Xem mẫu

  1. NHỮNG VẤN ĐỀ CÓ TÍNH NGUYÊN TẮC TRONG  ĐẤU TRANH BẢO VỆ, PHÁT TRIỂN CHỦ NGHĨA MÁC ­ LÊNIN,  TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH TRONG TÌNH HÌNH MỚI Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, một trong những vấn đề then chốt   mà Đảng ta quan tâm là phải chú trọng xây dựng Đảng về  chính trị, trong đó   nhiệm vụ đấu tranh bảo vệ, phát triển chủ nghĩa Mác ­ Lênin, tư tưởng Hồ Chí   Minh ­ nền tảng tư tưởng của Đảng là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu. Nhiệm  vụ  đấu tranh bảo vệ  chủ  nghĩa Mác ­ Lênin, tư  tưởng Hồ  Chí Minh càng trở  nên cấp thiết, khi toàn cầu hóa, hợp tác và phát triển trở thành xu thế  tất yếu   của cuộc sống hiện đại. Chủ  nghĩa tư  bản đã có những điều chỉnh thích nghi  với tình hình mới; chủ nghĩa xã hội, phong trào cách mạng thế giới đang tạm   thời lâm vào thoái trào. Chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch coi đây là cơ  hội thuận lợi để  chúng hạ  bệ chủ  nghĩa Mác ­ Lênin, tư  tưởng Hồ  Chí Minh   ngay trong lòng các nước xã hội chủ nghĩa, trong đó có Việt Nam.  Vì vậy, Đại  hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng đã khẳng định: “Kiên định chủ  nghĩa Mác ­ Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, vận dụng sáng tạo và phát triển phù  hợp với thực tiễn Việt Nam” [1]. Để  thực hiện có hiệu quả  nhiệm vụ  bảo vệ  và phát triển chủ  nghĩa   Mác ­ Lênin, tư  tưởng Hồ  Chí Minh trong tình hình mới hiện nay, cần quán  triệt và thực hiện tốt một số vấn đề có tính nguyên tắc sau đây: Một là, phải hiểu đúng, sâu sắc và toàn diện chủ nghĩa Mác ­ Lênin, tư   tưởng Hồ Chí Minh. Đây là cơ sở nền tảng để nâng cao chất lượng hiệu quả tuyên truyền giáo  dục chủ nghĩa Mác ­ Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, khắc phục những nhận thức   sai trái trong quần chúng nhân dân về chủ nghĩa Mác ­ Lênin, tư tưởng Hồ Chí  Minh; đồng thời giúp cho không ít người tránh khỏi một tình trạng nói trung  thành với chủ  nghĩa Mác ­ Lênin, tư  tưởng Hồ  Chí Minh mà không hiểu thực   chất của nó là gì? Đặc biệt, nghiên cứu hiểu sâu sắc bản chất cách mạng, khoa 
  2. học của chủ nghĩa Mác ­ Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh còn là cơ sở để phản bác   có hiệu quả những luận điệu xuyên tạc của các thế lực phản động đối với chủ  nghĩa Mác ­ Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Nghiên cứu sâu sắc, đúng đắn chủ  nghĩa Mác ­ Lênin, tư  tưởng Hồ  Chí Minh là hiểu sâu sắc bản chất cách  mạng, khoa học, lập trường, phương pháp cách mạng, hiểu sâu sắc tính cách  mạng và khoa học của từng nguyên lý, quy luật, khái niệm, phạm trù và toàn  bộ  học thuyết, tư tưởng trong sự vận động, phát triển, chuyển hóa lẫn nhau,  gắn với thực tiễn cách mạng; hiểu giá trị  trường tồn của học thuyết trong  tính chỉnh thể của nó, đồng thời hiểu một số  những quan niệm đã bị  lịch sử  vượt qua, những quan niệm cần