Xem mẫu

NHỮNG VÙNG THẨM MỸ TRONG TIỂU THUYẾT ĐỖ BÍCH THÚY
NGUYỄN THỊ THU HÀ - LÊ THỊ HƯỜNG
Trường Đại học Sư phạm – Đại học Huế
Tóm tắt: Tiểu thuyết chính là thể loại khẳng định được tài năng, phong cách
và bản lĩnh nghệ thuật của Đỗ Bích Thúy. Thế giới nghệ thuật tiểu thuyết Đỗ
Bích Thúy được khơi gạn từ suối nguồn cảm xúc mãnh liệt về những vùng
thẩm mỹ đặc trưng. Trong cảm hứng sáng tạo của nhà văn, những vùng thẩm
mỹ đã chi phối cách xử lí đề tài, thể hiện chủ đề, xây dựng nhân vật, các thủ
pháp nghệ thuật... Tác giả cũng thể hiện chân xác, sinh động ngôn ngữ đặc
trưng của những vùng thẩm mỹ thông qua ngôn ngữ người kể chuyện và
ngôn ngữ nhân vật. Những vùng thẩm mỹ trong tiểu thuyết Đỗ Bích Thúy
cho thấy tình yêu quê hương xứ sở và nỗi niềm trăn trở của “người đàn bà
viết văn bước ra từ dòng sông Nho Quế”.
Từ khóa: vùng thẩm mỹ, Đỗ Bích Thúy, tiểu thuyết Đỗ Bích Thúy, cảm
hứng sáng tạo

1. MỞ ĐẦU
Trong dàn hợp xướng các nhà văn nữ, Đỗ Bích Thúy đã góp một “tiếng đàn môi”. Ngòi
bút Đỗ Bích Thuý lấp lánh tài hoa ở nhiều thể loại. Với tiểu thuyết, Đỗ Bích Thuý đã
khẳng định được tài năng, phong cách và bản lĩnh nghệ thuật của mình. Bóng của cây
sồi, Cánh chim kiêu hãnh, Cửa hiệu giặt là mở ra một thế giới nghệ thuật đa dạng, hòa
kết bởi nhiều thanh âm của cuộc sống. Ở lĩnh vực tiểu thuyết, Đỗ Bích Thuý đóng góp
không nhỏ cho thành tựu đa dạng của văn học Việt Nam đương đại.
Nhìn lại hành trình sáng tạo, có thể thấy Đỗ Bích Thuý đã tạo nên một khuôn mặt văn
chương. Những trang viết của chị luôn mang đậm hơi thở cuộc sống vùng cao từ khung
cảnh thiên nhiên, đời sống sinh hoạt đến tâm hồn, nếp nghĩ suy của đồng bào dân tộc
sống trên núi đá, trở thành một di sản nho nhỏ, không thể thiếu khi người ta nhắc đến
Hà Giang. Nhà văn cũng mở rộng biên độ cảm hứng bằng cách viết nhiều về cuộc sống
đô thị Hà Nội hôm nay với bao trăn trở, suy ngẫm. Dù viết về đề tài nào, văn Đỗ Bích
Thuý cũng mềm mại, dung dị, khéo và đẹp. Đó là những trang viết vừa mộc mạc, vừa
tinh tế, giọng văn da diết, trầm buồn chất chứa nỗi lòng ưu tư và những rung cảm chân
thành của một nhà văn luôn gắn bó với đời.
2. NHỮNG VÙNG MIỀN THẨM MỸ TRONG CẢM HỨNG SÁNG TẠO
Trong thế giới văn chương, các nhà văn thường có một “vùng sáng tác” nhất định. Giá
trị vùng thẩm mỹ chỉ thực sự được nảy sinh khi nhà văn đó gắn bó máu thịt hoặc có một
xúc cảm thẩm mỹ đặc biệt để viết nên những tác phẩm mang dấu ấn đặc trưng riêng biệt
cho mình. Ở Thạch Lam là phố huyện nghèo nàn, xơ xác, buồn vắng hoặc vùng ngoại ô
tối tăm của Hà Nội; ở Nguyên Hồng là phố cảng Hải Phòng chói chang màu phượng vĩ;
Hoàng Cầm với vùng văn hoá Kinh Bắc; Nguyễn Ngọc Tư đi về trên mảnh đất miền
Tạp chí Khoa học và Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Huế
ISSN 1859-1612, Số 01(37)/2016: tr. 26-35

