Xem mẫu

  1. 1 ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN KHOA VĂN HỌC VÀ NGÔN NGỮ  NIÊN LUẬN CHUYÊN NGÀNH VĂN HỌC ĐỀ TÀI: TÓM TẮT, NHẬN ĐỊNH TIỂU THUYẾT CỦA DƯƠNG TỬ GIANG, LÝ VĂN SÂM VÀ VŨ ANH KHANH GVHD : Th.s Phan Mạnh Hùng SVTH : Nguyễ n Thị Min MSSV : 08560101 Khóa : 2008-2012 Lớp : Ngữ văn 08 MỤC LỤC TP.Hoà Chí Minh Thaùng 7 - 2011
  2. 2 MỤC LỤC DẪN NHẬP ..............................................................................................................................3 CHƯƠNG I: TIỂU THUYẾT “ TRANH ĐẤU” CỦA DƯƠNG TỬ GIANG 1.Tác giả .................................................................................................................................. 4 1.1.Tiểu sử.................................................................................................................................4 1.2.Sự nghiệp sáng tác ..............................................................................................................5 2.Tóm tắ t tác phẩm ...................................................................................................................5 3.Nhận đ ịnh nội dung ...............................................................................................................6 3.1.Tố cáo, lên án xã hội ..........................................................................................................6 3.2.Sự phản kháng và tình người trong tác phẩm ..................................................................8 4.Nhận đ ịnh nghệ thuật ......................................................................................................... 10 CHƯƠNG II: TIỂU THUYẾT “SAU DÃY TRƯỜNG SƠN” CỦA LÝ VĂN SÂM 1.Tác giả ................................................................................................................................. 12 1.1.Tiểu sử.............................................................................................................................. 12 1.2.Sự nghiệp sán g tác ........................................................................................................... 12 2.Tóm tắ t tác phẩm ................................................................................................................ 12 3. Nhận định nộ i dung ........................................................................................................... 13 3.1.Tình yêu quê h ương đất nước ........................................................................................ 13 3.2.Hình tượng người chiến sĩ cách mạ ng ........................................................................... 14
  3. 3 4.Nhận đ ịnh nghệ thuật ......................................................................................................... 15 CHƯƠNG III: TIỂU THUYẾT “ĐẦM Ô RÔ” VÀ “CÂY NÁ TRẮC” CỦA VŨ ANH KHANH 1.Tác giả ................................................................................................................................. 16 1.1.Tiểu sử.............................................................................................................................. 16 1.2.Sự nghiệp sáng tác ........................................................................................................... 16 2.Tóm tắ t tác phẩm ................................................................................................................ 16 2.1. Đầ m Ô Rô ....................................................................................................................... 16 2.2.Cây ná trắc ....................................................................................................................... 18 3.Nhận đ ịnh nội dung ............................................................................................................ 20 3.1.Những con người thiếu ý thức trong xã hội ................................................................... 21 3.2.Ca ngơị những con người ý thức được bổn phận của mình trong chiến tranh đối với Tổ quốc .................................................................................................................................. 2 3 4.Nhận đ ịnh nghệ thuật ......................................................................................................... 26 TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................................... 30
  4. 4 DẪN NHẬP 1.Lý do chon đề tài Trong lịch sử nghiên c ứu văn học Việt Nam giai đoạn 1945-1975 có rất nhiều vấn đề cần nghiên cứu.Một số vấn đề đã được các nhà nghiên cứu đi sâu vào tìm hiểu đánh giá nhưng có nh ững vấn đề chưa được chú ý nhiều. Trong số đó có vấn đề nghiên cứu các tiểu thuyết văn học của giai đoạn này đ ặc biệt là các tiểu thuyết của nhóm văn học yêu nước có rất ít thậm chí một s ố tiểu thuyết bị lãng quên. Vì thế việc tìm hiểu một số tiểu thuyế t trong thời kì này là một điều cần thiết. Ở đề tài này chúng tôi đi vào tìm hiểu tiểu thuyế t của Dương Tử Giang, Lý Văn Sâm, Vũ Anh Khanh, nhằm b ổ sung tư liệu thêm cho nền văn học Việt Nam và giúp người đọc nhìn nhận định, đánh giá chính xác hơn về giá trị của tiểu thuyế t trong giai đoạn đó . Từ đó góp phần bảo lưu, b ảo tồn những tiểu thuyế t dưới thời Mỹ -Ngụy. 2.Lịch sử vấ n đề Thế kỉ XX là thế kỷ vĩ đạ i trong lịch sử dân tộ c Việ t Nam .Đó là thế kỷ đấu tranh quyết liệ t giành độc lập dân tộc , tự d o, thống nhất Tổ quốc từ gông xiềng nô lệ. Đây là thế kỉ chuyển từ tư duy văn học trung đại với công cụ sáng tác là chữ Hán, chữ Nôm sang tư duy văn học hiện đại với công cụ là chữ Quốc ngữ. Đây cũng là thế kỉ của nhiều luồng, nhiều hướng, quan niệm, nhiều trường phái tư tưởng và nghệ thuật, trong đó tư tưởng yêu nước và cách mạng cùng với văn học nghệ thuậ t yêu nước và cách mạng chiế m ưu thế nổ i bậ t. Văn học Việ t Nam thế kỉ XX là một nền văn học hiện đại, phát triển trong những tình huống lịch sử cụ thể, chủ yếu là mộ t nền văn học yêu nước và cách mạng. Nhưng bên cạnh dòng chủ lưu đó, do nh ững hoàn cảnh riêng vẫn tồn tại nhiều nhánh, nhiều chi lưu văn học lành mạ nh, tiến bộ, nhân bản. Nó bổ sung vào bức tranh toàn cảnh những đường nét riêng. Năm 1945_1975 là th ời kì văn chương cách mạng kháng ch iến
  5. 5 Văn học kháng chiến và yêu nước khởi dậy từ Sài Gòn với các nhóm văn học yêu nước như nhóm gồm Thẩm Thệ Hà, Vũ Anh Khanh, Sơn Khanh, Quốc Ấn, Lý Văn Sâm, như Ngao Châu (Bùi Đức Tịnh), Phi Vân, Dương Tử Giang, Hoàng Tố Nguyên, Thiên Giang, Khổng Dương, Bách Việt (Mai Văn Bộ), ... 2. Phạ m vi nghiên cứu -Tiểu thuyết “ Tranh đấu ” của Dương Tử Giang -Tiểu thuyết “ Sau dãy Trường sơn ” của Lý Văn Sâm -Tiểu thuyết “ Đầm Ô Rô ” và “ Cây ná trắc ” của Vũ Anh Khanh 3.Phương pháp nghiên cứu Như tên đề tài của tiểu luận, đây không phả i là công trình nghiên cứu về mộ t tác phẩm hay một tác giả mà là nhận định một s ố tiểu thuyế t cụ thể. Nên đề tài đòi hỏi một cách nhìn nhận và đánh giá hết sức tổng quát và khách quan trong từng tiểu thuyế t. Vì th ế công việc đầu tiên cần làm là phải đọc văn bản, tóm tắt văn bản, sau đó đưa ra nhận định về nội dung và nghệ thuật của từng tiểu thuyế t. T óm lại đây là đề tài khá mới mẻ chưa được các nhà nghiên cứu quan tâm sưu tầm và tìm hiểu toàn diệ n. Vì thế đề tài này góp phần nhìn nhận lại một s ố tiểu thuyết có nhiều đặc sắc và thêm tư liệu cho văn học Nam Bộ giai đoạn kháng chiến chống Mỹ. CHƯƠNG I: TIỂU THUYẾT “ TRANH ĐẤU” CỦA DƯƠNG TỬ GIANG 1.Tác giả 1.1. Tiểu sử Dương Tử Giang (1918-1956). Tên khai sinh Nguyễn Tấn Sĩ, sinh năm 1918, quê gốc: huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre. Nhà văn Dương Tử Giang tham gia kháng chiến chống Pháp ở miền Nam. Năm 1956 ông cùng các tù chính trị nổi dậ y phá nhà lao Tân Hiệp ở Biên Hòa, và hy sinh trong cuộc đấu tranh đó.
  6. 6 1.2.Sự nghiệp sáng tác Ông viết văn từ trước cách mạng tháng Tám, sở trường là tiểu thuyế t Các tác phẩ m đã xuất bản: Định h ọc (tiểu thuyết, 1937), Con gà và con chó (tiể u thuyế t, 1939), Tranh đấu (tiểu thuyế t, 1949), Một vũ trụ sụp đổ (tiểu thuyế t, 1949), Con Sáu Tàu Thưng (truyện thơ, 1949) 2.Tóm tắt tác phẩ m Tiểu thuyết có ba phần: Phầ n 1:Tuổi thơ Ngọc Nga là con gái út của ông hương chủ trong làng đã lên 15 tuổ i. Sống trong gia đình giàu có nhưng Ngọc Nga rấ t thương và thông cảm cho nỗi kh ổ của tá điền. Một lần Ngọc Nga nhìn thấy cảnh anh Sáu Lạ bị ô ng hương quản trong làng hành hạ để chiếm đoạt vợ của anh. Cô đã giúp đỡ vợ chồng anh nhưng không cứu được họ. Vợ chồng anh Sáu Lạ bị tù đày vì người vợ đã cự tuyệ t và giết chết ông hương quản. Sau đó Ngọc Nga lên chùa chơi và biết được nơi cửa phậ t cũng có những điều không tốt lành. Phầ n 2: Vào trường trung học Ngọc Nga thi đậu vào trường Nữ h ọc đường Sài Gòn. Ở đây cô quen được với chị Kim Huê , người Vĩnh Long. Vì nghèo nên b ị mọi người trong lớp xa lánh và sống khép kín. Ch ỉ có Ngọc Nga và ch ị Dung thông cảm với Kim Huê. Ngọc Nga và Kim Huê hiểu nhau hơn qua những bức thư. Trong ngày lễ phục sinh Ngọc Nga về nhà và nhận được tin Kim Huê tự tử vì bị mọi người nghi ngờ ăn cắp tiền của Loan, bị lời lăng mạ của cô giáo sư Mai. Ngọ c Nga sau đó đã tìm cách trả thù cho Kim Huệ, làm cho giáo sư Mai phải nghỉ dạ y. Phầ n 3:Từ hôn nhơn đến tranh đấu
