Xem mẫu

  1. HỘI NGHỊ GIẢNG DẠY VẬT LÍ TOÀN QUỐC Hà Nội, 06 – 11 – 2016 NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ KHẢ NĂNG DIỄN ĐẠT TRONG DẠY HỌC VẬT LÍ CỦA NGƯỜI HỌC Hà Thái Thủy Lê Khoa sư phạm lí –KTCN, Trường Đại học Đồng Tháp 783 Phạm Hữu Lầu, Phường 6, thành phố Cao Lãnh, Đồng Tháp Tóm tắt: Trong quá trình giảng dạy, có thể nhận thấy người học (sinh viên và học viên) gặp nhiều vấn đề về khả năng diễn đạt như diễn đạt không rõ ý nghĩa, dễ hiểu nhầm và cả truyền đạt không đúng nội dung, ý nghĩa, không ít người học diễn đạt không rõ ràng và sai chính tả khá nhiều. Người học, nhất là sinh viên và học viên đang học trong khoa Vật lí cần được hướng dẫn, hổ trợ, rèn luyện và luyện tập về khả năng diễn đạt một cách thường xuyên để nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy học. Bài viết này sẽ đưa ra một số nguyên nhân, thực trạng của vấn đề và một số giải pháp đã thực hiện trong quá trình giảng dạy nhằm góp phần nâng cao khả năng diễn đạt cho người học cũng như chất lượng dạy học vật lí nói riêng và chất lượng dạy học nói chung. 1. Mở đầu Sự phát triển của khoa học kĩ thuật, công nghệ thông tin mang đến nhiều tiện ích cho người học trong việc tiếp cận và lưu trữ thông tin. Song song đó, việc thay đổi hình thức thi từ tự luận sang trắc nghiệm ở một số môn học mang đến nhiều ưu điểm như có thể kiểm tra kiến thức trên diện rộng với thời gian không lớn lắm, ít sai sót, khách quan hơn trong kết quả chấm. Bên cạnh đó, thi trắc nghiệm cũng có những hạn chế nhất định, trong đó có thể kể đến việc hạn chế khả năng sử dụng ngôn ngữ trong diễn dạt, trình bày vấn đề của người học nói chung. Trong thực tế giảng dạy, nhất là những môn liên quan đến phương pháp, bản thân nhận thấy một khuyết điểm cần được khắc phục ở sinh viên, học viên hay người học nói chung là khả năng sử dụng ngôn ngữ diễn đạt vấn đề rất hạn chế ngay cả trong những việc đơn giản như ghi lời giải rõ ràng cho bài toán hay đặt một câu hỏi đúng với mục đích cần hỏi. Giáo viên vật lí nói riêng và giáo viên nói chung không chỉ có nhiệm vụ truyền đạt kiến thức, kĩ năng cho người học mà còn thực hiện các nhiệm vụ khác trong dạy học. Như vậy, nhiệm vụ phát triển trí tuệ cho người học là nhiệm vụ không thể bỏ qua, và trong đó việc phát triển khả năng ngôn ngữ là một phần quan trọng.. 2. Nội dung 2.1. Cơ sở lí luận của việc phát triển khả năng ngôn ngữ cho người học Trong các văn kiện của Đảng và nhà nước đã chỉ ra các nhiệm vụ cơ bản của việc dạy học vật lí ở trường phổ thông, bao gồm: Đảm bảo cho học sinh nắm vững hệ thống các 17
  2. HỘI NGHỊ GIẢNG DẠY VẬT LÍ TOÀN QUỐC Hà Nội, 06 – 11 – 2016 kiến thức, kĩ năng cơ bản về vật lí; Phát triển trí tuệ học sinh trong quá trình dạy học vật lí; Giáo dục kĩ thuật tổng hợp trong dạy học vật lí; Giáo dục thế giới quan, tình cảm, thái độ trong dạy học vật lí. Sinh viên hay học viên ngành sư phạm vật lí là những người thực hiện các nhiệm vụ cơ bản nói trên. Chính vì thế, ngoài việc truyền thụ kiến thức, hướng dẫn học sinh rèn luyện các kĩ năng, ... thì việc phát triển trí tuệ cho học sinh là nhiệm vụ không kém phần quan trọng. Các khả năng trí tuệ cần phát triển: Óc quan sát và năng lực nhận ra được cái bản chất trong các hiện tượng vật lí; Phát triển ngôn