Xem mẫu

  1. Những Trò Chơi Truyền Thống Nhật Bản Văn hóa Nhật Bản 1
  2. Từ thời Trung Cổ, đất nước Nhật Bản đã có rất nhiều trò chơi truyền thống rất thu hút trẻ em cũng như người lớn. Mặc dù cuộc sống hiện đại rất náo nhiệt, và trẻ con cũng ko có nhiều thời gian chơi đùa như trước đây nữa, nhưng một số trò chơi "không hợp thời" vẫn rất được ưa chuộng. Ngày nay, rất nhiều trò chơi truyền thống đó đã trở thành hoạt động vui chơi chính trong những ngày lễ hội đầu năm. Một ví dụ là trò chơi Menko (ném đĩa) Người chơi sẽ ném đĩa/quân bài cứng hình tròn hay hình vuông xuống đất. Nhiệm vụ của bạn là phải làm bật đĩa của đối phương đi chỗ khác bằng cách ném thật mạnh đĩa của mình về phía chiếc đĩa kia. Menko xuất hiện khoảng năm 1700. Những hình in trên mặt đĩa thường là những vị anh hùng trong truyện tranh, cầu thủ bóng chày, diễn viên và rất nhiều nhân vật nổi tiếng khác. Menko đặc biệt được những bé trai yêu thích. Bé trai Nhật Bản cũng rất thích chơi đồ chơi và thả diều. Những con quay, hay còn gọi là Koma Bạn phải làm cho nó quay bằng tay hoặc bằng một sợi dây buộc kín quanh thân con quay. Trò này du nhập vào Nhật Bản khoảng 1000 năm trước đây từ Trung Quốc. Vào thời Edo (1603- 1868), những trận đấu Koma rất thịnh hành. Các đấu thủ dùng dây để quật những con quay bằng gỗ hoặc bằng thép được gọi là Bei-goma trong một cái vòng, thường là một cái thùng quấn khăn bên ngoài, và cố gắng để con quay của đối phương rơi ra khỏi vòng. Qua nhiều năm, đã có rất nhiều loại quay được sản xuất tại Nhật Bản, bao gồm cả những loại quay gây tiếng ồn, hay những loại quay rất nhanh nữa. Một trò chơi truyền thống khác của Nhật là thả diều, được gọi là Tako Tako được những bé trai trên khắp cả nước đặc biệt yêu thích, và nó chiếm một vị trí đặc biệt trong trái tim các cậu bé. Thả diều được du nhập vào Nhật Bản từ đất nước Trung Quốc từ thời Heian (794-1185), và rất thịnh hành trong thời Edo. Chúng xuất hiện dưới rất nhiều dạng, bao gồm cả diều 4 cạnh và 6 cạnh, những hình vẽ trên diều thường là những hình vẽ và hoa văn truyền thống. Một loại diều rất phổ biến trong các gia đình thương nhân thời xưa được gọi là yakkodako. Những con diều này được mô phỏng theo hình người, với hai cánh tay duỗi sang hai bên, trong tư thế rất ngộ nghĩnh (mọi người có nhớ con diều của Xêkô ko? ). Các thương nhân làm những chiếc diều này theo chân dung những người đầy tớ của họ. Trước đây, thả diều là một trong những thú tiêu khiển lúc nhàn rỗi của người Nhật. Mọi người cùng thả một con diều khổng lồ, đôi khi bao kín cả một khoảng rộng hơn 100m2 (cho đến bây giờ, lễ hội thả diều này vẫn được tổ chức, và trở thành một cuộc thi toàn cầu, chứ ko còn giới hạn trong nước Nhật nữa). Trong những cuộc thi thả diều mà đấu thủ phải cố gắng để làm đứt dây diều của đối phương trước đây cũng rất phổ biến. Bé gái Nhật cũng có những trò chơi truyền thống ưa thích của riêng mình. Một trò chơi rất thịnh hành trong một thời gian dài có tên là hanetsuki, tương tự như môn Cầu lông, chỉ có điều là ko dùng lưới. 2
  3. Quả cầu được làm từ một hạt gắn lông chim, còn cái vợt, được gọi là hagoita, có hình chữ nhật, và được làm từ gỗ. Hanetsuki ra đời cách đây khoảng 500 năm. Vợt hagoita được trang trí bằng rất nhiều hình ảnh, đôi khi còn được chạm nổi: thiếu nữ trong trang phục kimono, diễn viên kịch Kabuki, vân vân... Trong khi trẻ con say sưa chơi hanetsuki thì có rất nhiều người chỉ đơn thuần sưu tầm vợt hagoita để trang trí. Trẻ em Nhật Bản cũng rất thích chơi bài có tên gọi karuta. Karuta có hình chữ nhật, giống với những bộ bài Tây, nhưng thay vì sử dụng số và các kí tự cơ, rô, bích, tép, thì chúng lại mang trên mình những hình ảnh, chữ viết, thậm chí cả những bài thơ. Trong một hộp karuta có vài tá quân bài. Một trong những phiên bản phổ biến