Xem mẫu

  1. Kỷ yếu tóm tắt Hội nghị nghiên cứu khoa học sinh viên 2018 PHÂN LẬP VÀ TUYỂN CHỌN MỘT SỐ CHỦNG NẤM KÝ SINH TUYẾN TRÙNG HẠI RAU TẠI LÂM ĐỒNG Lê Thị Ngọc - 1510579 Trần Thị Như Lan - 1513256 Lê Thị Hậu - 1513277 Nguyễn Thị Thảo Phương - 1510788 Lớp NHK39, Khoa Nông Lâm Phân lập và tuyển chọn một số chủng nấm ký sinh tuyến trùng hại rau tại Lâm Đồng bằng phương pháp nuôi cấy trên môi trường thạch, môi trường nuôi cấy PDA. Phân lập và định danh dựa trên hình thái sợi nấm, góc nấm và cuống bào tử. Dựa trên tài liệu về các loại nấm đã được công bố trong và ngoài nước về đối kháng tuyến trùng để xác định một số loài nấm có khả năng phòng trừ tuyến trùng. Thử nghiệm nấm đối kháng tuyến trùng trong điều kiện invitro, để xác định hiệu lực phòng trừ tuyến trùng của hai loài nấm xác định được. Lây nhiễm và kiểm tra động lực của nấm đối với việc ký sinh tuyến trùng. Quá trình nghiên cứu đã tìm được hai chủng nấm có khả năng đối kháng tuyến trùng ký sinh bao gồm Trichoderma sp. và Arthrobotrys sp. 1. MỞ ĐẦU Tuyến trùng ký sinh thực vật là một trong những bệnh hại nghiêm trọng trên nhiều đối tượng cây rau và cũng là đối tượng gây hại đang được chú trọng phòng trừ hiện nay. Tuyến trùng ký sinh không chỉ hút dinh dưỡng của cây, ngăn cản dòng vận chuyển nước và dinh dưỡng làm cây còi cọc, chậm lớn, vàng lá mà còn là nguyên nhân cho sự xâm nhiễm nhiều loại nấm bệnh khác làm giảm năng suất và phẩm chất cây trồng. Các phát hiện mới đây đã cho thấy số lượng tuyến trùng đã tăng 300% trong thập kỷ qua trên nhiều cánh đồng cây trồng (Dieterich và Sommer, 2009). Với tốc độ tăng trưởng cùng khả năng gây hại, bệnh tuyến trùng ký sinh thực vật đang gây ra mối lo ngại cho sản xuất nông nghiệp trên thế giới. Tuyến trùng ký sinh thực vật gây ảnh hưởng lớn đến năng suất và chất lượng cây trồng ở Việt Nam và cũng là một trong những dịch hại nguy hiểm đã và đang được ngành nông nghiệp quan tâm. Các biện pháp đang được áp dụng trong phòng trừ tuyến trùng hiện nay chủ yếu là các biện pháp hóa học như sử dụng các thuốc hóa học Nokaph, Maplogic, Tervigo, Carbonsulfan, ….. Điều này đã ảnh hưởng đến sinh thái đất, môi trường và con người. Lâm Đồng là vùng chuyên canh rau hoa lớn nhất cả nước, diện tích sản xuất rau đạt 3.792 ha tính đến tháng 4 năm 2018 (cucthongke.lamdong.gov.vn). Tuy nhiên bệnh hại tuyến trùng gây ra đang tạo ra nhiều khó khăn trong quá trình sản xuất chuyên canh rau ở đây, không chỉ sử dụng dinh dưỡng và ngăn chặn dòng vận chuyển dinh dưỡng làm cây chậm lớn mà tuyến trùng còn là nguyên nhân cho nhiều mầm bệnh trong đất xâm nhập vào cây gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất cây trồng. Tuy nhiên, các biện pháp quản lý tuyến trùng trên vùng trồng rau ở Lâm Đồng chủ yếu là ngâm xử lý giống trước khi trồng, xử lý đất trước trồng bằng 78