ngữ của học sinh; Tư duy logic, tư duy vật lí và tư duy khoa học công nghệ; Năng lực áp dụng các phương pháp nhận thức khoa học. Như vậy, để thực hiện được nhiệm vụ phát triển ngôn ngữ cho học sinh thì những người chuẩn bị hoặc đang làm giáo viên cần được rèn luyện trong quá trình học tập mà nhiều nhất là ở nhóm các môn phương pháp. [3] 2.2. Thực trạng của việc phát triển khả năng ngôn ngữ cho người học Qua thực tế giảng dạy, quan sát trực tiếp từ các môn học cũng như thông qua công tác dự giờ, chấm thi vấn đáp hay các học phần rèn luyện nghiệp vụ sư phạm thường xuyên có thể nhận thấy khả năng sử dụng ngôn ngữ để diễn đạt vấn đề của người học còn tồn tại nhiều hạn chế. Những hạn chế phổ biến mà người học gặp phải khi diễn đạt vấn đề: khả năng lựa chọn từ ngữ chưa chính xác; không thể ghi lời giải chính xác, rõ ràng cho bài toán vật lí; đặt câu hỏi không đúng mục đích cần hỏi; diễn đạt hay dẫn dắt vấn đề không liền mạch, không gắn kết vào nhau,… Thực trạng trên tồn tại khá lâu và dần trở thành một thói quen ở người học, chính vì thế cần được khắc phục để việc giảng dạy cũng như có thể hoàn thành nhiệm vụ dạy học vật lí nói riêng và nhiệm vụ dạy học nói chung một cách tốt nhất. Có thể nhận thấy một vài nguyên nhân dẫn đến tình trạng sử dụng ngôn ngữ để diễn đạt chưa thật sự hiệu quả ở người học. Những kì thi trắc nghiệm có nhiều ưu điểm như tiết kiệm thời gian thi cử, làm bài, làm được số lượng lớn bài tập, lí thuyết, tính toán nhanh và kiểm tra được kiến thức trên diện rộng,… Tuy nhiên, hình thức kiểm tra này cũng tồn tại khuyết điểm là không thể kiểm tra khả năng diễn đạt của người học, dẫn đến tình trạng người học gặp khó khăn khi phải diễn đạt thành lời dù biết rõ vấn đề đang đề cập. Nguyên nhân thứ hai có thể nhận thấy là do nguồn tài liệu tham khảo phong phú. Người học có thể dễ dàng tìm mua những quyển giáo án, bài giảng soạn sẳn hoặc lên mạng Internet là có thể download về những bài giảng điện tử hay word mà không cần tốn quá nhiều công sức để soạn thảo hay trình bày. Việc tham khảo không sai nhưng cách người học tham khảo, sao chép dẫn đến việc thụ động và không thể phát triển khả năng diễn đạt của bản thân. Đó là lí do vì sao khi được yêu cầu soạn một phần dẫn dắt, đặt vấn đề vào bài mà không được sử dụng tài liệu có sẵn hay lấy ví dụ từ đầu bài thì người học lúng túng và diễn đạt không trôi chảy, không gắn kết được phần dẫn và kết khi đặt vấn đề. Bên cạnh đó cũng không thể không nhắc đến những nguyên nhân làm hạn chế hoặc sai sót khi người học diễn đạt bằng ngôn ngữ, đó là việc sai chính tả, sử dụng phương ngữ (từ địa phương, tiếng lóng), ngôn ngữ nói, … 18
  3. HỘI NGHỊ GIẢNG DẠY VẬT LÍ TOÀN QUỐC Hà Nội, 06 – 11 – 2016 2.3. Kinh nghiệm trong việc phát triển khả năng ngôn ngữ, khả năng diễn đạt cho người học Chính từ nguyên nhân và thực trạng trên mà việc tìm hiểu cũng như chỉ ra biện pháp phát triển khả năng ngôn ngữ cho người học trong dạy học vật lí là việc làm cần thiết. Tuỳ môn học cụ thể hoặc tuỳ đối tượng (sinh viên, học viên) mà có thể có những cách làm khác nhau để hạn chế những sai sót về khả năng diễn đạt cho người học. Sau đây là một số kinh nghiệm thực tế trong quá trình dạy học. a) Điều chỉnh lỗi về phát âm, dùng ngôn ngữ nói và tiếng địa phương