Xem mẫu

  1. NỘI DUNG VÀ GIÁ TRỊ CỦA ĐỨC KHIÊM TỐN HỒ CHÍ MINH THÁI THỊ HOÀNG DIỂM – NGUYỄN THỊ TIỀN Khoa Giáo dục Chính trị Tóm tắt: Việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh là một việc rất cần thiết, đã được Đảng và Nhà nước ta quan tâm bằng những chỉ thị và chương trình hành động cụ thể. Tuy nhiên, trong giai hiện nay, khi con người có những biểu hiện suy đồi, tha hóa thì việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh lại càng trở nên cần thiết hơn bao giờ hết. Trong giới hạn nghiên cứu của mình, chúng tôi tập trung làm sáng tỏ đức khiêm tốn của Hồ Chí Minh thông qua những sự kiện và việc làm xoay quanh cuộc sống đời thường của Bác. Từ đó, rút ra các giá trị của đức khiêm tốn Hồ Chí Minh nhằm đề ra một số giải pháp góp phần giáo dục đức khiêm tốn cho sinh viên khoa Giáo dục Chính trị - Trường Đại học Sư phạm Huế. Từ khóa: Nội hàm, giá trị, đức khiêm tốn, Hồ Chí Minh. 1. MỞ ĐẦU Chủ tịch Hồ Chí Minh là tấm gương sáng ngời về nhân cách và trí tuệ của con người Việt Nam, đạo đức cách mạng với đức tính khiêm nhường đặc biệt. Suốt cuộc đời mình, Bác luôn giữ một lối sống giản dị, thanh đạm, nhân cách cao thượng, lối sống giản dị, khiêm tốn đến phi thường. Tất cả đã tạo nên một khí phách cao đẹp của con người Việt Nam. Đức khiêm tốn Hồ Chí Minh không chỉ là nghệ thuật sống mà còn là nền tảng dẫn đến thành công, bởi nó chứa đựng những nội dung và giá trị không chỉ hôm nay và mai sau. Thực hiện chỉ thị 06 CT/TW về “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, chỉ thị 42 CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa XI và Quyết định số 1501-QĐ/TTg của Thủ thướng chính phủ phê duyệt Đề án “Tăng cường giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hóa cho thanh niên, thiếu niên, nhi đồng giai đoạn 2015-2019” thì nghiên cứucác nội dung tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, trong đó có đức khiêm tốn của Người là việc làm hết sức cần thiết. 2. CƠ SỞ HÌNH THÀNH ĐỨC TÍNH KHIÊM TỐN CỦA HỒ CHÍ MINH 2.1. Truyền thống văn hóa dân tộc Đức khiêm tốn của Hồ Chí Minh trước hết bắt nguồn từ các giá trị văn hoá truyền thống dân tộc.Đầu tiên phải kể đến đó là truyền thống nhân nghĩa, lối sống trọng tình, đoàn kết, tương thân tương ái, gắn bó, sẽ chia với nhau trong “tình làng, nghĩa xóm”,“một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ”, “lá lành đùm lá rách”. Sự cần cù, chịu thương chịu khó trong lao động sản xuất của cải vật chất cũng như tinh thần cũng là một giá trị văn hóa nổi bật, hàng đầu trong giá trị văn hóa truyền thống của con người Việt Nam. Hiếm có một dân tộc nào trên thế giới mà con người có những đức tính cần cù lao động và tiết kiệm của cải như nhân dân ta. Cuộc sống được tạo dựng bởi chính lao động của mình đã Kỷ yếu Hội nghị Khoa học Sinh viên năm học 2016-2017 Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế, tháng 12/2016, tr: 215-224
  2. 216 TH I TH H ÀN I M–N N TH TI N khiến người xưa biết giữ gìn sức người, sức của bằng việc sắp xếp hợp lý lao động để “một công được đôi ba việc”. Cũng do sống bằng chính lao động của mình, người ta dễ bằng lòng, thích thú với một cuộc sống giản dị, thanh bạch; phê phán lối sống xa hoa, hoang phí “đem của đổ đi”. Văn hoá Việt Nam sáng ngời chủ nghĩa nhân văn còn vì dân tộc ta là một dân tộc luôn coi trọng đạo đức nhân phẩm và các giá trị người. Nhiều đạo lý làm người luôn được dân tộc tôn vinh, ca ngợi. Đó là truyền thống “uống nước nhớ nguồn”, “ăn quả nhớ kẻ trồng cây”,“tôn sư trọng đạo”. Hay nói về sự khiêm nhường, ông bà ta đã dạy rằng:“Biết thì thưa thốt. Không biết thì tựa cột mà nghe” hay “Con hát mẹ khen hay. Mẹ hát con khen hay”...Chân thật và quý trọng lẫn nhau được xem là tập tính phổ biến trong quan hệ xã hội, quan hệ cộng đồng. Nó được coi là điều kiện đầu tiên, chủ yếu để con người có thể xích lại gần