  2. Kỷ yếu tóm tắt Hội nghị nghiên cứu khoa học sinh viên 2018 Etobon 0.56SL + Tachigaren, Sincosin + Agrispon, ngoài ra còn sử dụng kết hợp chitosan cho phòng trừ tuyến trùng, việc sử dụng nhiều thuốc hóa học dẫn đến việc kháng thuốc, ngoài ra còn gây hại cho môi trường và con người. Chính vì vậy nghiên cứu tuyển chọn các chủng nấm có khả năng đối kháng và kiểm soát tuyến trùng có vai trò quan trọng để phát triển các biện pháp sinh học trong bảo vệ thực vật góp phần khống chế tuyến trùng lây lan trong đất, duy trì và phát triển sự đa sạng sinh học trong đất và hạn chế ô nhiễm môi trường. 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Điều tra, thu thập, xác định thành phần nấm ký sinh tuyến trùng gây hại trên cây rau: mẫu đất được lấy trên địa bàn thành phố Đà Lạt và xã Xuân Thọ trên nhiều đối tượng cây rau. Mẫu được lấy theo hình zích zắc, lấy tổng số 5 điểm sau đó trộn đều mẫu. Mẫu đất được lấy bằng cách gạt bỏ lớp phủ thực vật bên trên, dùng dụng cụ lấy lớp đất mặt khoảng 5cm, lựa chọn mẫu dưới gốc cây khỏe mạnh, lấy 300g đất cho mỗi mẫu. Mẫu sau khi được lấy về trộn đều và hong khô không khí khoảng 1-2 ngày tùy ẩm độ của đất. Sau đó rây qua rây có đường kính 2mm. Dùng phương pháp pha loãng (Dr. Misa Otoguro) để pha loãng dung dịch đất dùng nhân nuôi. Đất sau khi được rây, cân 1g đất và cho vào 9ml nước cất, lắc đều trên máy lắc 30 phút đến khi hòa đều thành dung dịch đất, sau đó để lắng ta được dung dịch đất pha loãng 10 lần. Sau khi để lắng, ta hút lấy 1ml dung dịch đất đó cho vào một bình tam giác cùng với 9ml nước cất, lắc đều ta được dung dịch pha loãng 100 lần so với mẫu ban đầu. Tiếp tục để được mẫu pha loãng ở 10-4 và 10-5. Dùng pipet hút 0.1ml dịch pha loãng cho vào đĩa petri đã có sẵn môi trường, dùng que gạt đều dịch trên đĩa, quan sát sự phát triển của khuẩn lạc trên đĩa sau 4-7 ngày. Sử dụng là môi trường PDA để nuôi cấy và phân lập vi nấm ký sinh tuyến trùng. Làm thuần nấm gây hại bằng phương pháp cấy đỉnh sinh trưởng nấm. Sử dụng phương pháp giữ giống trên thạch nghiêng để cấy truyền và giữ giống ở nhiệt độ 3-5oC. Quan sát hình thái và định danh sợi nấm: làm các tiêu bản nấm được nhuộm bằng xanh methylene, quan sát tiêu bản dưới kính hiển vi có độ phóng đại 100X, 400X. Phân lập nấm dựa trên các đặc điểm về cấu trúc hệ sợi, góc phân nhánh, cuống bào tử, góc và hình dạng bào tử. Tiến hành tuyển chọn các chủng nấm có khả năng đối kháng tuyến trùng đã được biết và các nấm có lợi khác. Khảo nghiệm hiệu lực phòng trừ của các chủng nấm phân lập được bằng cách gây nhiễm tuyến trùng vào các đĩa nấm. Quan sát hằng ngày, kiểm tra các mẫu có tuyến trùng chết, làm tiêu bản xác tuyến trùng để biết nguyên nhân chết và cách tác động của nấm theo hướng gây độc hoặc tạo bẫy. 3. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN Quá trình phân lập và tuyển chọn được hai chủng nấm ký sinh tuyến trùng hại rau tại Lâm Đồng bao gồm Trichoderma sp., Arthrobotrys sp. 79