Do thói quen dùng từ trong cuộc sống, do địa phương sinh sống, mỗi người có những vốn từ riêng, trong quá trình học tập, dạy học cần được hoàn chỉnh và chuyển thành ngôn ngữ vật lí. Mỗi người học cần thực hiện liên tục, thường xuyên để có thể sử dụng chính xác để tăng hiệu quả diễn đạt. Bảng 1. Một số lỗi dùng từ mà người học hay gặp phải Ngôn ngữ tự nhiên, phương ngữ, Ngôn ngữ trong dạy học vật lí, sai chính tả chính tả … bạn A nặng mấy kí… …bạn A nặng mấy kilogram/ khối lượng của bạn A là … kilogram mở đèn/tắt đèn đóng công tắc/mở công tắc (khóa K) mở rồi, đèn cháy chưa… Đóng công tắc (khóa K), đèn sáng chưa …bóp thắng xe lết được thêm một …hãm phanh, xe tiếp tục chuyển động khúc… một đoạn AB trước khi dừng lại… Nhiệt lượng nước nóng nhả ra Nhiệt lượng nước nóng tỏa ra b) Xây dựng hệ thống câu hỏi cho bài học, hạn chế những câu hỏi mà câu trả lời chỉ là Đúng/Sai, Có/Không Khuyến khích người học tăng cường những câu hỏi mở dạng Tại sao…? Hãy giải thích…? Việc làm này đòi hỏi cả người soạn câu hỏi và người trả lời đều phải tận dụng khả năng ngôn ngữ để diễn đạt tốt nhất điều cần hỏi và câu trả lời hoàn chỉnh, đúng ngữ pháp, ý nghĩa vật lí. Ví dụ: Khi làm thí nghiệm biểu diễn, cho học sinh quan sát hiện tượng (qua video), thay vì hỏi học sinh “Các em thấy gì không?” thì nên yêu cầu học sinh hãy mô tả lại hiện tượng xảy ra, giải thích hiện tượng vừa quan sát được. Tăng cường cho người học xây dựng hệ thống câu hỏi cho một bài học, sau đó đọc và nhận xét chung trước lớp. Hạn chế việc nêu tên người học, (tránh được sự mặc cảm cho người học nếu những câu hỏi đó chưa hoàn thiện), thông qua đó cả lớp cùng điều chỉnh, nhận ra những điểm chưa chính xác, rõ ràng để cuối cùng có được những câu hỏi đúng cấu trúc ngữ pháp và ý nghĩa vật lí rõ ràng. 19
  4. HỘI NGHỊ GIẢNG DẠY VẬT LÍ TOÀN QUỐC Hà Nội, 06 – 11 – 2016 Ví dụ, để hỏi về phương của trọng lực và phương của lực đàn hồi khi lò xo bị dãn do treo vật, người học đã có những câu hỏi sau: Treo vật vào lò xo, khi lò xo thôi dãn, tức là vật đứng yên thì vật này chịu tác dụng của những lực nào? Hay Trọng lực hướng đâu và lực đàn hồi đi đâu? Trong câu hỏi trên, người học đã dùng từ không chính xác vì treo vật vào lò xo thì lò xo dãn ra, khi vật đứng yên (ở vị trí cân bằng) thì lò xo vẫn đang dãn. Câu hỏi “Trọng lực hướng đâu và lực đàn hồi đi đâu?” không phù hợp, người học có thể thu được khá nhiều cầu trả lời mà không thể đưa đến kết luận về phương của lực đàn hồi. Sau khi xem xét, nhận ra những hạn chế trong việc diễn đạt, câu hỏi đã được thay thế “Hai lực này có phương chiều như thế nào so với nhau?”. Khi đó câu hỏi rõ hơn và học sinh cũng trả lời tập trung đúng vào ý chính hơn. Một số câu hỏi, câu dẫn của người học, thoạt nghe không có gì sai nhưng thật sự có thể việc thêm hoặc bớt vài từ có thể làm thay đổi ý nghĩa của hiện tượng, định nghĩa bị sai lệch. Khi đặt lời giải cho những bài tập về lực đẩy Acsimet, những lời như “Số chỉ của lực kế đặt trong không khí/đặt trong nước” dễ gây ra hiểu nhầm là để đo lực thì lực kế được đặt trong không khí hoặc lực kế được đặt trong nước. Lời giải được điều chỉnh lại “Số chỉ của lực kế khi vật đặt trong không khí/ khi vật đặt trong nước là” Hoặc khi yêu cầu xác định vật bị rỗng trong một nhóm các vật có kích thước bề ngoài giống nhau, người học sau khi xác định lại kết luận “Vật nhẹ là vật giả”. Khi hướng dẫn về bài tập tính nhiệt lượng thu vào hay tỏa ra của một chất, những câu “Nước sôi tới nhiệt độ nào thì thu vào?” hay “Khi nhiệt độ tăng hay giảm mới xảy ra sự chuyển thể (nóng chảy, đông đặc, hóa hơi,…” đều có cách dùng từ không chính xác. Ở áp suất xác định thì nước sôi ở một nhiệt độ xác định, trong giới hạn chương trình phổ thông nước sôi ở 100oC và trong quá trình chuyển thể, nhiệt độ của vật chất không thay đổi. c) Tăng cường cho người học luyện tập khả năng diễn đạt Trong quá trình học tập, cũng có thể cho người học luyện tập khả năng diễn đạt, không dựa vào những ví dụ, những tài liệu sẵn có mà dùng kiến thức, kinh nghiệm cá nhân. Việc làm này sẽ giúp người học năng động, sáng tạo hơn và kích thích người học tư duy nhiều hơn, tránh được sự nhàm chán. Tuy nhiên cũng có thể việc lựa chọn ví dụ, câu chuyện, thay đổi số liệu sẽ dẫn đến những câu dẫn và kết luận không khớp nhau, hoặc không mang tính sư phạm. Ví dụ, người học đặt vấn đề “Nếu lớp chúng ta học trên tầng lầu, mỗi ngày chúng ta đều phải đi lên và đi xuống các bậc thang. Chúng ta gặp khó khăn hay thuận lợi gì trong quá trình di chuyển này? Để trả lời câu hỏi trên chúng ta cùng tìm hiểu bài “Lực ma sát”.” Ví dụ, để giới thiệu các nhiên liệu trong khi dạy bài 26 “Năng suất tỏa nhiệt của nhiên Hình 1 20 Hình 2
  5. HỘI NGHỊ GIẢNG DẠY VẬT LÍ TOÀN QUỐC Hà Nội, 06 – 11 – 2016 liệu”, có thể cho học sinh chơi trò chơi ô chữ nhỏ chỉ với 5 từ khóa (hình 1-hình 2) thay vì giới thiệu ngay tên các nhiên liệu. Bằng cách này người học sẽ phải diễn đạt để nhóm, đồng đội tìm ra từ khóa. [2] 3. Kết luận Bào cáo trình bày các vấn đề về cơ sở lí luận, thực trạng và nguyên nhân của việc phát triển khả năng ngôn ngữ cho người học để người học có đủ tư thế, kinh nghiệm thực hiện nhiệm vụ dạy học vật lí ở trường phổ thông. Trong đó, phát triển ngôn ngữ là một phần của nhiệm vụ phát triển các khả năng trí tuệ ở người học trong dạy học vật lí, làm cơ sở để người học diễn đạt, giải thích, mô tả các hiện tượng vật lí một cách logic và đúng cấu trúc ngữ pháp và ý nghĩa vật lí. Báo cáo trình bày tổng kết một số biện pháp đã được áp dụng trong thực tế giảng dạy của bản thân đối với các môn học thuộc chuyên ngành phương pháp, nhằm chỉ ra những hạn chế và cách khắc phục để tăng cường khả năng ngôn ngữ cho người học như Chú ý điều chỉnh chính tả cho người học, Điều chỉnh việc sử dụng ngôn ngữ tự nhiên vào quá trình dạy học vật lí của người học,… Việc này cần được thực hiện thường xuyên và được đánh giá để góp phần nâng cao khả năng diễn đạt của người học cũng như nâng cao hiệu quả dạy học nói chung. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Bộ Giáo dục và đào tạo, Sách giáo khoa vật lí, Nhà XB Đại học sư phạm, 2010. [2] Hà Thái Thủy lê, Sử dụng phần mềm Hot Potatoes thiết kế trò chơi hổ trợ dạy học phần nhiệt học, Tạp chí Thiết bị Giáo dục, số 130, (2016), 32-34. [3] Hà Thái Thủy Lê, Phạm Thiết Trường, Phát triển khả năng ngôn ngữ cho người học trong dạy học vật lí, Tạp chí Thiết bị Giáo dục, số 119, (2016), 82-84. [4] Phạm Hữu Tòng, Lí luận dạy học vật lí 1, Nhà XB Giáo dục, 2005. 21
nguon tai.lieu . vn