Xem mẫu

  1. JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1067.2017-0103 Social Science, 2017, Vol. 62, Iss. 11, pp. 177-186 This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn PHÂN TÍCH BIẾN ĐỘNG SỬ DỤNG ĐẤT Ở TỈNH HẢI DƯƠNG GIAI ĐOẠN 2005-2015 VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA SỰ BIẾN ĐỘNG NÀY TỚI VIỆC SỬ DỤNG HỢP LÝ TÀI NGUYÊN ĐẤT 1 Nguyễn Ngọc Ánh, 1 Nguyễn Quang Thái, 2 Bùi Thị Cẩm Ngọc, 2 Phạm Anh Tuấn 1 KhoaĐịa lí, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Khoa Quản lí Đất đai, Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội Tóm tắt. Với chủ trương sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên thiên nhiên đặc biệt là tài nguyên đất, các địa phương trong cả nước đang rà soát và kiểm tra tổng thể nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Trong quá trình thực hiện Hải Dương gặp không ít những bất cập như: việc phát triển kinh tế làm tổn hại đến môi trường, ô nhiễm môi trường ngày một trầm trọng; vấn đề thực hiện CNH – HĐH, các khu công nghiệp mở ra, đô thị phát triển làm thu hẹp quỹ đất sản xuất nông nghiệp dẫn đến vấn đề an ninh lương thực không được đảm bảo; cơ cấu sử dụng đất mất cân đối; quy hoạch mang nhiều bất cập, hạn chế; hiệu quả sử dụng đất chưa cao, đặc biệt là diện tích đất hoang hóa ngày một tăng tại các khu công nghiệp, khu đồng cao. . . những điều này đang tạo ra nhiều hệ lụy trong đời sống người dân, kìm hãm sự phát triển kinh tế - xã hội, khiến cho chất lượng môi trường đất bị suy thoái nặng nề ở nhiều khu vực trong tỉnh . . . Bằng việc phân tích nguồn số liệu thống kê và đánh giá hiện trạng sử dụng đất qua các năm 2005, 2010, 2015 có sử dụng công cụ của hệ thông tin địa lí (GIS), các tác giả đã tìm ra và luận giải những biến động của các loại hình sử dụng đất, định hướng việc quản lí đất đai, đề xuất các giải pháp khai thác và sử dụng hợp lí tài nguyên đất. Từ khóa: Mục đích sử dụng đất, hiện trạng sử dụng đất, biến động sử dụng đất, quy hoạch, môi trường, Hải Dương. 1. Mở đầu Những năm gần đây, việc nghiên cứu đánh giá biến động sử dụng đất tại các địa phương được tiến hành khá thường xuyên và được thực hiện bằng nhiều cách thức khác nhau như: sử dụng nguồn số liệu thống kê hàng năm để hỗ trợ đánh giá biến động sử dụng đất; sử dụng nguồn bản đồ hiện trạng sử dụng đất của các năm để thực hiện chồng xếp không gian, chiết xuất nội dung để đánh giá biến động sử dụng đất; một cách khác là sử dụng nguồn dữ liệu ảnh hàng không hoặc ảnh vệ tinh ở các thời kì khác nhau, tiến hành giải đoán và chồng xếp các lớp thông tin để tìm ra các phần đất bị biến động. . . các phương pháp này đều có những ưu việt, hạn chế nhất định. Vậy nên, các tác giả tập trung sử dụng kết hợp các cách thức trên để phân tích những biến động trong Ngày nhận bài: 15/8/2017. Ngày sửa bài: 21/9/2017. Ngày nhận đăng: 25/10/2017 Liên hệ: Nguyễn Ngọc Ánh, e-mail: anh@hnue.edu.vn 177
  2. Nguyễn Ngọc Ánh, Nguyễn Quang Thái, Bùi Thị Cẩm Ngọc và Phạm Anh Tuấn sử dụng đất trên địa bàn tỉnh Hải Dương giai đoạn 2005 – 2015. Tính toán diện tích thay đổi của các loại hình sử dụng đất. Tìm ra và luận giải những thay đổi trong quá trình quản lí và sử dụng đất đai ở Hải Dương. - Theo báo cáo mới nhất của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hải Dương, năm 2017 hiện trạng sử dụng đất đã thống kê đến 31/12/2015 với đầy đủ diện tích các loại hình sử dụng đất như: Đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp và đất chưa sử dụng. Bên cạnh đó đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất 5 năm kì đầu 2011 – 2015. Đồng thời công bố kế hoạch sử dụng đất 5 năm kì cuối 2016 – 2020 [6; 8]. Trong