  7. 7 Cuố i năm thứ tư ở trường, Ngọc Nga đậu Thành chung. Trở về nhà bố mẹ c ó ý gả chồng cho Ngọc Nga nhưng cô không chịu. Ngọc Nga mở lớp dạy học cho trẻ e m trong làng. Một hôm viên Chủ tỉnh người Pháp và viên phó Chủ tỉnh người Việt đến d ự lớp học của Ngọc Nga. Sau đó phó Chủ tỉnh nhờ người làm mai cô cho ông ta. Nga từ chối lời cầu hôn của phó Chủ tỉnh, sau đó quen và lấy anh Trọng một người mồ côi cha mẹ, nghèo khổ . Ngọc Nga yêu anh Trọng và biết ông phó Chủ tỉnh là người không tốt. Chuyện xả y đến với làng Giồng Trôn, người dân bị những tên có quyền chức chiếm đoạt đấ t trong đó có đất của cha mẹ và chồng của Ngọc Nga. Cô tìm cách giúp dân làng và gặp lại chị Dung là giáo sư để tư vấn nhưng cũng không giúp được gì. Dân làng Giồng Trôn quyết sống chết với những ngư ời dành đấ t của họ. Kết quả cuộc chiến tranh ấy, cha và Trọng b ị bắt, gia đình sạ t nghiệp. Trọng b ị kết án hai mươi năm kh ổ sai. Từ đó Ngọc Nga lên Sài Gòn sống với chị Dung và hoạ t động cách mạ ng, gặp lại Trọng và vợ chồng anh Sáu Lạ ở Côn Đảo. Năm 1945 chiến tranh xảy ra, họ cùng hăng hái làm phận sự công dân Việt Nam. 3.Nhận định về nội dung 3.1.Tố cáo, lên án xã hội Tiểu thuyế t “ Tranh đấu” của Dương Tử Giang tố cáo, phê phán sự bóc lột vô nhân đạo của bọn thực dân Pháp, hách d ịch, tàn nhẫn của bọn cường hào địa chủ tay sai. Tác giả đ ã làm hiện lên nh ững hành vi b ỉ ổi của viên ch ức làng xã. Bắt người đánh đập tra khảo, vu oan chồng để c ưỡng bức vợ. Bọn hương chức trong làng dùng thế lực của mình để chà đạp lên cuộc sống của những người tá điề n nghèo khổ. Những người có chức quyền thì bênh vưc nhau,bao che cho nhau, kẻ yếu hơn th ì không dám lên tiếng. ....... Vậy ch ớ cậu hai con ông Tổng đó làm sao? Vợ tá điền, tá viên nào có sắc mà thoát khỏ i tay cậu!. Anh nào nhắm mắt thì thôi, b ằng mà hó hé thì ở tù rục xương!. (Tuổi thơ, trang 17)
  8. 8 Những người có quyền hạn trong tay tự cho mình cái quyền hành hạ người khác, hành hạ những con người không có chút quyền lực gì: Rồi hương hào trọng lạ i cho đánh đập thằng Sáu Lạ trước mặ t vợ nó, bắt v ợ nó phải ký tên vào lá khai thứ hai, nếu không họ sẽ đánh chế t chồng nó . (Tuổi thơ, trang 27) Và họ còn dùng thủ đoạn bấ t chính để c ướp ruộng đất của những người dân nghèo khổ, nhưng con người đó ch ỉ biết quan tâm đến lợi ích cá nhân, tính toán, mưu lợi: Năm tháng sau khi ông kinh lý mới đến đo đất trong làng tôi, thình lình làng tiếp mươi lăm mẫu đất hoang trong làng và đơn ông đã được chấp thuân…. … Nguy rồ i ! Trong làng đấ t tốt cả , có đấ t hoang nào đâu. Đấ t hoang đó, chính là phần đất “hượt” của cha mẹ tôi, của chông tôi và của bao nhiêu người khác. (Từ hôn nhơn đế n tranh đấu, trang 116) Người nghèo bị c oi thường và khinh bỉ, bị tước đi quyền sống và làm người. Tác giả cho chúng ta biết được sự phân biệ t giai cấp vần tồn tại trong xã hội ấ y: Hiệ n nay, chắc nhiều người vẫn còn nhớ dạo ấy, các báo đã công nhiên tố cáo giáo sư Phan Thị Mai đã dùng lời mỉa mai ác độc giế t chế t một cô học trò giỏi chỉ mang tội…nghèo. ( Vào trường đại hoc, trang 85) Một xã hội loạn lạc, người nghèo b ị áp bức dã man. Nơi thanh bình nhấ t là cửa chùa, vậy mà ở đó cũng có nh ững việc mà người ta không thể ngờ đến: Hòa thượng này còn có vợ bé nữa là khác. Mà va nhậu toàn rượu tây ! Bữa ăn nào cũng phải có rượu tây. (Tuổ i thơ, trang 44)
  9. 9 Sự quay lưng của xã hội, pháp luật thi thờ ơ trước tội ác của bọn có quyền thế, không hề nhìn thấy tội ác của những kẻ cậy quyền cậy thế: Khi tôi cho hay pháp luậ t hiện hành không những không bênh vực được họ , mà còn là một lợi khí ác độc, nguy hiểm của kẻ nghịch họ là ông hội đồng Liên,… (Từ hôn nhơn đến tranh đấu, trang 120) 3.2.Sự phản kháng và tình người trong tác phẩ m Qua tác phẩm, tác giả cũng cho ta thấy được hình ảnh đ ứng lên đấu tranh đòi lại công lý c ủa những người nông dân nghèo khổ, h ọ quyế t chiến đấu tới cùng với những kẻ cậ y quyền cậy thế . Khi dân làng Giồng Trôn bị hội đồng Liên cướp đấ t,họ không nhẫn nhịn, chấp nhận để mất đất: Những lời khuyên nên nh ẫn nhịn của tôi không hiệu quả gì, h ọ quyế t sống chết với những kẻ đên đo đất, cắm ranh mới. Chồng tôi cũng giận d ữ quyế t liều mạng. ( Từ hôn nhơn đến tranh đấu, trang 120) Dù có phả n kháng đi chăng nữa, thì họ vẫn không thể đứng lên trong xã hội vô nhân đạo đó. Bởi vì họ là thành phần thấp bé không có địa vị trong tay, mãi là n ạn nhân của những kẻ lắm quyề n thế . Chị Sáu Lạ ra tay giế t hương quản để giữ nhân phẩm cho mình và trả thù cho chồng, giết chết kẻ làm hạ i gia đình người khác, đòi công bằng. Nhưng mình chị thì đâu làm được gì, chị ch ỉ là mộ t người phụ n ữ yếu ớt không ai bênh vực cho chị và cuố i cùng ch ị cũng phả i ch ịu tội : Thằng hương hào Trọng là con hương quản Kỉnh, nó đánh vợ chồng Sáu Lạ bầm mình mẩy hế t. ( Tuổi thơ, trang 26 )
