Xem mẫu

NHỮNG THỂ NGHIỆM VỀ KỸ THUẬT TIỂU THUYẾT CỦA CÁC NHÀ
VĂN NỮ VIỆT NAM NỬA ĐẦU THẾ KỶ XX
ĐẶNG THỊ NGỌC PHƯỢNG
Trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế
Tóm tắt: Tiểu thuyết giai đoạn từ 1930-1945 là bộ phận quan trọng của tiểu
thuyết hiện đại. Thế nhưng trong một thời gian dài, mảng tiểu thuyết của các
nhà văn nữ ít được chú ý. Nghiên cứu tiểu thuyết nữ giai đoạn này để thấy
được những cách tân đáng ghi nhận của các chị trên phương diện nghệ thuật:
xây dựng nhân vật, kết cấu, cốt truyện, ngôn ngữ... Những thể nghiệm về kỹ
thuật tiểu thuyết của các tác giả nữ đã đánh dấu một chặng đường mới của văn
học; làm tiền đề, định hướng cho những sáng tác của các cây bút nữ sau này.
Từ khoá: tiểu thuyết, nhà văn nữ, nghệ thuật

1. MỞ ĐẦU
Những thập niên đầu thế kỷ XX văn xuôi Việt Nam đã có những bước chuyển động
nhanh chóng trên tiến trình hiện đại hóa văn học dân tộc, tạo nên một diện mạo mới và
mở ra khả năng hội nhập với các nước. Tiểu thuyết là một trong những thể loại đi tiên
phong trong tiến trình này. Nhiều công trình đi trước đã làm rõ tiến trình vận động của
tiểu thuyết Việt Nam những thập niên đầu thế kỷ XX. Rất tiếc là trong các công trình đó
ít đề cập đến những sáng tạo của những cây bút nữ. Một trong những sự đổi mới cần ghi
nhận trong thi pháp tiểu thuyết nữ Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX là sự đa dạng về kết
cấu, nghệ thuật xây dựng nhân vật, cốt truyện, ngôn ngữ trần thuật. Bài viết này ghi
nhận những đổi mới ban đầu của những cây bút nữ nhìn từ kỹ thuật viết tiểu thuyết.
2. NHỮNG THỂ NGHIỆM VỀ KỸ THUẬT TIỂU THUYẾT CỦA CÁC NHÀ VĂN
NỮ VIỆT NAM NỬA ĐẦU THẾ KỶ XX
2.1. Nghệ thuật xây dựng thế giới nhân vật
Trong tác phẩm văn học, nhân vật là yếu tố quan trọng đối với nhiều thể loại, đặc biệt là
tiểu thuyết. Tiểu thuyết không thể thiếu nhân vật, vì đó chính là phương tiện cơ bản để
nhà văn khái quát hiện thực một cách hình tượng. Nó không chỉ là “nơi tập trung mọi
giá trị tư tưởng hiện thực” mà còn là “công cụ khái quát hiện thực và phương tiện để tác
giả hiện thực hoá quan niệm nghệ thuật về con người dưới một hình thức biểu hiện
tương tự” [7; tr. 10].
Sự đa dạng của nhân vật tiểu thuyết là một trong những yếu tố đánh dấu bước phát triển
và hiện đại hoá của tiểu thuyết thời kỳ này. Nhân vật được xây dựng trên cơ sở thẩm mỹ
của đạo lý truyền thống nhưng cũng gắn bó chặt chẽ với lý tưởng thẩm mỹ và những
nhân tố đổi mới cho phù hợp với hoàn cảnh lịch sử xã hội đương thời. Thế giới nhân vật
trong tiểu thuyết các nhà văn nữ bao gồm nhiều tầng lớp xã hội thời Pháp thuộc như:
quan lại (các ông Phủ, ông Huyện, cai tổng), hương chức, viên chức, trí thức, thị dân, vô
Tạp chí Khoa học và Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Huế
ISSN 1859-1612, Số 01(37)/2016: tr. 16-25