báo cáo mặc dù đã thống kê khá chi tiết nhưng chưa làm rõ được những biến động cụ thể của các loại hình sử dụng đất ở tỉnh Hải Dương giai đoạn từ 2005 đến 2015, khoảng thời gian mà Hải Dương thực hiện mạnh nhất công nghiệp hóa, hiện đại hóa. - Trên địa bàn huyện Thanh Hà, tác giả Nguyễn Tuyết Ngân đã nghiên cứu Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp theo hai góc độ là phát triển kinh tế và xã hội. Qua đó khẳng định rõ tầm quan trọng của việc biến động sử dụng đất ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp [2]. - Việc ứng dụng tư liệu viễn thám và dữ liệu trong GIS để nghiên cứu biến động sử dụng đất, giám sát sự thay đổi diện tích rừng, hoặc sự thay đổi diện tích mặt nước. . . đây là xu thế nghiên cứu phổ biến hiện nay. Trong đó khai thác tốt nguồn tư liệu ảnh vệ tinh và những công cụ hữu hiệu từ công nghệ GIS là định hướng đúng đắn. Song mọi công trình đều cần tới nguồn dữ liệu mặt đất – dữ liệu, số liệu quan trắc, thống kê [1], điều này nhắc chúng ta cần kết hợp hài hòa các phương pháp nghiên cứu và cách tiếp cận vấn đề. - Trên địa bàn Hải Dương, mặc dù có nhiều đổi mới trong quản lí đất đai ở các huyện cũng như toàn tỉnh, song chưa có công trình nào tìm ra những biến động trong quá trình sử dụng đất của tỉnh, chưa lí giải được ảnh hưởng của những thay đổi này cũng như những hệ lụy của chúng trong quá trình phát triển kinh tế và xã hội của Hải Dương. Đây cũng chính là những việc mà nhóm tác giả kì vọng giải quyết, góp phần đắc lực trong công cuộc đổi mới, phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Hải Dương. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Biến động diện tích trong sử dụng đất ở Hải Dương 2.1.1. Cơ cấu diện tích các nhóm đất chính giai đoạn 2005 - 2015 Bảng 1. Diện tích đất phân theo mục đích sử dụng các năm 2005, 2010 và 2015 Loại đất 2005 2010 2015 Ha % Ha % Ha % Đất nông nghiệp 114,816 69.65 109,005 65.93 107,342 64.35 Đất phi nông nghiệp 48,968 29.71 55,551 33.60 59,196 35.5 Đất chưa sử dụng 1,053 0.64 777 0.47 286 0.17 Tổng diện tích 164,837 100 165,333 100 166,797 100 (Nguồn: Xử lí và tính toán từ [3, 6, 8, 10]) Căn cứ vào số liệu trong bảng trên trực quan hóa bằng biểu đồ trong Hình 1. - Qua biểu đồ và bảng số liệu nhận thấy diện tích đất nông nghiệp có xu hướng giảm đều từ năm 2005 đến năm 2010, cụ thể là giảm từ 114,816 ha chiếm 69.65% tổng diện tích tự nhiên (2005) xuống 109,005ha chiếm 65.93% (2010) và giảm còn 107,342ha chiếm 64.35% (2015). Như 178
  3. Phân tích biến động sử dụng đất ở tỉnh Hải Dương giai đoạn 2005-2015 và ảnh hưởng của sự biến động... Hình 1. Biểu đồ sự thay đổi về diện tích các nhóm đất chính ở Hải Dương, giai đoạn 2005 - 2010 vậy diện tích đất nông nghiệp bị chuyển đổi mục đích sử dụng khoảng 900ha mỗi năm tương ứng giảm 5,82%. - Bên cạnh đó, diện tích đất phi nông nghiệp tăng khá đều theo các năm. Trong giai đoạn nghiên cứu diên tích đất phi nông nghiệp tăng từ 48,968ha chiếm 29.71% tổng diện tích tự nhiên (2005) lên 55,551ha chiếm 33.6% (2010) và đến năm 2015 tăng lên 59,196ha chiếm 35.5% . - Diện tích đất chưa sử dụng của Hải Dương được khai thác khá triệt để. Năm 2005 nhóm đất này là 1,053ha chỉ chiếm 0.64% tổng diện tích tự nhiên của tỉnh, đến năm 2010 còn lại là 777ha tương ứng 0.47% và đến năm 2015 chỉ còn 286ha chiếm 0.17%. Đất chưa sử dụng tập trung vào đất đồi núi có địa hình hiểm trở, khó khai thác trên địa bàn huyện Chí Linh. Như vậy, diện tích đất của các loại hình sử dụng đất ở Hải Dương luôn biến động. Sự biến động này theo xu thế tăng diện tích đất phi nông nghiệp, giảm diện tích đất nông nghiệp và dần dần sử dụng triệt để quỹ đất tự nhiên của tỉnh. Xu