Xem mẫu

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC KHOA VĂN – XÃ HỘI NIÊN LUẬN Đề tài: TÌM HIỂU CÔNG TÁC AN TOÀN LAO ĐÔNG, VỆ SINH LAO ĐÔNG TRONG CÁC TỔ CHỨC Giảng viên hướng dẫn: Nguyễn Thanh Huyền Lê Thị Hồng Nhung Sinh viên thực hiện: Đoàn Thi Huyền Lớp : Khoa học quản lý K5 Mã số sinh viên : TN5C029 Niên khóa : 2007 – 2011 Thái Nguyên, tháng 5 năm 2010 1
  2. MỤC LỤC MỞ ĐẦU.......................................................................................................................4 - Người sử dụng lao động có trách nhiệm trang bị đầy đủ phương t i ện bảo hộ lao động, bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh lao động và cải th iện điều kiện lao động cho người lao động. Người lao động phải tuân thủ các quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động và nội quy lao động của doanh nghiệp. Mọi tổ chức và cá nhân có l i ên quan đến lao động, sản xuất phải tuân theo pháp luật về an toàn lao động, vệ sinh lao động và bảo vệ môi trường. (Khoản 3 điều 95).....................................10 - Người sử dụng lao động phải bảo đảm nơi làm việc đạt t iêu chuẩn về không gian, độ thoáng, độ sáng, đạt t iêu chuẩn vệ sinh cho phép về bụi , hơi , khí độc, phóng xạ, điện từ trường, nóng, ẩm, ồn, rung và các yếu tố có hại khác. Các yếu tố đó phải được định kỳ kiểm tra đo lường. (Trích điều 97)...................................................................................................10 - Người sử dụng lao động phải định kỳ kiểm tra , tu sửa máy, th iế t bị, nhà xưởng, kho tàng theo t iêu chuẩn an toàn lao động, vệ sinh lao động. (Khoản 1, điều 98)..................................................................................10 - Người sử dụng lao động phải có đủ các phương t i ện che chắn các bộ phận dễ gây nguy hiểm của máy, th iế t bị trong doanh nghiệp; nơi làm việc , nơi đặt máy, th iế t bị, nơi có yếu tố nguy hiểm, độc hại trong doanh nghiệp, phải bố tr í đề phòng sự cố, có bảng chỉ dẫn về an toàn lao động, vệ sinh lao động đặt ở vị tr í mà mọi người dễ thấy, dễ đọc. (Khoản 2, điều 98).............................................................................................10 - Trong trường hợp nơi làm việc , máy, th iế t bị có nguy cơ gây ta i nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, người sử dụng lao động phải thực hiện ngay những biện pháp khắc phục hoặc phải ra lệnh ngừng hoạt động tạ i nơi làm việc và đối với máy, th iế t bị đó cho tớ i khi nguy hiểm được khắc phục.( Khoản 1, điều 99).........................................................................10 - Người lao động có quyền từ chối làm công việc hoặc rờ i bỏ nơi làm việc khi thấy rõ có nguy cơ xảy ra ta i nạn lao động đe dọa nghiêm trọng t ính mạng hoặc sức khỏe của mình và phải báo ngay với người phụ trách trực t iếp . Người sử dụng lao động không được buộc người lao động t iếp tục làm công việc đó hoặc trở lạ i nơi làm việc đó nếu nguy cơ chưa được khắc phục. .( Khoản 2, điều 99)............................................10 - Nơi làm việc có yếu tố nguy hiểm, độc hại , dễ gây ta i nạn lao động phải được người sử dụng lao động trang bị phương t i ện kỹ thuật , y tế và trang bị bảo hộ lao động th ích hợp để bảo đảm ứng cứu kịp thời khi xảy ra sự cố, tai nạn lao động. (Trích điều100).......................................10 - Người lao động làm công việc có yếu tố nguy hiểm, độc hại phải được cấp đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân. (Khoản 1 điều 101)....................11 2
  3. - Người sử dụng lao động phải bảo đảm các phương tiện bảo vệ cá nhân đạt tiêu chuẩn chất lượng và quy cách theo quy định của pháp luật. (Khoản 2 điều 101)....................................................................................11 - Khi tuyển dụng và sắp xếp lao động, người sử dụng lao động phải căn cứ vào tiêu chuẩn sức khỏe quy định cho từng loại việc, tổ chức huấn luyện, hướng dẫn, thông báo cho người lao động những quy định, biện pháp làm việc an toàn, vệ sinh và những khả năng tai nạn cần đề phòng trong công việc của từng người lao động. (Khoản 1 điều 102)...............11 - Người lao động phải được khám sức khỏe khi tuyển dụng và khám sức khỏe định kỳ theo chế độ quy định. Chi phí khám sức khỏe cho người lao động do người sử dụng lao động chịu. (Khoản 2 điều 102)......................11 - Doanh nghiệp có trách nhiệm tổ chức chăm lo sức khỏe cho người lao động và phải kịp thời sơ cứu, cấp cứu cho người lao động khi cần thiết. (Trích điều 103)...........................................................................11 - Người làm việc trong điều kiện có yếu tố nguy hiểm, độc hại được bồi dưỡng bằng hiện vật, hưởng chế độ ưu đãi về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi