Xem mẫu

  1. NXB Giáo dục tại TP. Hồ Chí Minh PHÁC THẢO MÔ Điện thoại: 0903798777 HÌNH SÁCH GIÁO KHOA NGỮ VĂN Email: CẤP THCS SAU ttbinh@xuatbangiadinh.v 2015 TS. TRẦN THANH BÌNH TÓM TẮT Theo tinh thần đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục phổ thông sau 2015, đổi mới sách giáo khoa (SGK) trở thành một trong những tâm điểm cần đƣợc quan tâm hàng đầu. Trên cơ sở tiếp cận, phân tích một số nghiên cứu về nội dung, hình thức của SGK hiện đại trên thế giới, báo cáo trình bày những suy nghĩ bƣớc đầu về bố cục, thiết kế, trình bày SGK Ngữ văn và phác thảo một mô hình SGK Ngữ văn THCS mới trên dữ liệu của SGK Ngữ văn THCS hiện hành. Từ khoá: đổi mới, mô hình, sách giáo khoa, tích hợp. ABSTRACT An Outline of Model of Vietnamese Language Arts and Literature Textbook at Secondary Schools after the Year 2015 According to the fundamental and comprehensive innovation spirit of education in Vietnam after the year 2015, the renewing of textbooks becomes one of the key points that should be the priority concern. By approaching, analyzing the contents and forms of some textbooks in modern countries, the paper presents some ideas about the content, the layout and the design of a new Language Arts and Literature textbook and an outline of Language Arts and Literature textbook at secondary schools based on the data of the current textbook. Key words: innovation, model, textbook, integration. 1. Hiện nay, toàn ngành Giáo dục – Đào tạo đang tích cực chuẩn bị cho việc thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ƣơng 8 (khoá XI) về Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thị 189
  2. trƣờng định hƣớng XHCN và hội nhập quốc tế, triển khai Chiến lƣợc phát triển giáo dục 2011 – 2020: “Thực hiện đổi mới chƣơng trình và sách giáo khoa từ sau năm 2015 theo định hƣớng phát triển năng lực học sinh, vừa đảm bảo tính thống nhất trong toàn quốc, vừa phù hợp với đặc thù mỗi địa phƣơng”. Trong quỹ đạo chung của tiến trình đó, đổi mới mạnh mẽ nội dung, chƣơng trình, SGK, phƣơng pháp dạy và học môn Ngữ văn chính là một trong những nhiệm vụ quan trọng phải làm để góp phần hiện thực hoá Chiến lƣợc giáo dục của đất nƣớc trong thời kì mới. 2. Theo Luật Giáo dục 2005 (điều 29, điểm 2): “SGK cụ thể hoá các yêu cầu về nội dung kiến thức và kĩ năng quy định trong chƣơng trình giáo dục của các môn học ở mỗi lớp của giáo dục phổ thông, đáp ứng yêu cầu về phƣơng pháp giáo dục phổ thông”. Trƣớc đây, khi chƣơng trình giáo dục coi trọng việc cung cấp và lĩnh hội kiến thức, SGK là loại hình sách đặc biệt dành cho học sinh nghiên cứu, học tập dƣới sự chỉ đạo, hƣớng dẫn của giáo viên, là sách học tập chính thức có tính tiêu chuẩn, chứa đựng tất cả những kiến thức về tự nhiên, xã hội, con ngƣời mà nhà trƣờng phổ thông cần trang bị cho học sinh; đồng thời cũng là tài liệu cơ bản để giáo viên sử dụng trong việc chuẩn bị và tiến hành quá trình dạy học. Tuy nhiên hiện nay, khi giáo dục học thế giới đang chuyển mạnh sang mô hình coi ngƣời học là trung tâm, việc xây dựng chƣơng trình, biên soạn SGK theo định hƣớng phát triển năng lực ngƣời học đã và đang