  10. 10 Và khi sự phản kháng không có kết quả, những con ngư ời nhỏ bé cũng chỉ b iế t tìm đến cái chết để tránh xa xã hội này. Tránh xa nh ững con người xấu xa, tàn nhẫ n chà đạp lên danh dự của người khác: Tôi c ũng nghĩ đến s ự trấn tĩnh để phấn đấu với nghịch cảnh, nhưng tay chơn tôi rũ riệ t, thân thể tôi như rã rời. Tôi cố gom góp tinh thần lạ i, thì đã tản mác đi đâu cả ! Tôi thấy tôi ch ỉ còn có cách…chế t ! ( Vào trường trung học, trang 83 ) Tiểu thuyế t “ Tranh đấu ”, bên cạnh tố cáo tội ác của bọn hương hào địa chủ , tác giả còn cho chúng ta thấ y được trong cái xã hội mất tình người ấy vẫn còn có một người biết yêu thương giúp đỡ người nghèo . Ngọc Nga khi thấy anh Sáu Lạ bị đóng trăng, cô đã cho anh ăn trong khi đó ai cũng để mặc kệ coi như không nh ìn thấy anh Sáu Lạ. Cô luôn thương xót cho số phận nh ững người tá điền: Lúc ấy hương quản đang xử kiện, mấy ông hương đang xúm nhau nhậu, không ai để ý đến người bị đóng trăng n ữa. Tôi ra quán gần đó, mua một cắt cố m, mười sáu miếng, đem vào cho anh. Nhìn anh ngốn ngấu cốm cách ngon lành, tôi nghe tim mình nhẩy mạnh, và chốt mũi hơi nhột nhột. (Tuổi thơ, trang 16 ) Tuy là con gái của nhà khá giả, nhưng Ngọc Nga không ỷ lạ i mà luôn biế t quan tâm đ ến những người có hoàn cảnh khó khăn hơn mình. Sau khi học xong cô mở lớp dạ y học cho bọn trẻ n hỏ nghèo khổ trong làng. Trong b ức thư viế t cho Kim Huê , Ngọ c Nga đã nói lên suy nghĩ của mình về xã hội, về những gì cô chứng kiến từ trước đến nay. Tuy là con nhà giàu nhưng cô không bao giờ ghét bỏ người nghèo:
  11. 11 Em tuy cũng là con nhà giàu, nhưng đời em đã thấy lắm chuyện trái tai gai mắt của kẻ giàu sang gây ra, mà n ạn nhân là những kẻ nghèo. Em thù ghét b ọn người bất công, bất nhân kia bao nhiêu thì em thương xót quý mến đám người vô tôi này bấy nhiêu. ( Vào trường trung học, trang 54 ) Khi học xong trở về làng, Ngọc Nga mở lớp dạy học cho trẻ em nghèo, khi chiến tranh xảy ra cô giục giã lên đường đánh giặc, bảo vệ quê hương, cuộc sống của mình. 4.Nhận định về nghệ thuật 4.1. Xây dựng nhân vật Tác giả xây dưng nhân vật Ngọc Nga, mộ t cô gái trẻ, là người có tri thức trong thời bấy giờ. Khi còn bé, Ngọc Nga là một cô bé nhút nhát, ít dám đi đâu, nhưng sau đó tác giả đã phác họa cho chúng ta thấy mọt Ngọc Nga trưởng thành hơn sau bao năm tháng . Khi biết tim Kim Hu ệ chế t, cô đã tìm cách đòi lại công bằng cho người nghèo như ch ị Huê Tánh tôi nhút nhát, ít dám đi đâu mộ t mình, chỉ đến trường rồi về nhà, đến trường chăm học, về nhà rất ham đọc truyện Tàu. Trong trí tôi nảy ra cái ý trả thù cho chị Kim Huê và v ợ chồng anh Sáu Lạ Khi chứng kiến cảnh anh Sáu Lạ b ị hành hạ, Ngọc Nga đã không giấu nổi cảm xúc của mình, tác giả đã miêu tả tâm lý nhân vật thật sắc sảo và tài tình: Tôi vừa “dạ”, v ừa cuố i đầu, chạy ngang cha tôi để giấu vẻ mặ t cảm động và hai khóe mắt ướt rượt của mình Bằng ngòi bút của mình, hình ảnh vợ chồng anh Sáu Lạ tuy xuất hiện không nhiều nhưng họ được tác giả miêu tả thật tinh tế: Trên đệm, anh Sáu và chị Sáu nằ m dài, mộ t chân đút trong lỗ trăng. A nh Sáu chỉ mặc một quần cụt đen. Mặt, ng ực và hai bắp thịt ở vai và cánh tay của anh sưng phồng
  12. 12 lên và bầ m tím. Mắt anh nhắm nghiền lại. Chốc chốc anh lại cựa mình và rên nho nhỏ. Chị Sáu mặc quần lãnh len, áo túi trắng, mặt cũng bầm nhưng không sưng. Qua bút pháp miêu tả của mình, Dương Tử Giang đã cho chúng ta thấy được hình ảnh của những con người nghèo khổ thậ t đáng thương. 4.2. Kế t cấu chặt chẽ, hợp lý Tác phẩm có ba phần với kết cấu chặt chẽ, h ợp lý, câu chuyện của Ngọc Nga lúc còn bé chứng kiến những việc làm sai trái của những kẻ có chức quyền, đến khi lớn lên cô vẫn còn thấ y sự bất công ấ y vẫn tồn tại va khi Ngọc Nga trưởng thành cô lấ y chồng và hoạt động cách mạng. Cốt truyện đi theo trình tự của thời gian từ lúc nhân vậ t chính còn bé đến lúc trưởng thành 4.3.Ngôn ng ữ thích hợp thể hiện rõ tâm lý con người Nam Bộ Nhà văn Dương Tử Giang là người Nam Bộ,nên ta thấ y ngôn ngữ Nam Bộ thể hiện trong tác phẩ m Đang khi ăn uống, bà ngoại tôi hỏi: -Mẹ con ở chơi vài ngày chớ? Mẹ tôi đáp: -Xế lạ i đây, phải về chớ bỏ nhà được đâu… Bà nội tôi lắc đ ầu nói: -Con đang nắng bị nắng nó ăn đen thui, về mẹ con nó rầy chế t, mà nó cằn rằng ngoại n ữa đa. Với kết c ấu chặ t chẽ, hợp lý, văn chương súc tích, ngôn ngữ thích hợp thể hiện rõ tâm lý con người Nam Bộ, tác phẩm đã để lại ấn tượng trong lòng đọc giả.