thế này phù hợp với xu thế chung của cả nước, sau khi Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VIII năm 1996, chính thức đặt mục tiêu cho cách mạng CNH-HĐH tới năm 2020 là: “đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp” [7]. Điều này đã dấy lên công cuộc chuyển đổi cơ cấu nền kinh tế từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ. Do đó, một lượng lớn diện tích đất nông nghiệp đã mất đi, thay vào đó là các loại hình sử dụng đất chuyên dùng như: các khu công nghiệp, các nhà máy, các khu đô thị, trung tâm thương mại hoặc các khu dân cư. . . làm thay đổi đáng kể bộ mặt mỗi địa phương ở Hải Dương. 2.1.2. Biến động diện tích các nhóm đất chính ở Hải Dương giai đoạn 2005 - 2015 Bảng 2. Sự biến động diện tích 3 nhóm đất chính ở Hải Dương trong các giai đoạn 2005 – 2010, 2010 – 2015 và 2005 – 2015 Loại đất/ Giai đoạn 2005 2010 2015 Biến động 2005 - 2010 2010 -2015 2005-2015 Đất nông nghiệp (ha) 114,816 109,005 107,342 -5,811 -1.663 -7,474 Đất phi nông nghiệp (ha) 48,968 55,551 59,196 6,583 3,645 10,228 Đất chưa sử dụng (ha) 1,053 777 286 -276 -491 -767 (Nguồn: Xử lí và tính toán từ [3, 6, 8, 10]) Sự biến động diện tích đất theo mục đích sử dụng, với 3 nhóm đất chính được trực quan hóa bằng biểu đồ sau đây: 179
  4. Nguyễn Ngọc Ánh, Nguyễn Quang Thái, Bùi Thị Cẩm Ngọc và Phạm Anh Tuấn Hình 2: Biểu đồ biến động diện tích của 3 nhóm đất chính ở Hải Dương giai đoạn 2005 – 2010, 2010- 2015 và 2005 - 2015 Qua đó nhận thấy: - Diện tích đất nông nghiệp giảm trong cả 2 giai đoạn từ 2005 đến 2015 và giảm mạnh trong giai đoạn 2010 – 2015, trước đó giảm nhẹ vào giai đoạn sau 2005 – 2010. Cụ thể là từ năm 2005 đến 2010 diện tích đất nông nghiệp giảm 5,811ha chiếm 5.33% diện tích đất nông nghiệp tại thời điểm 2010. 5 năm tiếp diện tích đất nông nghiệp giảm 1663ha chiếm 1.55% tổng diện tích đất nông nghiệp tại thời điểm năm 2015. Như vậy, sau 10 năm kể từ năm 2005 diện tích đất nông nghiệp giảm 7474ha chiếm khoảng 6,95% diện tích đất nông nghiệp và chiếm 4.65% tổng diện tích tự nhiên của tỉnh tại thời điểm năm 2015. - Trong khi đó diện tích đất phi nông nghiệp lại tăng trong toàn giai đoạn từ 2005 đến 2010. Giai đoạn này diện tích đất phi nông nghiệp 6,583ha chiếm 11.85% tổng diện tích đất phi nông nghiệp tại thời điểm năm 2010. Giai đoạn từ 2010 đến 2015 diện tích đất phi nông nghiệp tăng 3,645ha chiếm 6,38% tổng diện tích đất phi nông nghiệp tại thời điểm 2015. Xét trong cả giai đoạn 10 năm từ 2005 đến 2015 diện tích đất phi nông nghiệp tăng 10,228ha chiếm 17.28% tổng diện tích đất phi nông nghiệp và chiếm 6.3% tổng diện tích đất tự nhiên của tỉnh tại thời điểm năm 2015. - Đối với đất chưa sử dụng giai đoạn từ 2005 đến 2010 toàn tỉnh khai hoang được 277ha và giai đoạn 5 năm tiếp theo khai thác được 217ha. Sau 10 năm từ 2005 đến 2015 toàn tỉnh đã khai thác được 491ha, chiếm gần 50% tổng diện tích đất chưa sử dụng của thời điểm năm 2005. Hải Dương là một trong các tỉnh khai thác tốt nhóm đất chưa sử dụng này. - Sự biến động diện tích các nhóm đất chính ở Hải Dương đang ở mức độ cao trong giai đoạn 2005 – 2015 và đặc biệt là giai đoạn 5 năm từ 2005 – 2010, bởi đây là giai đoạn đầu của việc thực hiện cuộc cách mạng CNH-HĐH ở nước ta. Theo đà phát triển này thì tời năm 2020 tỷ lệ diện tích đất nông nghiệp và phi nông nghiệp 55%:45% và dự báo tới năm 2030 tỷ lệ diện tích đất nông nghiệp và phi nông nghiệp sẽ tương đương nhau. Đây là một xu thế khá hợp lí, song trong thực tế đã nảy sinh nhiều vấn đề như: ô nhiễm môi trường tăng, quy hoạch chồng chéo kìm hãm sự phát triển, lấn chiếm, tranh chấp, sử dụng sai mục đích gia tăng, chưa kể chịu ảnh hưởng của nên kinh tế cả nước và toàn cầu. 180
