Xem mẫu

  1. Kỷ yếu tóm tắt Hội nghị nghiên cứu khoa học sinh viên 2018 NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT Trương Thị Tường Vi - 1511673 Trần Ngọc Quỳnh Như - 1511660 Kơ Ja K’Hương - 1511650 Lớp XHK39, Khoa Công tác Xã hội 1. PHẦN MỞ ĐẦU 1.1. Lý do chọn đề tài Trong thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nền kinh tế thị trường ngày càng phát triển như hiện nay, đất nước ta đang cần nhiều hơn nữa đội ngũ những nhân tài, đội ngũ với những con người có trình độ tri thức, kỹ năng, hoạt động tích cực, năng động, sáng tạo. Trong đó tuổi trẻ, thanh niên là những tương lai của đất nước mà sinh viên (SV) là lực lượng được đào tạo kiến thức, kĩ năng một cách kĩ lưỡng về các chuyên ngành, lĩnh vực giúp phát triển đất nước. Có thể nói, SV vừa là đối tượng của quá trình đạo tạo nhưng lại là chủ thể của hoạt động học tập ở bậc đại học. Vì vậy, trong quá trình đào tạo, chất lượng đào tạo đại học trước hết được phản ánh thông qua kết quả học tập của SV. Kết quả học tập có ảnh hưởng lớn đến nghề nghiệp tương lai của sinh viên. Kết quả học tập của sinh viên bậc đại học là thành tích của một quá trình học tập lâu dài luôn phấn đấu, nỗ lực. Sinh viên khi tốt nghiệp với bằng cấp giỏi hoặc xuất sắc sẽ có khả năng cạnh tranh việc làm với các sinh viên khác khi ra trường có bằng tốt nghiệp có xếp loại thấp hơn. Nhưng thực tế thì các sinh viên khi mới vào học thì môi trường đại học còn khá xa lạ đối với họ. Từ trường học, giảng viên, bạn học cho đến việc sinh hoạt cá nhân thường ngày cũng khác hẳn so với lúc còn học ở trường phổ thông, sống cùng gia đình. Do đó, bản thân sinh viên cần phải học cách sống độc lập, tự lực vào bản thân, học cách thích ứng với hoàn cảnh mới. Kết quả học tập của SV phụ thuộc rất nhiều vào kỹ năng và phương pháp học tập hiệu quả. Do đó, bản thân sinh viên cần trang bị cho mình những kỹ năng và phương pháp học tập để đạt kết quả cao nhất. Trên thực tế không phải sinh viên nào cũng thực hiện được những điều đó, có những sinh viên còn lười, còn thụ động với việc học, thái độ thiếu nghiêm túc, không phấn đấu, gây nên sự chán nản dẫn đến việc nghỉ học giữa chừng, làm hoang phí thời gian và sức trẻ, kết quả học tập thấp kém. Nguyên nhân phần lớn đến từ chính bản thân sinh viên. Do đó, đề tài “Những yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên trường Đại học Đà Lạt” là một nghiên cứu có tính thực tiễn cao. 1.2. Mục đích và mục tiêu nghiên cứu 1.2.1. Mục đích nghiên cứu Xác định được những yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên trường Đại học Đà Lạt. Trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp nâng cao kết quả học tập của sinh viên Trường 186
  2. Kỷ yếu tóm tắt Hội nghị nghiên cứu khoa học sinh viên 2018 Đại học Đà Lạt 1.2.2. Mục tiêu nghiên cứu Tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên trường Đại học Đà Lạt. Đề xuất các giải pháp nâng cao kết quả học tập của sinh viên trường Đại học Đà Lạt 1.3. Đối tượng, khách thể nghiên cứu • Đối tượng nghiên cứu: Những yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên trường Đại học Đà Lạt • Khách thể nghiên cứu: Sinh viên chính qui các khóa K41, K40, K39, K38 đang theo học tại Trường Đại học Đà Lạt 1.4. Phạm vi nghiên cứu • Phạm vi không gian nghiên cứu: Trường Đại học Đà Lạt • Phạm vi nội dung nghiên cứu: Nghiên cứu tập trung phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của SV bao gồm: các yếu tố cá nhân SV (cạnh tranh trong học tập, động cơ học tập, thái độ học tập, phương pháp học tập); đội ngũ giảng viên (kiến thức, phương pháp giảng dạy, kỹ năng truyền đạt, phương pháp đánh giá); cơ sở hạ tầng (trang thiết