NHỮNG VÙNG THẨM MỸ TRONG TIỂU THUYẾT ĐỖ BÍCH THÚY

27

Tây Nam bộ... Trên hành trình sáng tạo, Đỗ Bích Thúy đã định vị được những vùng
thẩm mỹ riêng của mình, đó là quê hương Hà Giang và chốn đô thành Hà Nội.
2.1. Hà Giang - từ quê hương máu thịt đến những trang văn
Nói đến vùng thẩm mỹ trong sáng tác Đỗ Bích Thuý trước hết phải nói đến Hà Giangnơi có thiên nhiên, văn hoá và con người với những dấu ấn riêng biệt, không thể trộn
lẫn với vùng khác. Vùng thẩm mỹ này đã góp phần tạo nên dấu ấn trong phong cách
sáng tạo của Đỗ Bích Thuý.
Cảm hứng sáng tạo của Đỗ Bích Thúy được khơi nguồn từ vương quốc tuổi thơ (Freud).
Có một miền Hà Giang gắn liền với tuổi thơ và luôn sống động trên những trang văn
của Đỗ Bích Thúy. Sinh ra, lớn lên, trải đời mình với những năm tháng tinh khôi nhất ở
miền sơn cước, Đỗ Bích Thúy thông thuộc từng cánh rừng, thung lũng, vách đá, hiểu
cặn kẽ cách sống, nếp nghĩ của đồng bào dân tộc nơi đây. Yêu tha thiết quê mình,
“người con của núi” đã miệt mài viết, trải lòng trên trang sách và trở thành một trong
những nhà văn viết về miền núi hay nhất của nền văn học Việt Nam hiện đại. Vùng
thẩm mỹ Hà Giang trở đi trở lại trên trang viết trong nỗi nhớ khôn nguôi, nỗi trăn trở,
ưu lo của người con xa xứ. “Đỗ Bích Thúy đã tạo nên một khuôn mặt văn chương viết
về Tây Bắc không lẫn với bất kì cây bút nào..., là đóa hoa văn Tây Bắc trong bàng bạc
sương mù tháng Ba núi non địa đầu Tổ quốc” [6].
So với các tác giả văn xuôi miền núi đương đại, Đỗ Bích Thúy đã tìm được “lối riêng”
và mang đến cho văn xuôi miền núi một “hương vị lạ”. Nếu Cao Duy Sơn viết nhiều về
lũng Cô Sầu (Trùng Khánh - Cao Bằng), Phạm Duy Nghĩa mở rộng đường biên khắp
núi rừng Tây Bắc thì Đỗ Bích Thúy gắn liền với Hà Giang. Núi rừng trùng trùng điệp
điệp bao quanh mảnh đất Hà Giang đã phủ bóng xuống trang văn Đỗ Bích Thúy. Không
gian đại ngàn ấy trở thành nền cảnh để những câu chuyện về lịch sử, văn hoá, cuộc
sống, con người Hà Giang được kể một cách chân thực, tinh tế và sâu sắc. Cảm xúc văn
chương của Đỗ Bích Thuý được khơi gạn từ vùng thẩm mỹ ấy. Chị đã viết về thiên
nhiên, lịch sử, văn hoá, con người Hà Giang trong tâm thế của người trong cuộc. Cùng
viết về Việt Bắc và Tây Bắc - “hai miền đất vàng của văn chương miền núi, nơi ngưng
tụ nguồn mạch chính của văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam” [2] nhưng nếu Tô
Hoài, Ma Văn Kháng, Nguyễn Huy Thiệp là người miền xuôi đi thực tế, kiếm tìm cảm
hứng và vốn sống, tư liệu để viết; Cao Duy Sơn, Vi Hồng là nhà văn dân tộc Tày viết
cuộc sống của đồng bào mình thì Đỗ Bích Thúy là người miền xuôi nhưng sinh ra, lớn
lên, trải nghiệm cùng cuộc sống của đồng bào nên chị viết về miền núi với những cảm
xúc riêng, không trộn lỗn với bất cứ nhà văn nào. Miền núi Hà Giang mãi mãi là một
phần quan trọng trong đời người và đời văn Đỗ Bích Thuý: “Sở dĩ tôi không ngừng viết
về miền núi vì đó là mảnh đất của tôi, mỗi khi viết về nó, đắm chìm trong thế giới ấy,
tôi lại như người đi xa được trở về nhà... Cái tâm trạng ấy, nói thực lòng, tôi chưa bao
giờ cảm thấy khi viết về một đề tài khác, mảnh đất khác” [1].
Hiện thực đời thường ở miền núi xuất hiện dày đặc trong văn xuôi Đỗ Bích Thúy như
một dấu ấn đặc biệt làm nên phong cách của nhà văn. Các truyện ngắn như Vết chân