  13. 13 CHƯƠNG II: TI ỂU THUYẾT “ SAU DÃY TRƯỜNG SƠN” CỦA LÝ VĂN SÂM 1Tác giả 1.1 Tiểu sử Lý Văn Sâm (1921 …) bút danh: Bách Thảo Sương, Thanh Lý. Tên khai sinh Lý Văn Sâm sinh ngày 17 tháng 2 năm 1921, quê gốc Bình Long, Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai. Là Đảng viên Đảng Cộng Sản Việt Nam, Hội viên hội nhà văn Việt Nam Trước cách mạng tháng Tám năm 1945 làm nghề lâm sản và viế t báo, viết văn ở Sài Gòn. Sau năm 1945 làm c án bộ tuyên truyền tỉnh Biên Hòa và viết báo trong Sài Gòn bị tạm chiếm, rồi làm cán bộ đặc khu Sài Gòn, Chợ Lớn. Sau năm 1954 tiếp tục hoạt động tạ i Sài Gòn, làm thư ký tòa so ạn báo Văn nghệ giải phóng. Tổng thư ký Hội Văn nghệ giải phóng miền Nam. Sau năm 1975 ông làm phó Tổng thư ký Hội liên hiệp Văn học nghệ thuậ t Việ t Nam, Uỷ viên Ban chấp hành hội nhà văn khóa III, Đại biểu Quốc hộ i khóa VI, Chủ tịch hộ i văn nghệ tỉnh Đồng Nai 1.2.Sự nghiệp sáng tác Tác phẩm đã xuấ t bản: Sương gió biên thùy (truyện ngắn, 1948), Mười lăm năm hận sứ ( truyện vừa, 1948), Sau dãy Trường Sơn (truyện dài, 1949), Ngoài mưa lạnh (truyện ngắn, 1950), Bên xuân (truyện ngắn, 1982). 2.Tóm tắt tác phẩ m Sau khi lãnh việc xây một phi trường ở nơi miề n rừng núi bên Lào cho quân đội Nhậ t,với ý đ ịnh giúp đỡ những người phu mộ Việt trố n về quê hương, Phú đưa vợ và con trai tên Qúi đã mười sáu tuổ i rời quê hương sang Lào. Qúi sang bên Lào vẫn thường xuyên viết thư cho Ánh Mai,người ban gái người Việ t gốc Lào về những việc xả y ra với cậu. Phú kể cho Ánh Mai biết về nhũng ngôi chùa đẹp lộng lẫ y, về tục hỏa táng của người Lào, kể về đất nước Lào, về công việc mà ba Qúi phải làm.