bổ sung phát triển…  Nhiều năm qua, chúng ta tích cực triển khai theo hướng này và đã thu  được những kết quả, góp phần cung cấp cơ sở lý luận khoa học giúp Đảng ta  định ra đường lối đúng đắn trong lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Song, do nội  dung chủ  nghĩa Mác ­ Lênin, tư  tưởng Hồ  Chí Minh vô cùng phong phú, lại  được đúc kết bởi những bộ óc thiên tài và qua nhiều giai đoạn khác nhau, nên  việc nghiên cứu làm rõ bản chất cách mạng, khoa học của học thuyết, trong   sự  vận động biến đổi, trong mối liên hệ  quan hệ  chặt chẽ  của mỗi luận   điểm, nguyên lý, quy luật, nhất là phương pháp tiếp cận nghiên cứu, xử lý các  tình huống chính trị thực tiễn của các nhà kinh điển là công việc rất khó khăn,  phức tạp, cần được triển khai bài bản, công phu, nghiêm túc; không giản đơn,  nóng vội, chủ quan.  Hai là, phải  xác định rõ đối tượng trong quá trình đấu tranh bảo vệ  chủ nghĩa Mác ­ Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong tình hình hiện nay.  Xác định rõ đối tượng là một trong những nguyên tắc rất quan trọng  trong quá trình đấu tranh bảo vệ  chủ  nghĩa Mác ­ Lênin, tư  tưởng Hồ  Chí  Minh trong tình hình hiện nay. Bởi vì, xác định rõ đối tượng sẽ giúp chúng ta  có cách thức và biện pháp đấu tranh phù hợp. Đối tượng đấu tranh trước hết  là những biểu hiện sai trái của một số cán bộ, đảng viên trong nhận thức, vận  
  3. dụng chủ  nghĩa Mác ­ Lênin, tư  tưởng Hồ  Chí Minh.  Hoạt động nhận thức,  vận dụng chủ  nghĩa Mác ­ Lênin, tư  tưởng Hồ  Chí Minh của cán bộ, đảng  viên vừa phản ánh kết quả tuyên truyền giáo dục, vừa thể hiện sức sống của  chủ  nghĩa Mác ­ Lênin, tư  tưởng Hồ Chí Minh trong hiện thực. Những nhận   thức sai trái, sự vận dụng không đúng đắn trong thực tiễn ảnh hưởng rất lớn   đến uy tín, sức sống của chủ nghĩa Mác ­ Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Ảnh   hưởng tiêu cực này càng lớn nếu phạm vi nhận thức, vận dụng sai trái đó ở  quy mô lớn, thời gian dài, với những cán bộ  giữ  những trọng trách lớn trong  bộ máy của Đảng, Nhà nước. Hiện nay, bên cạnh cách hiểu chủ nghĩa Mác ­  Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh một cách giáo điều, máy móc, không ít cán bộ,  đảng viên hiểu chủ nghĩa Mác ­ Lênin, tư  tưởng Hồ Chí Minh một cách đơn  giản ở  trình độ  cảm tính, tư  duy kinh nghiệm. Họ  quy giản chủ nghĩa Mác ­   Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh vào một số nguyên lý, quy luật, phạm trù. Đó là  sự  vi phạm nguyên tắc khách quan, một nguyên tắc cơ  bản, đầu tiên, đặt cơ  sở nền tảng, định hướng cho mọi nguyên tắc khác và mọi sự xem xét cải tạo  xã hội của triết học Mác ­ Lênin. Hậu quả của tình trạng này sẽ làm suy giảm  nghiêm trọng uy tín, sức mạnh của chủ  nghĩa Mác ­ Lênin, tư  tưởng Hồ  Chí  Minh, tạo điều kiện để  các thế  lực thù địch tấn công xuyên tạc chủ  nghĩa  Mác ­ Lênin. Hay tình trạng nói không đi đôi với làm, thậm