Xem mẫu

6

CHUYÊN MỤC
TRIẾT HỌC - CHÍNH TRỊ HỌC - LUẬT HỌC

NHỮNG TIỀN ĐỀ HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ
CỦA HUỲNH THÚC KHÁNG
NGUYỄN HỮU SƠN

Bài viết trình bày những nhân tố lý luận ảnh hưởng đến quá trình hình thành và
chuyển biến trong tư tưởng chính trị của Huỳnh Thúc Kháng. Đó là tư tưởng đổi mới
của Nguyễn Trường Tộ, Nguyễn Lộ Trạch… thế kỷ XX, những quan điểm mới mẻ của
các nhà cải cách Trung Quốc như Khang Hữu Vi, Lương Khải Siêu truyền bá vào Việt
Nam đầu thế kỷ XX qua các tân thư. Sau cùng là sự ảnh hưởng mạnh mẽ của lý luận
chủ nghĩa Mác - Lênin tư tưởng dân tộc tiến bộ của Hồ Chí Minh qua thực tiễn thắng
lợi Cách mạng Tháng Tám – 1945.
Huỳnh Thúc Kháng (2000, tr. 96) từng
viết trong Bức thư gởi Kỳ ngoại hầu
Cường Để (1943): “Cái gì dĩ vãng như
cái chết ngày hôm qua, nhắc lại giống
không có chút bổ ích gì. Song muốn biết
việc sau, cần phải xem việc trước…”. Vì
vậy, nghiên cứu quá trình hình thành và
phát triển tư tưởng chính trị của Huỳnh
Thúc Kháng không chỉ đặt trong hoàn
cảnh lịch sử xã hội Việt Nam ở cuối thế
kỷ XIX đầu thế kỷ XX mà còn cần xem
xét những tư tưởng của các thế hệ trước
đó cùng với những giá trị tư tưởng của

Nguyễn Hữu Sơn. Thạc sĩ. Trung tâm Triết
học và Chính trị học, Viện Khoa học xã hội
vùng Nam Bộ.

thế giới và khu vực trong quá trình giao
lưu giữa các dân tộc lúc đương thời.
1. TƯ TƯỞNG CANH TÂN ĐẤT NƯỚC
VỚI SỰ HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG
CHÍNH TRỊ CỦA HUỲNH THÚC KHÁNG
Lịch sử dân tộc đã chứng minh chủ
nghĩa yêu nước truyền thống từ thế kỷ
XVIII trở về trước đã hoàn thành xuất
sắc sứ mệnh của mình trong sự nghiệp
bảo vệ, xây dựng và phát triển đất nước.
Tuy nhiên, cho đến nửa cuối thế kỷ XIX
đầu thế kỷ XX ý thức hệ phong kiến của
tư tưởng Nho giáo ngày càng trở nên
bảo thủ, phản động. Thời kỳ này, nguy
cơ bị xâm lược bởi các nước tư bản
phương Tây đã lộ rõ, nhưng những quan
điểm, tư tưởng của Nho giáo đang thống

NGUYỄN HỮU SƠN – NHỮNG TIỀN ĐỀ HÌNH THÀNH…

trị toàn bộ xã hội đã ảnh hưởng đến chủ
nghĩa yêu nước của dân tộc, không đủ
sức soi sáng cho các vấn đề cơ bản liên
quan đến sự nghiệp bảo vệ và giành lại
độc lập của dân tộc Việt Nam.
Trong điều kiện như vậy, xuất hiện một
trào lưu tư tưởng canh tân của một bộ
phận trí thức yêu nước tiến bộ, với chủ
trương là vận dụng những tri thức mới,
những tiến bộ của văn minh phương Tây
nhằm đổi mới mạnh mẽ và toàn diện đất
nước, phát triển kinh tế - xã hội theo kịp
sự phát triển chung của thời đại. Những
người tiêu biểu cho trào lưu này là Đặng
Huy Trứ, Nguyễn Trường Tộ, Phạm Phú
Thứ, Nguyễn Lộ Trạch, v.v... Tuy nhiên,
tư tưởng canh tân của những trí thức
yêu nước tiến bộ ấy vấp phải sự phản
kháng của đại bộ phận quan lại triều đình
phong kiến nhà Nguyễn có tư tưởng thủ
cựu không muốn đổi mới, từ chối tiếp
nhận những thành quả, tư tưởng tiến bộ,
của văn minh phương Tây và nhân loại.
Tư tưởng canh tân từ các viên quan
trong chính quyền nhà Nguyễn cho thấy
triều đình phong kiến có thông tin về tình
hình khu vực và thế giới, về sự bành
trướng, xâm lược của các nước tư bản
phương Tây đối với phương Đông, nhưng
đã không thể đáp ứng được thời thế.
Chủ trương cải cách, tư tưởng đổi mới
của các nhà Nho, sĩ phu yêu nước có nội
dung, tính chất và mức độ khác nhau. Nó
phụ thuộc vào vị trí xã hội cũng như mối
quan hệ và tư duy trực quan của từng
người. Do vậy mà với những văn quan
triều đình có tư tưởng canh tân như
Phạm Phú Thứ, Đặng Huy Trứ thì lời
trình bày tư tưởng canh tân có phần nhẹ
nhàng, mức độ chừng mực và cũng chỉ