theo quy định của pháp luật. (Khoản 1 điều 104).....11 Người làm việc ở nơi có yếu tố gây nhiễm độc, nhiễm trùng, khi hết giờ làm việc phải được người sử dụng lao động bảo đảm các biện pháp khử độc, khử trùng, vệ sinh cá nhân. (Khoản 2 điều 104)............................11 - Tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể người lao động hoặc gây tử vong, xảy ra trong quá tr ình lao động, gắn l iền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động. (Khoản 1 điều 105)..........................................................................11 - Người bị tai nạn lao động phải được cấp cứu kịp thời và điều trị chu đáo. Người sử dụng lao động phải chịu trách nhiệm về việc để xảy ra tai nạn lao động theo quy định của pháp luật. (Khoản 2 điều 105).......11 - Người bị bệnh nghề nghiệp phải được điều trị chu đáo, khám sức khỏe định kỳ, có hồ sơ sức khỏe riêng biệt. (Trích điều 106).......................11 - Người tàn tật do bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được giám định y khoa để xếp hạng thương tật, xác định mức độ suy giảm khả năng lao động và được phục hồi chức năng lao động, nếu còn tiếp tục làm việc, thì được sắp xếp công việc phù hợp với sức khỏe theo kết luận của Hội đồng giám định y khoa lao động. (Khoản 1 điều 107).................12 - Người sử dụng lao động phải chịu toàn bộ chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị xong cho người bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp. Người lao động được hưởng chế độ bảo hiểmxã hội về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Nếu doanh nghiệp chưa tham gia loại hình bảo hiểm xã hội bắt buộc, thì người sử dụng lao động phảitrả 3
  4. cho người lao động một khoản tiền ngang với mức quy định trong điều lệ Bảo hiểm xã hội. (Khoản 2 điều 107).......................................................12 - Người sử dụng lao động có trách nhiệm bồi thường ít nhất bằng 30 tháng lương cho người lao động bị suy giảm khả năng lao 81% trở lên hoặc cho thân nhân người chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp mà không do lỗi của người lao động. Trong trường hợp do lỗi của người lao động, thì cũng được trợ cấp một khoản tiền ít nhất bằng 12 tháng lương. (Khoản 3 điều 107)........................................................................12 - Tất cả các vụ tai nạn lao động, các trường hợp bị bệnh nghề nghiệp đều phải được khai báo, điều tra, lập biên bản, thống kê và báo cáo định kỳ theo quy định của pháp luật. (Khoản 1 điều 108).......................12 - Nghiêm cấm mọi hành vi che giấu, khai báo hoặc báo cáo sai sự thật về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. (Khoản 2 điều 108)..................12 CHƯƠNG 2: CÔNG TÁC AN TOÀN LAO ĐỘNG, VỆ SINH LAO ĐỘNG TRONGMỘT SỐ TỔ CHỨC Ở VIỆT NAM..................................................................................13 2.1. Công tác an toàn, vệ sinh lao động trong đơn vị nhà nước..........14 2.2. Công tác an toàn, vệ sinh lao động trong đơn vị ngoài nhà nước16 2.4. Đánh giá, nguyên nhân và một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác AT-VSLĐ trong các tổ chức ở Việt Nam...................................21 2.4.1. Đánh giá......................................................................................21 2.4.2. Nguyên nhân.................................................................................21 2.4.3. Giải pháp....................................................................................23 TÀI LIỆU THAM KHẢ .......................................................................................25 O MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 4
  5. Theo kinh nghiệm của nhiều nước trong khu vực và trên thế giới, trong quá trình công nghiệp hoá-hiện đại hóa, số vụ tai nạn, bệnh nghề nghiệp và những loại bệnh khác ngày càng gia tăng, gây nhiều thiệt hại về người và tài sản, ảnh hưởng không tốt đến kinh tế và xã hội. Thiệt hại kinh tế do tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp ước tính chiếm khoảng 4-5% tổng sản phẩm quốc gia trên toàn thế giới, chưa kể những tổn thất về mặt thể chất và tinh thần. Nguyên nhân của các vụ tai nạn lao động chủ yếu là do vi phạm qui trình, qui phạm kỹ thuật an toàn, do người lao động chưa được huấn luyện hoặc huấn luyện chưa đến nơi đến chốn về an toàn, vệ sinh lao động (AT-VSLĐ); do thiết bị không đảm bảo an toàn và do điều kiện lao động không tốt, xảy ra trong cả một số đơn vị quốc doanh và trong nhiều cơ sở ngoài quốc doanh. Điều đó cho thấy ý thức chấp hành thực hiện những qui định về bảo hộ lao động chưa nghiêm; nhiều nơi đơn thuần chạy theo lợi nhuận trước mắt, chưa lường hết hậu quả khi có sự cố hoặc tai nạn lao động xảy ra. Có đơn vị, cơ sở khi xảy ra tai nạn lao động thì xử lý hậu quả một cách qua loa, chiếu lệ, thậm chí né tránh, đùn đẩy hoặc chối bỏ trách nhiệm đối với nạn nhân bị tai nạn lao động…Về phía người lao động, khi được tuyển dụng vào làm việc thì chưa được huấn luyện theo các quy định về AT-VSLĐ, đặc biệt là đối với những nơi sử dụng những thiết bị và yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động (ATLĐ) hoặc những nơi làm việc trong điều kiện nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm. Bản thân không ít người lao động cũng chưa có ý thức đầy đủ về việc tự phòng ngừa tai nạn lao động. Mặt khác, còn phải kể đến vai trò quản lý nhà nước của các cơ quan chức năng và chính quyền địa phương về vấn đế AT-VSLĐ, phòng chống cháy nổ khi xét cấp giấy phép hành nghề; thiếu định ra một cách chặt chẽ qui chế về AT-VSLĐ cho giới chủ thực hiện, thiếu thanh tra, kiểm tra thường xuyên và xử lý kịp thời, nghiêm minh các biểu hiện vi phạm… Có rất nhiều yếu tố thúc đẩy đến năng suất của người lao động, trong đó, ảnh hưởng trực tiếp tới năng suất lao động có thể nói đó chính là môi trường làm việc của họ. Người lao động làm việc trong môi trường, điều kiện không đảm bảo thì sẽ làm cho hiệu quả công việc bị giảm sút rất nhiều, tăng nguy cơ xảy ra tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp. Ngược lại, nếu như nơi làm việc được trang bị tốt về cơ sở vật chất, thực hiện tốt công tác an toàn lao động không những giúp tăng năng suất lao động mà 5
  6. còn tạo ra động cơ thúc đẩy người lao động làm việc với tinh thần, thái độ tích cực hơn. Điều kiện làm việc là nhân tố ảnh hưởng tới năng suất lao động. Với nhận thức đó, trong những năm gần đây người sử dụng lao động đã áp dụng nhiều biện pháp để cải thiện điều kiện làm việc của người lao động. Người sử dụng lao động đã quan tâm hơn đến vấn đề sức khoẻ và phúc lợi của người lao động. Họ coi người lao động như là người chủ thứ hai trong doanh nghiệp. Cũng vì thế mà người lao động cũng hết lòng vì doanh nghiệp, họ hăng say làm việc nhằm đạt được mục tiêu mà doanh nghiệp đề ra. Tuy nhiên, trên thực tế vẫn còn tồn tại những đơn vị sản xuất mà điều kiện làm việc không đảm bảo, ảnh hưởng tới sức khoẻ và quyền lợi của người lao động. Từ những lý do trên, cùng với sự quan tâm của bản thân về điều kiện làm việc trong các tổ chức, tác giả đã chọn vấn đề: “Tìm hiểu công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động trong tổ chức” làm hướng nghiên cứu của mình. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Tìm hiểu về công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động trong các tổ chức. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Tìm hiểu về công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động trong các tổ chức. - Nêu lên tầm quan trọng của công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động đối với tổ chức nói chung và người lao động nói riêng. - Tìm hiểu thực trạng an toàn lao động, vệ sinh lao động trong một số tổ chức ở Việt Nam. 3. Đối tượng nghiên cứu Công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động trong các tổ chức. 4. Phạm vi nghiên cứu - Nghiên cứu lý thuyết - Thời gian thực hiện: từ tháng 01/2009 đến tháng 5/2010 5. Phương pháp nghiên cứu + Phương pháp thu thập và xử lý thông tin. + Phương pháp nghiên cứu tài liệu. 6
  7. + Phương pháp quan sát. NỘI DUNG CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG 1.1. Một số khái niệm liên quan 1.1.1. Người lao động . 7
  8. Hiện nay, trên thực tế có rất nhiều cách hiểu khác nhau về người lao động: Theo nghĩa rộng, người lao động là người làm công ăn lương. Công việc của người lao động là theo thỏa thuận, xác lập giữa người lao động và chủ thuê lao động. Thông qua kết quả lao động như sản phẩm vật chất, sản phẩm tinh thần cung cấp mà người lao động được hưởng lương từ người chủ thuê lao động. Ở nghĩa hẹp hơn, người lao động còn là người làm các việc mang tính thể chất, thường trong nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp (cách hiểu này ảnh hưởng từ quan niệm cũ: phân biệt người lao động với người trí thức). (Theohttp://www.doanhnhan360.com/Desktop.aspx/Quan-ly-360/Nguon- nhan-luc/Nguoi_lao_dong_la_ai/). Từ góc độ kinh tế học, người lao động là những người trực tiếp cung cấp sức lao động – một yếu tố sản xuất mang tính người và cũng là một dạng dịch vụ/ hàng hóa cơ bản của nền kinh tế. Những người đang lao động là những người có cam kết lao động, sản phẩm lao động đối với tổ chức, người khác. (Theo http://www.doanhnhan360.com/Desktop.aspx/Quan-ly-360/Nguon-nhan- luc/Nguoi_lao_dong_la_ai/) Theo Bộ Luật Lao động nước ta, Người lao động là người ít nhất đủ 15 tuổi, có khả năng lao động và có giao kết hợp đồng lao động. ( Điều 6. Chương 1 ) Ngoài những quan niệm trên, còn có rất nhiều cách định nghĩa khác về người lao động. Song, ta có thể hiểu người lao động được định nghĩa như sau: “Người lao động là những người trong độ tuổi lao động theo pháp luật quy định – là điểm chung của nhiều định nghĩa. Họ có cam kết lao động với chủ sử dụng lao động, thường là nhận yêu cầu công việc, nhận lương và chịu sự quản lý của chủ lao động trong thời gian làm việc cam kết. Kết quả lao động của họ là sản phẩm dành cho người khác sử dụng và được trao đổi trên thị trường hàng hóa, sản phẩm chân tay thì giá trị trao đổi thấp, sản phẩm trí óc thì giá trị trao đổi cao”. 