28

NGUYỄN THỊ THU HÀ – LÊ THỊ HƯỜNG

ngựa trên đường mòn, Gió lùa qua cửa, Con dê bốn mắt, Váy ướt cuốn vào bắp
chân,v.v...đã khắc họa đời sống miền núi trước những tác động của nền kinh tế thị
trường ở cả hai khía cạnh tích cực và tiêu cực. Ở thể loại tiểu thuyết, nhà văn dành
nguyên Bóng của cây sồi để tái hiện rõ nét, đầy đủ hơn những mảng màu sáng tối của
cuộc sống đời thường. Sau bức tranh hiện thực đời thường ấy là bài ca đầy nhân văn về
tình đời, tình người.
Vẫn tiếp tục mạch nguồn sáng tạo về đề tài dân tộc, miền núi, Đỗ Bích Thúy đã khai thác
đề tài chiến tranh, lí giải con đường đến với cách mạng của đồng bào các dân tộc Hà
Giang với những sắc thái đa dạng. Ngược dòng lịch sử, với Cánh chim kiêu hãnh, nhà văn
hào sảng cất tiếng ca tri ân quá khứ và mảnh đất Hà Giang máu thịt của mình. Kết cấu
tuyến tính góp phần không nhỏ trong việc thể hiện chủ đề tư tưởng của tiểu thuyết Cánh
chim kiêu hãnh. Các sự kiện lịch sử, những thăng trầm trong số phận nhân vật lần lượt
được mở ra, đưa người đọc ngược chiều lịch sử, đến với đồng bào các dân tộc Hà Giang
trong chiến tranh để hiểu thấu những đau thương mất mát nhưng cũng muôn phần đẹp đẽ
trong cuộc sống, tính cách và phẩm giá của con người nơi đây. Dẫu chưa thoát khỏi lối
viết truyền thống nhưng kết cấu của Cánh chim kiêu hãnh không đơn thuần là kết cấu sự
kiện. Cách sắp đặt thời gian và các sự kiện, tình tiết không theo tuần tự, cách kể linh hoạt,
đa dạng nên ít nhiều tránh được sự nhàm chán và cũng tạo ra cái mới trong hình thức.
Đằng sau những sự kiện lịch sử là chiều sâu tâm lí. Lịch sử - chiến tranh khúc xạ qua
trường nhìn của một nhà văn nữ giàu ý nghĩa nhân bản, nhân văn.
Viết về miền núi, Đỗ Bích Thúy quan tâm đến số phận người phụ nữ. Những người đàn
bà miền núi đi vào trang văn Đỗ Bích Thúy với những gì chân thật nhất. Căn nguyên
sâu xa xô đẩy cuộc đời người phụ nữ bất hạnh đến bi kịch nghiệt ngã chính là những
định kiến hẹp hòi và tập tục, lề thói đáng sợ ngay chính trong ngôi nhà của mình. Đàn
bà ở Lao Chải chịu áp lực ghê gớm khi lấy chồng thì phải sinh cho gia đình chồng một
đứa con trai. Bà Mẩy lấy chồng, đẻ liên tiếp mười hai đứa con gái. “Mỗi lần mẹ đẻ một
chị gái là bố lại chém vào cột nhà một nhát, đến khi có Phù cây cột không bị chém nữa”
[7, tr. 37]. Cuộc đời của những người đàn bà miền núi chỉ lẩn quẩn sau cái bóng của
người đàn ông. Hình ảnh những người đàn bà cam chịu, nhẫn nhịn ngay chính trong
ngôi nhà của mình không chỉ xuất hiện trong tiểu thuyết Bóng của cây sồi mà còn tạo
thành “ma trận đàn bà miền núi” trong sáng tác của Đỗ Bích Thúy nói chung: Mai
(Cạnh bếp có cái muôi gỗ), Nhẻo (Như một con chim nhỏ), Kía (Gió không ngừng thổi),
mẹ già (Tiếng đàn môi sau bờ rào đá)...
Viết về những người phụ nữ miền núi, Đỗ Bích Thúy đi vào thế giới bên trong nhiều
khát vọng của họ. Để khơi sâu vào chiều sâu tâm hồn, nhà văn thường xóa nhòa các
chiều thời gian, quá khứ- hiện tại đồng hiện nhằm bộc lộ rõ tâm trạng của nhân vật.
Thời gian đồng hiện có khi đi liền với những trường đoạn độc thoại nội tâm, qua đó,
nhà văn có thể lấn sâu vào thế giới bên trong nhân vật để miêu tả chân thực những diễn
biến tâm lí cũng như mong ước, khát vọng của họ. Đoạn cuối của tiểu thuyết Cánh chim
kiêu hãnh thể hiện rõ tài năng của Đỗ Bích Thúy trong việc sử dụng kiểu thời gian đồng
hiện để khắc họa một cách tinh tế, sâu sắc tâm lí của nhân vật Mai trong những giây

