Xem mẫu

  1. KỈ YẾU HỘI NGHỊ SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM HỌC 2013-2014 NHỮNG RÀO CẢN TRONG TIẾN TRÌNH GIẢI QUYẾT “CÁC VẤN ĐỀ LIÊN TRIỀU” Trần Thanh Quang, Lớp K63CLC, Khoa Lịch sử GVHD: PGS.TS. Đào Tuấn Thành Tóm tắt: Chiến tranh Triều Tiên kết thúc mà không phân thắng bại với một hiệp định đình chiến được kí kết tại Bàn Môn Điếm (27/7/1953). Nhưng cuộc nội chiến đã để lại những hệ quả xấu cùng các vấn đề bức thiết cần phải giải quyết như vấn đề đoàn tụ các gia đình li tán sau cuộc nội chiến, vấn đề hạt nhân của Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên…, đặc biệt là vấn đề hòa hợp, hòa giải, thống nhất bán đảo Triều Tiên. Sự đối lập về nền tảng chính trị, tư tưởng đã dẫn đến sự đối đầu gay gắt giữa Hàn Quốc và Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên, đó cũng chính là rào cản lớn nhất đối với tiến trình giải quyết “các vấn đề liên Triều”. Các yếu tố chủ quan xuất phát từ bên trong bán đảo Triều Tiên thường chịu sự chi phối lớn của các yếu tố khách quan bên ngoài (đặc biệt trong thời gian chiến tranh Lạnh). Thế giới chuyển mình nhanh chóng, các vấn đề quốc tế mới càng nhiều, lại càng tạo thêm trở ngại trên tiến trình giải quyết “các vấn đề liên Triều”. Từ khóa: Triều Tiên, Hàn Quốc, thống nhất, chiến tranh Triều Tiên, liên Triều. I. MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Sau chiến tranh Thế giới thứ II, thế giới luôn trong tình trạng căng thẳng bởi cuộc chiến tranh Lạnh, bởi sự đối đầu giữa hai phe tƣ bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa lần lƣợt do Mĩ và Liên Xô đứng đầu. Nhiều cuộc chiến tranh cục bộ vì thế đã diễn ra, trong đó có cuộc chiến tranh trên bán đảo Triều Tiên kéo dài từ năm 1950 đến năm 1953. Chiến tranh Triều Tiên kết thúc mà không phân thắng bại với một hiệp định đình chiến đƣợc kí kết tại Bàn Môn Điếm (27/7/1953). Nhƣng cuộc nội chiến đã để lại những hệ quả xấu cùng các vấn đề bức thiết cần phải giải quyết nhƣ vấn đề đoàn tụ các gia đình li tán sau cuộc nội chiến, vấn đề hạt nhân của Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên (CHDCND Triều Tiên)… đặc biệt là vấn đề hòa hợp, hòa giải, thống nhất bán đảo Triều Tiên. Ngay từ đầu, sự đối lập giữa hai miền bán đảo Triều Tiên đã chịu sự chi phối lớn bởi các cƣờng quốc nên việc giải quyết “các vấn đề liên Triều” thời hậu chiến hiển nhiên không chỉ là vấn đề riêng của hai miền bán đảo, mà còn chịu sự ảnh hƣởng của quan hệ quốc tế. Vì thế cần đặt “các vấn đề liên Triều” vào tổng thể mối quan hệ với các nƣớc lớn cùng các yếu tố khác trong bối cảnh thế giới có những biến chuyển liên tục. Từ những nội dung nêu trên có thể thấy “các vấn đề liên Triều” và những rào cản trong việc giải quyết “các vấn đề liên Triều” thời hậu chiến là một vấn đề khoa học cần đƣợc nghiên cứu một cách có hệ thống và toàn diện. Việc nghiên cứu vấn đề này sẽ góp phần hoàn thiện các nghiên cứu về bán đảo Triều Tiên sau chiến tranh 1950 - 1953, làm rõ những yếu tố quốc tế và khu vực tác động đến những chuyển biến trên bán đảo Triều Tiên thời kì hậu chiến tranh Lạnh, và ở góc độ nào đó có thể giúp lí giải mối quan hệ phức tạp, thăng trầm trong quan hệ liên Triều. 231
