Xem mẫu

  1. ÔN TẬP PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC 1. Phân tích khái niệm chương trình giáo dục, phát triển chương trình giáo dục  (chương trình đào tạo, phát triển chương trình đào tạo) 1.1. Chương trình giáo dục ­ Theo TS. Trần Hữu Hoan, Phát triển chương trình giáo dục, tập bài  giảng giành cho học viên khóa đào tạo chuyên ngành quản lý giáo dục “chương  trình giáo dục là sự trình bày có hệ thống một kế hoạch tổng thể các hoạt động  giáo dục trong một thời gian xác định, trong đó nêu lên các mục tiêu học tập mà  người học cần đạt được, đồng thời xác định rõ phạm vi, mức độ nội dung học  tập, các phương pháp, phương tiện, cách thức tổ chức học tập, cách đánh giá  kết quả học tập… nhằm đạt được mục tiêu học tập đề ra”.  ­ Như vậy, ta có thể hiểu chương trình giáo dục là một bản kế hoạch  tổng thể và có tính hệ thống và bao gồm các yếu tố: o Mục tiêu đào tạo, chuẩn đầu ra o Nội dung đào tạo o Phương pháp hay qui trình đào tạo o Đánh giá kết quả đào tạo Theo Tác giả ......sách ...... có định nghĩa như sau :  ................................................................................. ­ Trong định nghĩa của tác giả.... nêu trên có những ý chính như sau :  ............................................................................................................ 1.2. Phát triển chương trình giáo dục ­ Phát triển chương trình giáo dục là quá trình lập kế hoạch và hướng  dẫn việc học tập của người học (bao gồm các hoạt động trong và ngoài lớp  học) do đơn vị đào tạo tiến hành. (Nguyễn Vũ Bích Hiền (chủ biên), phát triển  và quản lý chương trình giáo dục) ­ Theo định nghĩa trên thì phát triển chương trình giáo dục, có những ý  chính
  2. o Bao gồm việc biên soạn, thiết kế chương trình các môn học. o Các công việc cụ thể là: Thiết kế nội dung tổng quát về chương trình học; Lập kế hoạch và chương trình đã thiết kế; Tổ chức thực hiện chương trình đã thiết kế (triển khai vào chương trình  giảng dạy) Nghiên cứu (đánh giá, thẩm định và tái phân tích) o Nhằm đưa ra các chương trình mới, biên soạn các chương trình cũ. ­ Chương trình giáo dục được sử dụng đối với bậc học phổ thông (trước  khi tốt nghiệp kỳ thi THPT). 1.3 Phân biệt chương trình đào tạo và chương trình giáo dục ? Theo tác giả Nguyễn Vũ Bích Hiền ( chủ biên ) của cuốn Phát triển và quản lý  chương trình giáo dục định nghĩa như sau : Chương trình đào tạo và chương trình giáo dục là văn bản giáo dục chính thức, quy  định mục đích, mục tiêu, yêu cầu nội dung kiến thức và kĩ năng, cấu trúc tổng thể  các bộ môn, kế hoạch lên lớp, thực tập theo từng năm học, tỉ lệ giữa các bộ môn,  giữa lí thuyết và thực hành, quy định phương thức, phương pháp, phương tiện, cơ  sở vật chất, chứng chỉ văn bằng tốt nghiệp của cơ sở giáo dục.  Theo tác giả Vũ Bích Hiền trong cuốn Phát triển và quản lý chương trình giáo dục  có phân biệt thuật ngữ “ Chương trình giáo dục và chương trình đào tạo” như sau : ­“Chương trình giáo dục” đối với bậc học phổ thông. ­“ Chương trình đào tạo” đối với bậc cao đẳng, đại học và dạy nghề. 2. Các nguyên tắc phát triển chương trình giáo dục ? ­ NT1 : Đảm bảo tính mục tiêu và chuẩn đầu ra ­ NT2 : Tương thích (tương đương, thích ứng với các yêu cầu về pháp  lý…) o Bám sát cơ sở pháp lý  o Thích hợp với thực tế
  3. o CS khoa học Có mối tương tác, liên hệ chặt chẽ với mục tiêu; nội dung; phương pháp; kiểm  tra – đánh giá với nhau. ­ NT3 : Hỗ trợ người học ­ NT4 : Đáp ứng yêu cầu của các bên liên quan:  o Các yêu cầu của người trong chương trình: học sinh, giáo vien, BGH o Các yêu cầu của người ngoài chương trình: CMHS, xã hội. 3. Phân loại : Các loại chương trình giáo dục Các loại chương trình giáo dục sẽ tùy thuộc vào các loại hình giáo dục để đưa ra  chương trình cho phù hợp với đối tượng, tâm lý, lứa tuổi của người học: 4. Quy trình phát triển  chương trình giáo  dục? ­ Phân tích tình hình  ­ Thiết kế ­ Thực hiện ­ Đánh giá ­ Tái phân tích : + Đạt, hay chưa đạt  + Điều chỉnh, bổ sung + Thực hiện tiếp  5. Kể tên những đối tượng tham gia vào phát triển chương trình giáo dục? Cho ví  dụ  ­ Phân tích: 
  4. o Đối với chương trình giáo dục cấp quốc gia việc phân tích chương trình  bao gồm các nhóm chuyên gia chuyên trách chuyên môn. ­ Thiết kế ­ Thực hiện ­ Đánh giá o Dựa trên việc đánh giá của các bên liên quan : ­ Học sinh là người đánh giá qua quá trình được giáo dục, học tập, rèn  luyện. ­ Phụ huynh là người đánh giá qua kết quả của học sinh trong quá trình  học tập của học sinh. ­ Ban giám hiệu thực hiện chương trình giáo dục đánh giá xem chương  trình giáo dục đó có hiệu quả hay không, có phù hợp không. ­ Tự đánh giá : Người thiết kế chương trình giáo dục xem những sai sót  hay những bổ sung vào chương trình giáo dục. 6. Khái niệm phân cấp quản lý trong nhà trường ? Theo thông tư số: 12/2011/TT-BGDĐT có quy định như sau : Chương I, Điều 6. Phân cấp quản lý:  1. Trường THCS và trường phổ  thông có nhiều cấp học có cấp học cao nhất là THCS do   phòng giáo dục và đào tạo quản lý.  2. Trường THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học có cấp học cao nhất là THPT do sở  giáo dục và đào tạo quản lý. 3. Trường chuyên biệt có quy chế tổ chức và hoạt động riêng thì thực hiện phân cấp quản lý  theo quy chế tổ chức và hoạt động của loại trường chuyên biệt đó. Link tham khảo : https://thukyluat.vn/vb/thong­tu­12­2011­tt­bgddt­dieu­le­truong­trung­hoc­co­ so­pho­thong­va­truong­1d823.html#dieu_6
nguon tai.lieu . vn