7

dừng lại ở một số đề nghị cụ thể như:
đóng tàu, mở hải cảng, giao thương,…
Ngược lại, với những nhà Nho không
phải từ tầng lớp quan lại triều đình như
Nguyễn Trường Tộ (qua những văn bản
đề nghị cải cách như Tế cấp luận, Giáo
môn luận và Thiên hạ phân hợp đại thế
luận) hay Nguyễn Lộ Trạch (như: Thời vụ
sách, Thiên hạ đại thế luận, v.v...) thì tư
tưởng canh tân được đề cập trên nhiều
lĩnh vực, nội dung phong phú, đa dạng
mang tính cấp bách, toàn diện và cơ bản.
Đặc biệt đã đề xuất phải thay đổi sự
quản lý và điều hành xã hội theo truyền
thống bằng sự quản lý và điều hành xã
hội theo kiểu tư bản phương Tây.
Nguyễn Lộ Trạch (1853 - 1896) là nhà tư
tưởng canh tân có nhiều ảnh hưởng sâu
sắc đến Huỳnh Thúc Kháng. Những tác
phẩm của Nguyễn Lộ Trạch có ảnh
hưởng đến khuynh hướng dân chủ tư
sản ở Việt Nam phải kể đến các cuốn
sách như Thời vụ sách thượng, Thời vụ
sách hạ, Thiên hạ đại thế luận. Huỳnh
Thúc Kháng từng đánh giá: “một bài luận
rất có giá trị trong học giới nước ta”, bởi
vì ông nhận thấy rằng: “đương giữa
khoảng màn kín đen mù, tường cao
ngăn đón như thế, mà có nhà học giả
như Nguyễn Lộ Trạch, tự mình tìm lấy
sách vở, lại do chỗ học vấn lịch duyệt,
suy nghiệm cùng con mắt xem đời của
mình, không nương dựa vào học thuyết
nào, làm ra một bài đại luận nói đại thế
trong thế giới, mà ở trong đó những điều
đúng đắn” (Chương Thâu, Phạm Ngô
Minh, 2012, tr. 1161).
Bản thân Nguyễn Lộ Trạch cũng kế thừa,
phát triển những tư tưởng canh tân của
Nguyễn Trường Tộ. Về tư tưởng chính