  14. 14 Đến cuối tháng sáu, Phú b ị bệnh nặng. Tùy, người bạn thân của Phú thay anh tiếp tục công việc, nhưng mộ t phần năm phu mộ tìm đường trốn mất, công việc đình đốn. Qúi quen biết với Danh Sum, một phu mộ, hai ngư ời rất thân thiết với nhau. Vào mộ t đêm ở Phou Ta Cốc, một nhà cách mạng trước khi chết trao Phú một bản đồ vẽ một ngôi mộ mang số 28 nằm trong nghĩa địa Việt Nam, nơi dấu sẵn súng chờ ngày khởi nghĩa. Tùy tưởng đó là một bả n đồ chỉ chỗ kho báu nên lén ám hạ i Phú n hưng Phú không chết. Phú gặp lai Qúi,kể lai s ự việc đã xảy ra với mình. Qua bức thư của Ánh Mai, Qúi biế t được chú Tùy đã chế t trong sự hố i hận về những gì đ ã làm với cha cậu. Vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, Phú tiễn Qúi và Danh Sum lên đường ra đi cứu nước. 3.Nhận định về nội dung 3.1.Tình yêu quê hương đất nước Khi đất nước bị xâm lăng, những người Việt Nam yêu nước luôn canh cánh trong lòng với nỗi niềm tha thiết quê hương đất nước sớm giành thắng lợi. Họ chọn những việc nguy hiểm khó khăn để được thỏa chí hướng Quê hương đất nước là nơi chôn nhau cắt rốn của mỗi người. Dù có đi đâu thì nh ững hình ảnh về quê hương mãi không phai trong mỗ i con người chúng ta. Đấ t nước loạn lạc do chiến tranh, những ngư ời yêu Tổ quốc ra đi tìm đường cứu nước luôn hướng về quê hương với những hồi ức của mình. Qúi thấ y nhớ quê hương khi nhìn thấy những cơn sùi bọt nước Cửu Long bên xứ Lào, hình về quê hương đang trong chiến tranh loạn lạc: Rồi nh ững ngày u-ám đã tới x ứ Lào với những cơn sùi-bọt trên sóng nước Cửu - Long, thì trong lòng Qúi cũng có một cảnh quê-hương chìm trong mưa gió. Phú cùng vợ con sang bên Lào làm cai thầu cho Nhật. Trong lòng Phú luôn luôn ấ p ủ sự nghiệp giả i phóng quê hương, đất nước khỏi ách thống trị của bọn thực dân trong lòng ch ờ cơ hội đến sẽ hành động:
  15. 15 Ba tiếc vì con còn khờ quá. Ba không thể nói cho con nghe nh ững điều ba muốn nói.Hiện nay việc nước đã đến một giai đoạn mới. Không bao lâu nữa, người Nhật sẽ bạ i-trận…Nhưng thôi tai vách mạch rừng. Ba không thể nói gì hơn nữa trong khi bóng quân-đội Phù-Lang còn ở trong nước 3.2.Hình tượng người chiến sĩ cách mạ ng Lý Văn Sâm đã xây dựng hình tượng nhân vậ t Phú là mộ t người có trách nhiệm với công việc dù bị bệnh nặng mới khỏi nhưng anh vẫn tiếp tục công việc mình đang làm Phú gắ t : _ Mình nói dạ i ! Lương tâm nhà nghề không cho ta lơ là v ới phận sự. Không làm việc thì thôi, khi đã làm thì phải tận tâm, tận lực. Ngày mai tôi sẽ b ắt tay tiếp tục công việc. Khi ra đi chiến đấu trong chiến trường ác liệ t đầy đ ạn bom, những người chiến sĩ cách mạng luôn cố gắng chiế n đấu hết mình để mang về vinh quang cho Tổ quốc thân yêu: Trọn mấy hôm nay có lẽ bà con lo lắng cho tánh mạng chúng tôi lắm. Xin bà con cứ yên lòng bọn anh hùng ở Hòang Sơn thôn lúc nào cũng chiến đấu anh dõng, lúc nào cũng sẵn sàng chết làm nấc thang cho toàn thể dân tộc bước tới thắng lợi cuối cùng. Ông già ở Phou Ta Cốc, trước khi chết vẫn không quên nhiệm vụ đang dang d ở của mình, ông chết trao lại cho Phú tấm bản đồ cất giữ vũ khí, một con người cả đời vì sự nghiệp giành độc lập dân tộc, đến lúc trút hơi th ở c uối cùng ông vẫn mong sự nghiệp cách mạng của ông sẽ tiếp tục vì Tổ quốc. Ông già trao cho Phú một bản địa đồ có vẽ nhiều ch ữ b í mật, hình như là chữ Phạn. Ông ra hiệu cho Phú cúi đầu xuống sát tai mình rồ i phều phào nói: -Nghĩa địa Việ t Nam!...
  16. 16 … Lễ a n táng v ị lão anh hùng được cử hành cấp tốc. Chung quanh mộ ông, tiến súng vẫn còn lác đác nổ. 4.Nhận định về nghệ thuật Tác giả xây dựng nhân vậ t có ý th ức, biế t yêu mến tổ quốc, quê hương nhưng vì tác giả quá chú trọng đến cách diễn tả anh hùng, cao thượng nên nhiều khi tâm lý nhân vậ t quá bộc lộ để trở thành tự cao. Chẳng hạn, lời than của mộ t người cách mạ ng, có khuynh hướng anh hùng cá nhân Phou Ta Cốc. Cuộc đời tôi lận đận nhiều, khi còn ẩn náu ở quê người cho tới khi về nước, không bao giờ tôi ngưng mộ t phút chiến đấu. Hoặc lời khoe khoang của Phú: Tôi đã nghĩ ngay đến v ợ con, nhưng đã can đ ảm đi theo việ c lớn cho tròn sứ mạng. Với cái nhìn tinh tế của mình, tác giả đã miêu tả cảnh rừng núi sau dãy Trường