nhau, cảm thông với nhau. Từ đó con người học được cách “dĩ hoà vi quý”, “chín bỏ làm mười” để sống chan hòa với nhau. 2.2. Giáo dục của gia đình Nhân cách đạo đức Hồ Chí Minh đã chịu sự tác động của nhiều nhân tố nhưng yếu tố ảnh hưởng trực tiếp và sâu sắc nhất là từ gia đình. Sinh ra trong một gia đình nhà nho nghèo yêu nước, gần gũi với nhân dân. Các thành viên trong gia đình luôn hòa thuận, yêu thương lẫn nhau. Trong đó người có ảnh hưởng khá mạnh đến việc hình thành nhân cách của Hồ Chí Minh là cụ Nguyễn Sinh Sắc- một nhà nho cấp tiến, có tư tưởng trọng dân, luôn thương yêu những người nghèo khổ. Sau khi đậu Phó bảng, vua Thành Thái ban biển “Ân tứ ninh gia” (Ơn vua ban cho gia đình tốt) và cờ “Phó bảng phát khoa” cho hưởng Lễ vinh quy bái tổ. Tổng đốc Nghệ An Đào Tấn tổ chức lễ vinh quy bái tổ linh đình. Tuy nhiên, ông Phó bảng vẫn chiếc khăn đóng ám khói và chiếc áo lương đen may từ cái thuở đi lấy vợ đến giờ. Họ lại càng ngạc nhiên hơn khi xìa võng lọng nghinh đón ông thì ông bảo: “Hãy lặng trống và xếp cờ! Tôi đỗ đại khoa nhưng tôi đã làm được cái gì cho dân cho nước đâu mà đón tôi. Nếu có đón thì đón những người đã làm nên sự đỗ đạt cho tôi, nhưng tiếc thay, ông già vợ tôi và bà vợ tôi đã khuất mặt cả rồi”. Ngay cả khi cụ đỗ đạt cũng không quên nghĩ cho dân, khi cụ được cấp thêm ruộng đất ở quê nhưng cụ dành những đất đó cho những người thiếu ruộng. Tấm gương lao động cần cù, tấm gương về ý chí kiên cường vượt qua khó khăn, gian khổ để đạt được mục tiêu đó là cụ đã không từ bỏ việc thi cử dở dang của mình mà phấn đấu đến lúc thi đậu, thể hiện tính kiên trì, bền bỉ của cụ. Và với tư tưởng thương dân, chủ trương lấy dân làm hậu thuẫn cho mọi cải cách chính trị-xã hội của cụ Phó bảng đã có ảnh hưởng sâu sắc đối với sự hình thành nhân cách đạo đức của Hồ Chí Minh. Với quan niệm học để làm người chớ không phải học để làm quan, vã lại, trong hoàn cảnh đất nước bị thực dân Pháp thống trị, làm quan là làm tay sai cho giặc, là đắc tội với đồng bào, nên sau khi đỗ Phó bảng, ông đã hai lần từ chối lời kêu ra làm quan của triều đình Huế. Ông sống thanh đạm bằng nghề dạy học, nghiên cứu tân thư, kết bạn tâm giao với các sĩ phu yêu nước như Vương Thúc Quý, Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh… và đặc biệt chú tâm dạy dỗ con cái. Năm 1906, khi không còn lý do thoái thác, ông đành phải ra nhận chức Hành tẩu bộ Lễ; song ông thường nói: “Quan trường thị nô lệ trung, chi nô lệ, hựu nô lệ”(Quan trường là nô lệ trong những người nô lệ, lại càng nô lệ
  3. N I N VÀ I T CỦA ĐỨC KHIÊM TỐN HỒ CHÍ MINH 217 hơn)và răn dạy các con: “ ĩ vật quan gia di ngô phong dạng” (đừng đem cung cách ứng xử nhà quan đi ứng xử với mọi người). 2.3. Tinh hoa văn hóa nhân loại, đặc biệt là nhân cách đức khiêm tốn của V.I.Lênin Bên cạnh yếu tố truyền thống dân tộc và gia đình thì sự trải nghiệm thực tế cũng giúp Hồ Chí Minh rèn luyện sự khiêm tốn. Trong quá trình đi qua các quốc gia để tìm kiếm con đương cứu nước, Người đã chấp nhận làm tất cả mọi công việc để có thể kiếm sống và thực hiện lý tưởng của mình. Từ đây người cũng dần bộc lộ nét đẹp trong nhân cách của Người - đức khiêm tốn. Người đã dần đưa những gì tích lũy được, những gì đã được dạy dỗ vận dụng vào các mối quan hệ khác nhau, đồng thời Người luôn trau dồi, học hỏi những kiến thức mới ở bất cứ đâu, bất cứ thời gian nào. Hồ Chí Minh suốt đời xem mình là học trò của Lênin, coi Lênin là “Người thầy vĩ đại của cách mạng vô sản. Cũng là một vị đạo đức rất cao, dạy chúng ta phải thực hiện cần, kiệm, liêm, chính”. Thế giới xem đây là đức khiêm tốn có từ “trong gan trong tim” của Người. Ở Hồ Chí Minh không bao giờ tồn tại tham vọng sẽ sáng tạo ra một học thuyết để thay thế học thuyết Mác-Lênin. Học thuyết Mác-Lênin đối với Hồ Chí Minh bao giờ cũng là kim chỉ nam cho hành động. Hồ Chí Minh ghét lối