chí nói mà không   làm, nói một đằng làm một nẻo là hiện tượng đang diễn ra ở một số cán bộ,   đảng viên hiện nay. Đây là sự  vi phạm nghiêm trọng nguyên tắc xây dựng  Đảng của chủ nghĩa Mác ­ Lênin, vi phạm nguyên tắc thống nhất giữa lý luận   và thực tiễn, giữa giải thích thế giới và cải tạo thế giới của chủ nghĩa Mác ­  Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Đó là những biểu hiện của tình trạng “tự diễn   biến”, tự  làm mất đi bản chất cách mạng khoa học, tước bỏ  sức mạnh của   chủ nghĩa Mác ­ Lênin trong thực tiễn. Để chủ động đối phó với tình hình trên, chúng ta cần sớm xây dựng các  lực lượng chuyên trách, trở  thành lực lượng thường trực, những “quả  đấm 
  4. thép” làm xoay chuyển tương quan so sánh lực lượng trên mặt trận đấu tranh   tư  tưởng lý luận. Lực lượng này cần được tuyển chọn kỹ  cả  về  phẩm chất   và năng lực, khả  năng chuyên môn và bản lĩnh chính trị, trình độ  lý luận và   trình độ ngoại ngữ, được tổ chức chặt chẽ, đủ sức làm tham mưu cho Đảng,   Nhà nước trong việc định ra những chủ trương, chính sách, kế hoạch cơ bản   lâu dài, chủ động làm thất bại sự chống phá của các thế lực thù địch đối với  chủ  nghĩa Mác ­ Lênin, tư  tưởng Hồ  Chí Minh, có khả  năng thường xuyên  nắm chắc âm mưu thủ  đoạn của các thế  lực thù địch, từ  đó trực tiếp triển  khai các chiến dịch nhằm đập tan sự chống phá của các chuyên gia lý luận tư  sản và các thế lực thù địch; đồng thời có trách nhiệm đào tạo, bồi dưỡng các  lực lượng đấu tranh bảo vệ  chủ  nghĩa Mác ­ Lênin, tư  tưởng Hồ  Chí Minh  trong phạm  vi  toàn quốc. Cùng với lực  lượng nòng cốt mang tính chuyên  nghiệp trên, cần khơi dậy, quy tụ, sử dụng có hiệu quả  các nhà nghiên cứu,  các giảng viên khoa học xã hội nhân văn trong các trường đại học, các viện  nghiên cứu, các cán bộ  lãnh đạo Đảng, chính quyền các cấp, cùng toàn thể  cán bộ, đảng viên và nhân dân, tạo nên thế trận vững chắc tích cực chủ động  tham gia đấu tranh chống lại sự chống phá xuyên tạc chủ nghĩa Mác ­ Lênin,   tư tưởng Hồ Chí Minh của các thế lực thù địch.  Ba là, gắn đấu tranh với phát triển chủ nghĩa Mác ­ Lênin, tư tưởng Hồ   Chí Minh trong tình hình mới. Một trong những nguyên nhân để  các thế  lực lợi dụng công kích chủ  nghĩa Mác ­ Lênin là trong quá trình vận dụng hệ tư  tưởng này vào xác định  đường lối, chủ  trương lãnh đạo, một số  Đảng Cộng sản đã tiến hành một  cách máy móc, giáo điều, ít tiếp thu cái mới. Điều đó đã làm cho chủ  nghĩa  Mác ­ Lênin mất đi tính sống động và hơi thở  của cuộc sống, trở  thành lạc  hậu, không thể lý giải được những vấn đề mới do thực tiễn đặt ra, tạo kẽ hở  để kẻ thù công kích, chĩa mũi nhọn chống phá. Bởi vậy, việc đấu tranh phải  đi đôi với phát triển chủ  nghĩa Mác ­ Lênin, tư  tưởng Hồ  Chí Minh. Nghiên 