  2. KỈ YẾU HỘI NGHỊ SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM HỌC 2013-2014 Trên tinh thần đó, tác giả lựa chọn đề tài: “Những rào cản trong tiến trình giải quyết “các vấn đề liên Triều”” làm đề tài nghiên cứu khoa học. 2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu Nghiên cứu những rào cản trong tiến trình giải quyết “các vấn đề liên Triều” nhằm làm sáng tỏ sự tác động của những yếu tố bên trong, và bên ngoài (yếu tố các nƣớc lớn, các yếu tố khác) trong việc gây trở ngại đến tiến trình giải quyết “các vấn đề liên Triều” kể từ khi kết thúc chiến tranh Triều Tiên 1950 – 1953 đến nay. Qua đó, giúp hiểu sâu sắc hơn về sự đối đầu căng thẳng giữa hai nhà nƣớc trên bán đảo Triều Tiên đặt trong mối quan hệ với các nƣớc lớn cùng các yếu tố quốc tế khác. Đồng thời, làm rõ một số vấn đề nhƣ yếu tố chính trong việc gây trở ngại là gì? Các yếu tố tác động đến tiến trình giải quyết “các vấn đề liên Triều” có mối quan hệ ra sao? Từ đó, tác giả đƣa ra nhận định về triển vọng của tiến trình hòa hợp, hòa giải, thống nhất bán đảo Triều Tiên. Đề tài đòi hỏi giải quyết những nhiệm vụ sau: Phân tích tình hình bán đảo Triều Tiên trong nửa đầu đầu thế kỉ XX để hiểu đƣợc nguyên nhân sâu xa của sự chia cắt sau chiến tranh Thế giới thứ II; phân tích những rào cản bên trong và bên ngoài đối với tiến trình giải quyết “các vấn đề liên Triều” sau cuộc nội chiến 1950 – 1953. Cuối cùng tác giả nhận định về những triển vọng của tiến trình hòa hợp, hòa giải thống nhất hai miền trên bán đảo Triều Tiên trên cơ sở những sự kiện lịch sử cụ thể. II. NỘI DUNG Đề tài “Những rào cản trong tiến trình giải quyết “các vấn đề liên Triều” đƣợc giải quyết trong ba chƣơng: Chƣơng 1: Khái quát về bán đảo Triều Tiên trong nửa đầu thế kỉ XX. Chƣơng 2: Những rào cản trong tiến trình giải quyết “các vấn đề liên Triều”. Chƣơng 3: Triển vọng tiến trình hòa hợp, hòa giải, thống nhất bán đảo Triều Tiên. Trong chƣơng 1, tác giả tập trung trình bày bối cảnh lịch sử thế giới nói chung và bán đảo Triều Tiên nói riêng từ những năm cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX đến sau chiến tranh Thế giới thứ II (1939 – 1945) để hiểu đƣợc nguyên nhân sâu xa dẫn đến sự kiện chia cắt bán đảo. Sau chiến tranh Thế giới thứ II, các cƣờng quốc trên thế giới (đặc biệt là Mĩ và Liên Xô) ra sức chạy đua nhằm xác lập ảnh hƣởng của mình ở những khu vực có vị trí địa – chính trị quan trọng, mà bán đảo Triều Tiên là một điển hình. Với những tham vọng của Mĩ và Liên Xô, bán đảo Triều Tiên đã không thể lập một chính quyền thống nhất nhƣ đúng kế hoạch, ngƣợc lại đã bị chia làm hai nửa đối lập và đi đến cuộc nội chiến 1950 – 1953. Nội chiến kết thúc mà không phân thắng bại, từ đó đến nay hai miền Triều Tiên vẫn luôn trong tình trạng căng thẳng với bao rào cản phức tạp trên tiến trình hòa hợp, hòa giải và thống nhất. Trong chƣơng 2, tác giả đi vào phân tích sâu những rào cản đến tiến trình giải quyết “các vấn đề liên Triều” sau cuộc chiến tranh 1950 – 1953. Chiến tranh Triều Tiên kết thúc, hai miền bắt tay vào công cuộc khôi phục và xây đất nƣớc đất nƣớc. Sự tác động bởi nhiều nguyên nhân khác nhau đã dẫn đến sự cách biệt về trình độ phát triển giữa hai miền ngày một lớn, từ đó làm nảy sinh tƣ tƣởng ai thống nhất ai? Hơn nữa, trong khoảng 60 năm sau 232
  3. KỈ YẾU HỘI NGHỊ SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM HỌC 2013-2014 nội chiến, những lời tuyên bố đe dọa, răn đe quân sự thƣờng xuyên đƣợc hai miền Triều Tiên đƣa ra đã khiến quan hệ giữa Hàn Quốc và CHDCND Triều Tiên đầy căng thẳng. Sự căng thẳng, cách biệt về mọi mặt đã khiến ngƣời dân hai miền bán đảo không còn giữ đƣợc mối liên hệ chung nhƣ tại những quốc gia thống nhất. Những mối ràng buộc cá nhân lại càng phai nhạt dần theo thời gian. Ngày càng nhiều ngƣời trẻ Hàn Quốc cũng nhƣ ngƣời dân CHDCND Triều Tiên thù địch sâu sắc phía còn lại và không còn quan tâm nhiều đến vấn đề thống nhất dân tộc. Chính sự đối lập về nền tảng chính trị, tƣ tƣởng đã dẫn đến sự đối đầu gay gắt giữa Hàn Quốc và CHDCND Triều Tiên, đó cũng chính là rào cản lớn nhất đối với tiến trình giải quyết “các vấn đề liên Triều”. Việc hai miền Triều Tiên thành lập những chính quyền riêng, thù địch nhau, nên tất yếu cả Seoul và Bình Nhƣỡng phải tự kiếm tìm cho mình đồng minh đủ mạnh để làm chỗ dựa cho an ninh quốc gia. Hai miền Triều Tiên trong nhiều vấn đề đã không thể tự quyết định đƣợc vận mệnh của chính mình. Xét các yếu tố bên ngoài, từ những vấn đề mà lịch sử để lại cùng những lợi ích dân tộc trong bối cảnh quốc tế có những biến chuyển liên tục đã khiến một số cƣờng quốc (Liên Xô - Liên bang Nga, Mĩ, Trung Quốc và Nhật Bản) coi những gì xảy ra trên bán đảo Triều Tiên là mối quan tâm sát sƣờn của họ. Các nƣớc này do đó có liên quan hoặc trực tiếp, hoặc gián tiếp đến hầu hết “các vấn đề liên Triều” thời hậu chiến. Qua việc phân tích mối quan hệ giữa các cƣờng quốc, mục tiêu, tham vọng của họ với bán đảo Triều Tiên, báo cáo sẽ đi đến làm sáng tỏ những rào cản từ yếu tố cƣờng quốc với tiến trình hòa hợp, hòa giải, thống nhất bán đảo Triều Tiên. Ngoài ra, các vấn đề giữa CHDCND Triều Tiên và Hàn Quốc kể từ sau cuộc chiến tranh 1950 – 1953 cũng cần phải đặt trong bối cảnh chung. Thế giới toàn cầu hóa cao độ, phát triển không ngừng, kèm theo đó là bao vấn đề nảy sinh cần đƣợc quan tâm cũng ảnh hƣởng phần nào đến tiến trình giải quyết “các vấn đề liên Triều”. Giải quyết các vấn đề trên bán đảo Triều Tiên thực sự là một vấn đề nhạy cảm trên cả phƣơng diện chính trị lẫn lợi ích quốc gia của các cƣờng quốc. Trong chƣơng 3, tác giả nêu những triển vọng của tiến trình hòa hợp, hòa giải, thống nhất trên bán