1.1.2. Người sử dụng lao động   Người sử dụng lao động là doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân, nếu là cá nhân thì ít nhất phải đủ 18 tuổi, có thuê mướn, sử dụng và trả công lao động. ( Điều 6 chương 1. LLĐ) 8
  9. Từ khái niệm trên, ta cũng có thể hiểu rằng, Chủ sử dụng lao động là những cá nhân, đơn vị, tổ chức đứng lên thuê, khoán nhân công, người lao động về làm việc cho mình. Họ là những cá nhân, đơn vị tổ chức cung cấp vốn, nguyên nhiên vật liệu để cho công nhân tao ra sản phẩm cho họ, và ngược lại họ là người trả công cho công nhân. 1.2. Quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động Bộ luật Lao động của nước CHXHCN Việt Nam (sửa đổi bổ sung năm 2002) từ điều 95 đến điều 108 có quy định về trách nhiệm của người sử dụng lao động và quyền lợi của người lao động về vấn đề AT-VSLĐ như sau: 9
  10. - Người sử dụng lao động có trách nhiệm trang bị đầy đủ phương tiện bảo hộ lao động, bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh lao động và cải thiện điều kiện lao động cho người lao động. Người lao động phải tuân thủ các quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động và nội quy lao động của doanh nghiệp. Mọi tổ chức và cá nhân có liên quan đến lao động, sản xuất phải tuân theo pháp luật về an toàn lao động, vệ sinh lao động và bảo vệ môi trường. (Khoản 3 điều 95) - Người sử dụng lao động phải bảo đảm nơi làm việc đạt tiêu chuẩn về không gian, độ thoáng, độ sáng, đạt tiêu chuẩn vệ sinh cho phép về bụi, hơi, khí độc, phóng xạ, điện từ trường, nóng, ẩm, ồn, rung và các yếu tố có hại khác. Các yếu tố đó phải được định kỳ kiểm tra đo lường. (Trích điều 97) - Người sử dụng lao động phải định kỳ kiểm tra, tu sửa máy, thiết bị, nhà xưởng, kho tàng theo tiêu chuẩn an toàn lao động, vệ sinh lao động. (Khoản 1, điều 98) - Người sử dụng lao động phải có đủ các phương tiện che chắn các bộ phận dễ gây nguy hiểm của máy, thiết bị trong doanh nghiệp; nơi làm việc, nơi đặt máy, thiết bị, nơi có yếu tố nguy hiểm, độc hại trong doanh nghiệp, phải bố trí đề phòng sự cố, có bảng chỉ dẫn về an toàn lao động, vệ sinh lao động đặt ở vị trí mà mọi người dễ thấy, dễ đọc. (Khoản 2, điều 98) - Trong trường hợp nơi làm việc, máy, thiết bị có nguy cơ gây tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, người sử dụng lao động phải thực hiện ngay những biện pháp khắc phục hoặc phải ra lệnh ngừng hoạt động tại nơi làm việc và đối với máy, thiết bị đó cho tới khi nguy hiểm được khắc phục.( Khoản 1, điều 99) - Người lao động có quyền từ chối làm công việc hoặc rời bỏ nơi làm việc khi thấy rõ có nguy cơ xảy ra tai nạn lao động đe dọa nghiêm trọng tính mạng hoặc sức khỏe của mình và phải báo ngay với người phụ trách trực tiếp. Người sử dụng lao động không được buộc người lao động tiếp tục làm công việc đó hoặc trở lại nơi làm việc đó nếu nguy cơ chưa được khắc phục. .( Khoản 2, điều 99) - Nơi làm việc có yếu tố nguy hiểm, độc hại, dễ gây tai nạn lao động phải được người sử dụng lao động trang bị phương tiện kỹ thuật, y tế và trang bị bảo hộ lao động thích hợp để bảo đảm ứng cứu kịp thời khi xảy ra sự cố, tai nạn lao động. (Trích điều100) 10
  11. - Người lao động làm công việc có yếu tố nguy hiểm, độc hại phải được cấp đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân. (Khoản 1 điều 101) - Người sử dụng lao động phải bảo đảm các phương tiện bảo vệ cá nhân đạt tiêu chuẩn chất lượng và quy cách theo quy định của pháp luật. (Khoản 2 điều 101) - Khi tuyển dụng và sắp xếp lao động, người sử dụng lao động phải căn cứ vào tiêu chuẩn sức khỏe quy định cho từng loại việc, tổ chức huấn luyện, hướng dẫn, thông báo cho người lao động những quy định, biện pháp làm việc an toàn, vệ sinh và những khả năng tai nạn cần đề phòng trong công việc của từng người lao động. (Khoản 1 điều 102) - Người lao động phải được khám sức khỏe khi tuyển dụng và khám sức khỏe định kỳ theo chế độ quy định. Chi phí khám sức khỏe cho người lao động do người sử dụng lao động chịu. (Khoản 2 điều 102) - Doanh nghiệp có trách nhiệm tổ chức chăm lo sức khỏe cho người lao động và phải kịp thời sơ cứu, cấp cứu cho người lao động