NHỮNG VÙNG THẨM MỸ TRONG TIỂU THUYẾT ĐỖ BÍCH THÚY

29

phút cuối đời. Trong khoảnh khắc chập chờn giữa đôi bờ sinh tử, hồn của Mai đuổi theo
chuỗi dài những hình ảnh trong quá khứ và hiện tại. Ước muốn ngày nào được là con
chim kiêu hãnh bay trên trời cao trở lại, Mai cảm thấy mình trôi bồng bềnh trên cao
cùng sải cánh của con chim lớn. Đám mây dưới lưng vỡ vụn, Mai rơi xuống và cảm
nhận hơi ấm của rừng, nghe cả tiếng dòng sông Gâm. Tiếng gọi của đứa con thơ từ
miền xa thẳm nào đó vọng lại trong tưởng tượng như dao cứa trái tim. Mai cố quay lại
với con nhưng không thể: “Thằng Dí mỗi lúc một xa dần, nhỏ tí như một cái chấm phía
sau, phía sau nữa là một cái chấm khác lớn hơn. Cái chấm ấy đứng bên cửa chuồng
ngựa, có một đôi mắt đã da diết nhìn theo Mai khi Mai vĩnh viễn rời khỏi căn bếp sặc
mùi men rượu và những trận đòn không nương tay. Và đôi mắt ấy, sẽ còn da diết mỗi
khi nghĩ về Mai sau này”[8, tr.168]. Vậy là, quá khứ, hiện tại và tương lai cùng đồng
hiện, soi chiếu vào nhau, gói ghém được tất cả nỗi niềm của Mai trước khi đi về cõi
khác. Sử dụng kiểu thời gian hồi ức, Đỗ Bích Thúy đã tạo ra những áng văn đẹp biểu
hiện dòng cảm xúc dâng trào trong tình cảm của nhân vật. Qua những dòng kí ức miên
man, những trường thương nhớ, nhân vật tự phơi bày thế giới nội tâm phức tạp, đầy
biến động của mình. Nhà văn chiếm lĩnh mọi ngõ ngách tâm trạng của nhân vật và biểu
hiện nó một cách tinh tế, giàu cảm xúc, có khả năng khơi gợi niềm đồng cảm của người
đọc. Vì thế, kiểu thời gian hồi ức vừa là phương tiện hữu hiệu soi tỏ chiều sâu nội tâm
nhân vật vừa thể hiện tài năng miêu tả tâm lí nhân vật của nhà văn.
Có thể nói, lịch sử, văn hóa, thiên nhiên, con người Hà Giang đã gây cảm hứng, cảm
xúc mãnh liệt trong suối nguồn sáng tác của Đỗ Bích Thúy. Chính vùng thẩm mỹ này
góp phần tạo nên thế giới hình tượng nghệ thuật phong phú, đa dạng trong các tác phẩm
và tự thân đã góp phần quan trọng tạo nên tư tưởng nghệ thuật và phong cách Đỗ Bích
Thúy. Vùng thẩm mỹ Hà Giang là minh chứng cho tình yêu vô bờ mà nhà văn dành
riêng cho quê hương của mình.
2.2. Hà Nội - từ chốn ngụ cư đến những trang văn “hóa tâm hồn”
Hà Nội- mảnh đất ngàn năm văn hiến đã, đang và sẽ là nguồn cảm hứng bất tận trong
suối nguồn sáng tác của các nghệ sĩ, trong đó có các nhà văn. Trong số những nhà văn
đương đại viết về Hà Nội, Đỗ Bích Thuý là cái tên mới nhưng đã để lại dấu ấn trên văn
đàn. Bằng độ lùi nhất định về không gian, thời gian cộng với những quan sát giàu trực
cảm, những trải nghiệm quý giá, Đỗ Bích Thuý, nhà văn xuất thân từ miền núi đã phân
thân bản ngã văn chương, vừa viết về quê hương máu thịt, vừa viết về chốn ngụ cư
thương nhớ. Đỗ Bích Thuý khẳng định ngọn nguồn cảm xúc của những tác phẩm viết
về Hà Nội chính là tình yêu với cuộc sống và con người chốn nơi đây: “Nhưng tôi yêu
Hà Nội và tôi sẽ viết về nó với tình yêu ấy, với nỗi xúc động run rẩy khi nghĩ về nó, như
khi người đàn ông đem lòng yêu một cô gái, anh ta nhất định phải tìm cách thổ lộ” [3].
Một số truyện ngắn (Chiếc hộp khảm trai, Sương khói mịt mờ, Đàn bà đẹp, Trong đám
đông có một ánh mắt), tản văn (Nhớ Hà Nội, Chuyển nhà, Dâu da xoan, Hồn nhiên và
thanh bình....) và đặc biệt là tiểu thuyết Cửa hiệu giặt là của chị đã mang đến một bức
tranh đời sống phố thị đa dạng, những mảng màu trong quá trình đô thị hóa có lúc chói
gắt, có lúc xám xịt nhưng vẫn ẩn chứa những nốt trầm truyền thống đáng quý.

