Xem mẫu

  1. NUÔI CÁ TRA – NHỮNG ĐIỀU CẦN CẢNH BÁO Hiện nay do tình hình đầu ra cá thịt khá ổn định, các nuôi cá tra có xu thế mở rộng diện tích, vùng nuôi, mô hình nuôi, mật độ nuôi... Khắp nơi, người người đào ao nuôi cá tra, nhà nhà nuôi cá tra. Ruộng trũng được chuyển thành ao, ao nuôi các loài thủy sản khác được qui hoạch lại để nuôi cá tra. Đâu đâu cũng râm ran những câu chuyện vui về các mô hình nuôi cá tra, và tính hiệu quả kinh tế của đối tượng này. Có thể nói, phong trào nuôi cá tra đang lên đỉnh điểm, người dân đang ngất ngây, vui với những thành quả, lợi ích kinh tế lớn lao, thu được từ việc nuôi cá tra. Điều này, ở góc độ tích cực nào đó rất đáng mừng, vì sản xuất nông nghiệp nói chung, nghề nuôi cá tra nói riêng đang phát triển, đem lại lợi nhuận hấp dẫn cho người dân. Nhưng, đứng ở góc độ người làm kỹ thuật, tình hình phát triển ồ ạt các mô hình nuôi cá tra như hiện nay, thực sự là điều đáng lo lắng. Một mô hình nuôi thủy sản, một đối tượng thủy sản, chỉ tồn tại bền vững, hiệu qủa khi mô hình đó, đối tượng đó được quan tâm, có qui hoạch vùng nuôi rõ
  2. ràng, có đầu tư cơ sở hạ tầng, hệ thống đê bao thủy lợi, hệ thống cấp và thoát nước chủ động. Quá trình phát triển luôn có sự kiễm soát, cân đối, điều tiết giữa sản phẩm đầu vào và sản phẩm đầu ra, hài hòa. Khi phát triển thành vùng nguyên liệu, yếu tố môi trường vùng nuôi được đặt lên hàng đầu. Đầu tư, quan tâm, bảo vệ môi trường nuôi, hạn chế tối đa dịch bệnh phát sinh, giảm thiểu những rủi ro ở mức thấp nhất. Hướng môi trường vùng nuôi thủy sản, theo tiêu chí bền vững, ổn định. Hiện nay, các mô hình nuôi cá tra đang phát triển tự phát, không qui hoạch vùng nuôi tập trung. Sự phát triển mang tính phong trào, do sự hấp dẫn của lợi nhuận, điều này cũng đồng nghĩa với độ bền của mô hình không cao. Yếu tố đầu vào như con giống, kích cỡ giống thả, nguồn gốc di truyền của giống, chất lượng giống …thiếu đồng bộ. Hầu hết các mô hình nuôi cá tra người dân tự do mua, thả giống, không qua bất kỳ khâu kiểm định, kiễm tra về chất lượng giống.
  3. Mô hình nuôi cá tra Đối với thức ăn, luôn chứa nhiều mối nguy tiềm ẩn, trực tiếp gây hại cho cá nuôi. Các loại thức ăn về loại, chất, lượng hiện nay trên thị trường, tại các mô hình nuôi, không thể quản lý. Thành phần thức ăn không được kiễm soát, điều tiết. Một số thành phần như rau xanh, bắp, bí đỏ, bột gòn tỉ lệ quá nhiều, ảnh hưởng đến chất lượng thịt cá. Do giá thành thức ăn cao, một số nơi dùng thức ăn tự chế, lấy từ các nguồn nguyên liệu khác nhau, do vậy chất lượng thức ăn khác nhau, điều này gây ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng môi trường ao nuôi. Môi trường nuôi thể hiện nhiều bất cập ở việc cấp-thoát nước, xử lý nước. Các mô hình nuôi cá tra hiện nay thả giống với mật độ rất dày, trung bình từ 30-40con/m2, một số nơi do chủ động nguồn nước
  4. cấp-thay, nên thả ở mật độ cao hơn. Điều này rất nguy hiểm, vì mật độ cao, đồng nghĩa với lượng chất thải rất lớn, hàm lượng các khí độc trong ao rất cao, hàm lượng oxy trong nước luôn thiếu. Khi có những thay đổi, dù nhỏ, cũng gây ra những ảnh hưởng rất lớn cho cá nuôi, theo chiều hướng bất lợi. Thức ăn, đặc biệt là thức ăn tự chế rất dễ gây ô nhiễm môi trường, do mau tan rã trong nước. Mặt khác, do thức ăn dư thừa, cùng với các sản phẩm thừa khác như phân, nước tiểu, xác cá chết…tập trung lắng tụ nơi đáy ao. Dưới tác động của nhiệt độ, hàm lượng oxy sẵn có trong ao, cùng với sự hiện diện các vi khuẩn hiếu khí, yếm khí…Những chất dư thừa trên sẽ phân hủy, cường độ tăng dần qua các tháng nuôi. Kết quả của quá trình phân hủy là những chất độc hại được sinh ra liên tục, làm môi trường ao nuôi ngày càng xấu đi. Một trong những lưu ý quan trọng khác, đó là nguồn nước trong ao nuôi cá tra thường để tù đọng, hoặc để tảo phát triển dày đặc trong ao nuôi. Do quan niệm cá tra có cơ quan hô hấp phụ, có thể sống và phát triển trong môi trường thiếu oxy…Do vậy việc thay nước, hoặc chủ động nuôi cá tra trong nước chảy liên tục, chưa được người nuôi áp dụng triệt để. Một trong những vấn đề
  5. lớn hiện nay, người nuôi cá tra còn thiếu trang bị, đó là kỹ thuật, công nghệ. Do sự hấp dẫn của lợi nhuận, một bộ phận không nhỏ người dân chuyển qua nuôi cá tra, mà không am hiểu gì về sinh học và kỹ thuật nuôi loài cá này. Không có biện pháp quản lý thức ăn, không áp dụng đúng phương pháp cho ăn, để dịch bệnh sảy ra liên tục, cá nuôi phân đàn, chậm lớn. Chí phí thuốc men, công cán tốn kém rất nhiều, giá thành sản xuất liên tục tăng cao, nhưng giá bán thấp, mô hình nuôi không có hiệu quả. Như vậy, để mô hình nuôi cá tra thực sự hiệu qủa, bà con nên thận trọng trong quá trình triển khai. Không nên phát triển tự phát, phong trào. Cần trang bị kỹ thuật nuôi đồng bộ, áp dụng triệt để vào mô hình của mình. Chủ động kiễm tra, điều tiết các thông số môi trường, thức ăn…Có như vậy, hiệu quả từ mô hình nuôi cá tra mới thực sự an toàn, bền vững. Còn nếu không, nuôi cá tra trở thành một gánh nặng cho bà con nông dân như nuôi tôm sú hiện nay ở nhiều vùng trong cả nước. Lý Vĩnh Phước
nguon tai.lieu . vn