nhất của trò chơi này có tên là iroha karuta, một người được chỉ định là "người đọc" sẽ có một quân bài, và phải đọc những gì viết trên nó, trong khi những người chơi khác ngồi xung quanh, rải bộ bài theo kí tự đầu tiên, hay một số từ cùng với một bức ảnh. Khi người được chỉ định bắt đầu đọc những từ ghi trên bài, các đấu thủ phải cố gắng tìm ra quân bài tương ứng trong đống bài trước mặt. Ai tìm ra trước sẽ thắng vòng đó và được nhận quân bài đó. Chung cuộc, người nào có nhiều bài nhất sẽ thắng. Iroha karuta ra đời vào thời Edo, và thông điệp trên những quân bài là những câu nói nổi tiếng trong cuộc sống thường nhật. Lễ hội mừng xuân ở Nhật sẽ không được trọn vẹn nếu thiếu đi trò chơi Fukuwarai, đó là một trò chơi tương tự trò gắn-đuôi-cho-chú-lừa. Những người chơi bị bịt mắt được đặt phía trước một bức hình khuôn mặt chưa có mắt mũi gì cả. Mục tiêu của trò chơi là phải đặt những mảnh giấy cắt theo hình đôi mắt, mũi và mồm vào đúng vị trí của chúng trên khuôn mặt. Trò chơi này thịnh hành vào cuối thời Edo (1603-1868), và mọi người bắt đầu coi đó như một trò chơi mừng xuân vào thời Taisho (1912-1926). Cho tới khoảng những năm 1960, người dân Nhật Bản, và hầu hết là trẻ em, mới bắt đầu chơi trò này ở nhà. Ban đầu người ta chỉ dùng một dáng mặt duy nhất trong trò chơi này: khuôn mặt tròn đầy và vui nhộn của một người phụ nữ. Nhưng trải qua nhiều năm, những khuôn mặt khác, phản ánh từng thời kì người ta tạo ra nó, cũng được sử dụng rộng rãi: các diễn viên nổi tiếng, các anh hùng truyện tranh, vân vân. Làm thế nào để chơi Fukuwarai: Đây là một cách chơi Fukuwarai điển hình, bạn có thể chơi với bạn bè khi có trong tay một bộ trò chơi này. Bạn cũng có thể tự làm bằng cách vẽ ra giấy. - Đầu tiên, người chơi phải vẽ lên một mẩu giấy hình dáng một khuôn mặt. - Sau đó chọn một người, bịt mắt lại. - Người bị bịt mắt sẽ cố gắng đặt những mẩu giấy có hình mắt, lông mày, mũi và miệng vào đúng vị trí của chúng trên khuôn mặt, trong khi những người khác hò hét chỉ dẫn - ví 3
  4. dụ như "cao lên tí đi", "sang trái", "đằng kia cơ mà". - Sau khi hoàn thành công việc của mình, người chơi sẽ bỏ khăn bịt mắt và chiêm ngưỡng tác phẩm họ vừa tạo ra. - Gần như lần nào, khuôn mặt vừa được tạo ra trông cũng rất quái dị, nên mọi người đều cười phá lên. - Và việc chiêm ngưỡng những khuôn mặt được những người chơi khác nhau tạo ra cũng rất thú vị. Trò chơi này rất vui đúng ko? Kendama là một loại đồ chơi được ưa chuộng rộng rãi ở Nhật, kể cả trẻ em lẫn người lớn. Nhìn bề ngoài thì đơn giản thế, nhưng Kendama là một trò chơi của trí tụê và khéo léo, những người chơi có đến hơn 1000 kĩ thuật khác nhau để điều khiển nó. Nó có thể được chơi mọi nơi, và bất kì ai cũng chơi được, dù là nam hay nữ, già hay trẻ. Người ta nói rằng trò chơi này giúp con người phát triển sức tập trung và tính kiên trì. Cho đến ngày nay, Kendama không chỉ được lưu trữ trong viện bảo tàng, mà còn trở thành một môn thể thao thi đấu trên qui mô toàn nước Nhật. Hãy khám phá những bí ẩn đằng sau sức hấp dẫn của Kendama, về lịch sử, về rất nhiều kĩ thuật được Hiệp hội Kendama Nhật Bản công nhận, và những dạng tồn tại khác nhau của trò chơi Kendama này. Các loại Kendama: Người ta nói rằng Nhật Bản là đất nước sản xuất số lượng của nhiều loại Kendama khác nhau lớn nhất thế giới. Có những phiên bản thủ công của Kendama dưới rất nhiều hình thức: - "Kendama bóng chày" được mô phỏng theo hình dạng một chiếc gậy đánh bóng chày - "Kendama kinh dị" thì quả bóng được vẽ hình một khuôn mặt trông rất ma quái - Một phiên bản điện tử của Kendama được làm từ nhựa trong có gắn những con chip tổ hợp đã được bày bán vào năm 1998. Sản phẩm này được gọi là Digi-ken (Kendama điện tử) Ngoài ra còn có các loại: - Kendama búp bê gỗ - Kendama sừng 4
nguon tai.lieu . vn