Xem mẫu

  1. Tô Lan Phương Nguyễn Thị Như Quyến Trường Đại học Đồng Tháp Xu thế phát triển của xã hội đã và đang làm đổi mới nhiều lĩnh vực trong đó có chất lượng giáo dục đại học. Để giáo dục đại học đạt tới những mục tiêu đã đề ra đòi hỏi nhiều yếu tố cần được cải thiện cho phù hợp với sự phát triển cũng như những diễn biến phức tạp của toàn cầu về môi trường, dịch bệnh, công nghệ là cơ sở hạ tầng để xây dựng hệ thống học liệu cũng như tạo môi trường học tập số cho sinh viên đại học. Điều đó vẫn còn song song những thuận lợi và khó khăn mà sinh viên thường gặp phải. 1. Đặt vấn đề Giáo dục đại học nói chung cho đến nay còn nhiều khó khăn trong hoạt động dạy, học, tự học và nghiên cứu khoa học. Xu thế phát triển của xã hội là bước ngoặt lớn cho sự hội nhập và tiếp cận những tri thức mới của thời đại vào trong hoạt động học tập mà hầu hết sinh viên đại học phải trải qua. Sự phát triển của công nghệ cùng với những đổi thay của môi trường, khí hậu dịch bệnh đã và đang làm thay đổi cách nhìn nhận, cách suy nghĩ, cách sống và trong mọi hoạt động của tiến trình phát triển cộng đồng xã hội. Cũng như vậy, lâu nay sinh viên quen với nguồn tài nguyên, dữ liệu bản in thì nay sinh viên phải thông thạo với các thao tác cũng như xử lý tình huống đối với thông tin số, dữ liệu số, tài liệu số và môi trường học tập số. Tài liệu số là nguồn tham khảo phong phú, đa dạng mà sinh viên cần đến trong quá trình học tập, nghiên cứu, trải nghiệm và thực hành nghề nghiệp. Tuy nhiên, đó cũng là thách thức đối với sinh viên nói chung. Qua công tác giảng dạy và công việc thực tiễn chúng tôi nhận thấy cần có một số giải pháp nhằm giúp cho sinh viên nhận thấy trong môi trường giáo dục đại học luôn được sự chia sẻ, đồng hành của giảng viên cũng như việc khai thác nguồn học liệu trong môi trường học tập số. Bởi, “giá trị của giáo dục đại học không chỉ là lý tưởng mà là sự đầu tư” (John Vũ, 2016). Trong giới hạn của bài viết này chúng tôi điểm qua một số thuận lợi, khó khăn của sinh viên đại học khi khai thác, sử dụng hệ thống học liệu và môi trường học tập số hiện nay. 468
  2. 2. Nội dung và kết quả nghiên cứu 2.1. Một số khái niệm 2.1.1. Khai thác Khai thác trong hoạt động học tập của sinh viên là một trong những hoạt động thường xuyên xảy ra khi sinh viên cần thực hiện một hay nhiều các yêu cầu từ bài tập, yêu cầu của giảng viên để kết quả khai thác đó là một sự đánh giá rất có ích cho sinh viên. Kết quả đó có thể là điểm số, có thể là một dạng thông tin, thông điệp tích cực nhằm tác động đến hiệu quả học tập của sinh viên… Vậy, khai thác là hoạt động tìm kiếm và sử dụng tài nguyên có sẵn trong hệ thống học liệu, thư viện số, thư viện truyền thống, kho học liệu của một đơn vị hay tổ chức giáo dục góp phần mang lại hiệu quả và chất lượng giáo dục. Tài liệu số ngày nay rất đa dạng, phong phú đòi hỏi sinh viên có sự nhận thức, kiến thức nhất định để nhận ra được thông tin chính thống và biết loại bỏ những thông tin không đáng tin cậy. Khai thác là hoạt động tích cực mà trong giáo dục nó luôn xảy ra đối với người dạy, người học và cả những cá nhân có sự quan tâm đến hoạt động giáo