bị, phòng học, thư viện); điều kiện gia đình và xã hội (kinh tế gia đình, hoạt động xã hội, sự quan tâm của gia đình). • Phạm vi thời gian nghiên cứu: Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 9/2017 đến tháng 5/2018 1.5. Phương pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng phương pháp điều tra xã hội với công cụ thu thập thông tin là bảng hỏi.Bảng hỏi gồm tổng cộng 60 câu hỏi (phụ lục) tập trung vào các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên Bảng 1. Các thành phần của bảng hỏi STT Nội dung Số câu A Đặc điểm cá nhân 8 B Phương pháp học tập 13 C Đội ngũ giảng viên 10 D Cơ sở vật chất nhà trường 11 E Điều kiện gia đình và xã hội 9 F Lợi ích của việc học tập 9 Số liệu khảo sát được xử lý bằng phần mềm SPSS 16.0. Mẫu được chọn bằng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng. 187
  3. Kỷ yếu tóm tắt Hội nghị nghiên cứu khoa học sinh viên 2018 1.6. Khung lý thuyết 2. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 2.1. Đánh giá thang đo Kết quả phân tích Cronbach’s’ Alpha cho thấy cả 6 nhân tố đều đạt độ tin cậy, do hệ số Cronbach’s’ Alpha của 6 nhân tố đều lớn hơn 0,6 và hệ số tương quan giữa các mục hỏi với biến tổng đều lớn hơn 0,3. Như vậy 6 thành phần của thang đo các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên trường Đại học Đà Lạt thiết kế trong nghiên cứu đều có ý nghĩa trong thống kê và đạt số tin cậy cần thiết. Vì vậy, 6 thành phần trong các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên trường Đại học Đà Lạt được sử dụng trong phân tích nhân tố khám phá EFA. Cụ thể Bảng 2.15. Bảng 2. Hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha các thang đo Thang đo Số lượng biến quan sát Hệ số Alpha Đặc điểm cá nhân 8 0,883 Phương pháp học tập 13 0,898 Đội ngũ giảng viên 11 0,90 Cơ sở vật chất 21 0,920 Gia đình và xã hội 11 0,878 Lợi ích của việc học tập 5 0,785 Nguồn: Điều tra bảng hỏi, 2017 2.2. Phân tích nhân tố khám khá EFA Nhóm nghiên cứu đã tiến hành phân tích nhân tố đối với các biến phụ thuộc và biến độc lập. Kết quả phân tích nhân tố với trị số KMO có giá trị bằng 0,907 (cho lần phân tích cuối cùng) (0,5
  4. Kỷ yếu tóm tắt Hội nghị nghiên cứu khoa học sinh viên 2018 năng sư phạm của giảng viên; Nhân tố M5 gồm các quan sát D8 đến D10 gọi là thư viện; Nhân tố M6 gồm các quan sát từ D12 đến D14 gọi là phòng thực hành, Nhân tố M7 gồm các quan sát E2 đến E5 gọi là tham gia các hoạt động xã hội; nhân tố P gồm các quan sát F1 đến F5 gọi là kết quả học tập. Tiếp theo nhóm tiến hành phân tích hồi quy để đánh giá mức độ tác động của các nhân tố trên. 2.3. Phân tích hồi qui tuyến tính Để đánh giá mức độ phù hợp của mô hình ta sử dụng phương pháp hồi quy tuyến tính bội đối với 8 nhân tố được phân tích trên trong đó lấy nhân tố P - Kết quả học tập là biến phụ thuộc và 7 nhân tố còn lại là biến độc lập và được giả định là các yếu tố tác động đến kết quả học tập của sinh viên. Phương trình phân tích được viết như sau: P = ß0+ß1*M1+ß2*M2+ß3*M3+ß4*M4+ß5*M5+ß6*M6+ß7*M7 Bảng 3. Bảng trị số R Model R R Square Adjusted R Square Std. Error of the Estimate 1 .610a .372 .357 .5865 Ghi chú: a. Biến độc lập: M7, M6, M2, M5, M3, M1, M4; b. Biến phụ thuộc: P; Nguồn: Điều tra bảng hỏi (2017) Trị số R có giá trị 0,610 cho thấy mối quan hệ giữa các biến trong mô hình có mối tương quan tương đối chặt chẽ. Báo cáo kết quả hồi quy của mô hình cho thấy giá trị R2 (R Square) bằng 0,372 điều này nói lên độ thích hợp của mô hình là 37,2% hay nói cách khác là 37,2% sự biến thiên của biến kết quả học tập được giải thích bởi 7 nhân tố thuộc biến độc lập. Giá trị R điều chỉnh (Adjusted R Square) phản ánh chính xác hơn