Xem mẫu

  1. P/E đã rẻ để đầu tư? Từ nay đến cuối năm, dòng tiền khó có thể ghi nhận sự đột biến và nhiều khả năng xu hướng đi ngang sẽ là chủ đạo. Trong quý IV, ưu thế vẫn nghiêng về nhóm ngành có tính phòng thủ cao, chống chọi tốt với khó khăn và một số cổ phiếu vốn hóa lớn sẽ được khối ngoại mua ròng. Đến cuối quý III, mặt bằng giá nhiều cổ phiếu đang ở mức thấp, P/E của Vn- Index chỉ còn 9,81% so với mức đỉnh cuối tháng 4 là 11,64%. Đây là mức thấp hơn nhiều so với các nước trong khu vực. Tuy nhiên, theo các chuyên gia chứng khoán, những dữ liệu này chưa đủ hấp dẫn để giải ngân vào thị trường chứng khoán. Động thái mua ròng 3 tháng liên tiếp trong quý III của nhà đầu tư nước ngoài không được xem là điểm tựa cho thị trường khi các chuyên gia cho rằng đó là bình thường và hợp lý sau quý II bán ròng đáng kể trước đó. Hiện, diễn biến giao dịch của khối ngoại vẫn trong tình trạng co hẹp và hạn chế. Cuộc chơi của nhà đầu tư nước ngoài cũng chỉ dừng trên những nhóm ngành được ưu tiên từ chính sách hay có tính phòng thủ cao như dầu khí, hóa chất, hàng tiêu dùng, thực phẩm, mía đường và những doanh nghiệp có nền tảng có cơ bản tốt như FPT, REE, HSG. Bước qua nhiều chao đảo trước các thông tin xấu, thị trường chứng khoán quý III chứng kiến sự suy yếu đáng kể của các chỉ số nhóm ngành cùng
  2. chiều đi xuống của thị trường. Đi giữa những khó khăn đó, chỉ có hai nhóm ngành thể hiện sự nổi trội đó là hàng tiêu dùng và chăm sóc sức khỏe. Giá cả đầu vào tăng, thị trường bó hẹp, tồn kho chất đống là lý do, nhóm cổ phiếu ngành công nghiệp vẫn dẫn đầu đà giảm, với mức trên 20%, đứng vị trí thứ 2 là ngành tài chính trên 19%. 3 nhóm cổ phiếu theo vốn hóa đều ghi nhận mức lợi suất âm trong quý III so với thời điểm cuối quý II. Khả năng chống chịu khá tốt của nhóm cổ phiếu có mức vốn hóa lớn so với nhóm trung bình và nhóm nhỏ. Đóng cửa ngày 28/9, trong khi nhóm trung bình và nhỏ giảm tương ứng là 15,61% và 14,94% thì nhóm có mức vốn hóa lớn chỉ giảm 4,94%. Trước những rào cản đó, công ty chứng khoán Vietcombank cho rằng độ hấp dẫn của thị trường chứng khoán vẫn phụ thuộc nhiều vào triển vọng lợi nhuận của các doanh nghiệp cũng như tình hình kinh tế vĩ mô của Việt Nam. Nhìn từ nay đến cuối năm, dòng tiền khó có thể ghi nhận sự đột biến và nhiều khả năng xu hướng đi ngang sẽ là chủ đạo. Điều này xuất phát từ những quan ngại chung về tình hình kinh tế vĩ mô trong nước và nền kinh tế thế giới vẫn chưa có nhiều dấu hiệu khởi sắc. Những yếu tố rủi ro từ thị trường thế giới với tâm điểm là cuộc khủng hoảng nợ công châu Âu cũng như nỗi lo suy thoái toàn cầu vẫn đang canh cánh. Triển vọng kinh tế toàn cầu không thực sự sáng sủa, khiến nguồn vốn đầu tư trực tiếp và gián tiếp vào Việt Nam nhiều khả năng sẽ tiếp tục chịu ảnh hưởng xấu. Trong khi đó thị trường lúc này dường như đang thiếu đi sự hậu thuẫn tốt của nền kinh tế vĩ mô trong nước. Mặc dù nửa đầu năm 2012, nền kinh tế đã
  3. ghi nhận nhiều bước tiến rõ rệt hơn so với năm 2011, nhưng từ quý III nhiều quan ngại về tình hình vĩ mô khó có thể sớm tốt hơn nữa bên cạnh một số bất ổn có thể gia tăng. GDP tăng thấp (ước 5,2%) khi hoạt động kinh tế thu hẹp, lạm phát cao có xu hướng quay lại trong những tháng cuối năm do tính chu kỳ kết hợp với áp lực tăng một số mặt hàng cơ bản. Với doanh nghiệp cánh cửa tăng trưởng không rộng khi hàng tồn kho cản đường tiếp cận vốn ngân hàng. Chưa kể áp lực chi phí đầu vào tăng, trong khi lực cầu khá yếu khiến triển vọng doanh nghiệp phía trước càng thấp. Thị trường chứng khoán thiếu lực đỡ khi dòng tiền vào thị trường giảm, tâm lý cầm cổ phiếu bất an
nguon tai.lieu . vn