30

NGUYỄN THỊ THU HÀ – LÊ THỊ HƯỜNG

Trong Cửa hiệu giặt là, Đỗ Bích Thuý viết về phần đời đã qua bằng tất cả cảm xúc đắm
say của một người đã biết thế nào là tình yêu Hà Nội. Cũng là kí ức về phố phường Hà
Nội nhưng nếu Phố vẫn gió (Lê Minh Hà), Dằng dặc triền sông mưa (Đỗ Phấn) chất
chứa kỷ niệm về Hà Nội thời thơ ấu; Ba ngôi của người(Nguyễn Việt Hà) xuyên thời
gian để cảm nhận sự đổi thay của thành phố thì Cửa hiệu giặt là ánh lên cái nhìn hài
hước, hóm hỉnh qua tình yêu với một góc phố nhỏ Hà Nội. Lại nữa, cũng viết Hà Nội
thời đô thị hóa nhưng nếu Đỗ Phấn nhìn nhận các vấn đề của đô thị một cách thấu triệt
để thấy một Hà Nội đang rệu rã, những giá trị văn hóa của mảnh đất ngàn năm đang bị
xâm lấn, dồn đuổi một cách quyết liệt và thô bạo (Chảy qua bóng tối, Rừng người) thì
Đỗ Bích Thúy viết về sự nhốn nháo, thay đổi của Hà Nội từ góc nhìn nữ giới, nhẹ
nhàng, trầm lắng. Hà Nội của Thúy dẫu có xô bồ, đứt gãy các giá trị văn hóa nhưng tận
sâu vẫn cất giữ những vẻ đẹp trầm mặc, bình yên.
Cũng như nhiều tác phẩm viết về đô thị khác, nhân vật chủ yếu của Cửa hiệu giặt là là
tầng lớp thị dân gồm cả người Hà Nội gốc và dân nhập cư với muôn hình vạn trạng
cuộc đời, số phận, tính cách cùng xuất hiện. Bằng kết cấu lắp ghép, Đỗ Bích Thúy đã
ghép những mảnh đời cạnh nhau, vừa tương hợp vừa đối lập để làm nên một góc nhỏ
Hà Nội vừa xô bồ, vừa trầm lắng. Chừng ấy con người, chừng ấy mảnh đời cứ mặc
nhiên sống, làm việc, vui buồn sướng khổ dựa vào nhau, gắn với nhau, tạo nên một góc
Hà thành thu nhỏ. Từ một không gian hẹp, một ô cửa nhỏ, nhà văn đã phóng chiếu cái
nhìn toàn cảnh quá trình chuyển dịch nội tại trong đời sống phố thị. Quá trình đô thị hóa
đã, đang tác động trực tiếp, mạnh mẽ đến quan niệm, lối sống của người dân cũng như