NHỮNG THỂ NGHIỆM VỀ KỸ THUẬT TIỂU THUYẾT CỦA CÁC NHÀ VĂN NỮ…

17

sản lưu manh, giới giang hồ “xã hội đen”, địa chủ, nông dân… Thế giới nhân vật đông
đúc dần với tầng lớp điền chủ, tầng lớp thượng lưu giàu có. Các ông Phán, bà Phán,
thầy thông ngôn, viên chức lớn nhỏ, trí thức trung lưu, thị dân giàu có, thị dân lưu manh
hoá, giới giang hồ… xuất hiện trong các tiểu thuyết.
Các nhân vật trong tiểu thuyết của Phan Thị Bạch Vân đều là những người phụ nữ tài
năng, tiến bộ nhưng gặp phải những bất hạnh trong cuộc sống lứa đôi, trong gia đình
như Kiều Loan, Như Hoa… Khi đã nhận thức được nguyên nhân của những bất hạnh đó
chính là ràng buộc của lễ giáo phong kiến, họ đã chủ động tìm con đường tự lập thân để
có thể sống một cuộc sống năng động, tự do. Những bộ tiểu thuyết như Giám hồ nữ
hiệp, Nữ anh tài được viết với bút danh Hoàng Thị Tuyết Hoa cũng rất tiến bộ trong
việc thể hiện người phụ nữ mới. Đó là người phụ nữ dám hy sinh vì nghĩa lớn như Thu
Cận trong Giám hồ nữ hiệp. Họ biết làm kinh tế để hỗ trợ cho hoạt động chính trị và
văn hoá. Những nhân vật trong Giám hồ nữ hiệp có những câu nói nổi tiếng: “Cách
mạng có cứ gì con trai con gái”, “hai tiếng nô lệ ở trong thiên hạ này còn có dân tộc nào
mà chịu mang không” [10; tr. 8]. Nhân vật Tú Anh trong Nữ anh tài rất có bản lĩnh
trong tình yêu, hôn nhân và sự nghiệp, khác hẳn với những nhân vật bi kịch nữ như
Kiều Loan, Như Hoa trong các tiểu thuyết Lâm Kiều Hoa, Kiếp hoa thảm sử.
Trong tiểu thuyết Ngọc chìm đáy biển, Mộng Hiệp nữ sĩ đã miêu tả những xung đột
trong nội tâm của cô Bích Ngọc và thầy Minh Tâm. Qua suy nghĩ của nhân vật, độc giả
hiểu rõ hơn cuộc sống đời thường và những tâm tư tình cảm của lớp người trí thức trong
xã hội đương thời. Bích Ngọc luôn đắn đo, suy nghĩ, tâm trí nàng giằng xé giữa sự lựa
chọn cuộc sống nghèo nàn, thanh bạch với cuộc sống giàu sang “lầu cao cửa rộng, sản
vật lúa ức, tiền muôn” [4; tr. 73] và phải sống chung với người mà cô không có cảm
tình. Lắm khi Bích Ngọc cũng muốn nhận lời cầu hôn của Kiêm Triệu “một cự phú cầu
hôn mà ta cứ từ chối mãi thì chẳng là ngu dại lắm sao” [4; tr. 60] nhưng nàng nghĩ lại,
nếu “nhắm mắt mà thờ một kẻ không được tâm đầu ý hợp thì lại càng ngu dại hơn nữa”
[4; tr. 61]. Nhưng thật ngang trái, người mà nàng tâm đầu ý hợp thì đã có vợ con, Hai
người có cảm tình với nhau “gặp nhau thì thêm phần khắng khít, vãng lai thù tạc càng
thêm mật thiết hơn xưa” [4; tr. 81]. Họ gần như “đã chìm đắm ở trong biển tình mà
không hề tự biết vậy” [4; tr. 83].
Nhân vật Ngọc Lam trong Giọt lệ phòng đào của Nguyễn Thị Thanh Hà được thể hiện
qua những giằng xé nội tâm đau đớn. Nàng yêu Cẩm Tâm, một người bạn văn chương
nhưng bị sự ngăn cản bởi người dì, lại bị tên Bạc Nhân lừa gạt nhiều phen. Cuối cùng vì
mưu kế của Bạc Nhân mà nàng phải trả giá bằng cả tính mạng. Nàng đau đớn: “Em đã
nói rằng, thân em đã gửi cho anh thì em phải sống chết theo anh, em phải sống chết giữ
trọn chữ trinh, mà tạ lòng của anh. Nay nợ duyên lở dở, loan phượng phân ly, anh một
trời, em một biển; cái cảnh phòng không lạnh ngắt, cái chăn đơn, cái gối chiếc, cái cảnh
khổ đó có lẽ anh chịu nổi chứ em không tài nào chịu đặng, em phải sầu thảm rồi gầy
mòn mà thác” [2; tr. 51]. Dưới ngòi bút của các nhà văn nữ, xung đột trong thế giới nội
tâm của nhân vật được thể hiện khá sâu sắc, với những giằng xé, đau đớn trong tâm hồn