khi cần thiết. (Trích điều 103) - Người làm việc trong điều kiện có yếu tố nguy hiểm, độc hại được bồi dưỡng bằng hiện vật, hưởng chế độ ưu đãi về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi theo quy định của pháp luật. (Khoản 1 điều 104) Người làm việc ở nơi có yếu tố gây nhiễm độc, nhiễm trùng, khi hết giờ làm việc phải được người sử dụng lao động bảo đảm các biện pháp khử độc, khử trùng, vệ sinh cá nhân. (Khoản 2 điều 104) - Tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể người lao động hoặc gây tử vong, xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động. (Khoản 1 điều 105) - Người bị tai nạn lao động phải được cấp cứu kịp thời và điều trị chu đáo. Người sử dụng lao động phải chịu trách nhiệm về việc để xảy ra tai nạn lao động theo quy định của pháp luật. (Khoản 2 điều 105) - Người bị bệnh nghề nghiệp phải được điều trị chu đáo, khám sức khỏe định kỳ, có hồ sơ sức khỏe riêng biệt. (Trích điều 106) 11
  12. - Người tàn tật do bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được giám định y khoa để xếp hạng thương tật, xác định mức độ suy giảm khả năng lao động và được phục hồi chức năng lao động, nếu còn tiếp tục làm việc, thì được sắp xếp công việc phù hợp với sức khỏe theo kết luận của Hội đồng giám định y khoa lao động. (Khoản 1 điều 107) - Người sử dụng lao động phải chịu toàn bộ chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị xong cho người bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp. Người lao động được hưởng chế độ bảo hiểmxã hội về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Nếu doanh nghiệp chưa tham gia loại hình bảo hiểm xã hội bắt buộc, thì người sử dụng lao động phảitrả cho người lao động một khoản tiền ngang với mức quy định trong điều lệ Bảo hiểm xã hội. (Khoản 2 điều 107) - Người sử dụng lao động có trách nhiệm bồi thường ít nhất bằng 30 tháng lương cho người lao động bị suy giảm khả năng lao 81% trở lên hoặc cho thân nhân người chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp mà không do lỗi của người lao động. Trong trường hợp do lỗi của người lao động, thì cũng được trợ cấp một khoản tiền ít nhất bằng 12 tháng lương. (Khoản 3 điều 107) - Tất cả các vụ tai nạn lao động, các trường hợp bị bệnh nghề nghiệp đều phải được khai báo, điều tra, lập biên bản, thống kê và báo cáo định kỳ theo quy định của pháp luật. (Khoản 1 điều 108) - Nghiêm cấm mọi hành vi che giấu, khai báo hoặc báo cáo sai sự thật về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. (Khoản 2 điều 108) 1.3. Tầm quan trọng của công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động - Đối với tổ chức: Cải thiện được môi trường làm việc nhằm tăng năng suất lao động và hạn chế được các vụ tai nạn lao động, tránh gây tổn thất về mặt kinh tế, thiệt hại về người và tài sản, góp phần thúc đẩy sự phát triển bền vững kinh tế xã hội - Đối với người lao động: Có ý thức hơn về việc phòng ngừa tai nạn lao động. Nâng cao chất lượng sức khỏe, giảm nguy cơ thiệt mạng hay bị tai nạn nghề nghiệp. 12
  13. CHƯƠNG 2: CÔNG TÁC AN TOÀN LAO ĐỘNG, VỆ SINH LAO ĐỘNG TRONG MỘT SỐ TỔ CHỨC Ở VIỆT NAM Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Bùi Hồng Lĩnh cho biết, theo số liệu báo cáo chưa đầy đủ của 63 tỉnh, thành phố, năm 2009 cả nước đã xảy ra 6.250 vụ tai nạn lao động, tổng số người bị nạn là 6.421 người. Trong đó 550 người chết, 1.221 người bị thương nặng, thiệt hại về vật chất gần 40 tỉ đồng. Tổng số ngày nghỉ do tai nạn lao động lên đến 457.817 ngày. So với năm trước, số vụ tai nạn lao động tăng 7,09%, số người bị nạn tăng 6,18%, số người chết giảm 4%, số người bị thương nặng tăng 8,82 % . Cũng theo Thứ trưởng Bùi Hồng Lĩnh thì, phân tích biên bản tai nạn lao động cho thấy 75,55% tổng số vụ tai nạn lao động chết người là do chủ sử dụng lao động không bảo đảm đúng quy tắc an toàn lao động… Các địa phương xảy ra nhiều tai nạn lao động chết người là thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Quảng Ninh, Hà Nội, Bình Dương... Các lĩnh vực xảy ra nhiều tai nạn lao động chết người là, xây lắp, khai thác khoáng sản, sản xuất vật liệu xây dựng, cơ khí chế tạo… Nguyên nhân 13