đƣợc nhiều nƣớc tiên tiến trên thế giới triển khai nghiên cứu và thực hiện. Theo đó, “SGK ngày càng đƣợc quan niệm là tài liệu tạo cơ hội giúp học sinh kiến tạo hiểu biết thông qua việc cung cấp nhiều nguồn kiến thức; các nguồn kiến thức đã cung cấp qua các văn bản tƣơng ứng, trong đó có văn bản viết và minh hoạ, cho phép học sinh phát triển cách hiểu riêng. SGK ngày càng cung cấp cho học sinh nhiều hoạt động học tập, phản ánh quan điểm kiến tạo về bản chất tích cực của học tập”1. 3. Trong hệ thống SGK hiện hành, SGK Ngữ văn THCS và THPT đã đƣợc xây dựng theo quan điểm tích cực và tích hợp với cấu trúc các bài học tƣơng đối khoa học2, góp phần xác lập con đƣờng, cách thức đổi mới và hiện đại hoá phƣơng pháp giáo dục, chuyển từ việc tiếp nhận tri thức thụ động sang hƣớng dẫn ngƣời học chủ động tƣ duy trong quá trình tiếp cận tri thức; dạy cho ngƣời học phƣơng pháp tự học, tự thu nhận thông tin một cách hệ thống, bƣớc đầu hình thành tƣ duy phân tích, tổng hợp; phát triển đƣợc năng lực và tăng cƣờng tính thực hành cho học sinh. So sánh với một số bộ SGK 1 Mike Horsley, Những xu hƣớng chính của việc đổi mới và hiện đại hoá chƣơng trình, sách giáo khoa trong thời đại số và toàn cầu hoá, Kỉ yếu Hội thảo Đổi mới và hiện đại hoá chƣơng trình, sách giáo khoa theo định hƣớng phát triển bền vững, NXBGDVN, tháng 10/2013, tr.11. 2 Về mô hình bài học trong SGK Ngữ văn, xem: Nguyễn Khắc Phi (Tổng chủ biên), Ngữ văn 6, sách giáo viên, tập 1, tr.22. 190
  3. Ngữ văn nƣớc ngoài, ví dụ SGK của Liên bang Nga3, SGK Ngữ văn hiện hành của Việt Nam về cơ bản đã cập nhật đƣợc những đổi mới cần thiết lúc đó, đáp ứng yêu cầu dạy học Ngữ văn ở trƣờng phổ thông trong suốt thời gian qua. Tuy nhiên, đây dẫu sao vẫn là bộ SGK đƣợc biên soạn theo kiểu truyền thống (kiến thức đƣợc trình bày chủ yếu bằng kênh chữ, kênh hình ít và chỉ tác dụng minh hoạ, bài học chỉ gồm những thông tin chính và đƣợc thể hiện trọn vẹn trên toàn trang sách, in đen trắng…) cho nên khi triển khai biên soạn SGK mới, cả nội dung và hình thức của SGK nói chung, SGK Ngữ văn nói riêng sẽ phải có những thay đổi hết sức cơ bản. Trên cơ sở định hƣớng chung của Đề án Xây dựng, triển khai chƣơng trình và SGK giáo dục phổ thông sau năm 2015 (Dự thảo, tháng 01/2014) là “phát triển phẩm chất và năng lực ngƣời học, đảm bảo hài hoà giữa “dạy chữ”, “dạy ngƣời” và tiếp cận nghề nghiệp”, đồng thời tham khảo các công trình nghiên cứu mô hình SGK tiên tiến trong khu vực và trên thế giới4, dƣới đây chúng tôi xin trình bày một số suy nghĩ bƣớc đầu về mô hình SGK Ngữ văn THCS sau 2015. 4. Trong nhiều công trình nghiên cứu về SGK (truyền thống cũng nhƣ hiện đại), cấu trúc SGK đã đƣợc xác định tƣơng đối thống nhất, bao gồm ba thành phần cơ bản: nội dung (lựa chọn nội dung, tổ chức nội dung, phƣơng thức tiếp cận nội dung), tính sƣ phạm (các chiến lƣợc sƣ phạm, các hoạt động sƣ phạm, điều chỉnh các quá trình học), thiết kế và trình bày (bố cục, kênh chữ, kênh hình). Ba thành phần này (và mối quan hệ tƣơng tác giữa chúng) thể hiện đặc trƣng của SGK so với các loại hình sách khác, đồng thời cũng là ba phạm vi tiêu chuẩn để