Sơn thậ t tuyệt đẹp, những hình ảnh thiên nhiên đư ợc tác giả vẽ nên ở nước Lào thật lãng mạn: Rừng chai mùa này thật đẹp. Hoa n ở trắ ng rừng. Trên mặt đất, một lớp bông rụng dày như một lớp nệ m… Dưới hông núi, một rừng hoa trang đang nở. Màu đỏ chói mắt Và tác giả vẫn còn để ngòi bút mình đi lang thang, mô tả rừng núi, c ông việc, nguồn gốc lịch sử giống người Thái, lòng nhớ thương, để rồi cuối cùng trước khi chấm dứt câu chuyện, tác giả kéo ngòi bút về con đư ờng chiến đấu, bằng cách diễn tả cảnh lên đường của hai người thanh niên Quý và Danh Sum, bạn của Quý, với lời d ặn của người cha: Giàu sang không hôn mê, võ lực không khiếp phục, nh ớ nhé ! Ta ở bên nầy b ờ sông xây hy vọng dưới chân núi Trường Sơn, đợi các con mang huân nghiệp trở về
  17. 17 Chương III: Tiểu thuyết “Đầm Ô Rô” và “Cây ná trắc” của Vũ Anh Khanh 1.Tác giả 1.1.Tiểu sử Vũ Anh Khanh (1926_1956) tên thật là Võ Anh Khanh, sinh năm 1926 tạ i Bình Thuận. Ông là mộ t nhà văn điển hình, xuấ t sắc nhấ t trong thời kháng chiến chống Pháp Trong giai đoạn từ 1945 đến 1950, Vũ Anh Khanh là cây bút chuyên viết truyên ngắn và tiểu thuyết. Trước năm 1945, ông sống ở Sài Gòn cùng hoạt động văn nghệ với Lý Văn Sâm, Dương Tử Giang, Thẩm Thệ Hà trong nhóm văn học yêu nước. Năm 1954, ông tập kết ra Bắc và mất ngoài đó năm 1956. 1.2.Sự nhiệp sáng tác Tác phẩm của ông gồm: Nửa bồ x ương khô (truyên dài, 1949), Cây ná trắc (tiểu thuyết, 1947), Ngũ Tử Tư (truyện ngắn, 1949), Đầm Ô-rô (tiểu thuyết, 1949), Bên kia sông (1949)… 2.Tóm tắt tác phẩ m 2.1 Tiểu thuyết “Đầ m Ô-Rô” Miếng đỉnh-chung Thơ và Hoàng là vợ chồng nhưng Thơ luôn coi Hoàng là người xấu, trọng tiền tài, ham miếng đ ỉnh chung, những việc làm c ủa Hoàng đều khó hiểu. Sau khi đọc bức thư của Phổ n gười yêu cũ của Thơ nh ờ Hoàng gởi lạ i cho Thơ trước lúc chết, Thơ mới biết lâu nay nàng nghĩ sai vể chồng. Sau khi trò chuyện với chồng nàng biết đ ựơc Hoàng hoạt động cách mang bí mậ t, Thơ cảm thấy yêu và tin tưởng chồng hơn bất cứ lúc nào. . Hối tắc Huyền là cô gái ham chơi bạc xỉu. Một hôm đánh thua hế t tiền nhưng vẫn không ch ịu về đ ứng lạ i xem người ta đánh cho đỡ ghiền. Huyề n gặp ông khách cũng đánh bạc
  18. 18 xỉu như Huyền nhưng trúng đậm. Người khách lạ rủ Huyề n đi với ông ta, Huyền đi theo ông khách lạ như cái máy vào nhà ngh ỉ để qua đêm cùng người khách để có tiền bù lại số tiền mà mình đã thua. Huyền vào nhà nghỉ với tâm trạng lo lắ ng, hồi hộp vì đây la lầ n đầu Huyền đi với người đàn ông xa lạ, nhưng người đàn ông không làm gì cô cả mà đã khuyên nhủ cho Huyền, giúp cho Huyền nhận ra giá trị cuộc sống và biết tránh xa cám dỗ cuộc đời. Đầ m Ô Rô Qúy là con gái lớn của bà Phú. Chiều ba mươi Tế t, con gà để cúng tổ tiên bị mấ t, bà Phú sai Qúy và em trai tên Nhân đi tìm gà. Hai chị em Qúy vào rừng tìm gà thấy nó đã sạch nhẵn lông treo trên đống lửa. Hai ch ị em Qúy nhìn thấy hai người tù binh c ủa Nhật vừa thoát ngục đã làm thịt con gà. Một người bị thương nặng đang nằm rên rỉ và người kia ngồ i cạ nh bên chăm sóc. Qúy và Nhân cảm đ ộng với số phận của họ, giấu mẹ giúp đỡ hai người tù binh. Ngày mùng mộ t Tết quân Nhậ t đang đi lung, Qúy d ẫn ông khách ra đầ m Ô Rô trốn, ngươì bị thương ở lạ i trong kho thóc nhà mình. Đêm mùng hai Tết người bạn ông khách lạ tắt thở trong gian nhà thóc. Ông khách lạ cùng với Qúy và Nhân chon cấ t cho người bạn của mình , đám tang của người vô phước âm th ầm dưới bầu trời sương giá. Qúy và Nhân xót xa thương cho người đã chế t. Ngày mùng ba Tết ông khách lạ tạm biệt chị e m Qúy ra đi trong sự quyến luyến của Qúy và Nhân Ma-thiên-Lãnh Son người phụ nữ đã có chồng ham mê cờ bạc ở Sài Gòn. Chồng Son không hay biết gì những việc vợ làm. Son vốn hiền lành, xinh đẹp, chung thủy với chồng, chồng rất yêu Son. Rồi Son quen với dì b ảy đã đưa cô vào con đường cờ bạc và sống xa đọa từ lúc nào không biế t. Vào một đêm thua bạc, hết tiền Son đi tìm mối để có tiền xài tạm đỡ. Son tìm được một ông khách qua đêm và cho cô một tờ giấy xăng xanh. Một ngày nọ khi đang ở Ma -thiên-Lãnh chờ khách Son lạ i gặ p chính người chồng của mình, chồng Son bấ t ngờ về vợ đã bỏ đi, đ ể lạ i Son trong đêm khuya lạnh giá. Khổ nhục kế