dục. Khai thác là một khái niệm mang tính cụ thể hóa cho các hoạt động mang tính tích cực trong học tập và kể cả thực hành nghề nghiệp của sinh viên nói chung. Để khai thác thông tin trong hệ thống học liệu hiệu quả sinh viên cần có một số kỹ năng nhất định như: đọc, hiểu, thao tác trên các giao diện của ứng dụng trong hệ thống học liệu, kỹ năng sử dụng thiết bị hỗ trợ và khả năng ngôn ngữ (ngoại ngữ), khả năng nhận diện thông tin, khả năng ứng xử với thông tin… Hệ thống học liệu được khai thác nguồn tài nguyên hiệu quả cần hội đủ một số yếu tố như sau: cơ sở hạ tầng (trang thiết bị hỗ trợ), con người (phục vụ, cải tiến hệ thống…), nguồn tài nguyên (nội sinh, ngoại sinh, số…), tầng xuất sử dụng, khả năng truy xuất, truy cập của hệ thống và đối tượng hưởng thụ nguồn tài nguyên trên hệ thống học liệu. Trong đó, đối tượng hưởng thụ được đánh giá có tầm quan trọng và ảnh hưởng đến sự tồn tại của hệ thống học liệu. 2.1.2. Hệ thống học liệu Hệ thống học liệu bao gồm nhiều yếu tố tạo thành và nó phụ thuộc vào khoảng tài chính để trang bị thiết bị thiết yếu sao cho hệ thống học liệu đáp ứng nhu cầu giảng dạy, đào tạo nguồn nhân lực của mỗi cơ sở giáo dục và đào tạo của địa phương. Trong đó, trang thiết bị công nghệ là xương sống của hệ thống học liệu các yếu tố hỗ trợ như nguồn tài liệu học tập, e-learning, trí tuệ nhân tạo là yếu tố tương thích cho hệ thống học liệu. Tuy nhiên yếu tố khai thác cũng rất quan trọng, có hệ thống học liệu nhưng người học, người dạy yếu kỹ năng khai thác thì hiệu quả của hệ thống học liệu chưa đạt đến mục tiêu và sứ mạng của nó. 469
  3. Yếu tố con người (phục vụ và thụ hưởng) là yếu tố sống còn của hệ thống học liệu. Đây là sự thích hợp và thuận lợi trong thời đại ngày này (dịch bệnh toàn cầu – Corona). Dịch bệnh như hiện nay đã làm thay đổi nhiều cách học tập, phương thức giáo dục trong cộng đồng nói chung mà giáo dục đại học đang từng bước hoàn thiện hệ thống học liệu để đáp ứng nhu cầu, xu thế của thời đại trong kỷ nguyên số, môi trường học tập số. 2.1.3. Môi trường học tập số Môi trường học tập E-Learning (môi trường dạy - học điện tử): Học tập thông qua máy tính và mạng internet. Đây cũng là một môi trường học khá phổ biến trong thời gian gần đây khi mà công nghệ thông tin bùng nổ không ngừng nghỉ, với sự biến đổi của toàn cầu vì dịch bệnh. Trong hoạt động học tập với môi trường E-Learning thì định hướng giáo dục, định hướng thông tin là những vấn đề cốt lõi, quan trọng của hoạt động dạy - học trong môi trường tri thức rộng lớn. Các yếu tố ảnh hưởng, chi phối đến môi trường học tập của sinh viên trong kỷ nguyên số như sau: Các yếu tố chi phối và ảnh hưởng đến Các mức đánh giá TT môi trường học tập số Chi phối Ảnh hưởng 1 Cơ sở hạ tầng x x 2 Chương trình, nội dung đào tạo x x 3 Năng lực ngoại ngữ, tin học x x 4 Văn hóa nhà trường x x 5 Đội ngũ cán bộ, giảng viên x 6 Khả năng học, khả năng tiếp cận tri thức x 7 Số lượng sinh viên tham gia x 8 Cơ sở pháp lý x Cùng với những yếu tố đó còn có một số thuận lợi như: công nghệ hiện đại tạo nên sự dễ dàng trong các hoạt động quản lý, vận hành hệ thống học liệu cũng như điều khiển các chức năng của lớp học hiệu quả nhiều hơn. Sự cạnh tranh nội tại của bản thân sinh viên, giảng viên tạo động cơ cho sự biến đổi tích cực trong hoạt động giáo dục. Sự am hiểu về công nghệ là một yếu tố không nhỏ khi giảng viên thực hiện, vận hành, trợ giúp, hướng dẫn, định hướng cho sinh viên. 470
  4. 2.2. Những thuận lợi, khó khăn khi sinh viên học tập trong môi trường số 2.2.1. Những thuận lợi Học trực tuyến: Sinh viên được thoải mái, linh động thời gian học hơn: có thể học ở nhà, hay bất cứ khi nào sinh viên cần. Phương tiện phục vụ, hỗ trợ học tập ngày càng được cải thiện hiện đại hơn, tiết kiệm được thời gian và công sức của sinh viên. Môi trường học tập số là động cơ tích cực làm thay đổi phương pháp dạy học, phương thức tổ chức học tập, đánh giá kết quả học tập theo hướng tiếp cận năng lực, để sinh viên có thời gian tự học, tự nghiên cứu và tương tác với giảng viên nhiều hơn thông qua thiết bị dạy học, trực tiếp hay trực tuyến… Đó là cơ sở để phát huy được tính năng động, sáng tạo, làm chủ kiến thức của sinh viên. Và, giúp cho sinh viên nhận ra được giá trị cũng như trách nhiệm của bản thân đối với chính mình, gia đình, nhà trường và cộng đồng xã hội. Hiện nay cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 không ngừng phát triển tiến tới sự tự động hóa, hiện đại hóa trong tất cả các lĩnh vực của xã hội. Đó là nền tảng cho môi trường học tập số phát triển, giúp sinh viên có cơ hội tiếp xúc với công nghệ hiện đại tạo khả năng thích ứng nhanh với môi trường làm việc sau khi tốt nghiệp. Làm nâng cao khả năng đáp ứng các yêu cầu học tập qua các giác quan ngày càng tăng của sinh viên mà môi trường giáo dục thực tế không làm được. Nâng cao chất lượng dịch vụ và chất lượng phục vụ của các phòng ban, chức năng trong tổ chức nhà trường. Thuận lợi khi sử dụng học liệu số: Sinh viên được sử dụng nguồn lực thông tin truyền thống hiệu quả hơn. Cán bộ, giảng viên dễ kiểm soát và chia sẻ các nguồn lực thông tin đến với các đối tượng người học một cách nhanh chóng, an toàn hơn. Sinh viên được tiếp cận nhiều nguồn học liệu nhanh chóng, đa dạng, phong phú bằng sự hỗ trợ của thiết bị công nghệ. Tài liệu, kiến thức trong hệ thống học liệu số làm tăng tính đồng đều, bình đẳng đối với tất cả sinh viên khi họ biết tiếp cận tài liệu một cách khoa học cho các mục tiêu tích cực. Để học tập trong môi trường học tập số, sinh viên có những thuận lợi về nền tảng như sau: Thế hệ sinh viên 9x được thừa hưởng những thành tựu khoa học từ rất sớm. Phần lớn sinh viên tiếp cận với công nghệ từ khi vào bặc tiểu học như: máy vi tính, tivi, điện thoại thông minh, các ứng dụng khác… Vì vậy, sinh viên có đủ 471