đánh giá chất lƣợng SGK5. Mặc dù không thể tách biệt một cách cứng nhắc nhƣng nhìn trên đại thể, có thể xác định rằng trong số ba thành phần trên, hai thành phần đầu có liên quan nhiều hơn đến việc xây dựng chƣơng trình; thành phần thứ ba có liên quan nhiều hơn đến quy trình thiết kế, biên soạn SGK sau 2015. Theo đó: Về bố cục: nội dung của SGK Ngữ văn mới sẽ đƣợc bố cục theo hai cột chính và phụ: cột chính trình bày các thông tin chính nhƣ văn bản, kiến thức..., cột phụ trình bày các thông tin bổ trợ nhƣ chú thích văn bản, kiến thức mở rộng, hình ảnh minh hoạ... Các 3 Xem: Trần Thanh Bình, “Nghiên cứu loại hình và cấu trúc bài học trong Phƣơng pháp dạy học Văn của Liên bang Nga”, tạp chí Dạy và học ngày nay, số 11/2008; Trần Thanh Bình, “Cấu trúc bài học trong sách giáo khoa Văn của Liên bang Nga”, Tạp chí Giáo dục, số 4/2009, kì 1. 4 Xem: Trần Thanh Bình (2013), “Về việc xây dựng chƣơng trình, biên soạn sách giáo khoa mới sau năm 2015”, Tạp chí Giáo dục và xã hội, số 4/2013. 5 Xem thêm: Hendrianne J. Wilkens (2013), “Đánh giá chất lƣợng sách giáo khoa kĩ thuật số”, Kỉ yếu Hội thảo Đổi mới và hiện đại hoá chƣơng trình, sách giáo khoa theo định hƣớng phát triển bền vững, Nxb GDVN, tháng 10/2013. 191
  4. hoạt động cơ bản trong quá trình dạy học (thực hành, ghi nhớ, gợi ý...) sẽ đƣợc mã màu thống nhất. Về kênh chữ và kênh hình: SGK Ngữ văn mới sẽ có thay đổi lớn về tỉ lệ cũng nhƣ tính chất và mối quan hệ giữa kênh chữ và kênh hình. Việc tăng số lƣợng kênh hình trong SGK Ngữ văn không chỉ đơn giản làm trang sách trở nên sinh động, hấp dẫn, kích thích hứng thú học tập của học sinh mà quan trọng hơn, đây chính là phƣơng thức hình ảnh hoá nội dung, tạo điều kiện để phát triển tƣ duy học sinh theo các năng lực cụ thể (liên kết, tƣởng tƣợng, quy nạp, diễn dịch...)6. 5. Trong quá trình chuẩn bị cho việc biên soạn SGK mới, xây dựng các mô hình là một công đoạn hết sức quan trọng. Trên cơ sở thống nhất với quan điểm chỉ đạo của Đề án Xây dựng, triển khai chƣơng trình và sách giáo khoa giáo dục phổ thông sau năm 2015, cái mà ta cần nhất hiện nay, theo chúng tôi, là phác thảo và thảo luận về các mô hình SGK để từ đó tìm ra phƣơng án tốt nhất, tiệm cận và đáp ứng đầy đủ nhất các yêu cầu của Chiến lƣợc phát triển giáo dục 2011 – 2020. Càng có nhiều mô hình đề xuất, chúng ta càng có nhiều phƣơng án lựa chọn, góp ý; và điều này càng trở nên có ý nghĩa hơn khi công thức một chƣơng trình – nhiều bộ SGK vẫn đang là một khả năng cho giáo dục sau 2015. Với tinh thần đó, dƣới đây, chúng tôi xin giới thiệu mô hình phác thảo của mình về SGK Ngữ văn THCS qua một bài học cụ thể. Dữ liệu mà chúng tôi sử dụng là toàn bộ nội dung kiến thức bài 1 của SGK Ngữ văn 6, tập 1 hiện hành qua cả ba phân môn: Đọc – hiểu văn bản, Tiếng Việt và Làm văn. 6 Xem thêm: Hoàng Thị Nga, Ninh Thị Hạnh (2013), “Tranh biếm hoạ trong sách giáo khoa Lịch sử Cộng hoà liên bang Đức – kinh nghiệm cho sách giáo khoa Lịch sử mới ở Việt Nam”, Kỉ yếu Hội thảo Đổi mới và hiện đại hoá chƣơng trình, sách giáo khoa theo định hƣớng phát triển bền vững, Nxb GDVN, tháng 10/2013 192
nguon tai.lieu . vn