Xem mẫu

  1. 27 NỢ XẤU – NÚT THẮT CUỐI CÙNG CỦA CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ Vũ Văn Hiệu, K14-TTQTC Lê Thị Thanh Hà, K14-TTQTC Phan Thanh Hương, K14-TTQTC Tiếp tục kiên định với chính sách tiền tệ chặt chẽ, linh hoạt; với mục tiêu cuối cùng là kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và tăng trưởng kinh tế; năm 2014 khép lại có thể nói là thành công trên nhiều phương diện của Ngân hàng Nhà nước trong việc điều hành chính sách tiền tệ của mình. Tăng trưởng tín dụng tính đến 22/12/2014 đã đạt mục tiêu với mức tăng 12,62%, chỉ số CPI giữ ở mức 4,09%, dự trữ ngoại hối tăng đạt trên 35 tỷ USD qua đó giúp tăng trưởng kinh tế vượt chỉ tiêu đạt 5,98%. Cùng với đó, thị trường vàng và ngoại hối tiếp tục được giữ ổn định. Tuy nhiên, bên cạnh những thành công đó vẫn còn một vấn đề vẫn chưa được giải quyết một cách triệt để đó là thực trạng nợ xấu. Nợ làm tắc nghẽn dòng tín dụng trong nền kinh tế. Vậy nên, xử lý nợ xấu là bước đi tối quan trọng trong quá trình tái cấu trúc hệ thống ngân hàng. Nợ xấu dù ở mức độ nào cũng đều có ảnh hưởng xấu đến hiệu quả của chính sách tiền tệ Ngân hàng nhà nước đã đặt ra, sự an toàn của hệ thống tài chính, hiệu quả kinh doanh của toàn bộ hệ thống ngân hàng. Như vậy có thể coi nợ xấu hiện nay là nút thắt cuối cùng của chính sách tiền tệ và cần được giải quyết một cách triệt để. 1. Sự ảnh hưởng của nợ xấu đến chính sách tiền tệ Bản chất của nợ xấu là các khoản nợ dưới chuẩn, nợ nghi ngờ và nợ có khả năng mất vốn. Điều này thường xảy ra khi các con nợ đã tuyên bố phá sản hoặc đã tẩu tán tài sản. Nợ xấu gồm các khoản nợ gốc và lãi quá hạn từ 90 ngày trở lên. Nợ xấu đang trở thành gánh nặng không chỉ đối với ngân hàng, doanh nghiệp mà còn ảnh hưởng đến toàn bộ nền kinh tế. Hiện nay, các ngân hàng hoạt động chủ yếu thông qua hoạt động huy động vốn và cấp tín dụng cho nền kinh tế. Vì vậy, có thể tồn tại hay không phụ thuộc rất lớn vào sự lưu thông của vốn. Khi một ngân hàng có mức nợ xấu lớn thì đầu ra của dòng
  2. 28 vốn sẽ vô cùng khó khăn. Không chỉ vậy, nợ xấu cũng ảnh hưởng đến hoạt động của các doanh nghiệp trong nền kinh tế. Các doanh nghiệp khi đã có lịch sử tín dụng không tốt đối với một ngân hàng sẽ khó tiếp cận đến nguồn vốn của ngân hàng nữa, từ đó ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của chính bản thân doanh nghiệp đó, đồng thời ảnh hưởng đến toàn bộ nền kinh tế. Điều này sẽ gián tiếp ảnh hưởng đến phương hướng điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước. Khi nợ xấu làm tắc dòng chảy của nguồn vốn trong hệ thống ngân hàng sẽ làm cho Ngân hàng Nhà nước gặp khó khăn trong việc đưa ra các công cụ điều hành chính sách tiền tệ. Nợ xấu tăng, Ngân hàng Nhà nước không thể điều hành tăng lãi suất từ đó sẽ ảnh hưởng đến các mục tiêu về tăng trưởng, về lạm phát... Vì vậy, việc giải quyết triệt để nợ xấu là vấn đề cấp bách không chỉ riêng với một ngân hàng nào mà còn là vấn đề chung của toàn bộ nền kinh tế. 2. Thực tế xử lý nợ xấu hiện nay 2.1. Đâu là con số thực sự của nợ xấu Đã có rất nhiều công bố được đưa ra về tỷ lệ nợ xấu của hệ thống ngân hàng Việt Nam. Tuy nhiên, những con số được