  3. Kỷ yếu tóm tắt Hội nghị nghiên cứu khoa học sinh viên 2018 Trichoderma sp.: sợi nấm không màu, tốc độ phát triển nhanh trên môi trường PDA ban đầu phát triển có màu trắng, khi sinh bào tử thì chuyển sang màu xanh lá. Khuẩn lạc thường tạo thành 1-2 vòng tròn đồng tâm sau khoảng 5 ngày nuôi cấy. Các nhánh sợi nấm thường mọc tạo góc với trục chính khoảng 90o. Phần ngọn sợi nấm thường có dạng như cây thông hay đỉnh kim tự tháp. Bào tử mịn, thường xuất hiện ở dạng khô. Bào tử có hình elip, chiều dài 3-5 µm. Hình 1: Trichoderma sp. Arthrobotrys sp: sợi nấm màu trắng phát triển tỏa nhánh, chiều dài 2-4 mm, bào tử hình thoi gồm 3 tế bào đính với nhau thành hàng, các bào tử có chiều dài 20-52 µm. Nấm bẫy tuyến trùng bằng cách hình thành các vòng tròn hypha có khả năng có thắt. Mỗi vòng là 3 tế bào, khi tuyến trùng đi qua các vòng bắt đầu phồng lên và giữ chặt tuyến trùng bên trong, sau đó các sợi nấm hình thành và sử dụng cơ thể tuyến trùng làm dinh dưỡng. Thử nghiệm khả năng đối kháng của nấm phân lập đối với tuyến trùng Hình 2: Arthrobotrys sp. ký sinh tuyến trùng 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Phân lập và tuyển chọn được 2 chủng nấm ký sinh tuyến trùng trên đất trồng rau tại Lâm Đồng bao gồm Trichoderma sp. và Arthrobotrys sp. Cần tiếp tục nhân nuôi, tuyển chọn và thử nghiệm các loại nấm ký sinh tuyến trùng ngoài điều kiện sản xuất. 80
  4. Kỷ yếu tóm tắt Hội nghị nghiên cứu khoa học sinh viên 2018 TÀI LIỆU THAM KHẢO Nguyễn Ngọc Châu. 2003. Tuyến trùng thực vật và cơ sở phòng trừ. Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật. Nguyễn Ngọc Châu, Nguyễn Vũ Thanh. 2000. Động vật chí Việt Nam-Tập 4- Tuyến trùng ký sinh thực vật. Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật. Burgess L.W., Knight T.E., Tesoriero L. và Phan H.T,2009 - Cẩm nang chuẩn đoán bệnh cây ở Việt Nam. Chuyên khảo ACIAR số 129a, 210 pp. Cao Ngọc Điệp, Nguyễn Văn Thành, 2010. Giáo trình môn Nấm học. Nhà xuất bản Đại học Cần Thơ. 123pp. Ngô Thị Thu Hà, 2013. Luận văn thạc sĩ “Nghiên cứu phân lập nấm Purpureocillium lilaccinum để phòng trừ tuyến trùng bướu rễ Meloidogyne sp. Đại học Sư phạm Hồ Chí Minh. Trần Thị Minh Loan, 2006. Đề xuất một số biện pháp tiêu diệt tuyến trùng hiệu quả trong đất trồng rau tại Đà Lạt. J. V. Benzooijen, 2006. Methods and techniques for nematology. Wageningen. R.Mankau, Biocontrol. Fungi as Nematode control Agents. Journal of nematology, Volum 12, no. 4, 1980. Birgit, Hans, Anders, 2006. Nematophagous fungi Shafiquzzaman Siddiquee, 2017. Practial Hanfdbook of the Biology and Molecular Diversity of Trichoderma Species from tropical regions, p53. Mycology an international Journal on Fungal Biology. Volum 2, 2011. Issue 2. Arthrobotrys oligospora. Truy cập ngày 25/11/2017 http://www.tandfonline.com/doi/full/10.1080/21501203.2011.562559# Hồ Đình Hải, 2012. Plant protection. Truy cập ngày 26/11/2017. http://allplantprotection.blogspot.com/2012/04/trichoderma-multi-useful-fungi.html Nematode Trapping Fungi. 2013. Truy cập ngày 26/11/2017 https://microbewiki.kenyon.edu/index.php/Nematode_trapping_fungi#Introduction Fungal Biology. 2014. Nematode control. Truy cập ngày 26/11/2017. http://bugs.bio.usyd.edu.au/learning/resources/Mycology/UsesOf_Fungi/primaryProduction/Biological Control/nematodes.shtml Hồ Đình Hải. 2013. Nấm đối kháng Trichoderma sp. Truy cập ngày 29/05/2018 http://baovethucvatvn.blogspot.com/2013/10/nam-oi-khang-trichoderma.html 81
nguon tai.lieu . vn