đảo Triều Tiên từ việc đƣa ra những sự kiện lịch sử cụ thể. Đó là những sự kiện phản ánh mối quan hệ khá tốt đẹp giữa CHDCND Triều Tiên và Hàn Quốc. Tất cả đều xuất phát từ nguyện vọng đƣợc sống trong một bối cảnh hòa bình và thịnh vƣợng, dù là thống nhất hay không thống nhất của ngƣời dân hai miền. Đặc biệt, trong thời gian cầm quyền của Tổng thống Kim Dae-jung (1998 – 2003), với “Chính sách Ánh dƣơng”, quan hệ hai miền Triều Tiên đã đạt đƣợc những đột biến tiến bộ đáng kể. Ngày 13/6/2000, Tổng thống Hàn Quốc Kim Dae-jung và Chủ tịch CHDCND Triều Tiên Kim Jong-Il đã gặp gỡ ở Bình Nhƣỡng và kí kết Hiệp định hòa hợp giữa hai quốc gia, mở ra một chƣơng mới trong quan hệ hai miền. Sau đó, giao lƣu kinh tế, văn hóa, đầu tƣ… giữa hai nhà nƣớc ngày càng đƣợc mở rộng. Tuy nhiên, trên tiến trình giải quyết “các vấn đề liên Triều” để hƣớng tới sự thống nhất dân tộc chắc chắn còn nhiều trở ngại và cả sự nảy sinh những rào cản mới. 233
  4. KỈ YẾU HỘI NGHỊ SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM HỌC 2013-2014 III. KẾT LUẬN Cuộc chạy đua vũ trang giữa hai hệ thống thế giới cùng những cuộc chiến tranh cục bộ trong bối cảnh chiến tranh Lạnh đã gây ra những hậu quả nặng nề đối với nhiều khu vực, trong đó có bán đảo Triều Tiên. Chiến tranh Lạnh kết thúc, bán đảo Triều Tiên bƣớc vào giai đoạn phát triển mới. Mục tiêu của các nƣớc lớn tiếp tục có tác động đến tiến trình thống nhất bán đảo Triều Tiên. Thế giới hậu chiến tranh Lạnh cũng là lúc bao vấn đề nảy sinh, gây thêm rào cản cho tiến trình giải quyết “các vấn đề liên Triều”. Các vấn đề trên bán đảo Triều Tiên không chỉ là vấn đề riêng giữa Seoul và Bình Nhƣỡng mà trở thành một vấn đề đã đƣợc quốc tế hóa cao độ nên việc giải quyết không thể chỉ soi chiếu vào mối quan hệ giữa hai bên mà cần đƣợc đặt vào mối quan hệ với các cƣờng quốc liên quan, đặt trong tổng thể của tất cả các yếu tố bên trong và bên ngoài bán đảo Triều Tiên. Các yếu tố chủ quan xuất phát từ bên trong bán đảo Triều Tiên thƣờng chịu sự chi phối lớn của các yếu tố khách quan bên ngoài (đặc biệt trong thời gian chiến tranh Lạnh). Sau khi Liên Xô sụp đổ, đặc biệt trong thời gian ngắn nƣớc Nga thực hiện chính sách “Định hƣớng Đại Tây Dƣơng”, CHDCND Triều Tiên đã đƣa ra những chính sách đối ngoại độc lập, dẫn đến những yếu tố bên ngoài tác động đến các chính sách của Bình Nhƣỡng là không đậm nét. Các yếu tố khách quan, đặc biệt là yếu tố các cƣờng quốc là không thể bỏ qua trong các vấn đề giữa CHDCND Triều Tiên và Hàn Quốc bởi đây là những yếu tố tạo rào cản phức tạp nhất trong việc giải quyết “các vấn đề liên Triều” nói chung, của tiến trình đi đến thống nhất trên bán đảo Triều Tiên nói riêng. Thế giới chuyển mình nhanh chóng, các vấn đề quốc tế mới càng nhiều, lại càng tạo thêm trở ngại trên tiến trình giải quyết “các vấn đề liên Triều”. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Andrew C.Nahm, Lịch sử và văn hóa bán đảo Triều Tiên, NXB Văn hóa Thông tin, Hà Nội, 2005. [2] Ban Biên soạn giáo trình Hàn Quốc học, Lịch sử Hàn Quốc, NXB Đại học Quốc gia Seoul, 2005. [3] Ngô Xuân Bình (chủ biên), Về một số vấn đề sau thống nhất của bán đảo Triều Tiên – góc nhìn từ Việt Nam, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội, 2006. [4] Vũ Dƣơng Ninh (chủ biên), Lịch sử quan hệ quốc tế từ đầu thời cận đại đến kết thúc Thế chiến thứ hai, NXB Đại học Sƣ phạm, Hà Nội, 2013. [5] Trần Anh Phƣơng (chủ biên), Chính trị khu vực Đông Bắc Á từ sau chiến tranh Lạnh, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 2007. 234
  5. KỈ YẾU HỘI NGHỊ SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM HỌC 2013-2014 PHÒNG CHỐNG THUỐC PHIỆN DƢỚI THỜI VUA MINH MỆNH (1820 - 1840) Nguyễn Thị Nga, Lớp K60A, Khoa Lịch sử GVHD: TS. Nguyễn Thị Thu Thủy Tóm tắt: Đến thế kỉ XIX, do ảnh hưởng từ Trung Quốc, thuốc phiện đã trở nên tương đối phổ biến ở Việt Nam, đặc biệt là trong tầng lớp quan lại. Ngay từ khi thuốc phiện vào nước ta thế kỉ XIX, các vua Nguyễn đã ban hành những biện pháp phòng chống nghiêm ngặt, đặc biệt dưới thời vua Minh Mệnh. Trong 20 năm trị vì của vua Minh Mệnh có tới 11 năm vua ban dụ cấm với 21 dụ cấm được ban ra nhằm: cấm sản xuất và tàng trữ thuốc phiện, cấm hút thuốc phiện, cấm buôn bán thuốc phiện, khen thưởng và xử phạt người cáo giác và che giấu việc liên quan đến thuốc phiện. Mặc dù những biện pháp của vua Minh Mệnh chưa đem lại hiệu quả cao nhưng các biện pháp đó đã để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu trong công tác phòng chống ma túy hiện nay; đồng thời nó cũng chứng tỏ những nỗ lực, cố gắng của nhà Nguyễn trong việc phòng chống thuốc phiện. Từ khóa: Minh Mệnh, thuốc phiện, nhà Nguyễn, chính sách. I. MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Thuốc phiện và phòng chống thuốc phiện là một trong những vấn đề thời sự nóng bỏng, là mối quan tâm hàng đầu của nhân loại, là vấn đề đang làm đau đầu các lực lƣợng chức năng. Thuốc phiện vào Việt Nam lúc nào đến nay chƣa có chứng cứ để khẳng định một cách rõ ràng, nhƣng chắc chắn, đến thế kỉ XIX, thuốc phiện đã trở nên tƣơng đối phổ biến ở Việt Nam. Ngay từ khi thuốc phiện vào nƣớc ta thế kỉ XIX, các vua Nguyễn đã ban hành những biện pháp phòng chống nghiêm ngặt, đặc biệt dƣới thời vua Minh Mệnh. Vua Minh Mệnh đƣợc xem là một vị vua năng động và quyết đoán, tinh thông Nho học, hiểu biết, coi trọng học vấn và là nhà chính trị, quân sự tài ba. Trong suốt 20 năm trị vì (1820 - 1840), vua đã ban hành rất nhiều chính sách phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội… trong đó có chính sách đối với thuốc phiện. Nghiên cứu biện pháp phòng chống thuốc phiện của triều Nguyễn dƣới thời vua Minh Mệnh là một nội dung quan trọng, có ý nghĩa khoa học và thực tiễn sâu sắc. Về ý nghĩa khoa học, đề tài giúp chúng ta có cái nhìn toàn diện về chính sách phát triển đất nƣớc trên các mặt kinh tế, văn hóa, chính trị, pháp luật… dƣới thời vua Minh Mệnh. Điều đó góp phần quan trọng vào việc đánh giá một cách khoa học vai trò và vị trí của vua Minh Mệnh đối với sự nghiệp phát triển đất nƣớc. Về ý nghĩa thực tiễn, tìm hiểu vấn đề này sẽ bổ sung nguồn tài liệu tham khảo để học tập, nghiên cứu và giảng dạy về chính sách trị nƣớc của các vua Nguyễn nói riêng và nhà Nguyễn nói chung. 235