công bố lại có sự khác biệt giữa các tổ chức đánh giá. Thậm chí, cùng là con số được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đưa ra tại hai thời điểm rất gần nhau cũng có sự khác biệt lớn. Vậy con số thực sự về nợ xấu là bao nhiêu và nó có ảnh hưởng như thế nào đến toàn bộ hệ thống ngân hàng của Việt Nam. Theo thống kê của Ngân hàng Nhà nước đưa ra thì con số nợ xấu của toàn bộ hệ thống ngân hàng vào thời điểm tháng 9 năm 2012 là 17%, tương đương với 465.000 tỷ đồng, tính đến tháng10 năm 2014 đã xử lý được 54,3% trong số này. Nếu tỷ lệ nợ xấu thời điểm tháng 9 năm 2012 chiếm 17% tổng dư nợ thì hiện chỉ còn khoảng 5,4% tổng dư nợ, đến cuối năm 2014 ước còn 3,7 – 4,2% và như thế hoàn toàn có thể đưa về mức dưới 3% vào năm 2015 như mục tiêu Quốc hội và Chính phủ yêu cầu. Tuy nhiên, một vấn đề khiến ai cũng phải giật mình là con số 17% của nợ xấu từ 09/2012 mà tại sao đến tận kỳ họp Thứ 8, Quốc hội Khóa XIII mới được chính thủ tướng Chính phủ đưa ra. Đồng thời trước đó, con số mà Ngân hàng Nhà nước đưa ra về tỷ lệ nợ xấu năm 2012 là 8,6%, khác hẳn với con số 17% mà Thủ Tướng Chính phủ đưa ra.
  3. 29 Ở một phương diện khác, con số nợ xấu của các nhà lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước đưa ra cho một thời điểm cũng là khác nhau. Ngày 15/2/2014, Chánh Thanh tra Ngân hàng Nhà nước, ông Nguyễn Hữu Nghĩa cho biết con số nợ xấu cập nhật nhất tính đến hết năm 2013 mà cơ quan này nắm được là 5,56%. Nhưng sau đó chỉ 3 ngày, Ngân hàng Nhà nước lại cho biết, theo báo cáo của các ngân hàng thương mại, thì tỷ lệ nợ xấu đã giảm mạnh trong hai tháng cuối năm 2013 xuống chỉ còn 3.63%. Dù cả hai con số này đếu chưa tính đến phần nợ đã được tái cơ cấu nhưng rõ ràng, sự chênh lệch về nợ xấu thuần cũng không hề nhỏ. Trong cuộc họp hồi tháng 09 năm 2014, Thống đốc Nguyễn Văn Bình đưa ra con số nợ xấu là 5,43%, nhưng chỉ sau một tuần, phó Thống đốc lại đưa ra con số chỉ hơn 3%. Hai con số do những người đứng đầu ngành ngân hàng đưa ra sai khác nhau tới hơn 2% - một sự chênh lệch rất lớn. Con số nợ xấu được các tổ chức tín dụng tự đưa ra cũng khác rất nhiều so với con số mà Ngân hàng Nhà nước công bố. Cụ thể, theo báo cáo của các tổ chức tín dụng, tỷ lệ nợ xấu đến cuối tháng 9 năm 2014 còn khoảng 3,8% và có xu hướng giảm: tháng 6/2014 là 4,17%; tháng 7 là 4,11%; tháng 8/2014 là 3,9%; ước tính đến cuối năm 2014 còn khoảng 2,5 - 2,7%. Nếu như thế thì mục tiêu nợ xấu dưới 3% của Chính Phủ đáng nhẽ đã phải được hoàn thành. Ngoài ra, con số nợ xấu của Việt Nam đưa ra còn có sự sai khác rất lớn so với số liệu các tổ chức xếp hạng tín nhiệm đánh giá. Ngày 18/2/2014, Moody's – một trong ba tổ chức đánh giá tín nhiệm hàng đầu trên thế giới công bố, nợ xấu của Việt Nam có thể lên tới 15% tổng tài sản, tương đương 25% tổng dư nợ, cao hơn bất kỳ một ước đoán nào của các tổ chức kinh kế trong nước trước đó. Đáp lại con số này của Moody's, Ngân hàng Nhà nước lập tức công bố: Ngay cả khi tính toán một cách cẩn trọng nhất, nợ xấu của Việt Nam cũng chỉ ở mức 9%. Ngày 1/4/2014, 40 ngày sau khi Ngân hàng Nhà nước công bố con số 9%, trong cuộc họp thường kỳ của Chính phủ, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước nhận định, con số nợ xấu thực tế của ngành ngân hàng Việt Nam chỉ là 7%. Con số chính xác của tỷ lệ nợ xấu của Việt Nam hiện tại là bao nhiêu, có lẽ không ai có thể trả lời chính xác. Có quan điểm cho rằng chênh lệch con số trên là do các tính