sống xa hoa, cũng như trước đó, Lênin vô cùng căm ghét lối sống nay. Lênin và Hồ Chí Minh đều coi lối sống xa hoa là lối sống sang trọng một cách giả tạo, thật “đáng nguyền rủa” và phải “lên án” nó. Điều này đă được thể hiện trong những dòng viết đầy xúc động của Người sau khi Lê-nin mất: “Lê-nin là người đã nêu cho chúng ta một tấm gương sáng về sự giản dị vĩ đại và sự khiêm tốn cao độ, không phải chỉ thiên tài của Người mà chính là tính coi khinh sự xa hoa, tinh thần yêu lao động, đời tư trong sáng, nếp sống giản dị, tóm lại là đạo đức vĩ đại và cao đẹp của người thầy, đã ảnh hưởng lớn lao tới các dân tộc châu Á và đã khiến cho trái tim họ hướng về Người, không có gì ngăn nổi”. 2.4. Phẩm chất cá nhân của Hồ Chí Minh Phẩm chất của Hồ Chí Minh còn thể hiện ở việc Người luôn hòa mình vào nhân dân, tôn trọng nhân dân. Sự tôn trọng nhân dân của Hồ Chí Minh đã trở thành đức khiêm tốn của Người. Đức tính ấy tạo nên bầu không khí tình cảm, chan hòa giữa Người với nhân dân Việt Nam và giữa Người với anh em bạn bè trên thế giới. Bên cạnh đó, khi nhắc đến Hồ Chí Minh người ta sẽ nghĩ ngay đến lòng yêu thương con người, sống có tình, có nghĩa. Kế thừa truyền thống nhân nghĩa của dân tộc, kết hợp truyền thống nhân nghĩa với chủ nghĩa nhân đạo cộng sản, tiếp thu tinh thần nhân văn của nhân loại qua nhiều thế kỷ, qua hoạt động thực tiễn, Hồ Chí Minh đã xác định tình yêu thương con người là phẩm chất đạo đức cao đẹp nhất. Người không chỉ yêu thương đồng bào của mình, mà mở rộng ra là tình yêu thương đối với nhân loại, kể cả đối với kẻ thù của Người. Với Hồ Chí Minh, tình yêu thương con người là không biên giới. Trước hết, Người lo cho dân tộc của Người và sau đó, Người lo cho tất cả những kiếp người trên hành tinh còn bị đoạ đầy, đau khổ, bởi vì: “Họ là thân thích ruột già, công nông thế giới đều là anh em”. Cho tới trước lúc đi xa, trong lời i chúc, khi để lại: “Muôn vàn tình thân yêu cho toàn dân, toàn Đảng, cho toàn thể bộ đội, cho các cháu thanh niên và nhi đồng”, và “gửi lời
  4. 218 TH I TH H ÀN I M–N N TH TI N chào thân ái đến các đồng chí, các bầu bạn và các cháu thanh niên, nhi đồng quốc tế”. Hồ Chí Minh là một con người thực sự mang tình người của thời đại. 3. M T SỐ BI HIỆN CỦA ĐỨC TÍNH KHIÊM TỐN CỦA HỒ CHÍ MINH Cuộc đời và sự nghiệp của Hồ Chí Minh là minh chứng sống động về một tấm gương với đức khiêm tốn phi thường.Đức tính khiêm tốn, giản dị của Người được thể hiện qua nhiều câu chuyện mà những người may mắn được sống và làm việc bên cạnh Người kể lại. Quả thật, từ cuộc sống thường ngày của Bác, ta có thể nêu lên hàng trăm hàng nghìn dẫn chứng về đức khiêm tốn và giản dị của Người. 3.1. Khiêm tốn trong lối sống thường ngày Trong sinh hoạt thường nhật, ở Hồ Chí Minh luôn thể hiện sự khiêm tốn, giản dị. Mấy mươi năm xa cách quê hương, Người không quên những món ăn mang đậm nét quê hương như: cà muối, dưa chua, tương ớt. Lúc ở chiến khu, Người sống chung với anh em trong một cơ quan, làm việc, học tập, ăn ở, sinh hoạt nhất nhất như anh em. Có bữa bận phải ăn sau, Bác dặn: “Các cô chú cứ ăn thịt cá, để phần Bác món cà dầm mắm”[1, tr. 56]. Người vẫn thích đi bộ, tắm sông, hút thuốc lá và thỉnh thoảng uống một ly rượu thuốc trong bữa ăn. Theo lời kể của các đồng chí trước đây có vinh dự được phục vụ Bác thì bữa ăn của Bác thường cũng chỉ có ba món: Món mặn bằng thịt kho hoặc cá kho, một món rau luộc hoặc xào, một bát canh nhỏ với chút dưa, chút cà muối hoặc món nhút quê hương. Cá kho sao cho khô đanh, canh cua đồng nấu cho vừa, điểm chút rau thơm, rau ghém, quả ớt, cơm dẻo nóng sốt là được. Nếu đổi món thì rau muống luộc cho xanh, trứng luộc hơi lòng đào, thêm mấy quả cà pháo muối kiểu xứ Nghệ. Còn bữa ăn sáng của Bác thì thật là đơn giản. Hôm thì miếng bánh mỳ với ít mứt, hôm thì bát cháo hoa với đường, khi ăn xong bữa, Bác tự tay thu dọn