra là thông tin mới cần cho người nghe). Xét đại từ “kia” Kia là trợ từ, thường đặt cuối câu dùng để báo hiệu, nhấn mạnh, thể hiện thái độ nũng nịu,... Có khi nó biểu thị ý nhấn mạnh cho người đối thoại chú ý đến điều vừa được nói đến, ý như muốn bảo rằng: như thế đấy, chứ không phải khác đâu (9) Anh ơi em thích cái giỏ kia hơn Trợ từ kia còn biểu thị ý hơi ngạc nhiên về điều nêu ra, như để hỏi vặn lại cho rõ ràng. (10) Có phải là nhỏ kia không? Các kết hợp từ có từ kia như: kia mà, kia à, kia chứ, thế kia Lưu ý tổ hợp từ kia mà: tổ hợp biểu thị nhấn mạnh ý ngạc nhiên về một ý kiến hoặc hành động cho là không đúng, trái lẽ, không chấp nhận được của người đối thoại, nêu ra như để vặn lại nhằm phản bác (11) Là giám đốc kia mà, cớ sao phải động tay động chân chứ Kia là đại từ chỉ định: dùng để chỉ định những sự vật ở xa người nói, có thể ở trước mặt người nói. 894
  3. (12) Còn cái mảnh đất ngay kia thì hồi sáng đã có người mua mất rồi! Với ví dụ (12) thì diễn tả một mảnh đất mà nằm gần cả người mua đất và người bán đất. Đại từ “đây, đó, kia” trong tiếng Nhật Trong tiếng Nhật, “Đây”: “koko”, “đó” là “soko”; “kia” là “asoko” cũng được xem như là những đại từ chỉ định. Phần lớn những nhà nghiên cứu tiếng Nhật đều nhất trí rằng: “koko” chỉ đối tượng gần người nói, “soko” chỉ đối tượng gần người nghe và “asoko” chỉ đối tượng xa người nói và người nghe. (Từ điển Việt – Nhật thông dụng xuất bản 2015) Ngoài ra, “sore” có 2 còn được phân biệt: a) Phân biệt theo ngôi: sore chỉ đối tượng gần người nghe; b) Phân biệt theo khoảng cách: sore chỉ đối tượng hơi xa người nói. Kinsui và nnk (2002) dựa vào (1) và (3) mà cho rằng “không thể xác định được lý thuyết nào là cơ bản hoặc lý thuyết nào là phái sinh” 2. SO SÁNH CÁC TÌNH HUỐNG SỬ DỤNG “ĐÂY”, “Đ ”, “KIA” TRONG TIẾNG VIỆT VÀ TIẾNG NHẬT 2.1 Điểm tƣơng đồng + Điểm 1: Về mặt khái niệm Ví dụ tiếng việt : Tiệm kem ở “đây” là ngon nhất đó (13) Ví dụ tiếng Nhật : “koko” no aisukuri-munomise wa ichiban oishiidesuyo.(14) + Điểm 2: Về mặt chức năng trong câu Ví dụ tiếng việt: Vị “đây” là Kiến trúc sư đã du học từ Mỹ về.(15) Ví dụ tiếng Nhật: “kochira” wa amerika he ryuugakushitekita kenchikakudesu (16) + Điểm 3: Về cách sử dụng trong những trường hợp sau:  Dùng để xưng hô, cụ thể là dùng như đại từ nhân xưng với chức năng thay thế cho người nói Ví dụ tiếng Việt: “Đây” không thích nhé (17) Ví dụ tiếng Nhật : “kocchi” iyadesu (18)  Biểu thị ý hơi ngạc nhiên về điều nêu ra, như để hỏi vặn lại cho rõ ràng. Ví dụ tiếng Việt : Có phải là nhỏ “kia” không?(19) Ví dụ tiếng Nhật : “asoko” no onna no ko?(20)  Dùng như một trợ từ thường đặt ở cuối câu, có tác dụng dùng để nhấn mạnh tính chất xác định, đích xác của điều được nói đến, thể hiện thái độ khẳng định, dứt khoát, đe dọa... Ví dụ tiếng Việt: Có đúng là mày thấy nó không? Ở “đó” phải không?(21) Ví dụ tiếng Nhật: Hontou wa omae aitsu wo mita? “Soko” dayone?(22) 2.2 Điểm khác biệt Về mặt ngữ ngh a : đối với tiếng Việt khi đề cập về một nơi chốn, sự vật, sự việc nào đó mà cả người nói lẫn người nghe đều biết đến, quan tâm đến thì sử dụng “ đó”, nhưng ngược lại, trong tiếng Nhật thì sử dụng “ asoko” ( kia), một phần là do tiến trình lịch sử ngôn ngữ hình thành không tương đồng, văn hóa khác biệt, phần khác là cách dùng từ giữa hai đất nước Việt Nam và Nhật Bản khác nhau nên đã tạo ra sự khác biệt độc đáo nhưng cũng rất thú vị này. Ví dụ Tiếng Việt: Hôm qua ăn ở trường Văn Lang, hôm nay cũng ăn tiếp chỗ “đó” đi (23) Ví dụ Tiếng Nhật: Kinou, VLdaigaku de shokuji shitakedo, kyou mo “asoko”de shokuji shimashou (24) 895