  4. 30 toán của mỗi bên là khác nhau, tuy nhiên sai lệch giữa Việt Nam và các tổ chức như Moddy’s thì có thể giải thích như trên, nhưng cũng chưa đủ thuyết phục bởi nó lệch quá lớn. Hơn nữa sai lệch giữa Ngân hàng Nhà nước và các tổ chức tín dụng là có thể khắc phục được nếu Ngân hàng Nhà nước đưa ra một cách tính chung cho các Tổ chức tín dụng phải tuân theo. Còn chênh lệch con số do chính Ngân hàng Nhà nước đưa ra thì mọi giải thích là không có tính thuyết phục. Hiện nay, mọi con số mà các chuyên gia kinh tế hàng đầu đưa ra chỉ là phỏng đoán, bởi họ không có đầy đủ cơ sở dữ liệu để tính. Vậy lý do gì khiến cho chính các tổ chức tín dụng giấu con số nợ xấu thực sự của mình? Nguyên nhân nào khiến ngay cả Ngân hàng Nhà nước cũng dè dặt trong việc đưa ra con số nợ xấu thật của hệ thống ngân hàng? Việc không công khai minh bạch trong con số thực về nợ xấu cũng như quá trình và cách thức xử lý nợ xấu càng làm tăng thêm mối nghi ngờ và mất niềm tin của xã hội đối với hệ thống ngân hàng trong việc xử lý nợ xấu. 2.2. Thực trạng xử lý nợ xấu của VAMC Con số nợ xấu đã mua Tính đến hết năm 2014, VAMC đã mua được 137 nghìn tỷ đồng nợ gốc với giá trị trái phiếu 108.000 tỷ đồng. Về hoạt động xử lý nợ, tính đến 31/12/2014, VAMC xử lý được trên 5.100 tỷ đồng bằng các biện pháp thu hồi nợ, phát mại, đấu giá, bán tài sản, bán khoản nợ thông qua hình thức xử lý trực tiếp hoặc ủy quyền cho các tổ chức tín dụng, mới đạt khoảng 3,72% tổng số nợ đã mua. Dự kiến năm 2015 VAMC sẽ mua khoảng từ 70.000 đến 100.000 tỷ đồng nợ xấu. Về bán nợ, kế hoạch của Ngân hàng Nhà nước là sẽ xử lý gấp đôi hoặc gấp rưỡi so với năm 2014, tức là khoảng 8.000 tỷ - 10.000 tỷ đồng, tương đương khoảng 8%-10%. Theo yêu cầu của NHNN trong chỉ thị 02/CT-NHNN về tăng cường xử lý nợ xấu của TCTD, đến 30/6 các TCTD cần phải bán tối thiểu 75% tổng số nợ xấu dự kiến bán cho VAMC cả năm 2015. Cụ thể: − NHNN yêu cầu đẩy nhanh xử lý nợ xấu
  5. 31 − Các TCTD phải xử lý được tối thiếu 60% số nợ xấu cần xử lý trong năm 2015 trước 30/6 − Bán nợ cho VAMC phải đạt tối thiểu 75% trong 6 tháng đầu năm − Các TCTD phải tập trung nguồn lực xử lý nợ xấu − VAMC có kế hoạch mua 70.000 - 100.000 tỷ đồng nợ xấu trong năm nay Ngày 05/3/2015, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước có văn bản số 1264/NHNN- TTGSNH chấp thuận phương án phát hành trái phiếu đặc biệt năm 2015 của Công ty TNHH một thành viên Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC). Cụ thể, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước chấp thuận phương án phát hành trái phiếu đặc biệt của VAMC trong năm 2015 với các nội dung cơ bản sau: − Tổng giá trị trái phiếu đặc biệt phát hành trong năm 2015 tối đa là 80.000 tỷ đồng − Thời điểm phát hành trái phiếu đặc biệt từ 01/01/2015 đến 31/12/2015 − Thời hạn trái phiếu đặc biệt tối đa là 05 năm. − VAMC quyết định cụ thể