sự phù hợp của mô hình đối với tổng thể, ta có giá trị R điều chỉnh bằng 0,357 nghĩa là mô hình hồi quy tuyến tính giữa P - Kết quả học tập của sinh viên với các yếu tố tác động (M1 – Tính cạnh tranh trong học tập; M2 – Phương pháp học tập; M3 – Phương pháp giảng dạy của giảng viên; M4 – Kỹ năng sư phạm của giảng viên; M5 – Thư viện; M6 – Phòng thực hành; M7 – Tham gia các hoạt động xã hội) đã xây dựng phù hợp với tập dữ liệu mẫu là 35,7%. Bảng 4. Phân tích phương sai ANOVA ANOVAb Model Sum of Squares Df Mean Square F Sig. 1 Regression 59.346 7 8.478 24.718 .000a Residual 100.153 292 .343 Total 159.499 299 Ghi chú: a. Predictors: (Constant), M7, M6, M2, M5, M3, M1, M4; b. Dependent Variable: P; Nguồn: Điều tra bảng hỏi (2017) Để kiểm định sự phù hợp của mô hình hồi quy tổng thể ta xem xét đến giá trị F từ bảng phân tích phương sai ANOVA. Giá trị F = 24,718 với mức ý nghĩa Sig. =0,000 < 0,05 cho thấy mô hình hồi quy tuyến tính phù hợp với dữ liệu thu thập được và các biến quan sát đưa vào đều 189
  5. Kỷ yếu tóm tắt Hội nghị nghiên cứu khoa học sinh viên 2018 có ý nghĩa trong thống kê. Như vậy, các biến độc lập trong mô hình có quan hệ đối với biến phụ thuộc kết quả học tập. Bảng 5. Kết quả hồi quy đa biến Hệ số chưa chuẩn hóa Hệ số đã chuẩn hóa t Sig. Thống kê cộng tuyến Nhân tốc B Sai số chuẩn Beta Độ chấp nhận VIF 1 (Constant) .549 .150 3.668 .000 M1 .136 .063 .130 2.153 .032 .586 1.705 M2 .121 .056 .129 2.152 .032 .601 1.665 M3 .041 .058 .047 .719 .473 .511 1.956 M4 .144 .066 .146 2.188 .029 .482 2.075 M5 .139 .052 .162 2.682 .008 .586 1.706 M6 .133 .050 .154 2.690 .008 .654 1.529 M7 .080 .063 .077 1.265 .207 .579 1.728 Ghi chú: a. Biến phụ thuộc: KNguồn: Điều tra bảng hỏi, 2017 Hệ số phóng đại phương sai VIF của từng nhân tố có giá trị nhỏ hơn 10 chứng tỏ mô hình hồi quy không vi phạm hiện tượng đa cộng tuyến (các biến độc lập có tương quan chặt chẽ với nhau). Kết quả hồi quy ở Bảng 5 cho thấy có 2 nhân tố có mức ý nghĩa Sig.t > 0,05 đó là biến M3 – Phương pháp giảng dạy của giảng viên (Sig. t = 0,473) và biến M7 – Tham gia các hoạt động xã hội (Sig.t = 0,207). Vì vậy, nhóm nghiên cứu loại 2 nhân tố này ra khỏi mô hình hồi quy. Như vậy có 5 nhân tố có mối liên hệ tuyến tính với kết quả học tập của sinh viên với mức ý nghĩa Sig.t < 0,05, đó là các nhân tố M1 – Cạnh tranh trong học tập; M2 – Phương pháp học tập; M4 – Kỹ năng sư phạm của giảng viên; M5 – Thư viện; M6 – Phòng thực hành;. Từ đó, ta xác định được phương trình hồi quy được viết lại như sau: P = 0,549+0,136*M1+0,121*M2+0,144*M4 +0,138*M5+0,133*M6 Các hệ số trong phương trình hồi quy trên đây đều mang dấu dương thể hiện cả 5 nhân tố nghiên cứu đều có ảnh hưởng cùng chiều đến kết quả học tập của SV, có nghĩa là khi gia tăng bất kỳ nhân tố nào đều làm tăng kết quả học tập của SV. . Kết quả học tập của sinh viên Trường Đại học Đà Lạt hiện nay chịu tác động nhiều nhất của nhân tố Kỹ năng sư phạm của giảng viên với hệ số hồi quy là 0,144; tiếp theo là nhân tố Thư viện với hệ số hồi quy là 0,138. Tác động thấp nhất là nhân tố phương pháp học tập với hệ số hồi quy là 0,121. 3. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 3.1. Kết luận Từ kết quả phân tích hồi quy ta rút ra được 3 nhân tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của SV đó là nhân tố: Hoạt động hỗ trợ sinh viên; Gia đình và quá trình chuẩn bị bài trước khi lên 190