  6. KỈ YẾU HỘI NGHỊ SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM HỌC 2013-2014 Với những lí do trên, chúng tôi chọn đề tài “Phòng chống thuốc phiện dưới thời vua Minh Mệnh (1820 – 1840)” làm báo cáo khoa học. 2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu Đề tài nhằm làm rõ biện pháp phòng chống thuốc phiện dƣới thời vua Minh Mệnh (1820 – 1840), rút ra một vài nhận xét, đánh giá đối với các biện pháp phòng chống thuốc phiện dƣới thời vua Minh Mệnh. Từ đó chúng ta có thể đánh giá một cách khoa học vai trò và vị trí của vua Minh Mệnh đối với sự nghiệp phát triển đất nƣớc. Để đạt đƣợc mục tiêu đó, tác giả tập trung giải quyết những vấn đề sau: Khái quát tình hình thuốc phiện ở Việt Nam nửa đầu thế kỉ XIX; Tìm hiểu các biện pháp phòng chống thuốc phiện dƣới thời vua Minh Mệnh (1820 – 1840); Thông qua việc tìm hiểu cụ thể các biện pháp khen thƣởng và xử phạt ngƣời cáo giác và che giấu việc liên quan đến thuốc phiện, rút ra một vài nhận xét về các biện pháp đó. II. NỘI DUNG 1. Thuốc phiện ở Việt Nam nửa đầu thế kỉ XIX Thuốc phiện ở Việt Nam thế kỉ XIX không phải đƣợc trồng, sản xuất ở trong nƣớc, mà chủ yếu đƣợc đƣa từ nƣớc ngoài vào Việt Nam. Thuốc phiện đƣợc đƣa vào Việt Nam thông qua ba con đƣờng. Thứ nhất, ngƣời phƣơng Tây (ngƣời Anh) đƣa thuốc phiện vào Việt Nam thông qua tầng lớp trung gian là ngƣời Hoa. Thứ hai, thuốc phiện đƣợc đƣa vào Việt Nam chủ yếu do thƣơng nhân ngƣời Hoa. Thứ ba, tầng lớp quan lại Việt Nam đi nƣớc ngoài mang thuốc phiện về nƣớc. Thế kỉ XIX, ở Việt Nam, tình hình buôn bán, hút thuốc phiện diễn ra rất phức tạp. Những ghi chép trong các tài liệu cho thấy thuốc phiện tƣơng đối phổ biến ở Việt Nam thời kì này. Một điểm nổi bật trong tình hình sử dụng thuốc phiện ở Việt Nam thế kỉ XIX là tệ nghiện thuốc phiện diễn ra phổ biến trong tầng lớp quan lại. Ngƣời dân thƣờng ở nông thôn không có thói quen dùng thuốc phiện. Trong 20 năm trị vì của vua Minh Mệnh có tới 11 năm vua ban dụ cấm với 21 dụ cấm đƣợc ban ra. Đặc biệt có nhiều năm ban hành hơn một dụ, nhƣ năm 1831, 1832, 1835 và 1839. Thông qua số lần dụ cấm liên quan đến thuốc phiện đƣợc vua Minh Mệnh ban ra cho phép ƣớc đoán rằng có lẽ thuốc phiện cho đến nửa đầu thế kỉ XIX đã tƣơng đối phổ biến ở Việt Nam. Có thể nói ngay từ khi xâm nhập vào Việt Nam, thuốc phiện đã phát triển mạnh mẽ và nhanh chóng ảnh hƣởng tới xã hội Việt Nam, đặc biệt từ thời vua Minh Mệnh. Trƣớc tình hình đó vua Minh Mệnh đã có những biện pháp mạnh mẽ nhằm ngăn chặn tệ nạn thuốc phiện lan tràn ở nƣớc ta. 236