8

trị, Nguyễn Lộ Trạch cho rằng: “sự còn
mất của quốc gia là do chính trị - giáo
dục, chứ không phải do mạnh yếu, lớn
nhỏ. Chính trị - giáo dục được sửa sang
cất cử thì dầu nhỏ yếu cũng chưa thể
mất được” (Mai Cao Chương, Đoàn Lê
Giang, 1995, tr. 138). Nhận thức về thời
cuộc, ông cho rằng phải biết “thức thời”,
ông chỉ ra rằng: “Xem cái lý, xét cái thế,
kịp thời sửa sang chính trị - giáo dục để
không phụ lòng mong mỏi của dân. Đó là
điều hy vọng ở những bậc quân tử
tương lai trong nước” (Mai Cao Chương,
Đoàn Lê Giang, 1995, tr. 145). Nhưng tất
cả những tư tưởng canh tân cứu nước
của ông đều không được triều đình thực
thi, thậm chí còn bị cho rằng lời lẽ “cao
quá”. Sau này, đánh giá về những tư
tưởng của ông trong Quỳ ưu lục, Huỳnh
Thúc Kháng đã viết: “… bài Thời vụ sách
của ông, ai cũng phải nhận là bài thuốc
cứu thời rất trúng bệnh. Không những
phương mão cao áo dài ngồi không ăn
thịt lúc bấy giờ, không ai có được lòng
nhiệt thành ái quốc, kiến thức cao xa ấy,
mà dầu cho bọn học giả hấp thụ văn hóa
Âu Tây trên 50 năm nay, bảo cầm bút
viết chuyện nước nhà, cũng dễ có mấy
người chỉ vạch tình thế, nói rõ bệnh căn
và thuốc chữa được một cách rõ ràng
như thế” (Chương Thâu, Phạm Ngô
Minh, 2012, tr. 1165).
Những tư tưởng canh tân đã đặt ra rất
nhiều điều mới mẻ mà các bậc tiền nhân
và đương thời như Huỳnh Thúc Kháng
chưa từng nghĩ tới, để rồi “vỡ òa” ra một
sự mừng rỡ, phấn chấn trong thay đổi tư
duy về thời cuộc khi tiếp cận với nó:
“Nếu mà không có cái cuộc chính biến
nước Tàu (1898), cùng cuộc Nga Nhật

TẠP CHÍ KHOA HỌC XÃ HỘI số 3 (199) 2015

chiến tranh (1904), sách mới của
Khương, Lương truyền sang, thì giấc
mộng bát cổ của sĩ phu nước ta, e đến
ngày nay cũng chưa nguôi, mà nào ai
biết ông Nguyễn Lộ Trạch là người tiêu
kiến” (Chương Thâu, Phạm Ngô Minh,
2012, tr. 310). Huỳnh Thúc Kháng đã
nhận thấy được sự nhạy bén với thời
cuộc trong tư tưởng canh tân của
Nguyễn Lộ Trạch: “cái lòng lo đời và cái
khí ngạo đời”, nhưng ông cũng rất buồn
và thở than cho số phận sự nghiệp tư
tưởng của Nguyễn Lộ Trạch: “Con nhà
quan ở đất Huế, học thức như ông mà
thủy chung ôm lòng nhiệt thành đến chết,
cái tội chung của xã hội hủ bại ta không
sao tránh được” (Chương Thâu, Phạm
Ngô Minh, 2012, tr. 1505).
Bằng sự nhạy bén với thời cuộc bởi “khí
chất Quảng Nam” trong con người mình,
Huỳnh Thúc Kháng đã tiếp nhận tư
tưởng canh tân một cách tự nhiên theo
dòng chảy của lịch sử để rồi từng bước
chuyển đổi nhận thức của mình từ tư duy
bảo thủ của ý thức hệ phong kiến Nho
giáo sang tư duy đổi mới năng động
trước những thay đổi của thời đại: “Canh
tân là một cái sự thực trong lịch sử loài
người về đường tấn bộ, không ngả nào
tránh khỏi, song lúc phát sanh ra, thường
thường bởi thời thế yêu cầu một cách
cần thiết,… chính là cái cớ còn mất sống
chết của một quốc gia một dân tộc, mà
không phải là điều ngẫu nhiên có cũng
được mà không cũng được,…” (Chương
Thâu, Phạm Ngô Minh, 2012, tr. 314).
Mục đích của các nhà tư tưởng canh tân
thời này là đổi mới để làm cho nước giàu,
binh mạnh nhằm bảo vệ đất nước trước
họa ngoại xâm. Vì sự ràng buộc tư