bát đĩa gọn gàng để người phục vụ chỉ việc mang đi.Một lần, trong bữa ăn, đồng chí phục vụ dọn lên cho Bác một đĩa cá Anh Vũ, một loại các sông quý hiếm thường chỉ có ở khúc sông Hồng đoạn Bạch Hạc - Việt Trì. Nhìn đĩa cá biết ngay là của hiếm, Bác khen và bảo: “Cá ngon quá, thế mà chú Tô (tức đồng chí Phạm Văn Đồng) lại đi vắng. Thôi, các chú để đến chiều đồng chí Tô về cùng thưởng thức” [1, tr. 283]. Miếng ngon không bao giờ Bác chịu ăn một mình. Chia sẻ ngọt bùi là thế, tưởng chuyện cũng sẽ qua đi. Nhưng đến bữa sau, trong mâm cơm lại có món cá hôm trước. Nhìn đĩa cá Bác hiểu ngay và tỏ ra không bằng lòng và Bác nói:“Bác có phải là vua đâu mà phải cung với tiến!” [1, tr. 283]. ồi Người kiên quyết bắt mang đi không ăn nữa. Như Bác đã từng nói:“Ở đời ai chẳng thích ăn ngon, mặc đẹp, nhưng nếu miếng ngon đó lại đánh đổi bằng sự mệt nhọc, phiền hà của người khác thì Bác đâu có chấp nhận” [1, tr. 283]. Chủ tịch Hồ Chí Minh của chúng ta là một tấm gương sáng ngời về đức tính khiêm tốn, giản dị. Hồi còn sống ở chiến khu Việt Bắc, những năm kháng chiến chống Pháp, cương vị là Chủ tịch nước nhưng Bác chỉ mặc một bộ kaki, đi dép cao su, ở nhà sàn. Trong kháng chiến, Người thường mặc bộ đồ màu xanh, chân đi dép cao su. Khi về Hà nội, Người lại mặc bộ đồ kaki và chân đi giầy vải. Ðôi dép cao su của Bác “ra đời” vào năm 1947, được “chế tạo” từ một chiếc lốp ô tô quân sự của địch bị bộ đội ta phục kích tại
  5. N I N VÀ I T CỦA ĐỨC KHIÊM TỐN HỒ CHÍ MINH 219 Việt Bắc. Trên đường công tác, Bác nói vui với anh em cán bộ đi cùng: “Ðây là đôi hài vạn dặm trong chuyện cổ tích ngày xưa” [1, tr. 286]. Thấy đôi dép cao su của Bác đã cũ, anh em phục vụ đề nghị cho thay đôi dép mới nhưng Bác chưa đồng ý, vì thấy dép vẫn còn dùng được. Có người mạnh dạn thưa với Bác là một đôi dép chỉ có hai đồng rưỡi, nhưng Bác giải thích: “Vấn đề không phải là hai đồng rưỡi mà phải xem là đã cần thay dép mới chưa? Đôi dép của Bác còn dùng được thì chưa nên thay!” [1, tr.286]. Mười một năm sau, đôi dép cao su ấy vẫn được Bác sử dụng trong chuyến thăm Ấn Ðộ vào tháng 2-1958. Khi Bác lên máy bay, ngồi trong buồng riêng, anh em cảnh vệ lập mẹo, giấu dép đi, để sẵn một đôi giày mới. Bác phát hiện và ôn tồn nói: “Bác biết các chú cất dép của Bác đi chứ gì? Nước ta còn chưa được độc lập hoàn toàn. Nhân dân ta còn khó khăn. Bác đi dép cao su nhưng bên trong lại có đôi tất mới thế là đủ lắm mà vẫn lịch sự”.[1, tr. 286] Vậy là mọi người phải trả lại đôi dép cao su cho Bác. Đôi tất của Bác vá đến hai, ba lần, cổ áo sờn rách đã mấy lượt Bác lại lộn trong ra ngoài và tiếp tục sử dụng. Mùa đông, có lần Bác bận chiếc áo Tôn Trung Sơn có mảnh vá. Có người hỏi: “Kính thưa Chủ tịch, vì sao Người là Chủ tịch nước mà lại mặc áo vá?” - Người trả lời vui vẻ: “Đất nước còn nghèo, Chủ tịch có mặc áo vá thì dân mới có áo lành mặc”. Những anh em công tác trong phủ Chủ tịch hàng ngày vẫn thường đi lại bằng xe đạp, thỉnh thoảng vẫn gặp Bác đi bộ. Nhìn thấy Bác, mọi người đều xuống dắt xe chờ Bác đi qua rồi mới lên xe đi tiếp. Thấy vậy, Bác thường khoát tay ra hiệu bảo anh em cứ đi tiếp, không cần xuống xe. Nhưng ai có thể cho phép mình ngồi trên xe khi Bác đi bộ. Một lần, Bác gọi đồng chí vừa xuống dắt xe lại gần và bảo: “Các chú có công việc của mình nên cứ tiếp tục đạp xe mà đi. Bác đâu có phải là cái đền có biển “hạ mã” ở trước để ai đi qua cũng phải xuống xe, xuống ngựa?” [1, tr. 283]. Kháng chiến toàn quốc bùng nổ, nhiều nhân sĩ, trí thức cao tuổi theo Bác lên Việt Bắc, đi kháng chiến, đèo cao, suối sâu, đường bùn lầy, nhiều vị phải nằm cáng. Anh em phục vụ lo Bác mệt cũng đề nghị Bác lên cáng, Bác gạt đi: “Bác còn khoẻ, còn đi được, các chú có nhiệm vụ đưa Bác đi như thế này là tốt rồi” [1, tr. 283]. Cuối năm 1961, Bác về thăm xã Vĩnh Thành, huyện ên Thành, tỉnh Nghệ An, một xã có phong trào trồng