  4. Về mặt cảm xúc : Khi đặt cuối câu từ “kia” dùng để báo hiệu, nhấn mạnh, thể hiện thái độ nũng nịu,... nhưng từ “asoko” thì không thể Ví dụ Tiếng Việt: Mẹ ơi con thích cái “kia” hơn (25) Ví dụ Tiếng Nhật: okasaan “areno” houga suki (26) Về mặt tâm lý: Khi dùng như một trợ từ nhấn mạnh sự băn khoăn của người nói về điều vừa nêu ra như để tự hỏi mình thì có thể sử dụng từ “ đây” để diễn đạt nỗi niềm, sự lo toan về sự việc gì đó Nhưng “ kore” ở đây không thích hợp, chỉ có thể sử dụng “ sore”. Ví dụ Tiếng Việt: Không biết rồi sẽ ra sao “đây”? (27) Ví dụ Tiếng Nhật: “sore” ga dounaru ka wakarimasen (28) Có khá nhiều điểm tương đồng lẫn điểm khác biệt giữa cách sử dụng lẫn ứng dụng đại từ chỉ định “ đây, đó, kia” trong hai ngôn ngữ, ở bài báo này chúng tôi chỉ liệt kê một vài ví dụ điển hình để làm rõ hơn về sự khác nhau trong tiếng Việt và tiếng Nhật. 3. KẾT LUẬN Qua nghiên cứu, có thể thấy, đại từ chỉ định “đây, đó, kia” có hoạt động ngữ pháp khá đa dạng, phong phú trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày ở Việt Nam lẫn Nhật Bản. Là một nhóm từ mang nhiều hình thức kết hợp từ loại ( danh từ, tính từ , động từ,…) mà còn mang nhiều ý ngh a (đại từ, danh từ, tình thái từ,…) khi kết hợp những từ loại đã nêu Nhìn chung, từ loại trong các ngôn ngữ có thể không giống nhau, nhất là đối với mảng hư từ. Nhưng cho đến nay vẫn còn nhiều ý kiến chưa thống nhất, nhưng cũng từ những nghiên cứu lớn lao của Hữu Quỳnh, Phan Thiều, Trần Ngọc Thêm, Hồ Lê, Đỗ Hữu Châu, Nguyễn Thiện Giáp, Võ Bình, Đái Xuân Ninh, v v Thêm vào đó, trong lúc nghiên cứu, chúng tôi đã tìm ra nhiều điểm thú vị trong từng cách thức, tình huống cũng như hoàn cảnh mà những đại từ chỉ định “ đây, đó, kia” trong tiếng Việt giống với “ koko, soko, asoko” trong tiếng Nhật và ngược lại. Đây chắc chắn là tiền đề giúp cho cuộc nghiên cứu thêm thành công và gặt hái được những kết quả tốt đẹp trong tương lai TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Bùi Minh Toán (chủ biên) – Nguyễn Thị Lương, (2007), Giáo trình Ngữ pháp tiếng Việt, Nxb Đại học Sư phạm. [2] Lê Văn Lý, Sơ thảo Ngữ pháp Việt Nam (1971), Trung tâm học liệu Sài Gòn. [3] Nguyễn Hồng Cổn (2003), Về vấn đề phân định từ loại trong tiếng Việt, Tạp chí Ngôn ngữ, Số 02. [4] Nguyễn Tài Cẩn (1975), Ngữ pháp tiếng Việt, Tiếng – Từ ghép – Đoản ngữ, Nxb Khoa học xã hội. [5] Nguyễn Văn Hiệp (2008),Cơ sở ngữ ngh a phân tích cú pháp, Nxb Giáo dục. [6] Nguyễn Thiện Giáp (2012), Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu [7] ngôn ngữ Nxb Giáo dục Việt Nam. [8] Giáo trình Ngôn ngữ học (GSTS.Nguyễn Thiện Giáp) (2008), Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. [9] Phạm Hùng Việt (1996), Một số đặc điểm chức năng của trợ từ tiếng Việt hiện [10] đại, Luận án tiến s Đại học KHXH&NV, ĐHQG Hà Nội. [11] The Sakura ( tác giả) ( 2015), Từ điển Việt – Nhật thông dụng. [12] Tuyển tập truyện ngắn Nguyễn Công Hoan (2012), NXB văn học Hà Nội. [13] Tuyển tập truyện ngắn Thạch Lam ( 2012 ) , NXB văn học Hà Nội. [14] Trần Trọng Kim, Bùi Kỷ, Phạm Duy Khiêm, Việt Nam văn phạm, 1940, Hà Nội. 896
  5. [15] http://yamakyow.blog.fc2.com/blog-entry- 813.html?fbclid=IwAR1M_7vUi8mCRPOycrm560viLovBgX40jfioGtum-QXZ6RgfGlAPxRq8AVI [16] http://www.miyaginet.jp/miyagi/Dialect.htm?fbclid=IwAR0vSJLRxFcfbObpu4SkhOXVM48Rlazr4aky CvSRhsLsc6bDfjyFW0BJrrM [17] https://tiengviet-tv.blogspot.com/2012/12/nay-ay-ay-oay- kia.html?m=1&fbclid=IwAR3Bb8sqCXpETI7a-duNBObr_Wowd- FUrjOSbYHoUz3vfNvHMOeR0bQ7HCI [18] http://www.kumamotokokufu- h.ed.jp/kumamoto/hougen/sijisi.html?fbclid=IwAR1Q03g5lL6B3rVGiox9duQyJkU9wWfJzIyDIxVm- AafK34OMbCz6Wn_Q4w [19] http://nguvan.hnue.edu.vn/Nghiencuu/Ngonngu/tabid/100/newstab/375/Default.aspx [20] https://nguphapnhatngu.com/tu-chi-dia-diem-cho-nay-cho-do-cho- kia/?fbclid=IwAR0UkZ9Xfz5f5KmWA3pta3VKQ5s4bIkrbtje4g-Z0DobJwYRxjCHdQYQRzY [21] http://www.hocday.com/t-ch-v-tr-trong-ting-nht-v-ting- vit.html?utm_source=zalo&utm_medium=zalo&utm_campaign=zalo&zarsrc=30 897
nguon tai.lieu . vn