thời hạn đối với từng trái phiếu đặc biệt phù hợp với từng khoản nợ xấu được mua và thỏa thuận mua bán, xử lý nợ xấu giữa VAMC và các tổ chức tín dụng. Đánh giá hiệu quả thực sự của cách giải quyết nợ xấu. Cho đến nay, theo như con số mà ngân hàng nhà nước đưa ra, VAMC đã mua được 137 nghìn tỷ đồng nợ gốc với giá trị trái phiếu 108.000 tỷ đồng, nhưng con số nợ được xử lý thực sự rất khiêm tốn chỉ khoảng 5.100 tỷ đồng. Nợ xấu ở đây không được mua bằng tiền mà chỉ được trả bằng trái phiếu đặc biệt. Các ngân hàng có thể mang trái phiếu này đến Ngân hàng Nhà nước để vay tới 70% giá trị của trái phiếu trên để có thanh khoản tiếp tục cho hoạt động của mình. Như vậy việc mua nợ của VAMC chỉ là một cách để Ngân hàng Nhà nước tái cấp vốn cho các ngân hàng thương mại. Nợ xấu chỉ được chuyển từ sổ sách của các Ngân hàng thương mại sang bên VAMC chứ thực sự được xử lý. Có ý kiến cho rằng, ngay cả con số 5.100 tỷ đồng nợ xấu đã được VAMC xử lý cũng
  6. 32 là các khoản nợ thực sự hấp dẫn. Kể cả không có VAMC thì cũng có đối tác sẵn sàng mua lại mà không cần đến vai trò của VAMC. Một điều đáng bàn nữa, các Ngân hàng thương mại bán nợ xấu cho VAMC có trách nhiệm trích lập dự phòng 20% mỗi năm, trong 5 năm. Và sau 5 năm họ có thể phải nhận lại khoản nợ của mình nếu VAMC không xử lý được, bởi VAMC không có trách nhiệm bắt buộc phải xử lý triệt để khoản nợ nói trên. Việc mua bán ở đây không phải là “mua đứt bán đoạn” điều đó có nghĩa là VAMC dường như chỉ là người giữ hộ nợ xấu cho các ngân hàng và cố gắng bán hộ nếu có thể. Nếu không thể xử lý khoản nợ đó thì sau 5 năm, các ngân hàng thương mại có nợ xấu vẫn sẽ nhận lại khoản nợ đó. Do đó dường như không có động lực nào để VAMC đẩy mạnh xử lý nợ xấu triệt để, vậy nên con số nợ xử lý được chỉ đạt khoảng 3,72% tổng số nợ đã mua. Như vậy, có thể nói VAMC chưa có động lực thực sự để xử lý nợ xấu của các ngân hàng. VAMC tạm thời mua bằng các trái phiếu đặc biệt để các ngân hàng sử dụng trong thời gian 5 năm rồi sau đó lại trả lại cho VAMC, VAMC trả lại cho Ngân hàng Nhà nước. Và sau đó, trả các khoản nợ lại về với các ngân hàng thương mại. Nguyên nhân dẫn của sự kém hiệu quả trong xử lý nợ xấu. Thứ nhất, một điều vô cùng quan trọng đó là việc công khai minh bạch trong thông tin về con số nợ xấu thực sự của toàn bộ hệ thống ngân hàng Việt Nam hiện tại. Các ngân hàng thương mại không công bố con số thật về tỷ lệ nợ xấu của mình, có thể nợ xấu trong các ngân hàng thương mại lớn hơn con số mà họ công bố rất nhiều khiên họ giấu con số thực sự tránh gây những cú sốc. Thực tế những lùm xùm, bế bối về đạo đức các cán bộ ngân hàng gần đây càng gia tăng thêm nghi ngờ về con số nợ xấu thực sự tại các ngân hàng, có ý kiên cho rằng nợ xấu thậm chí đã ăn cả vào vốn cổ phần của ngân hàng. Ở một vị trí khác, chính Ngân hàng Nhà nước dường như cũng mập mờ trong việc đưa ra con số thật về nợ xấu của toàn bộ hệ thống ngân hàng Việt Nam. Sự không trùng khớp về con số trong mỗi lần công bố của Ngân hàng Nhà nước, khiến cho người ta không thể biết đâu mới là con số thực sự của nợ xấu. Việc thiếu công khai minh bạch này là một rào cản lớn cho việc xử lý thực sự nợ xấu.