cây tốt. Tại một ngọn đồi thấp, Bác đứng nói chuyện với nhân dân trong xã. Trời đã gần trưa, tuy đã sang đông mà nắng còn gay gắt. Nhìn Bác đứng giữa nắng trưa, ai cũng băn khoăn. Đồng chí Chủ tịch huyện cho tìm mượn được chiếc ô, định giương lên che nắng cho Bác, thì Bác quay lại hỏi: “Thế chú có đủ ô che cho tất cả đồng bào không? Thôi, cất đi, Bác có phải là vua đâu?” [1, tr. 283]. Lão Tử có nói: “Trời đất sở dĩ có thể dài và lâu vì không sống cho mình nên mới được trường sinh. Thánh nhân đặt thân mình ở sau mà lại trước, đặt thân mình ở ngoài mà lại còn”. Bác Hồ sống quên mình, không nghĩ đến mình mà lại trở thành sống mãi. Lời Lão Tử thật sâu sắc lắm thay! 3.2. Khiêm tốn trong cách giao tiếp, ứng xử Sự khiêm tốn của Người không chỉ thể hiện trọng cách ăn, cách mặc mà còn thể hiện rõ nét qua từng lời nói, từng hành động của Người. Đức khiêm tốn của Bác Hồ trước hết thể hiện ở việc Người luôn hòa mình với nhân dân lao động. Chắc hẵn mỗi người dân Việt
  6. 220 TH I TH H ÀN I M–N N TH TI N Nam sẽ không bao giờ quên dấu ấn ngày 2-9-1945, tại Quảng trường Ba Đình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc bản Tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam ân Chủ Cộng Hòa – từ đây ta đã có thể ngẫng cao đầu với bạn bè thế giới. Và chắc hẵn ai ai cũng khắc sâu câu hỏi giản dị gần gũi của Bác Hồ: “Tôi nói đồng bào nghe rõ không?”. Một câu nói đơn giản như của một người cha hỏi hang, quan tâm tới những đứa con của mình chứ không phải đứng trên cương vị người đứng đầu của một quốc gia mà nói với nhân dân của mình. Liệu có vị nguyên thủ quốc gia nào sánh được với Bác Hồ chúng ta chăng? ù Bác đã đi xa nhưng bài học về đức tính khiêm tốn vẫn luôn còn đây và vẫn sẽ là “khuôn vàng thước ngọc” để bao thế hệ mai sau học tập và noi theo. Sự khiêm tốn của người không chỉ thể hiện trong cách ăn, cách nói mà còn thể hiện trong cả cách viết của Người. Là Chủ tịch nước nhưng Người chỉ xem mình là người “đầy tớ” của nhân dân, suốt đời tận tụy vì nước, vì dân. Là người đi nhiều biết rộng, là nhà báo rất chuyên nghiệp, một cây bút rất sắc sảo, nhưng Bác chỉ cho rằng mình “có ít nhiều kinh nghiệm làm báo mà thôi”. Khi tham gia viết Bản yêu sách của nhân dân An Nam để gởi đến Hội nghị Vecxai, mọi người đã yêu cầu để Bác là người đứng tên vì hầu hết ý kiến nêu trong Bản yêu sách là do Người đóng góp. Nhưng Bác đã từ chối. Bác cho răng mình không đóng góp được gì nhiều. Và khi không từ chối được nữa thì Bác đã ký tên:“Thay mặt nhóm những người yêu nước An Nam - N N I Q ỐC” [1, tr. 10]. Tuy Bác là một lãnh tụ tối cao, đã làm rạng rỡ dân tộc ta, nhân dân ta và non sông đất nước ta, nhưng Người khiêm tốn với tất cả mọi người, cả người già và trẻ em. Đối với những người giúp việc thường xuyên bên mình, Bác thường gọi hết sức thân mật và trân trọng là cô, chú như những người trong gia đình. Đối với các vị nhân sĩ, trí thức khi tiếp chuyện Bác luôn thưa gửi rất lễ độ và đúng mực. Mỗi khi gặp gỡ đồng bào, Bác coi như những người ruột thịt nên câu chuyện thân tình, không có khoảng cách trên dưới, bởi thế những điều Người nói như những lời gợi mở, khuyên nhủ thật dễ nhớ để làm theo. Những lúc đến thăm các nơi, khi thấy mọi người hô: “Bác Hồ muôn năm” là Bác đã giơ tay ra hiệu cho mọi người dừng; nếu thấy hô đến hai, ba lần là Bác không vui. Bởi lẽ Bác không chấp nhận một chút nào tệ sùng bái cá nhân, Bác không bằng lòng để ai tôn bệ với mình. Năm 1948, từ Chiến khu Việt Bắc, giữa lúc phong trào thi đua xây dựng đời sống mới đang lên, Bác Hồ gửi thư chúc thọ cụ Phụng Lục, phụ lão cứu quốc huyện Ứng Hòa, tỉnh Hà Ðông. Thư viết: Những vị thượng thọ như Cụ là của quý vô giá của dân tộc và nước nhà. Trong ngày chúc thọ, cụ lại miễn sự tế lễ linh đình, mà đem số tiền 500 đồng quyên vào quỹ kháng chiến. Như thế là cụ đã nêu cái tấm gương hăng hái kháng chiến và cái gương sửa đổi cổ tục thực hành đời sống mới cho toàn thể đồng bào noi theo. Cháu xin thay mặt Chính phủ cảm ơn cụ và trân trọng chúc Cụ sống lâu và luôn luôn mạnh khỏe. Vị Chủ tịch nước 58 tuổi gửi thư cho một bậc thượng thọ, tự xưng mình là cháu, quả là việc xưa nay hiếm, có một không hai.Sự khiêm nhường, tôn kính ấy càng khiến Người vĩ đại hơn, song như lời Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã nói về Bác: “Hồ Chí Minh cao mà không xa, mới mà không lạ, lớn mà không làm ra vĩ đại, soi sáng mà không choáng ngợp”. [3]