  5. Phân tích biến động sử dụng đất ở tỉnh Hải Dương giai đoạn 2005-2015 và ảnh hưởng của sự biến động... 2.1.3. Biến động đất nông nghiệp Sự biến động các loại hình sử dụng đất trong nhóm đất nông nghiệp ở Hải Dương thể hiện qua 3 loại đất chính là đất sản xuất nông nghiệp, đất lâm nghiệp có rừng và đất nuôi trồng thủy sản. Các số liệu được thống kê, tính toánh trong Bảng 3 dưới đây, sẽ cho chúng ta biết được tình hình sử dụng đất nông nghiệp của tỉnh. Bảng 3. Sự biến động diện tích đất nông nghiệp ở Hải Dương trong các giai đoạn 2005 – 2010, 2010 – 2015 và 2005 – 2015 Loại đất/ Năm 2005 2010 2015 Biến động 2005 - 2010 2010 -2015 2005-2015 Đất nông nghiệp (ha) 114,816 109,005 107,342 -5,811 -1.663 -7,474 Đất sản xuất nông 98,398 91,440 86,420 -6,958 -5,020 -11,978 nghiệp (ha) Đất lâm nghiệp có rừng 9,149 8,859 11,886 -290 3,027 2,737 (ha) Đất nuôi trồng thuỷ sản 7,269 8,706 9,391 1,437 685 2,122 (ha) (Nguồn: Xử lí và tính toán từ [3, 6, 8, 10]) Để nhận định rõ hơn sự biến động của các loại hình sử dụng đất thuộc nhóm đất nông nghiệp, hãy quan sát biểu đồ sau đây: Hình 3. Biểu đồ biến động diện tích nông nghiệp ở Hải Dương giai đoạn 2005 – 2010, 2010- 2015 và 2005 – 2015 Phân tích số liệu trong Bảng 3 và quan sát biểu đồ trong Hình 3 nhận thấy: - Trong đất nông nghiệp, diên tích đất phục vụ cho sản xuất luôn chiếm tỷ trọng cao nhất. Năm 2005 diện tích đất sản xuất nông nghiệp 98,398ha chiếm 85.7% tổng diện tích đất nông nghiệp. Đến năm 2010 diện tích đất nông nghiệp phục vụ cho sản xuất còn lại 91,440 ha giảm đi 6,958ha. Vẫn loại đất này đến năm 2015 diện tích còn lại là 86,420 ha, tiếp tục giảm 5,020 ha. Sau 10 năm kể từ năm 2005 diện tích đất sản xuất nông nghiệp giảm 11,978 ha, tương ứng giảm 13.2% tổng diện tích nông nghiệp so với năm 2005. Như vậy, diện tích đất sản xuất nông nghiệp giảm 181
  6. Nguyễn Ngọc Ánh, Nguyễn Quang Thái, Bùi Thị Cẩm Ngọc và Phạm Anh Tuấn trung bình gần 1,300 ha mỗi năm. Giảm nhanh hơn diện tích đất nông nghiệp nói chung là 400ha. Đây chính thức là lời cảnh báo tới việc mất cân bằng trong cơ cấu sử dụng đất, khi nền kinh tế phi nông nghiệp chưa thực sự đảm bảo cho cuộc sống người dân, nguy cơ thiếu hụt lương thực đang hiện hữu, mặc dù đang là nước xuất khẩu gạo lớn trên thế giới. - Vào thập niêm 90 của thế kỉ XIX diện tích rừng liên tục giảm do nhiều nguyên nhân, song sau khi có quyết định 661 năm 1998 của Thủ tướng Chính phủ về dự án thử nghiệm trồng mới 5 triệu hecta rừng. Ở Hải Dương tính từ năm 2005 đến 2010 diện tích đất lâm nghiệp giảm 290 ha. Sau năm 2010, dự án được phổ biến, các địa phương thực hiện nghiêm túc, nên diện tích rừng được tăng trở lại. Đặc biệt sau Chỉ thị 334 năm 2009 của Chính phủ tiếp tục triển khai trồng rừng, diện tích rừng ở Hải Dương đã tăng 2.027 ha. Đây là kết quả đáng ghi nhận của lãnh đạo và nhân dân Hải Dương. - Đối với diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản ở Hải Dương tăng trong toàn giai đoạn. Từ năm 2005 đến 2010 tăng 1.437 ha và 5 năm sau đó tăng tiếp 685 ha. Đây cũng là điểm sáng trong sử dụng đất ở Hải Dương thời gian qua. Đó là kết quả của kế hoạch phát triển kinh tế V-A-C (vườn, ao, chuồng) của địa phương. Chính nhờ vào hoạt động kinh tế này mà Hải Dương đã khai thác hiệu quả diện tích mặt nước sông suối chưa sử dụng. Nhìn chung thì đất nông nghiệp của Hải Dương vẫn giảm theo hàng năm mặc dù diện tích đất có mặt nước nuôi trồng thủy sản và đất lâm nghiệp có rừng tăng, bởi diện tích đất sản xuất nông nghiệp giảm quá lớn. 2.1.4. Biến động diện tích đất phi nông nghiệp Đất phi nông nghiệp là phần diện tích còn lại chính ở Hải Dương và được tổng hợp