  5. các kỹ năng sử dụng thiết bị hiện đại, quen thuộc với các giao diện ứng dụng, sử dụng thành thạo các ứng dụng cơ bản. Điều đó giúp sinh viên học tập trong môi trường số không quá xa lạ. Sự tận tình hỗ trợ của giảng viên, bạn bè cũng là sự thuận lợi để sinh viên thích nghi với môi trường học tập số nhanh hơn. Xu hướng của sự phát triển và thay đổi môi trường dạy – học trong kỷ nguyên số đòi hỏi mỗi người giảng viên phải: Tự nâng cao kiến thức, kỹ năng, khả năng, rèn luyện để có đủ kinh nghiệm nghề nghiệp; Bản lĩnh trong chuyên môn; Giàu có về tri thức để định hướng đúng cho sinh viên; Biết đánh giá đúng năng lực của người học cũng như tham mưu những ý kiến sáng tạo về đổi mới trong giáo dục đại học, nhằm góp phần tạo nên chất lượng giáo dục và đào tạo, tạo nên giá trị chân chính của người giảng viên trong thời đại tri thức. Khi đã được định hướng đúng mục tiêu học tập trong môi trường số thì sinh viên có đủ khả năng, năng lực để kiểm soát và chia sẻ các nguồn lực thông tin một cách hiệu quả hơn cho với các mục đích tích cực trong cuộc sống. 2.2.2. Những khó khăn Khó khăn chung nhất khi học tập trực tuyến (môi trường học tập số) và khai thác, sử dụng (đọc, viết, chia sẻ thông tin) học liệu điện tử là sự ảnh hưởng nhất định của thị giác khi mà sinh viên phải làm việc trong thời gian dài trên màn hình các thiết bị hỗ trợ học tập (máy vi tính, điện thoại thông minh, ipad…). Đọc tài liệu điện tử, tài liệu số là yếu tố làm ảnh hưởng trực tiếp đến thị giác và gián tiếp đến sức khỏe sinh viên về lâu dài. Ngoài ra, sóng điện từ cũng ảnh hưởng ít nhiều đến thần kinh, não bộ của hầu hết con người trong thời đại công nghệ phát triển như vũ bão hiện nay. Sự hiện đại của công nghệ làm cho cuộc sống chúng ta trở nên dễ dàng hơn nhưng nó cũng mang đến một số hạn chế khi con người không kiểm soát được bản thân. Điều đó xuất phát từ ý thức, tư duy và năng lực cá nhân, đó là nền tảng căn bản mà giáo dục mang lại cho cộng đồng. Khó khăn khi học tập trực tuyến: Hiện nay có nhiều sinh viên ở các vùng quê xa xôi, chưa được tiếp xúc với thiết bị hỗ trợ dạy học, chưa có kỹ năng sử dụng các thiết bị hiện đại. Từ đó dẫn đến sự chênh lệch, không đồng đều giữa các nhóm sinh viên. Làm cho việc dạy và học gặp nhiều khó khăn. Đa phần sinh viên lại không có kỹ năng khai thác thông tin, không biết tận dụng các thế mạnh của môi trường số để học tập mà chỉ học dưới dạng đối phó. Khi tìm tài liệu để làm bài, sinh viên sẽ nghĩ ngay đến google và sử dụng google rất thành thạo. Và sinh viên sẽ chọn những tài liệu liên quan đến nội dung yêu cầu của bài tập mà quên kiểm tra thông tin tài liệu có đáng tin cậy hay không. 472
  6. Môi trường học tập số cũng tạo cơ hội cho sinh viên tiếp xúc nhiều với các thể loại giải trí khác nhau như: game, video giải trí không lành mạnh, làm sinh viên phân tâm, khó tập trung vào học tập hay nghiên cứu. Học trực tuyến với các hình thức giảng dạy hiện tại đa phần giảng viên không quản lý được hoạt động của sinh viên trong suốt thời gian học tập. Các bài kiểm tra trực tuyến khó đánh giá được năng lực thật sự của sinh viên, dễ dẫn đến nhiều tình trạng tiêu cực trong thi cử như: thi hộ, làm bài hộ, làm bài cùng với nhiều sự hỗ trợ khác. Sự phát triển của công nghệ mới ngày một nhanh chóng, làm cho sinh viên, giảng viên phải cố gắng cập nhật liên tục, có khi chưa thích ứng với sự thay đổi này lại phải tiếp nhận một kiểu đổi mới khác, một ứng dụng mới. Khó khăn khi sử dụng học liệu số: Kỹ năng sử dụng thiết bị, trình độ công nghệ thông tin của sinh viên không đều dẫn đến khả năng tiếp cận và tận dụng tối đa lợi