  7. N I N VÀ I T CỦA ĐỨC KHIÊM TỐN HỒ CHÍ MINH 221 3.3. Khiêm tốn trong công việc Biểu hiện cao cả của sự khiêm tốn giản dị mà Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu gương sáng cho mọi thế hệ là: Người rất ít khi nói về mình và không chịu để ai ca ngợi mình. Bác Hồ không bao giờ mong muốn ai ca ngợi về mình. Đó là sự khiêm tốn vĩ đại, là biểu tượng của chủ nghĩa nhân văn trong sáng. Vì thế, lúc sinh thời, chưa một nhà điêu khắc nào cả trong và ngoài nước được Người cho tạc tượng mình, mà Bác chỉ nói:Không có nhân dân thì không có Bác, các chú hãy nặn tượng đồng bào, chiến sĩ, nặn tượng thanh niên, thiếu niên anh hùng. Khi Người ra đi, trên ngực Người không một tấm huân chương. Nhiều người trong nước và nước ngoài muốn viết tiểu sử về Bác, nhưng không ai thành công. Nguyên nhân rất giản đơn: Bác Hồ không muốn nhắc lại thân thế mình. Nhà sử học Nhật Bản Sigô Sibata khi đến gặp Bác Hồ để viết tiểu sử về Người, Người trả lời: Trước hết hãy viết lịch sử của nhân dân Việt Nam. Khi viết xong tôi sẽ viết tiểu sử của tôi. Như vậy, Người hướng sự chú ý của các nhà sử học về phía nhân dân mà không bao giờ muốn ai ca tụng về mình. Suốt đời tâm niệm là người công bộc của nhân dân, lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ, nên Chủ tịch Hồ Chí Minh của chúng ta luôn luôn hoà mình vào cuộc sống chung của đồng bào, đồng chí, không nhận bất cứ một sự ưu tiên nào người khác dành cho mình. Khi Quốc hội đề nghị tặng Bác Huân chương cao quý nhất của Nhà nước là Huân chương Sao Vàng. Biết tin ấy, Bác Hồ rất cảm động. Bác nói: “Tôi vừa nhận được một tin tức làm tôi rất cảm động và sung sướng. Đó là tin Quốc hội có ý định tặng cho tôi Huân chương Sao vàng - Huân chương cao quý nhất của nước ta. Tôi xin tỏ lòng biết ơn Quốc hội. Nhưng tôi xin Quốc hội cho phép tôi chưa nhận Huân chương ấy. Vì sao? Vì Huân chương là để thưởng người có công huân, nhưng tôi tự xét chưa có công huân xứng đáng với sự tặng thưởng cao quý của Quốc hội” [2]. Người khiêm tốn nói: “Miền Nam còn chưa được giải phóng, khi nào thống nhất đất nước xin Quốc hội ủy quyền cho đồng bào miền Nam được thay mặt Quốc hội trao tặng thì tôi xin nhận” [2]. Đầu năm 1946, cả nước tiến hành cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội đầu tiên. ần đến ngày bầu cử, tại Hà Nội - là nơi Bác Hồ ra ứng cử, có 118 vị Chủ tịch Ủy ban nhân dân và đại biểu các giới hàng xã, đã công bố một bản đề nghị yêu cầu Hồ Chí Minh không phải ứng cử trong cuộc tổng tuyển cử sắp tới và ủng hộ vĩnh viễn Hồ Chí Minh làm Chủ tịch của nước Việt Nam ân Chủ Cộng Hòa. Từ nhiều nơi trong cả nước, đồng bào viết thư đề nghị Bác không cần ra ứng cử ở một tỉnh nào, nhân dân cả nước đồng thanh nhất trí ứng cử Bác vào Quốc hội. Trước tình cảm tin yêu đó của nhân dân, Bác viết một bức thư ngắn cảm tạ đồng bào và đề nghị đồng bào để Bác thực hiện quyền công dân của mình: “Tôi là một công dân của nước Việt Nam ân chủ Cộng hòa, nên tôi không thể vượt khỏi thể lệ của Tổng tuyển cử đã định. Tôi ra ứng cử ở Hà Nội nên cũng không thể ra ứng cử ở nơi nào nữa. Xin cảm tạ đồng bào đã có lòng yêu tôi và yêu cầu toàn thể đồng bào hãy làm tròn nhiệm vụ người công dân trong cuộc Tổng tuyển cử sắp tới”. [8, tr. 116] Bằng những việc làm cụ thể của Bác, chúng ta ít nhiều có thể thấy rõ được sự khiêm tốn của Người. Bác không bao giờ muốn nhận một đặc quyền nào, không muốn mọi người xem Bác là Chủ tịch nước mà chỉ mong muốn mọi người xem mình là một người công