trong bảng số liệu dưới đây: Bảng 4. Sự biến động diện tích đất phi nông nghiệp giai đoạn 2005 – 2015 trong các giai đoạn 2005 – 2010, 2010 – 2015 và 2005 – 2015 Loại đất/ Năm 2005 2010 2015 Biến động 2005 - 2010 2010 -2015 2005-2015 Đất phi nông nghiệp (ha) 48,968 55,551 59,196 6,583 3,645 10,228 Đất ở (ha) 11,089 13,792 15,531 2,703 1,739 4,442 Đấ mặt nước chuyên 11,340 13,052 12,021 1,712 -1,031 681 dùng (ha) Đất chuyên dùng và đất 26,539 28,707 31,644 2,168 2.937 5,105 khác (ha) (Nguồn: Xử lí và tính toán từ [3, 6, 8, 10]) Để nhận định rõ hơn về sự biến động các loại đất trong nhóm đất phi nông nghiệp, có thể quan sát biểu đồ trong Hình 4 dưới đây. Căn cứ vào số liệu trong Bảng 4 và biểu đồ trong Hình 4 nhận thấy: - Diện tích đất ở luôn tăng trong cả giai đoạn 10 năm. Giai đoạn từ 2005 đến 2010 tăng 2,703 ha, giai đoạn từ 2010 đến 2015 diện tích đất ở tiếp tục tăng 1,739 ha. Như vậy, trong gia đoạn 10 năm từ 2005 đến 2015 tổng diện tích đất ở đẵ tăng lên 4,442 ha. Diện tích này tăng lên trong kế hoạch dãn dân ở các địa phương, quy hoạch các khu dân cư mới, khu đô thị mời ở thành phố Hải Dương và các thị trấn trong tỉnh. - Diện tích đất sông, suối mặt nước chuyên dùng giai đoạn từ 2005 đến 2010 tăng 1,712 ha. Giai đoạn này là thời điểm chuyển đổi mạnh từ đất nông nghiệp, đất mặt nước chưa khai thác 182
  7. Phân tích biến động sử dụng đất ở tỉnh Hải Dương giai đoạn 2005-2015 và ảnh hưởng của sự biến động... Hình 4. Biểu đồ sự biến động diện tích đất phi nông nghiệp ở Hải Dương giai đoạn 2005- 2010, 2010 – 2015 và 2005 – 2015 thành đất chuyên dụng. Những năm sau từ 2010 đến 2015 diện tích đất mặt nước chuyên dùng bị giảm mạnh (1,031 ha). Nguyên do là sau khi có chị thị của Nhà nước về việc hạn chế chuyển đổi đất sản xuất nông nghiệp sang mục đích khác thì xu thế phát triển theo định hướng CNH - HĐH vẫn đang thực hiện, với yêu cầu cao về mặt bằng nên diện tích mặt nước chuyên dụng bị san lấp chuyển thành đất ở hoặc đất chuyên dụng khác. Do vậy, diện tích đất có mặt nước chuyên dung thay đổi sau 10 năm là 681 ha, con số này là ít so với sự thay đổi của một số loại đất khác. - Đối với diện tích đất chuyên dùng và một số ít của loại đất khác, năm 2005 có diện tích là 26,539 ha chiếm 54.2% diện tích đất phi nông nghiệp của tỉnh. Đến năm 2010 diện tích đất chuyên dung đã tăng lên 28.707 ha, nhưng trong cơ cấu của đất phi nông nghiệp lại chỉ chiếm 51.67% tổng diện tích đất phi nông nghiệp tại thời điểm 2010. Đến năm 2015 diện tích loại đất này là 31,789 ha tăng so với năm 2005 là 5,105 ha và so với năm 2010 là 2.937 ha. Điều này cho thấy diện tích đất chuyên dung luôn tăng trong toàn giai đoạn nghiên cứu. Như vậy, sự biến động của diện tích các loại đất trong nhóm đất phi nông nghiệp chủ yếu theo xu thế tăng. Điều này cho thấy Hai Dương là một trong các tỉnh có sự chuyển đổi khá mạnh mẽ trong quá trình thực hiện CNH - HĐH, trong chiến lượng phát triển kinh tế - xã hội của địa phương [7]. 2.2. Ảnh hưởng của việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất Bản chất của biến động diện tích các loại đất là kết quả của sự chuyển đổi mục đích sử dụng đất, là hệ quả của đường lối, chủ trương, chính sách quản lí lãnh thổ của các cấp lãnh đạo. Chuyển đổi mục đích sử dụng đất là nhu cầu cần thiết của mỗi địa phương bởi, số dân luôn tăng, nhu cầu về nhà ở cũng tăng theo. Xã hội luôn phát triển, yêu cầu cở sở hạ tầng phải đáp ứng kịp thời, dẫn đến nhu cầu nhiều hơn về diện tích đất. Chuyển đổi mục đích sử dụng đất là sự thay đổi về không gian sống của người dân và là minh chứng của sự phát triển kinh tế - xã hội [6]. - Chuyển đổi mục đích làm thay đổi cơ cấu sử dụng đất, thay đổi địa bàn sống và canh tác của người dân. Chuyển đổi mục đích sử dụng luôn mang tính hai mặt: sẽ mang lại những hiệu quả tích cực nếu có sự nghiên cứu và phân tích kĩ trước khi ra quyết định; ngược lại sẽ kèm theo đó là sự lãng phí tài nguyên, gây thiệt hại cho nền kinh tế. Điều này thể hiện rất rõ trong hơn 10 khu công nghiệp của tỉnh có hiệu xuất sử dụng chưa đến 40%. Dọc theo quốc lộ 5 đoạn qua địa phận 183