NGUYỄN HỮU SƠN – NHỮNG TIỀN ĐỀ HÌNH THÀNH…

tưởng “trung quân ái quốc” của Nho giáo,
nên họ chỉ nói tới những điều kiện có thể
làm cho chủ nghĩa yêu nước thoát khỏi
được sự ràng buộc của hệ tư tưởng bảo
thủ, vươn tới sự tự lực, tự cường của
dân tộc, tiến kịp cùng thời đại, giống như
cuộc cải cách Minh Trị ở Nhật Bản, cải
cách Chulalongkorn ở Thái Lan. Vì lẽ đó
mà những tư tưởng canh tân đã không
được thực thi, như Huỳnh Thúc Kháng
đã nhận xét: “Khổ vì sanh trong cái xã
hội khoa cử thạnh hành chế độ thúc
phược, thành ra có kẻ xướng mà không
có người họa, chỉ mang tấm lòng nhiệt
thành cùng những điều tiên kiến theo
xuống chín suối mà không được bổ ích
cho đời” (Chương Thâu, Phạm Ngô Minh,
2012, tr. 1166).
Tư tưởng canh tân của các chí sĩ yêu
nước thời nhà Nguyễn đã vượt ra khỏi ý
thức hệ tư tưởng của Nho giáo đang
trong quá trình suy tàn. Mặc dù chưa đạt
đến tư tưởng dân chủ tư sản của
phương Tây, nhưng tư tưởng canh tân
như một sự quá độ, chuyển tiếp giữa cái
cũ đang từng bước suy vong và cái mới
đang từng bước hình thành. Đó là sự
khởi đầu cho những tư tưởng chính trị
của các trí thức yêu nước cuối thế kỷ
XIX - sang đầu thế kỷ XX. Huỳnh Thúc
Kháng đã khẳng định tầm vóc của tư
tưởng tiến bộ được khơi mào từ thời nhà
Nguyễn và được tiếp nối sau này là:
“thường thường trong cuộc thay đổi cũ
mới tất nhiên có xung đột, mà trong cuộc
xung đột, tất nhiên chia ra hai đường tức
là Bảo thủ và Cải cách vậy. Cứ xét lịch
sử Đông Tây về thời đại gần đây, thì
trong cuộc xung đột ấy, dầu là ôn hòa,
dầu là cấp kích, rút cục đường cải cách

9

cũng thu trận chiến thắng cuối cùng”
(Chương Thâu, Phạm Ngô Minh, 2012, tr.
317).
2. TÂN THƯ VỚI SỰ HÌNH THÀNH TƯ
TƯỞNG CHÍNH TRỊ CỦA HUỲNH THÚC
KHÁNG
Nửa cuối thế kỷ XIX ở Nhật Bản và
Trung Quốc xuất hiện những phong trào
của giới trí thức yêu nước khởi xướng
nhằm tiếp thu những tư tưởng tiến bộ và
thành tựu văn minh phương Tây. Sách
viết về những tư tưởng mới này xuất
hiện ở Trung Quốc, được gọi là Tân thư.
Những tác giả nổi tiếng của Tân thư là
các nhà tư tưởng cải cách và cách mạng:
Khang Hữu Vi, Lương Khải Siêu, Đàm
Tự Đồng, Nghiêm Phục, Tôn Trung Sơn,
v.v... Sự du nhập các luồng tư tưởng
mới qua các Tân thư vào Việt Nam
không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan
của một cá nhân hay một nhóm người
mà bởi những điều kiện lịch sử thời đại,
xuất phát từ nhu cầu giao lưu truyền bá
tư tưởng, văn hóa giữa các dân tộc.
Huỳnh Thúc Kháng đã viết: “Thời bấy giờ
tại Trung Quốc sau cuộc Mậu Tuất chính
biến và Canh Tý liên binh, sĩ phu hơi tỉnh
ngộ, có phong triều hoan nghênh Âu học
chuyển động toàn quốc, sách báo của
Khương Hữu Vi, Lương Khải Siêu (phái
lãnh tụ Duy Tân), dần dần du nhập vào
nước ta, tin Nga Nhật chiến tranh đến
tận bên ta, không như thời bế tắc trước”
(Huỳnh Thúc Kháng, 2000, tr. 33).
Cùng với những sĩ phu yêu nước khác
Huỳnh Thúc Kháng đã rất nhạy bén nhận
thức được những chuyển biến của thời
đại thông qua các tân thư và tân sách
phương Tây ngay từ những năm đầu thế
kỷ XX. Sau khi đỗ Tiến sĩ năm 1904, ông