  5. cứu chủ nghĩa Mác ­ Lênin cho thấy, ngoài những vấn đề cơ bản, nó còn chứa  đựng nhiều nội dung tri thức thuộc các ngành khoa học khác nhau và còn rất  nhiều luận điểm đặc sắc khác về  sự  hình thành, phát triển của chủ  nghĩa xã  hội, cho đến nay vẫn còn nguyên giá trị, trở  thành hệ  tư  tưởng, kim chỉ  nam  cho giai cấp công nhân và cả  nhân loại để  cải tạo thế  giới. Song, các ông   không bao giờ coi học thuyết mình nêu ra là chân lý tuyệt đối, liều thuốc linh  ứng có sẵn, câu trả lời vạn năng cho mọi tình huống của cuộc sống. Đó chỉ là  những gợi ý về  phương pháp, còn việc áp dụng, vận dụng nó vào thực tiễn  đòi hỏi phải có sự nỗ lực sáng tạo của những người cách mạng, phù hợp với  những hoàn cảnh, điều kiện cụ  thể, không máy móc, giáo điều. Vì thế, cần   phát triển chủ nghĩa Mác ­ Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh bảo đảm cho nó luôn  luôn rộng mở, gắn bó hữu cơ với thời cuộc là việc làm hết sức cần thiết. Ở  đây, quan niệm phát triển chủ nghĩa Mác ­ Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh cũng  cần được hiểu một cách mềm mại với nhiều trình độ  quy mô, phạm vi khác   nhau. Sự  phát triển  ấy có thể  diễn ra  ở  quy mô lớn, đưa chủ  nghĩa Mác ­  Lênin, tư  tưởng Hồ  Chí Minh lên một tầm cao mới, như  V.I. Lênin đã từng   thực hiện đối với học thuyết Mác ­ Ăngghen; nhưng cũng có thể  là sự  vận  dụng sáng tạo, phát triển một hoặc một số luận điểm trong toàn bộ hệ thống   những quan điểm, học thuyết của chủ nghĩa Mác ­ Lênin, như Đảng ta và một   số  các đảng cộng sản đã làm. Việc phát triển một cách sáng tạo chủ  nghĩa   Mác ­ Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh cần phải trên cơ sở những thành tựu mới   của cách mạng khoa học ­ kỹ thuật hiện đại và những thay đổi lớn của thời   đại ngày nay. Đồng thời, kế  thừa những lý thuyết ngoài chủ  nghĩa Mác ­  Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, tiếp thu có chọn lọc những yếu tố sáng tạo và  hợp lý của các trào lưu tiến bộ  khác, nhằm đảm bảo cho hệ  tư  tưởng này   luôn có sức sống mới, cung cấp cho chúng ta một phương pháp phân tích, một   cách nhìn thích hợp, một chiến lược chính trị  đúng đắn để  tiến hành công  cuộc đổi mới mọi mặt đời sống xã hội. Tuy nhiên, đây đã, đang và sẽ là công 
  6. việc của sự  tìm tòi khó khăn, phức tạp. Sự  khó khăn, phức tạp không chỉ  vì   thực tiễn cách mạng đang vận động, phát triển rất nhanh, mạnh với những   diễn biến khó lường, mà còn vì ranh giới giữa chân lý và sai lầm, giữa phát  triển sáng tạo với cơ  hội xét lại rất mỏng manh. Vì thế, đòi hỏi không chỉ  lòng dũng cảm, sự  cố  gắng phi thường, lòng nhiệt huyết của các nhà khoa  học, mà còn cần sự giúp đỡ, cảm thông sẻ chia của các nhà lãnh đạo, tổ chức,  quản lý đối với các hoạt động khó khăn, phức tạp không kém chông gai này.  Bốn là, cần đẩy mạnh công tác nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn,   tiếp tục làm sáng tỏ sức sống và giá trị của chủ nghĩa Mác ­ Lênin, tư tưởng   Hồ Chí Minh  trong thời đại ngày nay.  