  8. Nguyễn Ngọc Ánh, Nguyễn Quang Thái, Bùi Thị Cẩm Ngọc và Phạm Anh Tuấn của tỉnh, có thể thấy các khu công nghiệp rộng mênh mông được chuyển đổi từ đất trồng lúa sang, đến nay vẫn để hoang. - Chuyển đổi mục đích sử dụng đất có thể phải thay đổi cả cơ cấu cây trồng, vật nuôi, ảnh hưởng tới cơ cấu mùa vụ và tập quán canh tác của người dân. Chính vì vậy, trước khi chuyển đổi cần nghiên cứu kĩ để người dân làm quen với phương thức sản xuất mới [6]. Bên cạnh đó còn ảnh hưởng lớn tới chất lượng môi trường, thị trường bất động sản và phân bố dân cư. Điều này ảnh hưởng sâu sắc đến nền kinh tế và tổ chức xã hội của tỉnh. Để hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực, phát huy tối đa hiệu quả của việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất, các cấp lãnh đạo từ tỉnh tới xã cần có sự nghiên cứu, cân nhắc kĩ trước khi quyết định chuyển đổi mục đích sử dụng đất. 2.3. Kết quả - Quá trình phát triển nền kinh tế - xã hội theo hướng CNH-HĐH của tỉnh trong những năm qua đã kéo theo việc thay đổi rất lớn trong việc sử dụng các loại đất. Diện tích đất nông nghiệp (đặc biệt là đất sản xuất nông nghiệp) phải chuyển một phần để xây dựng phát triển hệ thống đô thị, các khu dân cư, các khu, cụm công nghiệp tập trung và xây dựng kết cấu hạ tầng. . . , Để đảm bảo an toàn lương thực cần thay đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, thâm canh tăng vụ, tăng năng suất. Thực tế sự thay đổi này vẫn chưa đáp ứng được kì vọng của sự phát triển kinh tế - xã hội đặt ra. - Đến nay có tới 99,66% diện tích đất tự nhiên được đưa vào sử dụng cho các mục đích dân sinh kinh tế, quỹ đất chưa sử dụng còn lại không đáng kể chỉ chiếm khoảng 0,34% diện tích đất tự nhiên [3]. Đất sản xuất nông nghiệp cần được bảo vệ, quản lí và sử dụng hiệu quả hơn nữa. Đất có rừng tiếp tục được chăm sóc bảo vệ, bao gồm cả việc rừng trồng mới trên đất trống đồi núi trọc và khoanh nuôi tái sinh rừng tự nhiên đã bị tàn phá. Đất nuôi trồng thuỷ sản có xu hướng tăng nhanh do việc chuyển đổi diện tích trồng lúa kém hiệu quả ở những vùng trũng sang nuôi trồng thủy sản tạo ra những mô hình nuôi trồng thuỷ sản tập trung ở nhiều huyện với lượng sản phẩm hàng hoá lớn cung cấp cho thị trường Hà Nội và các đô thị khác làm tăng thêm giá trị kinh tế trên một hécta canh tác. - Quỹ đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp tăng mạnh góp phần đẩy mạnh tiến trình công nghiệp hoá ở địa phương, trong đó tăng mạnh nhất là đất công nghiệp với hơn 1.360 ha [8]. Quỹ đất dành cho phát triển hệ thống giao thông, thuỷ lợi,... cũng tăng đáng kể. Nhiều tuyến quốc lộ, tỉnh lộ,... được nâng cấp mở rộng góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ vận chuyển giao lưu giữa các vùng trong và ngoài tỉnh, là yếu tố thúc đẩy các trục phát triển của địa phương. Hệ thống thuỷ lợi tiếp tục được đầu tư cải tạo và kiên cố hoá góp phần nâng cao năng lực tưới tiêu, chủ động nước cho sản xuất nông nghiệp. - Quỹ đất dành cho các lĩnh vực y tế, giáo dục, văn hoá, thể dục - thể thao và các công trình phúc lợi khác cũng được đầu tư mở rộng đáng kể góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, chất lượng khám chữa bệnh và đời sống vật chất tinh thần của nhân dân. 2.4. Một số tồn tại - Việc