10

không ra làm quan bởi: “Lâu nay chí kỳ
vọng của gia nghiêm cốt ở thi đỗ đại
khoa, nay thế là đạt mục đích, còn việc
làm quan chẳng phải là điều mong muốn.
Vì thế, sau khi đỗ Tiến sĩ, liền cáo bệnh
ở nhà làm điếu ông” (Huỳnh Thúc Kháng,
2000, tr. 35). Từ lúc này ý thức hệ tư
tưởng Nho giáo của Huỳnh Thúc Kháng
đã bắt đầu có những biến chuyển theo
tình hình thế giới, mở đầu cho một thời
kỳ mới của ông: “… như trong buồng tối
bỗng chợt thấy tia ánh sáng lọt vào,
những học thuyết mới ‘cạnh tranh sinh
tồn’, ‘nhân quyền tự do’, gần chiếm cả
cái chủ tịch môn học khoa cử ngày trước,
mà một tiếng sét nổ đùng, có sức kích
thích mạnh nhất, thấu vào tâm nào
người Việt Nam ta là ‘trận chiến tranh
1904’ (Nhật Bản thắng Nga)” (Huỳnh
Thúc Kháng, 2000, tr. 107).
Tuy những tri thức tân học còn hết sức
sơ sài và thiếu tính hệ thống nhưng nó
đã giải tỏa được lối suy nghĩ cũ kỹ trong
tư duy và hành động của Huỳnh Thúc
Kháng và các nhà cải cách Việt Nam
khác, khi nối kết những Tân thư này với
những đề xuất cải cách trước đây ở Việt
Nam: “Sách báo Trung Hoa như Tân
Dân tùng báo, Mậu Tuất chính biến,
Trung Quốc hồn, Nhật Bản duy tân
khẳng khái sử, Nhật Bản tam thập niên
duy tân sử, Thái Tây tân sử. Trong
nước thì tác phẩm của các nhà tiên thời
như bản sớ Điều trần của Nguyễn
Trường Tộ, Quỳ ưu lục, Thiên hạ đại thế
luận của Nguyễn Lộ Trạch, cùng các
thứ mới xuất hiện trong thời ấy như bài
Sớ xin bỏ khoa cử của Thân Trọng Huề,
Lưu cầu huyết lệ tân thơ của Phan Bội
Châu, Công xa thượng thơ ký, Ai nô từ,

TẠP CHÍ KHOA HỌC XÃ HỘI số 3 (199) 2015

Bát cổ khất ai văn, Danh sơn lương ngọc
phú…” (Huỳnh Thúc Kháng, 2000, tr.
109).
Cũng bởi vì: “Những tác phẩm trên đều
viết tay, không chân mà chạy khắp trong
nước, sĩ phu đua nhau sao đọc” nên thời
gian đầu Huỳnh Thúc Kháng chưa thể
tiếp nhận các tư tưởng mới một cách
hoàn chỉnh và đạt tới trình độ cao. Phải
đợi cho đến cuộc Cách mạng Tân Hợi
(Trung Quốc) do Tôn Trung Sơn lãnh
đạo năm 1911, của thế chiến thứ nhất
(1914 - 1918) và sự lớn mạnh dần của
giai cấp tư sản và một bộ phận trí thức
Tây học, thì nhận thức về tư tưởng dân
chủ tư sản mới thật sự thấm nhuần trong
ông và những nhà cải cách khác: “Cái
tiếng hò reo “tân thơ cựu thơ” muôn
miệng một lời, cả nước sôi nổi như điên
cuồng, mà sức kích thích mạnh nhất”
(Huỳnh Thúc Kháng, 2000, tr. 109).
Trước ảnh hưởng của cái mới, đã diễn
ra cuộc đấu tranh quyết liệt giữa một bộ
phận nhà Nho phong kiến bảo thủ với bộ
phận nhà Nho tiến bộ, đi theo tư tưởng
dân chủ mà Huỳnh Thúc Kháng là đại
diện: “Nhờ các món văn phẩm trên, xuất
hiện kế tiếp nhau, phong khí trong nước
có gieo đổi cũ thay mới mà nhà lãnh tụ
trong đảng cách mạng quần chúng đều
suy tôn là hai tiên sinh Sào Nam Phan
Bội Châu, Tây Hồ Phan Châu Trinh vậy”
(Huỳnh Thúc Kháng, 2000, tr. 109).
Mặc dù còn nhiều hạn chế nhưng những
tư tưởng của Tân thư đã nâng cao nhận
thức, tầm hiểu biết, tư duy lý luận, đặc
biệt là sự chuyển biến trong nhận thức
chính trị của các nhà tư tưởng Việt Nam
cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, trong đó
có Huỳnh Thúc Kháng. Ông từng nhận

nguon tai.lieu . vn