  6. Kỷ yếu tóm tắt Hội nghị nghiên cứu khoa học sinh viên 2018 lớp của SV. Trong đó nhân tố Hoạt động hỗ trợ sinh viên tác động nhiều nhất đến kết quả học tập của SV. Kết quả nghiên cứu chỉ ra sự sinh viên đánh giá về đội ngũ giảng viên chỉ ở mức trung bình. Vể cơ sở vật chất, cơ sở vật chất chưa đáp ứng được nhu cầu học tập của sinh viên làm giảm trình tiếp thu kiến thức của sinh viên, cần cung cấp đầy đủ máy chiếu, ánh sáng cho phòng học. Các hoạt động của thư viện cũng không đáp ứng được nhu cầu tham khảo tài liệu. Dịch vụ hỗ trợ sinh viên còn chậm, nhân viên nhà trường chưa nhiệt tình thân thiện. Đảm bảo hệ thống phòng ốc thoáng mát, sạch sẽ. Về phía gia đình nên quan tâm nhiều hơn đến công việc học tập của con em mình. Và đặc biệt về phía bản thân sinh viên, cần tích cực chủ động tìm hiểu vấn đề, lập thời gian biểu cụ thể và hơn là có phương pháp học phù hợp,tích cực học hỏi bạn bè thầy cô. Tuy nhiên, nghiên cứu này chỉ khảo sát trên một số lượng sinh viên của 6 ngành trên tổng số 32 ngành đào tạo thuộc hệ đại học chính quy nên tính khái quát của kết quả chưa cao, cần có thêm những nghiên cứu trên phạm vi toàn trường và phỏng vấn sâu nhiều đối tượng sinh viên để có kết quả mang tính đại diện cho toàn bộ sinh viên của trường. 3.2. Khuyến nghị • Đối với sinh viên: Cần nâng cao tính tích cực học tập, tự học, tự nghiên cứu. Xác định đúng đắn mục tiêu và động cơ học tập. • Đối với giảng viên: Đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của sinh viên trong suốt quá trình học tập bằng nhiều hình thức khác nhau để sinh viên nhận thấy được việc đánh giá này là công bằng và chính xác. Giảng viên cần cung cấp đầy đủ đề cương môn học và các tài liệu tham khảo để sinh viên có thể tìm hiểu và tiếp cận một cách tốt hơn. Giảng viên cần thể hiện sự nhiệt tâm, sự thân thiện, gần gũi với sinh viên. • Đối với cơ sở vật chất: Hệ thống phòng học, phòng máy vi tính (phần mềm và phần cứng), phòng thí nghiệm cần được đầu tư nâng cấp về dụng cụ, bàn ghế, hệ thống ánh sáng trong phòng học. Đặc biệt là hệ thống máy chiếu ở những dãy phòng học được xây dựng lâu năm về trước. • Dịch vụ hỗ trợ và khả năng phục vụ: Tích cực hỗ trợ, tạo điều kiện nhiều hơn để giúp sinh viên có hoàn cảnh khó khăn có cơ hội được học và được phát triển. Hệ thống các Phòng – Ban cần có sự hỗ trợ tốt hơn cho sinh viên khi nhận được yêu cầu sự giúp đỡ từ sinh viên, có thái độ phục vụ thân thiện, cởi mở nhằm giúp cho mối quan hệ giữa sinh viên – nhà trường ngày càng được nâng cao TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Getinet Haile & Nguyễn Ngọc Anh (2008), Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập ở Hoa Kỳ: Phân tích hồi quan điểm phân vị cho điểm kiểm tra. 191
  7. Kỷ yếu tóm tắt Hội nghị nghiên cứu khoa học sinh viên 2018 2. Lê Minh Hải (2007). Một số yếu tố xã hội quan trọng ảnh hưởng đến kết quả học tập và rèn luyện của sinh viên hiện nay. Tạp chí dạy và học ngày nay (số 9, tr 42). 3. Vũ Thị Hòa (2010). Phương pháp đánh giá kết quả học tập của sinh viên ở các trường cao đẳng và đại học. Tạp chí giáo dục (số 12(252), tr 22-23). 4. Cẩn Thị Thanh Hương & Vương Thị Phương Thảo (2009). Đổi mới phương thức tổ chức kiểm tra đánh giá kết quả học tập của sinh viên ở Đại học Quốc gia Hà Nội. Tạp chí Khoa học đại học quốc gia Hà Nội, Khoa học xã hội và Nhân văn (số 25, tr 26-32). 5. Võ Thị Ngọc Lan (2015). Giải pháp nâng cao kết quả học tập cho sinh viên trường đại học sư phạm Kĩ Thuật thành phố Hồ Chí Minh. Tạp chí khoa học đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh: Khoa học giáo dục (số 3(68), tr 131-138). 6. Huỳnh Quang Minh (2002), Khảo sát những nhân tố ảnh hưởng kết quả học tập của sinh viên hệ chính qui trường Đại học Nông Lâm TP.HCM, Đề tài nghiên cứu khoa học của sinh viên. 7. Võ Thị Tâm (2010), Các yếu tố tác động đến kết quả học tập của sinh viên chính quy trường Đại học Kinh tế TP.HCM. 192
nguon tai.lieu . vn