  14. gây tai nạn chết người nhiều nhất là ngã từ trên cao (chiếm 32%), điện giật (31%)… ( Theo Báo Quân đội Nhân dân - Thứ Ba, 09/03/2010) Thống kê sơ bộ của Bộ Y tế cho biết, số người chết do tai nạn lao động cấp cứu tại bệnh viện trong những năm gần đây cao hơn nhiều so với số thống kê từ các địa phương, bộ, ngành. Theo báo cáo từ bệnh viện, mỗi năm có 1.655 người chết khi cấp cứu tại bệnh viện, còn theo số liệu từ Sở Lao động-Thương binh và Xã hội các tỉnh, thành phố, con số này từ năm 2006 đến năm 2008 chỉ là 576. Cũng theo báo cáo của Bộ Y tế, trong năm 2009 đã có hơn 120.000 người được khám bệnh nghề nghiệp, trong đó 7.343 trường hợp được chẩn đoán nghi mắc bệnh nghề nghiệp. Tính hết năm 2009 đã có 26.709 người mắc bệnh nghề nghiệp, một số bệnh có tỉ lệ cao như bụi phổi - silic chiếm 75,1 %, bệnh điếc do tiếng ồn 15,4%. Điều đáng nói là trong những năm gần đây, tình hình tai nạn lao động ở Việt Nam tiếp tục diễn biến phức tạp, đang ở trong tình trạng “báo động đỏ”. Công bố Hồ sơ Quốc gia về An toàn vệ sinh lao động - Phòng, chống cháy nổ lần thứ 2 giai đoạn 2005-2009 cho biết: Trong 5 năm đã xảy ra 27.968 vụ tai nạn lao động, làm 29.057 người bị nạn, trong đó 2.753 người bị chết. 2.1. Công tác an toàn, vệ sinh lao động trong đơn vị nhà nước Nhìn chung, trong các đơn vị thuộc khối sự nghiệp nhà nước, điều kiện lao động làm việc của các nhân viên chức, lao động được cải thiện song không đồng đều giữa các loại hình doanh nghiệp. Khối doanh nghiệp có vốn đầu tư của Nhà nước và một số doanh nghiệp mới đi vào hoạt động bước đầu đã có những tiền đề và điều kiện nhất định để đầu tư trang thiết bị máy móc, nhà xưởng tốt hơn so với các cơ sở khác. Thực trạng về Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, An toàn vệ sinh lao đông (AT- VSLĐ)... chưa được đáp ứng theo quy định. Cho dù, tổ chức Công đoàn (CĐ) các cấp đã đề ra nhiều chủ trương và giải pháp để từng bước tháo gỡ. Đây cũng là thực trạng mà Công nhân viên chứ - Lao động (CNVC-LĐ) các khối ngành đang đối mặt và tích cực khắc phục. Những khối ngành mà có tính chất công việc nặng nhọc, độc hại, nguy 14
  15. hiểm, việc thực hiện công tác an toàn vệ sinh lao động, cải thiện điều kiện làm việc, chăm sóc sức khoẻ cho công nhân viên chức - lao động luôn là đòi hỏi tất yếu. Các đơn vị đã tích cực đầu tư thực hiện các giải pháp kỹ thuật cải thiện điều kiện lao động như các hệ thống thông gió, chiếu sáng, chống ồn... đảm bảo tiêu chuẩn, góp phần bảo vệ sức khoẻ cho công nhân lao động hay tổ chức các chương trình chăm sóc sức khoẻ cho công nhân lao động, nhất là công nhân lao động làm việc ở những nơi khó khăn, vùng sâu, vùng xa, những nơi có điều kiện làm việc nặng nhọc, độc hại đã được quan tâm hơn. Bên cạnh chỉ đạo các đơn vị, Doanh nghiệp tổ chức thực hiện công tác này. Gần 50 cuộc thanh tra, kiểm tra được tiến hành mỗi năm, đã giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong quá trình quản lý lao động, bảo đảm AT-VSLĐ, An toàn giao thông. Qua kiểm tra năm 2008 cho thấy có 72% số đơn vị, DN có ĐKLV tốt, hơn 20% số đơn vị, DN có ĐKLV trung bình và còn gần 10% số đơn vị, DN có ĐKLV chưa tốt; bình quân hàng năm có trên 70 ngàn CNVC-LĐ được khám sức khoẻ định kỳ, trong đó gần 79% CNVC-LĐ có sức khoẻ loại I và loại II. (http://www.giaothongvantai.com.vn/PortletBlank.aspx/B9AEC43600C04FC1A9EDB9D 971622226/View/Chuyen-quan-ly/BB301D4A211B41A78D583773973F07AE/7638.gtvt? print=4_nhiem_vu_trong_tam_de_thuc_hien_cong_tac_BHLD_ATVSLD$11855) Tuy nhiên, việc triển khai công tác AT-VSLĐ ở các đơn vị, DN trong ngành còn nhiều khó khăn, tồn tại. Quá trình cổ phần hoá, chuyển đổi DN Nhà nước làm nảy sinh một thực tế là do sức ép của lợi nhuận, các DN thực hiện cắt giảm chi phí trong quá trình SX-KD, trong đó có chi phí đầu tư cho công tác AT-VSLĐ, ảnh hưởng đến quyền lợi của CNLĐ. Ví dụ điển hình như vụ Tai nạn lao động trên công trường thủy điện Sơn La ngày 12/4/2010. Theo điều tra ban đầu thì nguyên nhân xảy ra tai nạn là do trong lúc đang thi công, cần cẩu 10 Đ900 của Công ty cổ phần Sông Đà 7 đã bị tuột chốt, đổ xuống làm gãy cần cẩu QTR 6201 và va tiếp vào cẩu xích 25 tấn làm gãy cần trục, đồng thời làm 4 công nhân bị thương, tài sản thiệt hại ước tính khoảng 22 tỷ đồng. Do đặc thù SX-KD, nhiều đơn vị, DN trong ngành, nhất là khối xây dựng cơ bản sử dụng số lượng lớn lao động thời vụ. Do nhận thức kém về AT-VSLĐ, cùng với việc 15
  16. chưa làm tốt công tác phổ biến, học tập về kỹ thuật ATBHLĐ nên việc tuân thủ các quy định về AT-VSLĐ chưa được thực hiện thường xuyên, nghiêm túc đã làm tăng nguy cơ xảy ra TNLĐ, BNN. Những khó khăn, tồn tại này cũng chính là nguyên nhân dẫn đến việc tình trạng TNLĐ tại một số DN. Vụ tai nạn trong khu vực này gần đây nhất có thể nói tới Vụ Cháy tại Tổng công ty Dược Việt Nam - Giảng Võ, Hà Nội ngày 1/4/2010. Theo điều tra cho thấy do ngọn lửa bất ngờ bùng phát tại phòng Kế hoạch tổng hợp đã thiêu rụi một số giấy tờ quan trọng và một phần nội thất…song không gây thiệt hại tới tính mạng Phần lớn nguyên nhân dẫn tới các vụ tai nạn lao động trong khu vực nhà nuớc chủ yếu vẫn là do phía doanh nghiệp chưa đầu tư thực sự vào công tác vệ sinh- an toàn lao động trong sản xuất kinh doanh cùng với đó là sự thờ ơ, thiếu hiểu biết và cẩn trọng của người lao động. Tuy nhiên điều đáng mừng là số luợng các vụ tai nạn lao động trong những