  8. 222 TH I TH H ÀN I M–N N TH TI N dân bình thường như bao người công dân khác. Suốt một đời Người tận tụy vị nước, vì dân. Ngay trước lúc đi xa Người vẫn không quên dặn dọ rằng sau khi Bác mất không nên tổ chức đám tan để tránh tốn kém tiền của của nhân dân. Liệu trong xã hội hiện nay, có được bao nhiêu người có thể như Bác.Trước sau Người vẫn là Cụ Hồ, là Bác Hồ gần gũi với mọi người, mọi nhà, dù là màu da, tiếng nói khác nhau. Tấm gương cuộc đời Bác là một định nghĩa hết sức sinh động về sự khiêm tốn. 4. I T CỦA ĐỨC KHIÊM TỐN HỒ CHÍ MINH Có ai đó đã từng nói: Chúng ta không thể trở thành Hồ Chí Minh, nhưng chúng ta có thể học được ở Người những đức tính cao đẹp. Đối với mỗi người Việt Nam, trong tư tưởng và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, đức tính khiêm tốn là điều chúng ta dễ nhận thấy và dễ học ở Người. Đức khiêm tốn của Hồ Chí Minh là nền tảng để giáo dục con người, đặc biệt là đội ngũ cán bộ, đảng viên trong công cuộc xây dựng Đảng trong sạch,vững mạnh. Đức khiêm tốn phi thường của Người sẽ là bài học quý giá cho các thế hệ mai sau: - Một là, Hồ Chí Minh là tấm gương về đời riêng trong sáng, nếp sống giản dị và đức khiêm tốn phi thường. Hồ Chí Minh thật sự cần, kiệm, giản dị, coi khinh sự xa hoa, không ưa chuộng những nghi thức trang trọng; những phẩm chất này được biểu hiện chính trong cuộc sống hàng ngày của Người, tạo thành phong cách sống của một vị lãnh tụ vĩ đại nhất của dân tộc Việt Nam. Suốt đời, Người sống trong sạch, vì dân, vì nước, vì con người, không mưu cầu chút lợi ích riêng tư nào cho mình cả. Khiêm tốn, giản dị, tiết kiệm đã trở thành đạo đức truyền thống mà toàn Đảng, toàn dân ta luôn phải học tập và làm theo. Người sẽ mãi là tấm gương sáng ngời để lớp lớp thế hệ con dân Việt Nam hôm nay và nmai sau học tập, noi theo. - Hai là, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về “cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư”, ít lòng ham muốn vật chất, không háo danh kiêu ngạo là những bài học có ý nghĩa sâu sắc để đội ngũ cán bộ đảng viên học tập và thực hành trong công tác. Bác yêu cầu mọi cán bộ, đảng viên phải thường xuyên rèn luyện để có được tác phong sinh hoạt giản dị, lành mạnh, trong sạch. Những tư tưởng, phẩm chất đạo đức cách mạng cao đẹp phải biến thành những thói quen trong cuộc sống của mỗi người. Theo Bác, đối với bản thân, người cán bộ không được tự mãn vì tự mãn rồi thì không có động cơ để tiến bộ. Người cán bộ cũng phải học hỏi tiến bộ, không được kiêu ngạo và phải siêng năng tiết kiệm. Có như vậy mới đảm bảo được cuộc sống cho chính bản thân mình và gia đình của mình. Đối với đồng chí, đồng nghiệp, cán bộ đảng viên phải thân ái với nhau nhưng không che đậy những điều dở mà phải học cái hay để sửa cái dở. Đối với đồng nghiệp trong môi trường công việc hoặc đối với bạn bè, không nên tranh giành ảnh hưởng của nhau, bỏ lối hiếu danh, hiếu vị. Trong công việc, cán bộ đảng viên phải suy nghĩ cho kỹ, cân nhắc thành công trước mắt và tác động lâu dài. Phải chủ động và sáng tạo trong công việc, biết những điều phải làm, phương pháp phù hợp, biết trù liệu trước những thành quả và rủi ro để lúc nào cũng giữ được bản lĩnh và thế chủ động. - Ba là, tư tưởng “việc gì có lợi cho nhân dân phải hết sức làm, việc gì làm hại đến dân phải hết sức tránh” và quan niệm cán bộ là“đày tớ”, là “công bộc” cho dân là đỉnh cao