  7. 33 Thứ hai, VAMC chưa thực sự mạnh trong việc xử lý để bán các tài sản thế chấp của các hợp đồng tín dụng. Lý do ở đây là do khuôn khổ pháp lý của hoạt động mua bán nợ chưa hoàn thiện. Phần lớn các tài sản thế chấp là bất động sản, mà luật sở hữu đất đai ở Việt Nam không cho phép người chủ nợ được bán các bất động sản này. Điều này, khiến VAMC và các tổ chức tín dụng gặp khó khăn trong việc thanh lý loại tài sản này để thu hồi vốn. Mặt khác, theo quy định pháp luật của Việt Nam các quy chế về vấn đề phá sản không cho phép chủ nợ phát mãi tài sản của người nợ mà phải qua tòa án xét xử, phải chờ rất lâu để tòa xử xong mới thi hành án. Cũng có những kỳ vọng về việc bán nợ xấu trên thị trường mở hay thu hút các nhà đầu tư nước ngoài tham gia mua các khoản nợ xấu. Nhưng bán thì ai mua, và giá cả xác định như thế nào khi chưa có phương pháp định giá cụ thể cho các khoản nợ xấu này. Chưa hết, mua rồi thì các nhà đầu tư sẽ làm gì, nếu dùng tiền mua nợ về nhưng vướng mắc trong việc bán các tài sản đảm bảo thì ai dám mua. Thứ ba, việc VAMC dùng một loại giấy nợ là trái phiếu đặc biệt để mua một khoản nợ trong 5 năm mà không cam kết sẽ xử lý, cho thấy sự bế tắc trong việc tìm kiếm một hướng đi cho việc xử lý khối nợ xấu này. Dường như những người làm chính sách đang chờ đợi một điều gì đó trong 5 năm tới, đó có thể là họ chờ đợi sự phục hồi của thị trường bất động sản như thời hoàng kim, khi đó thì việc thanh lý khối tài sản đảm bảo là vô cùng dễ dàng. Vì thế, hiện nay, Chính Phủ cũng như Ngân hàng Nhà nước chỉ tìm một giải pháp trước mắt là tạm cất khoản nợ sang bên VAMC, trước hết là làm đẹp sổ sách cho các ngân hàng giúp khai thông hoạt động của họ, và sau là chờ đợi một viễn cảnh tốt đẹp trong thời gian tới. Một số đề xuất về phương hướng xử lý nợ xấu Một là, phải công khai minh bạch con số nợ xấu thực sự của hệ thống ngân hàng Việt Nam. Mặc dù việc này có thể gây ra một cú sốc lớn cho thị trường nhưng không minh bạch là nguyên nhân của mọi sự thất bại. Chừng nào nợ xấu còn được giấu thì niềm tin của các thành phần kinh tế, các nhà đầu tư trong và ngoài nước vào hệ thống ngân hàng ngày càng giảm sút. Vì vậy, trước hết các Ngân hàng thương mại phải công khai
  8. 34 toàn bộ các khoản nợ xấu của mình, đặc biệt là tuyệt đối không được giấu các khoản nợ xấu do liên doanh liên kết, sở hữu chéo. Đồng thời, VAMC phải công khai sổ sách về số nợ xấu thực sự mua được, số nợ đã được xử lý, lịch trình xử lý các khoản nợ xấu mình đã mua. Về phần mình, Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước cần đẩy mạnh quản lý hướng các tổ chức tín dụng cũng như VAMC công khai minh bạch hóa thông tin của mình. Hai là, đã đến lúc cần sự giúp sức của khối tư nhân trong nền kinh tế. Trong thời gian qua, chúng ta đã khá thành công khi dùng nội lực để giải quyết nợ xấu thông qua VAMC và việc trích lập dự phòng của các Ngân hàng, nhưng đó chỉ là các biện mang tính kỹ thuật. Chúng ta còn đang bỏ ngỏ một nguồn nội lực rất mạnh trong nền kinh tế đó là khối kinh tế tư nhân. Việt Nam có một lực lượng tư nhân rất lớn, họ có tiềm lực tài chính mạnh, nguồn tiền sạch, và luôn sẵn sàng tham gia giải quyết nợ xấu vì lợi ích quốc gia cũng như lợi ích kinh doanh. Tuy nhiên, để nhận được sự giúp sức của khối kinh tế tư nhân, nhất thiết phải giảm thiểu thủ tục hành chính, minh bạch hóa các thông tin về thực trạng nợ xấu. Ba là, Ngân hàng Nhà nước cần xây dựng một khung pháp lý giúp VAMC có thể xử lý các khoản nợ, thanh lý tài sản bảo đảm hay hỗ trợ các nhà đầu tư nước ngoài tham gia vào thị trường mua bán nợ của Việt Nam.Cùng với đó, chúng ta nên khuyến khích các nhà đầu tư tham gia vào thị trường mua bán nợ xấu, tạo điều kiện để phát triển thị trường nợ tại Việt Nam. Bốn là, về phía các Ngân hàng thương mại, cần phải công khai minh bạch thông tin, tăng cường quản trị rủi ro, đặc biệt là rủi ro đạo đức nhằm hạn chế các khoản nợ xấu mới phát sinh. Cần thận trọng hơn trong hoạt động cho vay, tiến tới xây dựng các sản phẩm mới giảm bớt sự lệ thuộc vào tín dụng truyền thống, tiến tới một môi trường ngân hàng lành mạnh hơn. Năm là, phải có hướng giải quyết về phía các doanh nghiệp vay nợ. Chúng ta cần có những biện pháp giúp đỡ các doanh nghiệp phục hồi sản xuất kinh doanh, từ đó tạo điều kiện để doanh nghiệp có thể thanh toán các khoản nợ. Sự hỗ trợ này có thể là về mặt tài chính như tiếp tục cho vay, có thể là về mặt chính sách như ưu đãi lãi suất, ưu đãi về
  9. 35 thuế. Những doanh nghiệp nào khó có khả năng cứu vãn cần cho phá sản, đặc biệt không có sự ưu tiên nào với các doanh nghiệp Nhà nước. Như vậy, dù lựa chọn phương án nào để giải quyết vấn nạn nợ xấu thì để thành công, nhất thiết phải có sự tham gia đồng thời của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước, các ngân hàng thương mại và của cả các doanh nghiệp, các thành phần kinh tế khác. Minh bạch thông tin, hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất hay phát triển thị trường mua bán nợ ở Việt Nam là những điều cần thiết để giải quyết vấn đề nợ xấu hiện nay. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. ThS. Đào Thị Hồ Hương: “Bàn về hướng xử lý nợ xấu của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam”, Ngân hàng, Ngân hàng nhà nước Việt Nam, 2013, Số 4, tr.32-35 2. TS. Nguyễn Thị Kim Thanh: “Lựa chọn mô hình xử lý nợ xấu ở Việt Nam”, Tạp chí Tài chính số 11/2012. 3. http://cafef.vn/tai-chinh-ngan-hang/xu-ly-no-xau-nen-nhu-the-nao- 201410081604495577.chn 4. http://www.bbc.co.uk/vietnamese/business/2014/11/141104_bad_debt_comment 5. http://www.bbc.co.uk/vietnamese/business/2015/01/150122_baddebt_vn_processing
nguon tai.lieu . vn