18

ĐẶNG THỊ NGỌC PHƯỢNG

để đến đỉnh điểm câu chuyện, tác giả mới để cho nhân vật được nói lên nỗi niềm sâu kín
tận đáy lòng.
Các nhà văn nữ chú ý đến xây dựng nhân vật qua sự kiện, hành động, tạo ra được tính
cách cho nhân vật. Đó là hình ảnh của nàng tiểu thơ Tú Anh, Ngọc Liên, hai bậc nữ lưu
có tư chất, phẩm hạnh tốt, có chí hướng tân tiến, thành lập hội để “chư tập văn nhơn”…
Cùng với cách để cho nhân vật tự thể hiện mình qua những diễn biến của tâm lý, tác giả
Mộng Hiệp đã xây dựng khá thành công hình ảnh của nhân vật với những suy tư, trăn
trở của riêng mình.
Tiểu thuyết của các nhà văn nữ thể hiện niềm đam mê của họ đối với văn chương. Tuy
nhiên, trong những đóng góp ấy có không ít hạn chế. Tác giả chưa đi sâu khai thác yếu
tố tâm lý, miêu tả tâm lý nhân vật chưa sâu sắc, sự thay đổi về tư tưởng nhân vật còn
gượng ép. Các nhân vật trong các tiểu thuyết không đi đến cùng trong sự đấu tranh của
mình, còn mang tính nửa vời. Trong tiểu thuyết Sóng tình, nhân vật Minh Tiên rất yêu
Kiều Anh, vui mừng trước cái chết của Đình Ái do chính bàn tay mình gây ra. Nhưng
đến khi đứng trước toà, trước dư luận, đặc biệt trước vợ mình thì Minh Tiên không dám
chấp nhận mà đổ hết lỗi cho Kiều Anh. Hay tình yêu của Vân và Nhân trong Vì một
chữ tình không đi đến kết thúc tốt đẹp, họ đành chấp nhận chia tay vì gia đình Vân ép
gả cô cho Đức để trả ơn nghĩa. Nhà văn không để cho nhân vật phát triển theo quy luật
phát triển tâm lý mà theo ý hướng mang tính giáo dục, nên tác phẩm của bà mang tính
luận đề khá rõ.
Các nhân vật được thể hiện trong tiểu thuyết khá đa dạng, phong phú. Họ là những
người con gái xinh đẹp, có học thức như nàng Minh Phụng trong Vì nghĩa quên mình,
nàng Ngọc Hương trong Nhi nữ tạo anh hùng của Huỳnh Thị Bảo Hoà hay những nhi
nữ sinh ra trong hoàn cảnh khó khăn nhưng có ý chí, có tinh thần yêu nước như nàng
Nguyệt Anh trong Thẹn phận tủi hồng của Lưu Thị Việt Nga, nàng Trần Thị trong
Tấm gương trung hiếu của Phan Thị Ngọc Sương. Họ là những phụ nữ chân yếu tay
mềm, vì hoàn cảnh phải sớm gánh vác gia đình. Thị Nghĩa trong Tình cốt nhục của
Nguyễn Thị Công, mẹ mất sớm, cha già yếu, một mình nàng vất vả, vừa chăm lo cha già
vừa lao động kiếm tiền, động viên em ăn học nên người. Thật là “gương chị thương em,
đời nầy tưởng ít có thay”. Thế nhưng cũng có những bậc nữ lưu như cô Ngô Như Liêng,
con ông quan Phủ Ngô Thơ Hương, vừa trẻ trung, xinh đẹp, vừa có học thức nhưng lại
là người đối nhân xử thế tệ bạc, suốt ngày chỉ biết trang điểm lại thường vô cớ quát
mắng kẻ tôi tớ trong nhà, không biết kính trọng cha mẹ chồng.
Cũng như các nhà văn nam giới, các cây bút văn xuôi nữ giai đoạn này không tránh
khỏi những non nớt, vụng về trong xây dựng nhân vật, phân tích tâm lý nhân vật.
Nguyên nhân chủ yếu của những hạn chế trên thuộc về lịch sử. Một thời gian dài trong
quá khứ, dưới sự chi phối của áp lực phong kiến, vai trò của người phụ nữ bị xem nhẹ,
không có quyền tham gia các hoạt động xã hội. Vươn lên và tự khẳng định, gây ấn
tượng cho người đọc, đó không phải là điều dễ dàng với người cầm bút. Đặc biệt lại
càng khó khăn đối với các cây bút nữ đã từng chịu nhiều trói buộc, kỳ thị nghiệt ngã của
xã hội, của gia đình. Nhiều ấn phẩm của các cây bút nữ gợi mở nhiều suy nghĩ, làm

NHỮNG THỂ NGHIỆM VỀ KỸ THUẬT TIỂU THUYẾT CỦA CÁC NHÀ VĂN NỮ…

19

rung động người đọc bởi những tình cảm chân thành, trong sáng và hấp dẫn bởi những
nét vẽ tài hoa, độc đáo khi xây dựng nhân vật.
2.2. Sự đa dạng về kết cấu
Mỗi tác phẩm văn học là một chỉnh thể nghệ thuật thống nhất, hoàn chỉnh được tạo nên từ
nhiều yếu tố. Để tạo nên chỉnh thể đó nhà văn phải suy nghĩ tổ chức các yếu tố trong tác
phẩm sao cho có tính nghệ thuật. Cách tổ chức các yếu tố bên trong và bên ngoài tác
phẩm như vậy gọi là kết cấu. Kết cấu là sự tạo thành và liên kết các bộ phận trong bố cục
của tác phẩm; là sự tổ chức, sắp xếp các yếu tố, các chất liệu tạo thành nội dung tác phẩm.
Tiểu thuyết của các nhà văn nữ thường sử dụng kết hợp nhiều dạng kết cấu khác nhau.
Bên cạnh một dạng kết cấu chính giữ vai trò chủ đạo, các nhà văn có xu hướng lồng
ghép thêm một số kết cấu phụ trợ nhằm đạt được hiệu quả nghệ thuật cao nhất. Người
đọc có thể nhận thấy trong các tác phẩm, nhà văn đồng thời sử dụng nhiều dạng kết cấu
khác nhau như: kết cấu chương hồi, kết cấu theo thời gian đơn tuyến, kết cấu theo hai
tuyến nhân vật và cả dạng kết cấu đảo lộn trật tự thời gian, kết cấu theo diễn biến tâm lý
của nhân vật.
Tiểu thuyết Tây phương mỹ nhơn được xây dựng theo mô hình truyền thống với 15
hồi, đầu mỗi hồi đều có hai câu thơ khái quát toàn bộ nội dung chính.
Hồi thứ nhất
Cơn ngộ biến học đường lỡ bước
Lúc sa cơ phú hộ từ hôn.
Hồi thứ hai
Cuộc phong vân Âu địa chiến tranh
Chí hồ thỉ Nguyễn gia ứng mộ.
....
Tiểu thuyết mở ra cảnh gia đình Tuấn Ngọc vì oan ức mà rơi vào bi kịch tan gia bại sản,
xã hội không trọng dụng nên đăng ký tòng quân sang Pháp trong cuộc chiến tranh thế giới
lần thứ nhất. Tại đây, anh đã gặp nàng Bạch Lan vừa đẹp người vừa đẹp nết, trải qua quá
trình bao biến cố hai người mới đến được với nhau. Chưa được bao lâu thì Tuấn Ngọc
phải về nước, vợ chồng chịu cảnh kẻ Âu người Á. Vượt ngàn khó khăn, bằng ý chí quyết
tâm, cuối cùng vợ chồng mới được đoàn tụ. Thời gian diễn biến của câu chuyện được sắp
xếp theo trình tự thời gian nên rất dễ tóm tắt được nội dung tác phẩm.
Ở tác phẩm Tây phương mỹ nhơn, người đọc đã tìm thấy một Huỳnh Thị Bảo Hoà rất
riêng, rất tài năng. Tài năng của bà được thể hiện qua việc vận dụng và phát huy những
mặt ưu của kết cấu truyền thống, đồng thời có sự sáng tạo riêng. Huỳnh Thị Bảo Hoà đã
khai thác kết cấu tiểu thuyết chương hồi nhưng không phải sao nguyên. Đối với tiểu
thuyết chương hồi bao giờ cũng có hạ hồi phân giải nhưng ở “Tây phương mỹ nhơn”