năm gần đây giảm thiểu đáng kể. Thêm nữa là sự thiệt hại của các vụ tai nạn này chủ yếu là về vật chất, các vụ thiệt hại tới tính mạng của người lao động là rất ít. 2.2. Công tác an toàn, vệ sinh lao động trong đơn vị ngoài nhà nước Có thể nói, công tác AT-VSLĐ chưa thực sự được quan tâm đúng mức, công tác điều tra các vụ tai nạn lao động vẫn còn rất chậm. Theo báo cáo của 63 địa phương thì năm 2009 toàn quốc xảy ra 507 vụ TNLĐ chết người nhưng đến tháng 2.2010, Bộ mới chỉ nhận được 135 biên bản điều tra. Theo thống kê của LĐLĐ TP Hà Nội, năm 2009 trên địa bàn đã xảy ra 25 vụ TNLĐ, làm 34 người chết, 13 người bị thương. Số vụ tai nạn xảy ra nhiều ở ngành xây lắp, sản xuất vật liệu và vận hành máy. Nguyên nhân chủ yếu là do ngã từ trên cao, điện giật... Đáng buồn, tình hình TNLĐ đang diễn biến phức tạp hơn, số vụ TNLĐ chết người gia tăng (4 vụ, số người chết tăng 7 người). Cũng theo số liệu thống kê thì 3 tháng đầu năm 2009, số vụ tai nạn lao động (TNLĐ) gây chết người xảy ra trên địa bàn TPHCM tăng gấp 3 lần so với cùng kỳ năm ngoái. Riêng trong nửa đầu tháng 3 - thời kỳ cao điểm thực hiện tuần lễ an toàn- vệ sinh 16
  17. lao động và phòng chống cháy nổ - số vụ TNLĐ không những không giảm mà còn tăng gấp đôi so số lượng xảy ra trong 2 tháng đầu năm 2008. Việc để xảy ra tai nạn, lỗi thuộc về cả hai phía: người sử dụng lao động và người lao động (NLĐ). Tuy nhiên, chủ yếu vẫn do người sử dụng lao động. Bởi tại nhiều doanh nghiệp (DN), nhất là DN vừa và nhỏ, DN ngoài nhà nước, điều kiện làm việc của NLĐ chưa được người sử dụng lao động quan tâm đúng mức, tình trạng vi phạm các quy định, tiêu chuẩn kỹ thuật ATVSLĐ diễn ra khá phổ biến. Do đó, việc thực hiện quy định AT- VSLĐ vừa thiếu lại vừa sơ sài, đại khái. Trong khu vực ngoài nhà nuớc thì vấn đề VS- ATLĐ đang ở mức báo động. Các vụ tai nạn diễn ra ngày càng nhiều với hậu quả thiệt hại về tính mạng là chủ yếu. Vụ tai nạn ở công truờng Keangnam ( đường Phạm Hùng- Hà nội) là một trong những vụ tai nạn nghiêm trọng điển hình trong năm 2009 . Từ khi khởi công xây dựng tòa nhà cao nhất Việm Nam cho tới nay đã có 6 người thiệt mạng (trong đó có một cán bộ kỹ thuật và 5 công nhân). Các vụ tai nạn đểu xảy ra vào thời điểm rất gần nhau (7/2009 bị 4 người chết đến 2/ 2010 bị 2 người chết). Hay như vụ sạt lở núi đá bên ta-luy đoạn đường đang thi công tại huyện Sốp Cộp tỉnh Sơn La làm 4 công nhân bị chết ngày 6/1/2009… Hiện Sơn La và Hà Nam đang là 2 địa phương có số vụ TNLĐ nghiêm trọng tăng cao nhất. Con số tai nạn lao động trên thực tế còn nhiều hơn rất nhiều lần. Một loạt các vụ tai nạn lao động nghiêm trọng xảy ra do sự “vô tâm” của các chủ sử dụng lao động chưa quan tâm tới công tác AT- VSLĐ của người lao động. Người sử dụng lao động bỏ qua trách nhiệm đôn đốc, nhắc nhở người lao động, dẫn đến tình trạng tai nạn lao động xảy ra mà người lao động không được hỗ trợ, bồi thường thỏa đáng theo luật định.Bên cạnh đó, người lao động chưa ý thức hết tầm quan trọng của công tác bảo hộ lao động nên vô tình hoặc cố tình không thực hiện. Chính điều này đã gây nên nhiều vụ tai nạn lao động thương tâm gây tổn thất về kinh tế, suy sụp về tinh thần cho người lao động và cả phía người sử dụng lao động. Danh sách những CN bị chết do TNLĐ trong thời gian gần đây cho thấy có đến trên 80% trong độ tuổi từ 17 - 30, đa phần là người lao động nghèo và hầu hết không 17
  18. được ký hợp đồng lao động. Một số trường hợp là CN thử việc và không được phổ biến những kiến thức về an toàn lao động, bảo hộ lao động. Một số hình ảnh về thực trạng làm việc của người lao động hiện nay: Công nhân đang làm “xiếc”, quên tính mạng của chính mình Ảnh: HỒ VIỆT Theo quy định, hội đồng bảo hộ lao động tại các đơn vị có chức năng huấn luyện an toàn lao động cho người lao động. Tuy nhiên, do lượng lao động thường xuyên biến động, lại không được ký kết hợp đồng lao động nên chủ sử dụng lao động không quan tâm đến vấn đề này. Bên cạnh những tổ chức chưa có ý thức về AT-VSLĐ cho người lao động, vẫn có nhiều tổ chức thực hiện tốt công tác này, điển hình như Công ty Changshin Việt Nam (Đơn vị có vốn đầu từ 100% từ Hàn Quốc, chuyên sản xuất giày thể thao xuất khẩu cho tập đoàn Nike ). Đây là đơn vị điển hình trong công tác an toàn lao động – phòng chống cháy nổ. Những năm gần đây, Changshin Việt Nam không chỉ nổi tiếng về việc thực hiện nghiêm các chính sách pháp luật nói chung, luật lao động nói riêng, tạo hình ảnh đẹp về mối quan hệ hài hòa trong doanh nghiệp và nét đặc thù của đại gia đình Changshin mà còn được đánh giá là điển hình tiêu biểu về công tác an toàn lao động – phòng, chống cháy nổ (ATVSLĐ-PCCN). Với phương châm an toàn lao động phải song hành với sản xuất để nâng cao năng suất chất lượng, nên nhiều năm trở lại đây Changshin rất tự hào là doanh nghiệp FDI thực hiện tiêu biểu công tác ATVSLĐ-PCCN. 18