  19. 19 Chúa Nguyễn Phúc Sãi sống trên đỉnh núi Bạch Mã, đứng nhìn kinh thành Thuận Hóa sống trong cảnh yên bình, Chúa nghĩ đến những chuyện đã qua, mối thù của cha với Trịnh Kiểm. Chúa theo cha vào đất Thuận Hóa, thấm bao nhiêu là máu căm hờn để có được ngày bình yên như hôm nay. Lôc Khuê Hầu Đào Duy Từ nghe tin Chúa thâu nạp một viên tướng Trịnh, chàng tỏ ý không đồng lòng vì mối thù xưa, kể cho Chúa nghe chuyện Trọng Thủy, phụ tình yêu Mỵ Châu, phản cha vợ cắp nỏ thần đem về đất Triệu. Lộc Khuê Hầu khuyên Chúa nên cẩn thận với tướng Trịnh. Chúa và Lộc Khuê Hầu quyết định không giết tướng Trịnh vì lòng nhân của người Việt. Tóc thề Ba năm trước, Phấn trút bỏ bộ áo nữ sinh trường “Áo tím”, nàng theo đoàn quân sống lăn lốc những ngày nhiều mưa để làm n ữ c ứu thương. Ngày h òa bình Phấn trở về với mái tóc h ớt ngắn, vẻ bề ngoài thay đ ổi nhiều. Đang rảo bước nhanh trên phố Phấn bấ t ch ợt nghĩ tới hình ảnh người chiến sĩ tên Hương, một thi sĩ trẻ tuổ i không gia đình,khi Tổ quốc gặp nguy, chàng vấ t bút ra đi. Phấn yêu thầm Hương, hai người có những kỉ niệm bên nhau. Hương cắt những sợi tóc của Phấn bỏ vào đĩa bạc cất kĩ. Nhưng chàng thi sĩ vẫn lạnh lùng, đến khi trúng đạn gần ch ết, anh lấy ra cái hộp đựng tóc của Phấn và mẹ. Anh rất quý những sợi tóc ấy, tóc thề của Phấn và người mẹ đáng kính. Trước khi chết Hương nhờ Phấn đem cái hộp tóc ấy cùng vài giọt máu khô mộ t chút đấ t ở mộ a nh cùng bài thơ của Phấn thêu đem về thành phố tìm người anh trai của Hương. Phấn về thành phố không tìm được anh trai của Hương và đã khóc rất nhiều, nguyện mang theo chiếc hộp mãi bên mình cho đến lúc chết. 2.2.Tiểu thuyết “Cây ná tr ắc” Cây Ná Trắc là câu chuyện ghi lại một vài nếp sinh hoạt kháng chiến của người dân làng Khánh Thiện ở miền duyên hải. Khi bọn Nhậ t tiến đến đây, những thanh niên, thiếu nữ yêu nước đã tổ chức cuộc canh phòng, báo động, nghênh chiến để mong cản trở phần nào s ự phá ho ại của địch, Bảo, Tảo, Đình là những công dân quan trọng của nhóm dân quân này.
  20. 20 Từ ngày quân độ i Nhật Bản tuân lệnh Đồng Minh trở về chiếm thành phố, làng Khánh Thiện gần thành phố nên dân làng luôn sống trong cảnh phập phồng lo sợ. Chiều ở làng Khánh Thiện, đường đất cát đang vắng bỗng có vẻ rộn ràng nhộn nh ịp khi người dân trong làng nghe mộ t hồi tù và sừng trâu rúc dài, báo hiệu có lính nhả y dù làm mọi người trong làng chạy thình th ịch. Phụ nữ và trẻ em chạy ẩn nấp, thanh niên chuẩn bi vũ khí đánh giặc, từng nhóm h ọp hành, thi nhau chạ y nước rút. Tảo đang ăn cơm với vợ con nghe thấy báo đ ộng cũng chạ y ra đư ờng xem tình hình rồi quay trở lại tìm cây dáo để đi đánh giặc. T ảo gặp Bảo một ủ y viên quân sự và biế t được đó là tiế ng báo động nhầm, mọi người không phải lo lắng nữa. Đêm hôm đó Tảo ở lại cùng Bảo bàn kế h oạch phòng thủ và chuẩn b ị vũ khí. Tảo từng thi vào lớp s ĩ quan ở Thủ Dầu Mộ t, với dáng người ốm dong dỏng cao nhưng khỏe vô cùng. Vì bị n ghi ngờ, chàng b ị quân Nhật bắ t và xem như tù binh. Tảo bây giờ trở về làng sống với vợ con bằng nghề chài luới. Tảo làm thầy giáo của lớp bình dân học vụ dạy chữ cho mọi người, xóa nạn mù chữ cho làng. Một hôm Tảo và Bảo gặp Niềm, môt cậu thanh niên mồ côi cha mẹ, quê làng mọi Bù Đốp.Cha chết để lại cho Niêm một cây ná trác, Niềm kể lạ i hoàn cảnh của mình và xin vào giúp việc trong đoàn thanh niên. Anh em trong đoàn gọi Niềm là “thanh niên mới” ai cũng thán phục tài sử dụng cây ná trắc của Niề m. Tảo thương và xem Niề m như em dẫn về nhà nuôi, dạ y cho học. Niềm mến và rất quý Tảo, kể cho Tảo nghe về tình cảm của mình dành cho Nhàn, người con gái Niềm thầm yêu. Bảo và Đình đến nhà Tảo bàn việc vẽ lên những vách tường vôi trắng trong làng nh ững câu châm ngôn, vẽ những vị anh hùng đã chế t vị Tổ quốc. Tảo gặp Hồ, ch ị đã góp ý cho Tảo vẽ thêm hình ảnh người đàn bà vào bức tranh sơn dầu trên tường để bức tranh có ý nghĩa hơn. Tảo hỏ i thăm Hồ về An đã đi bộ đội hai năm nay. Có bộ đội sắp về , trai gái trong làng háo hức đón mừng chuẩn b ị tiết mục văn nghệ. Mấ y chị e m trong làng chă m chỉ vá lại mấ y chiếc áo rách xin được từ những người trong làng cho b ộ đội.
nguon tai.lieu . vn