Đẩy mạnh công tác nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn là phương  pháp căn bản trong hoạt động lý luận để  bổ  sung, phát triển và tiếp tục làm  sáng tỏ sức sống và giá trị của chủ nghĩa Mác ­ Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh  trong thời đại ngày nay. Đó là cách thức để tìm câu trả lời cho những vấn đề  do thực tiễn đặt ra hoặc lý luận còn chưa sáng tỏ; để  phát huy, nhân rộng   những điển hình tiên tiến, những việc làm hay; phát hiện, uốn nắn, sửa chữa  những việc làm chưa đúng; nâng cao trình độ lý luận và năng lực lãnh đạo của  Đảng, khắc phục chủ  nghĩa giáo điều và chủ  nghĩa kinh nghiệm. Tổng kết  thực tiễn, nhất là những vấn đề  thực tiễn mới nảy sinh, là cách tốt nhất để  phát triển lý luận, làm cho lý luận chủ  nghĩa Mác ­ Lênin, tư  tưởng Hồ  Chí  Minh thật sự có sức sống để  hướng dẫn và thúc đẩy thực tiễn không ngừng   đi lên. Nói tổng kết thực tiễn quan trọng như  vậy nhưng  đó không phải là  công việc dễ dàng. Bởi vì, tổng kết thực tiễn không phải là “chụp ảnh”, mô   tả  tình hình, kiểm điểm, liệt kê những  ưu điểm, khuyết điểm; cũng không   phải chỉ  là đưa ra sự  thừa nhận, đánh giá chung chung hay những kết luận   đơn giản về  những hiện tượng đã và đang diễn ra. Tổng kết thực tiễn là  xuyên qua những tình hình, những hiện tượng mà phát hiện được, đúc rút 
  7. được những vẫn đề  cơ bản có tính cốt lõi, tìm ra được bản chất và quy luật  vận động của thực tiễn, từ  đó đề  xuất được những biện pháp giải quyết   đúng đắn. Vì vậy, muốn tổng kết được thực tiễn, phải nắm vững những vấn   đề  lý luận cơ  bản, có quan điểm nhìn nhận thực tiễn đúng đắn, có phương  pháp luận khoa học trong đánh giá và giải quyết các vấn đề, tức là phải nắm   vững những nguyên lý cơ  bản và phương pháp luận của chủ  nghĩa Mác ­   Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Thực tế có những người do không nắm vững   lý luận cơ bản (nhưng lại ngộ nhận cho mình cái gì cũng biết) cho nên không  có quan điểm và phương hướng nhất quán, nhìn nhận vấn đề  dễ  lệch lạc,  nhảy cực, nhiều khi không phân biệt được đúng, sai. Như vậy thì khó có thể  tổng kết được thực tiễn theo đúng nghĩa của nó. Tới đây, chúng ta lại thấy  yêu cầu rất cao về sự thống nhất biện chứng giữa lý luận và thực tiễn, giữa   thực tiễn và lý luận. Gắn liền với yêu cầu đó, trong quá trình tổng kết thực  tiễn cần tránh khuynh hướng coi nhẹ  nghiên cứu lý luận cơ  bản, trượt theo   chủ  nghĩa thực dụng, đồng nhất hiện thực khách quan với kinh nghiệm, lấy   những kinh nghiệm hời hợt làm tiêu chuẩn của chân lý, coi tính có ích của  thực tiễn chỉ là ở chỗ làm thỏa mãn những lợi ích chủ quan, trước mắt của cá   nhân hay của một nhóm người. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ   XII, Nxb. CTQG, Hà Nội, 2011, tr. 46. [2]. V.I.Lênin, Toàn tập, tập 4, Nxb Tiến bộ, Mát­xcơ­va, 1974, tr. 232. NGƯỜI VIẾT Thượng úy, ThS Nguyễn Thành Long
nguon tai.lieu . vn