  19. Được Bộ LĐ-TB&XH, các cấp, các ngành và Tổng liên đoàn lao động Việt Nam tặng Bằng khen, cờ thi đua đơn vị điển hình trong công tác ATVSLĐ-PCCN năm 2009. Để làm được điều này, thì việc nâng cao nhận thức cho người lao động được coi trọng, thực hiện thường xuyên thông qua các hoạt động huấn luyện, hội thảo. Qua đó 100% người lao động trong công ty được huấn luyện công tác an toàn mọi mặt, trong đó có an toàn lao động, phòng cháy. Riêng trong năm 2009, tổ chức huấn luyện cho 3.089 công nhân mới, 274 tổ trưởng, chuyền trưởng, tái huấn luyện cho hơn 7000 người lao động về công tác ATVSLĐ. Hội đồng bảo hộ lao động (BHLĐ) của công ty được thành lập với 308 thành viên bao gồm bộ phận quản lý, người lao động, phòng quản lý lao động, sức khỏe môi trường, phòng y tế… hoạt động có hiệu quả. Hàng tháng, các thành viên đều được huấn luyện về sơ cấp cứu và cấp phát 350 thẻ an toàn cho người lao động làm các công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động. Bên cạnh đó, Changshin còn dành các khóa huấn luyện cho 180 nhà thầu và người lao động từ bên ngoài vào thi công trong khuôn viên công ty. Định kỳ, công ty tổ chức thực hiện 100% việc đăng ký, kiểm định máy móc, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn như nồi hơi, bình chứa khí nén, cầu trục… Đội phòng cháy chữa cháy của doanh nghiệp có 580 người và trên 1.500 phương tiện phòng cháy luôn được kiểm tra, bảo dưỡng thường xuyên. Ở mỗi bộ phận sản xuất lại có một đội với 30 người được diễn tập thường xuyên. Trong năm 2009 đã tổ chức diễn tập thoát hiển được 21 phân xưởng bộ phận. Trong hoạt động hàng ngày, 100% người lao động được trang cấp các phương tiện bảo vệ cá nhân làm việc những khu vực có yêu cầu phải trang bị; tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho người lao động, riêng đối với bộ phận lao động là người khuyết tật được khám 2 lần/năm. Hàng ngày đều có nhân viên an toàn kiểm tra tại các xưởng để phát hiện và đề xuất khắc phục kịp thời những nơi có nguy cơ xảy ra mất an toàn. Từ tháng 4-2009, ngoài Hội đồng BHLĐ chung của doanh nghiệp thì tại các xưởng sản xuất đã tổ chức thành lập Hội đồng BHLĐ riêng nhằm nhắc nhở, kiểm tra thường xuyên công tác an toàn tại khu vực sản xuất. Đồng thời, khuyến khích người lao động tự nâng cao ý thức về an toàn tại nơi mình làm việc và tự báo cáo khắc phục. Do vậy, 100% 19
  20. người lao động trong doanh nghiệp đều nhận thức đúng về tầm quan trọng của công tác ATVSLĐ; hạn chế tối đa tai nạn lao động xảy ra. Hàng tháng, Công ty tổ chức đánh giá, khen thưởng kịp thời các sáng kiến cải tiến kỹ thuật liên quan công tác an toàn lao động. Trung bình mỗi tháng có khoảng 900 sáng kiến, trong đó có 120 sáng kiến nổi bật được khen thưởng. Qua những ý tưởng, sáng kiến này đã giúp doanh nghiệp có nhiều biện pháp để hạn chế và cải thiện điều kiện làm việc. Như nhấn mạnh của ông Park Choon Taek: người lao động là vốn quý của doanh nghiệp, do đó việc tạo ra môi trường làm việc thân thiện và an toàn cho người lao động là mục tiêu hàng đầu của doanh nghiệp. Nhờ làm tốt công tác nâng cao nhận thức và khen thưởng kịp thời cho người lao động trong doanh nghiệp, nhiều năm liên tục Changshin Việt Nam không để xảy ra tai nạn lao động nặng, các tai nạn lao động nhẹ giảm đáng kể, tạo môi trường an toàn, thân thiện cho người lao động làm việc hiệu quả. Ngoài ra, những khu vực dễ xảy ra tai nạn, công ty cũng đã có biện pháp khắc phục như công việc gắn mắt thần vào bộ phận ép nhiệt nhằm ngăn chặn sai sót cửa an toàn cho máy (máy chỉ vận hành khi cửa đã đóng) nên không có bất kỳ tai nạn lao động nào xảy ra ở bộ phận này. Máy cán cuộn cũng được che chắn cẩn thận, an toàn, có thắng khẩn cấp bằng tay và chân hay máy ép cao tầng được nâng cấp giảm trên 80% số trường hợp bị hỏng nhẹ… Các vấn đề về an toàn hóa chất, an toàn điện, an toàn bảo trì, an toàn giao thông nội bộ và an toàn trên đường đi, về đều được quan tâm. Công ty thực hiện mua bảo hiểm tai nạn cho 100% người lao động và thân nhân người lao động…Đồng loạt nhiều biện pháp đảm bảo an toàn nên với trên 22.000 lao động mà tỷ lệ tai nạn nhẹ tính trung bình trên 1000 người/tháng giảm nếu năm 2004 còn 1,1%0/tháng thì nay tỷ lệ này là dưới 0,22%0/tháng, tức chỉ khoảng 4-5 trường hợp trong tổng số trên 22.000 lao động. Đây là sự nỗ lực cố gắng cải thiện mọi điều kiện lao động của Changshin Việt Nam và nhận thức cao của toàn thể lao động nơi đây. Những thành tích như Bằng khen của UBND tỉnh Đồng Nai, Liên đoàn lao động tỉnh Đồng Nai; của Bộ LĐ-TB&XH và Cờ thi đua của Tổng liên đoàn lao động Việt Nam là những bằng chứng sinh động cho công tác an toàn ở Changshin. 20
nguon tai.lieu . vn