phát triển nhanh các khu, cụm công nghiệp trong thời gian qua chưa đồng bộ với đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kĩ thuật, các cơ sở xử lí nguồn nước, rác thải trong công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp đang là nguy cơ tiềm ẩn ảnh hưởng đến môi trường. - Tình trạng sử dụng đất không đúng mục đích hoặc không theo quy hoạch vẫn xảy ra, sử dụng đất phân tán, manh mún còn phổ biến là thực tế rất khó để có thể đạt hiệu quả cao trong việc khai thác tiềm năng đất đai. Thiếu các giải pháp đồng bộ trong sản xuất nông nghiệp như chưa giải 184
  9. Phân tích biến động sử dụng đất ở tỉnh Hải Dương giai đoạn 2005-2015 và ảnh hưởng của sự biến động... quyết tốt giữa khai thác sử dụng với cải tạo đất, giữa sản xuất với tiêu thụ và chế biến sản phẩm, giữa mục đích kinh tế với bảo vệ môi trường sinh thái,... đã ảnh hưởng nhiều đến hiệu quả sử dụng đất trong vùng [6]. - Do nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và dân sinh nên vẫn phải chuyển một số diện tích đất chuyên trồng lúa nước có năng xuất cao sang phát triển công nghiệp; dịch vụ; xây dựng kết cấu hạ tầng và phát triển các khu dân cư mới. Đây là một mâu thuẫn lớn trong vấn đề sử dụng đất, thậm trí có nơi chuyển mục đích sử dụng đất một cách ồ ạt sau đó để đất hoang hóa nhiều năm không sử dụng gây lãng phí nguồn tài nguyên đất. - Việc chỉnh trang, xây dựng các khu dân cư đô thị và nông thôn còn thiếu quy hoạch hợp lí cả về kinh tế và kĩ thuật. Có nơi chưa có quy hoạch khu dân cư gây khó khăn cho việc quản lí và xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông, điện nước [6]. 2.5. Nguyên nhân của những tồn tại trong sử dụng đất - Hệ thống chính sách, pháp luật về đất đai được quan tâm đổi mới, tuy nhiên vẫn chưa đáp ứng kịp những đòi hỏi trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, thiếu khung quản lí đồng bộ để quyết định những vấn đề thực tiễn xảy ra. - Công tác đo đạc lập bản đồ địa chính và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất còn chậm, thiếu kinh phí triển khai. Còn một số địa phương chưa lập quy hoạch sử dụng đất, các địa phương đã lập quy hoạch sử dụng đất thì chất lượng còn hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội [6, 7]. - Tiến độ thực hiện giải quyết tồn tại trong giao đất vào xây dựng cơ bản làm nhà ở còn chậm. Công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về đất đai còn chưa được thường xuyên, tổ chức thực hiện xử lí sau thanh tra còn chậm và chưa triệt để. 2.6. Một số giải pháp khắc phục Cần khẩn trương tiến hành công tác đo đạc bản đồ địa chính ở các xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh (đất dân cư, đất lâm nghiệp). Xây dựng các bản đồ chuyên đề để tăng sức mạnh cho công tác quản lí đất đai, môi trường và xã hội. Xây dựng hệ thông cơ sở dữ liệu cho hệ thông tin địa lí. Đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (nhất là đất nông nghiệp sau dồn điền đổi thửa). Đẩy mạnh việc giải quyết tồn tại trong giao đất vào xây dựng cơ bản, làm nhà ở. Cần lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất các cấp kịp thời đúng thời hạn. Làm tốt công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về đất đai [6, 7]. 3. Kết luận - Hiện trạng sử dụng đất là căn cứ rất quan trọng trong quá trình giám sát và đánh giá biến động các loại hình sử dụng đất ở mỗi địa phương từ cấp xã đến cấp tỉnh. Vì vậy, cần phải thành lập và hiện chỉnh bản đồ hiện trạng sử dụng đất thường niên. - Việc phân tích biến động diện tích các loại hình sử dùng đất trong một giai đoạn 5 năm hoặc 10 năm sẽ là cơ sở để nhận định xu thế biến động và lập quy hoạch tổ chức lãnh thổ, định hướng phát triển kinh tế - xã hội một cách bền vững. Mặt khác còn là căn cứ quan trọng để đánh giá chất lượng môi trường đất ở Hải Dương. - Qua điều tra thấy xuất hiện nhiều mô hình sản xuất trang trại, sản xuất rau an toàn đạt giá trị cao. Các loại cây ăn quả có giá trị lớn như vải, nhãn... có xu hướng tăng về diện tích, nhiều sản 185