20

ĐẶNG THỊ NGỌC PHƯỢNG

chỉ có hai câu thơ tóm tắt nội dung chính của các hồi mà không có hạ hồi phân giải.
Chính sự linh động như vậy mà đã hạn chế sự cứng nhắc, nhàm chán cho người đọc.
Tiểu thuyết của Đạm Phương cũng có những thay đổi đáng kể. Mặc dù nội dung tư
tưởng tiểu thuyết bà mang nặng sắc thái đạo lý truyền thống, nhưng cốt truyện và kết
cấu tác phẩm đã có những bước biến đổi đáng ghi nhận. Những câu chuyện trong tiểu
thuyết của Đạm Phương đã được thu nhận từ hiện thực đời sống của xã hội Việt Nam
những năm đầu thế kỷ XX. Bước đầu, tác giả thoát khỏi lối vay mượn cốt truyện của
thời kỳ văn học trung đại, tiến dần đến việc phản ảnh hiện thực cuộc sống. Trong tiểu
thuyết Kim Tú Cầu, Đạm Phương đã thoát khỏi lối tiểu thuyết chương hồi trước đó mà
dụng công tạo nên một kết cấu khá éo le, hấp dẫn. Nếu so sánh với một số tác giả cùng
thời chúng ta dễ dàng nhận thấy kết cấu tiểu thuyết của Đạm Phương đã xóa bỏ dấu vết
của tiểu thuyết chương hồi để chuẩn bị cho sự vận động và phát triển của tiểu thuyết
hiện đại. Ở tác phẩm Kim Tú Cầu tác giả đã tổ chức truyện thành các phần và được
đánh dấu bằng các số I, II, III, IV. Ở Hồng phấn tương tri, kết cấu được chia thành
Chương I, II,… Nếu so với kết cấu chương hồi trong tiểu thuyết Tây phương mỹ nhơn
của Huỳnh Thị Bảo Hoà thì cách tổ chức cốt truyện của Đạm Phương có phần mới hơn.
Đa số những tiểu thuyết nữ trong thời gian này sử dụng kết cấu chương hồi thường kết
hợp thêm một dạng kết cấu tác phẩm khác là dạng kết cấu theo thời gian đơn tuyến. Mỗi
chương,mỗi hồi trong tiểu thuyết chương hồi thường giải quyết một vấn đề, một câu
chuyện nhỏ trong toàn bộ tác phẩm. Các chương, hồi liên kết với nhau theo một trật tự
thời gian, thường là thời gian tuyến tính. Kết cấu theo trình tự thời gian giúp xâu chuỗi
các sự kiện, các sự việc trong từng chương, hồi nhằm xây dựng tổng thể nội dung câu
chuyện. Cuốn tiểu thuyết tiêu biểu dạng kết cấu này là Sóng tình của Cẩm Tâm. Những
cuốn tiểu thuyết của Cẩm Tâm là một bộ liên hoàn, bởi vì mỗi quyển chưa hẳn là một
câu chuyện hoàn chỉnh mà có cốt truyện và tình tiết truyện được liên thông từ cuốn này
sang cuốn khác. Mỗi tác phẩm có thể là một chương, một hồi được xâu chuỗi với nhau
bằng một khoảng thời gian.
Kết cấu tiểu thuyết Ngọc chìm đáy biển được viết theo thời gian đơn tuyến. Thầy giáo
Minh Tâm và cô giáo Bích Ngọc tình cờ gặp nhau trong chuyến dạo chơi. Khi gặp tai
nạn trên biển, Bích Ngọc đã ra sức cứu thầy Minh Tâm. Từ đó, họ gặp gỡ, trò chuyện
cùng nhau. Họ rất tâm đầu ý hợp, dần dần nảy sinh tình cảm. Nhưng vì nhiều lý do cách
trở mà họ không đến với nhau được. Cổ Nguyệt Hương, Một đời mấy thân, Nữ anh
tài… cũng có kết cấu như vậy.
Tiểu thuyết của các nhà văn nữ còn chịu ảnh hưởng của tiểu thuyết chương hồi (cổ điển)
Trung Quốc, điều này thấy rõ nhất là ở cốt truyện tài tử giai nhân và lối kết cấu theo ba
công đoạn quen thuộc: hội ngộ - lưu lạc - đoàn viên. Lối kết cấu này có thể tìm thấy ở
các tiểu thuyết như: Tây phương mỹ nhơn, Lương duyên túc đế… Các đôi trai tài gái
sắc sau khi gặp gỡ, hẹn hò bỗng nhiên gặp gia biến hoặc cảnh ngộ éo le khiến họ phải
xa cách nhau. Sau bao thử thách, gian truân họ lại đoàn tụ, hưởng hạnh phúc bên nhau.
Những thử thách này là thước đo cho phẩm chất tốt đẹp của nhân vật. Việc cho các nhân

nguon tai.lieu . vn