  9. N I N VÀ I T CỦA ĐỨC KHIÊM TỐN HỒ CHÍ MINH 223 của đức khiêm tốn Hồ Chí Minh. Đối với người cán bộ, đảng viên tư tưởng đó trở thành kim chỉ nam cho mọi hành động, là tiêu chuẩn để đánh giá cán bộ đảng viên. Hồ Chí Minh luôn căn dặn cán bộ rằng: quần chúng nhân dân là người làm ra lịch sử, làm nên thành công của cách mạng, là người chủ đất nước; mỗi đảng viên, cán bộ ở bất cứ cương vị nào, làm công việc gì đều phải “vừa là người lãnh đạo, vừa là người đầy tớ thật sự trung thành của nhân dân”.Hoạt động hành chính phải dựa vào dân, lấy dân làm gốc, luôn chăm lo đến nhân dân, Người nói: “ ốc có vững cây mới bền, xây lầu thắng lợi trên nền nhân dân”. Khiêm tốn sẽ có sự tỉnh táo, để nhận thức được chân lý một cách đúng đắn, khách quan; đồng thời có được sự ủng hộ, giúp đỡ chân thành của mọi người. Nó đem lại cho ta nhiều khả năng cả về trí lực và vật lực để đạt đến sự thành công cũng như sự tin tưởng của mọi người. Chỉ có như vậy, cán bộ lãnh đạo mới thể hiện dân chủ đối với mọi cán bộ, công nhân và cả quần chúng; mới tập hợp được rộng rãi trí tuệ của nhiều người. Đó cũng là cơ sở để đoàn kết, xây dựng mối quan hệ chặt chẽ với quần chúng nhân dân. - Bốn là, đối với thanh thiếu niên, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn nhắc nhở: “Khiêm tốn, thật thà,dũng cảm”, phải biết cảm thông chia sẻ giúp đỡ bạn bè, giúp đỡ mọi người khi gặp khó khăn, giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc tiếp thu những văn hoá lành mạnh, tiến bộ của nhân loại và thời đại. Thế hệ trẻ cần có lối sống lành mạnh, văn minh, trung thực, nhân nghĩa, cần, kiệm liêm, chính; có lối sống giản dị, không xa hoa, lãng phí, đua đòi. Biết tôn trọng kỷ cương pháp luật, tận tâm học tập, ra sức rèn luyện, không ngại khó, ngại khổ, chủ động sáng tạo, phải vững vàng trước mọi cám dỗ, phải dũng cảm đấu tranh quyết liệt chống mọi biểu hiện sai trái trong lối sống, nhân cách của sinh viên. 5. KẾT LUẬN Đức khiêm tốn của Hồ Chí Minh là kết tinh của truyền thống văn hoá của dân tộc Việt Nam và những giá trị tinh hoa về đạo đức của nhân loại, đặc biệt là đạo đức mác-xít. Suốt cả cuộc đời, Chủ tịch Hồ Chí Minh là tấm gương mẫu mực về sự giản dị, khiêm tốn qua những hoạt động sinh hoạt đời thường, cũng như trong công tác quản lý, lãnh đạo, qua giao tiếp, ứng xử với đồng chí, với đồng bào. Ngày nay, việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức Bác Hồ, đặc biệt là đức khiêm tốn của Người cần được nhận thức và vận dụng trong cuộc sống. Đối với học sinh sinh viên, đức khiêm tốn Hồ Chí Minh không chỉ là một bài học lớn, mà còn là một giá trị sống cần được vun đắp, hình thành bằng những hoạt động ý nghĩa và thiết thực. o đó, học sinh sinh viên cần nhận thức rõ giá trị này và tự nguyện phần đấu, học tập, rèn luyện đức khiêm tốn để trở thành những chủ nhân tương lai của đất nước. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Ban Tuyên giáo Trung ương (2007). 117 Chuyện kể về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. [2] Ban Tư tưởng - Văn hoá Trung ương (2007). Một số lời dạy và mẩu chuyện về tấm gương đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
  10. 224 TH I TH H ÀN I M–N N TH TI N [3] Cổng thông tin điện tử Bộ Nội Vụ (2015). Vận dụng tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh vào việc giáo dục đảng viên trẻ trong thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, https://www.moha.gov.vn/hochiminh/tim-hieu-ve-tu-tuong-tam-guong-dao-duc-ho- chi-minh/van-dung-tu-tuong-dao-duc-ho-chi-minh-vao-18576.html , 25/8/2016. [4] Phạm Văn Đồng (1974). Hồ Chủ tịch - Hình ảnh của dân tộc, tinh hoa của thời đại, NXB Sự thật, Hà Nội. [5] Trần Văn iàu (2010). Hồ Chí Minh - Vĩ đại một con người, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. [6] Bá Ngọc (1996). Hồ Chí Minh chân dung đời thường, NXB Lao động, Hà Nội. [7] Đào uy Tùng (2000). Hồ Chí Minh toàn tập, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. THÁI TH HOÀNG DI M N N TH TI N SV lớp CT 3, khoa Giáo dục Chính trị, trường Đại học Sư phạm – Đại học Huế ĐT: 0942 502 278, Email: hoangdiemthai@gmail.com
nguon tai.lieu . vn