  10. Nguyễn Ngọc Ánh, Nguyễn Quang Thái, Bùi Thị Cẩm Ngọc và Phạm Anh Tuấn phẩm đang hình thành thương hiệu riêng được người tiêu dùng trong và ngoài nước biết đến. Do đó cần có định hướng lập quy hoạch để tạo điều kiện phát triển trồng trọt các loại hình kinh tế này. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Trần Thu Hà và nnk, 2016. Ứng dụng GIS và viễn thám trong giám sát biến động diện tích rừng huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2005 – 2015. Tạp chí Khoa học và Công nghệ Lâm nghiệp, số 4, tr.59-69. [2] Nguyễn Thị Tuyết Ngân, 2014. Đánh giá hiệu quả sử dụng đẩt nông nghiệp ở huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương. Luận văn thạc sĩ, Học viên Nông nghiệp Việt Nam. [3] Niên giám thông kê tỉnh Hải Dương các năm 2005, 2010, 2015. [4] Luật bảo vệ môi trường, 2012. Nxb Chính trị Quốc gia. [5] Luật đất đai sửa đổi. 2013. [6] UBND tỉnh Hải Dương, Sở Tài Nguyên và Môi trường, 2017. Báo cáo điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất kì cuối (2016 – 2020). [7] UBND tỉnh Hai Dương. Báo cáo tổng hợp: Quy hoạch môi trường tỉnh Hải Dương năm 2006 và 2010. [8] UNBD tỉnh Hải Dương, 2009. Báo cáo thuyết minh tổng hợp: Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất cho năm 2010 . Lập quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 tỉnh Hải Dương. [9] Cổng thông tin điện tử tỉnh Hải Dương, www.http://haiduong.gov.vn [10] Trang web của Vụ Kế hoạch, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn. http://vukehoach.mard.gov.vn/ và một số văn bản pháp quy liên quan. ABSTRACT Analysis of land-use change in Hai Duong province from 2005 to 2015 and its effect on using this resource efficiently 1 Nguyen Ngoc Anh, 1 Nguyen Quang Thai, 2 Bui Thi Cam Ngoc, 2 Pham Anh Tuan 1 Faculty of Geography, Hanoi National University of Education 1 Faculty of Land Management, Hanoi University of Natural Resources and Environment To comply the policy of rational use of natural resources, especially the finite resources of land, the nation-wide localities are reviewing and examining overall land-use in order to improve the efficiency of land-use and create motivation for socio-economic development. In this process, Hai Duong has encountered many difficulties such as: economic development has been damaging the environment, worsening pollution issues; industrialization and modernization, new industrial zones, and urban development have been reducing the land fund for agricultural production leading to insecure food security; land use structure becomes unbalanced; there exist many shortcomings in planning; the land use efficiency is low, especially, the area of waste land has been increasing in industrial zones and highlands; etc. These problems create many consequences in people’s lives, inhibit socio-economic development, and cause severe soil deterioration in many areas in the province. By analyzing the source of statistics and assessing land use status in 2005, 2010 and 2015 using the Geographic Information System (GIS) tools, the authors identify and interpret the land-use change, direct the land management, and propose solutions to exploit and use land resources rationally. Keywords: Land use purpose, current status of land use, land use change, planning, environment, Hai Duong. 186
nguon tai.lieu . vn