để lại nhiều hệ lụy đáng buồn. Cùng với Đỗ Phấn, Nguyễn Việt Hà, Phong Điệp và
nhiều nhà văn khác, Đỗ Bích Thúy đã góp tiếng nói để cùng truyền đi thông điệp về tính
bền vững trong quá trình phát triển của Hà Nội hôm nay. Đọc Cửa hiệu giặt là, người
đọc hẳn sẽ ngạc nhiên khi vẫn gặp đâu đó những điều tinh tế, xưa cũ như trong văn
Thạch Lam, Vũ Bằng, Nguyễn Khải. Bằng cái nhìn nữ tính, Đỗ Bích Thúy đã lồng ghép
vào bức tranh phố thị trong quá trình đô thị hóa một Hà Nội xưa lắm, bình yên, trầm
mặc với những nốt trầm truyền thống. Nếu Hà Nội của Vũ Bằng hiện lên đậm đặc bản
sắc văn hóa từ không gian thiên nhiên đẹp đẽ, tinh tế chuyển mình qua mười hai tháng
trong một năm đến không gian sinh hoạt văn hóa cổ truyền (Thương nhớ mười hai);
Thạch Lam ấm cúng với những món ăn tinh tế, những ký ức ấm áp về phố cổ Hà
thành(Hà Nội băm sáu phố phường); Tô Hoài là 36 phố phường rộn ràng tiếng leng
keng tàu điện với tà áo dài tha thướt của thiếu nữ Hà Nội (Chuyện cũ Hà Nội) thì Hà
Nội của Đỗ Bích Thúy cũng có những khoảnh khắc nên thơ, trầm mặc. Hà Nội thanh
tịnh, bình an, thảnh thơi đến lạ lùng khi nắng sớm xiên qua ô cửa nhỏ, soi vào tận đáy
chén nước chè trong vắt, những tiếng kinh vẳng trong những buổi sớm mùa đông hay
trong đêm vắng, khói trà vẩn trong sương sớm, những chiếc lá long não khô xác quẹt
trên hè phố lẹt xẹt; khi gặp đâu đó những cái ban thờ nhỏ sau cây đa có những rễ dài,
buông xuống như tấm mành mà người nhang khói là bà hàng nước hay ông cắt tóc...
Kết cấu lắp ghép của tiểu thuyết Cửa hiệu giặt là thể hiện quan niệm mới về hiện thực
của Đỗ Bích Thúy. Đó là một hiện thực không toàn vẹn, một hiện thực rời rạc, một cuộc
sống đang ngổn ngang, bừa bộn. Mỗi mảnh vụn hiện thực tự nó là một câu chuyện, một

nguon tai.lieu . vn