ích của hệ thống học liệu số cũng khác nhau. Hiện nay hầu hết sinh viên đều phải trả một mức phí để được sử dụng học liệu số. Vì chưa có cơ chế miễn phí cho sinh viên khi sử dụng học liệu số. Khả năng định hình nhu cầu từ đó chuyển sang các từ khóa, mở rộng, thu hẹp từ khóa để có thể tra tìm ra tài liệu mình cần không phải dễ. Sinh viên vẫn còn quen với lối học tập thụ động, chờ đợi giảng viên cung cấp kiến thức, tài liệu học và chỉ học, đọc trong khuôn khổ tài liệu đó, vẫn còn một số sinh viên có tính tự giác tự học, tự nghiên cứu chưa cao. Điều đó dẫn đến việc lãng phí tài nguyên, không tận dụng hết các lợi ích mà học liệu số mang lại. Sự phát triển của công nghệ đã tạo ra nhiều ứng dụng với giao diện đa dạng, phong phú. Một số giao diện web học liệu số còn phức tạp, sinh viên chưa thành thạo các thao tác về chức năng của hệ thống. Các thuật ngữ chuyên ngành, quy định chuẩn biên mục của hệ thống học liệu số chưa thân thiện với sinh viên. Sinh viên chưa quen với cách hiểu, diễn đạt đúng tài liệu về từ khóa để tìm kiếm nhằm tăng sự thuận lợi trong hoạt động khai thác hệ thống học liệu, tài nguyên số. Cách định hình về nhu cầu tài liệu của sinh viên không giống nhau nên dẫn đến khó khăn cho việc tra cứu, tìm kiếm tài liệu. Mỗi trường có hệ thống học liệu khác nhau, ít chia sẻ dùng chung nên không đáp ứng đủ nhu cầu dùng tin ngày càng đa dạng của sinh viên. Việc đáng lo ngại là sinh viên quen với việc tìm kiếm trên mạng xã hội, google và dần xa rời với hệ thống học liệu chính thống. 473
  7. 2.3. Một số giải pháp cho vấn đề nghiên cứu Hiện nay không ít các trường hợp đạo văn học đường và kể cả trong nghiên cứu khoa học. Điều đó là vấn đề nang giải của mỗi cá nhân, tổ chức và ngành nghề. Vấn đề đó liên quan đến tư tưởng, ý thức sử dụng thông tin, khai thác thông tin kể cả trong hệ thống học liệu để nhằm mục đích cá nhân có thể là tích cực và có khi cũng nhằm mục đích tiêu cực. Do vậy, nhằm hạn chế vấn đề trên trong học đường, giáo dục đại học cũng như hỗ trợ cho sinh viên giảm bớt những khó khăn khi tham gia học tập trong môi trường số cũng như khai thác thông tin trong hệ thống học liệu một cách hiệu quả. Chúng tôi đề xuất một số giải pháp như sau: 2.3.1. Phổ biến cho sinh viên các thông tin về những quy định chung trong việc chia sẻ thông tin, khai thác sử dụng hệ thống học liệu đúng pháp luật. Tuyên truyền rộng rãi về các quy định chung đảm bảo an toàn thông tin, chia sẻ, sử dụng, lưu trữ thông tin trên mạng và hệ thống học liệu một cách phù hợp. Phù hợp với mục tiêu học tập, nghề nghiệp, giải trí, tự học, nghiên cứu khoa học của sinh viên; phù hợp với pháp luật, quy định của nhà quản lý, điều hành…Cụ thể như: “Việc sử dụng, chia sẻ và lưu trữ thông tin trên mạng truyền số liệu chuyên dùng (TSLCD) phải tuân thủ các quy định của pháp luật về viễn thông, công nghệ thông tin, an toàn thông tin và lưu trữ; Thông tin được sử dụng, chia sẻ và lưu trữ trên mạng TSLCD phải là những thông tin phục vụ cho hoạt động quản lý điều hành và chuyên môn nghiệp vụ của đơn vị sử dụng mạng TSLCD; Thông tin quan trọng truyền tải trên mạng TSLCD phải tuân thủ pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước, mã hóa bằng mật mã cơ yếu; Thiết kế hạ tầng mạng có phân vùng thành từng vùng mạng chức năng phù hợp với hệ thống thông tin theo cấp độ tương ứng…” Và, phải có phương án quản lý truy nhập hệ thống từ các mạng bên ngoài, nhằm quản lý và ngăn chặn các truy nhập trái phép từ các mạng bên ngoài vào mạng trong; Phải có biện pháp quản lý truy nhập từ bên trong mạng ra các mạng bên ngoài và mạng Internet, nhằm bảo đảm chỉ những kết nối mạng hợp lệ theo chính sách của cơ quan, tổ chức mới được cho phép kết nối ra bên ngoài; Phải có phương án lưu trữ và quản lý nhật ký hệ thống phục vụ việc theo dõi, giám sát hoạt động bình thường, các hoạt động liên quan đến an toàn thông tin của hệ thống; Phải có phương án phòng, chống xâm nhập, phần mềm độc hại, nhằm giám sát phát hiện sớm, xử lý và ngăn chặn những cuộc tấn công mạng, những sự kiện bất thường xảy ra trên hệ thống qua môi trường mạng; Phải có phương án bảo vệ các thiết bị mạng, thiết bị an toàn thông tin trong hệ thống, nhằm giám sát và ngăn cản truy nhập, thay đổi trái phép cấu hình và hoạt động của thiết bị..” (Điều 10, 11, Thông tư 32/2018/TT-BTNMT) 474
  8. 2.3.2. Đội ngũ phục vụ sinh viên để giải đáp, hướng dẫn khi sinh viên gặp những khó khăn trong quá trình khai thác dữ liệu. Phát triển đội ngũ cán bộ, giảng viên nhiệt tình, tâm huyết và thấu hiểu sinh viên để nắm bắt được nhu cầu và những mong đợi của sinh viên. Đội ngũ cán bộ, giảng viên là điều kiện tiên quyết để đạt được chất lượng và hiệu quả của giáo dục. Cũng như việc hỗ trợ khi sinh viên gặp khó khăn là uy tín, là thương hiệu, là nhân hiệu của mỗi người giảng viên nói chung và đó là giá trị cốt lõi của tổ chức, cơ sở giáo dục và đào tạo. Sử dụng công nghệ hiệu quả đòi hỏi người giảng viên phải có một trình độ nhất định về công nghệ thông tin và ngoại ngữ. Vì hầu hết các phiên bản mới của công nghệ hay tài liệu nghiên cứu khoa học mới đều được công bố và sử dụng ngôn ngữ Anh. 2.3.3. Số hóa tài liệu nội sinh, liên kết, chia sẻ tài nguyên số giữa các trường đại học, cao đẳng trong khu vực và cả nước Tiến hành số hóa tài liệu nội sinh của đơn vị từ các bài giảng, giáo trình, sách, luận văn, luận án, … thuộc bản quyền của nhà trường. Liên kết các thư viện chuyên ngành trong khu vực để chia sẻ tài liệu nội sinh, tài liệu tham khảo kể cả tài liệu ngoại văn nhằm tiết kiệm kinh phí số hóa. Nguồn học liệu đa dạng, phong phú sẽ giúp sinh viên có nhiều nguồn tài liệu tham khảo hơn. Đó là nền tảng cho quá trình tự học, tự nghiên cứu của người học và người dạy đạt tới mục tiêu giáo dục. Mặt khác, đó là cơ hội để sinh viên tiếp cận nguồn tài liệu chính thống, phát huy tối đa những hiệu quả và lợi ích của hệ thống học liệu số. 2.3.4. Trang bị thiết bị học tập cho sinh viên đa dạng, đa năng hơn Công nghệ là một trong những thiết bị thiết yếu mà mỗi người học và người dạy thường sử dụng trong hoạt động lên lớp. Học liệu trong môi trường số thì không thể thiếu vắng vai trò của công nghệ. Do vậy, cần thiết phải tăng cường trang thiết bị hiện đại, đa năng để phục vụ cho hoạt động tra cứu, tìm kiếm tài liệu trong hệ thống học liệu nói riêng và hoạt động dạy – học nói chung. Công nghệ là yếu tố song hành với môi trường học tập số và hệ thống học liệu số. Công nghiệp 4.0 đánh dấu một sự phát triển mới của nhân loại trong đó có giáo dục và việc ứng dụng công nghệ vào hoạt động giáo dục thông qua học liệu và môi trường học tập số. 2.3.5. Cải tiến nội dung thông tin cho phù hợp với thị hiếu của sinh viên, tổ chức thông tin một cách khoa học, cụ thể và chi tiết. Nội dung thông tin trên hệ thống học liệu và cách tổ chức thông tin khoa học sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho sinh viên dễ tiếp cận, thích đọc và dần tạo nên niềm đam mê để sinh viên tự mình tìm đến ý tưởng sáng tạo và tự tin thực hiện 475
  9. nghiên cứu khoa học. Có thể sắp xếp thông tin theo biên mục, theo chuyên ngành hẹp, theo trình độ đào tạo và cần sự đa dạng về ngôn ngữ. Đây là sự lựa chọn của hầu hết sinh viên. Hệ thống học liệu trong môi trường số cần tiến gần đến: Sự thuận lợi và sinh lợi cho sinh viên; Tăng sự phát huy tích cực trong tư duy đến sự vận dụng kieesnthuwsc, tri thức vào thực tiễn một cách hiệu quả; Tăng sự chia sẻ và kết nối thông tin trong giới sinh viên ở hầu hết các lĩnh vực cần thiết trong đó có tự học và nghiên cứu khoa học. 3. Kết luận Môi trường học tập số và hệ thống học liệu có thể là môi trường mới đối với một số không ít sinh viên. Do vậy, giảng viên là đội yếu thiết yếu định hướng cho sinh viên dễ tương thích với môi trường học tập mới. Ở đây có thể nói năng lực và đạo đức của mỗi cán bộ, giảng viên đã vượt ra xa hơn những quy định cứng trong Luật giáo dục, quy định, quy chế ngành nghề. Bởi vì quá trình dạy học cũng là một quá trình hoạt động và nghiên cứu khoa học mới về con người, nội dung, định hướng và hỗ trợ khi sinh viên gặp những khó khăn trong học tập cũng như cuộc sống đời thường của sinh viên. Ngoài ra, cần có sự quyết đoán của nhà quản lý giáo dục về tự chủ tài chính, tự chủ nguồn nhân lực, tự chủ cơ sở hạ tầng… Mỗi một giai đoạn phát triển của giáo dục luôn là một dấu ấn (luôn có cả hai mặt) để khác phục và phát huy một cách phù hợp với điều kiện thực tiễn của mỗi nhà trường nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội và đạt tới mục tiêu của giáo dục. Tài liệu tham khảo [1]. Arlene G.Taylor.Daniel N.Joudrey (2014), Nghiêm Xuân Huy - Hiệu đính bản dịch, Tổ chức thông tin, Nxb Thế giới [2]. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2018), Thông tư 32/2018/TT-BTNMT về Quy định thu thập thông tin, dữ liệu tài nguyên và môi trường phục vụ lưu trữ, bảo quản, công bố, cung cấp và sử dụng, ngày 26 tháng 12 năm 2018. [3]. Đỗ Văn Hùng (2019), Xây dựng và khai thác tài nguyên giáo dục mở, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội [4]. John Vũ (2016), Giáo dục trong thời đại tri thức, Nxb Lao động. [5]. Phan Trung Hiền (2021), Pháp luật về quyền tiếp cận thông tin ở Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia Sự thật [6]. Võ Văn Thắng (2020), Giáo dục đại học trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, Nxb Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh 476
nguon tai.lieu . vn