  7. KỈ YẾU HỘI NGHỊ SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM HỌC 2013-2014 2. Các biện pháp phòng chống thuốc phiện dƣới thời vua Minh Mệnh Thứ nhất, cấm sản xuất và tàng trữ thuốc phiện. Ngay những năm đầu thời vua Minh Mệnh, nạn thuốc phiện trở lên phổ biến. Vua Minh Mệnh đã nhận thức rõ mối nguy hại nghiêm trọng của việc sản xuất, buôn bán và tàng trữ thuốc phiện. Vua đã ban hành các điều cấm việc buôn bán, sản xuất và tàng trữ thuốc phiện. Vua Minh Mệnh đã khẳng định việc nấu bán thuốc phiện gây nguy hại cho nhiều ngƣời hơn là hút trộm thuốc phiện. Vì vậy, trong dụ cấm thuốc phiện vua Minh Mệnh đã quy định hình thức xử phạt rất nghiêm ngặt, cụ thể và rõ ràng. Mức xử phạt cao nhất vua Minh Mệnh đƣa ra đối với ngƣời sản xuất, buôn bán và tàng trữ thuốc phiện là xử tội thắt cổ. Thứ hai, cấm hút thuốc phiện. Cùng với việc cấm buôn bán, tàng trữ và sản xuất thuốc phiện vua Minh Mệnh cũng đã ban hành các lệnh cấm hút thuốc phiện. Đây là vấn đề quan trọng đƣợc Minh Mệnh đặc biệt quan tâm. Minh Mệnh năm thứ 20 (1839), vua Minh Mệnh đã ban hành lệnh cấm việc hút thuốc phiện. Hình thức xử phạt ngƣời hút thuốc phiện đƣợc nhà vua quy định rõ ràng trong các dụ cấm. Đối tƣợng đƣợc nhà vua quan tâm nhiều hơn là giới quan lại trong triều đình. Tầng lớp quan lại là những ngƣời vừa có quyền trong tay, lại có khả năng về kinh tế nên trở thành đối tƣợng sử dụng thuốc phiện nhiều nhất trong xã hội. Vua Minh Mệnh đã quy định hình phạt đối với giới quan lại nặng nề hơn dân thƣờng, dân thƣờng phạm tội thì bị xử tội đi đày, còn quan lại phạm tội sẽ bị phạt trƣợng, cách chức, mãi mãi không đƣợc bổ dùng. Thứ ba, cấm buôn bán thuốc phiện. Cùng với việc cấm hút, sản xuất và tàng trữ thuốc phiện thì vua Minh Mệnh còn ban hành lệnh cấm buôn bán thuốc phiện. Một điểm đáng lƣu tâm trong chính sách cấm thuốc phiện của Minh Mệnh là vấn đề “khách buôn ngoại quốc”. Sự hiện diện của đối tƣợng này cho thấy nạn buôn bán thuốc phiện, đặc biệt là buôn lậu thông qua đƣờng biển rất phát triển. Trƣớc tình hình buôn lậu thuốc phiện diễn ra rất phức tạp và ngày càng lan tràn, yêu cầu đặt ra lúc này quan trọng nhất là cần phải ban hành lệnh cấm nhằm ngăn chặn đƣợc tệ buôn lậu thuốc phiện, nhất là buôn bán bằng đƣờng biển. Trong các đạo dụ, vua Minh Mệnh đã ban hành các điều lệ cấm hoạt động buôn bán thuốc phiện dƣới mọi hình thức đối với thuyền buôn ngoại quốc chở thuốc phiện vào Việt Nam và thuyền công của nƣớc ta đi ngoại quốc mang về. Việc ban hành các điều lệ này có ý nghĩa quan trọng góp phần ngăn chặn nguồn thuốc phiện từ bên ngoài vào Việt Nam. Thứ tư, khen thƣởng và xử phạt ngƣời cáo giác và che giấu việc liên quan đến thuốc phiện. Để nâng cao hiệu quả phòng chống thuốc phiện ở Việt Nam đầu thế kỉ XIX, vua Minh Mệnh đã đƣa ra biện pháp khen thƣởng ngƣời phát hiện, cáo giác đúng ngƣời buôn bán, sản xuất, hút thuốc phiện. Vua Minh Mệnh quy định mức khen thƣởng cụ thể bằng vật chất cho ngƣời tố cáo ra ai giấu, buôn bán, tàng trữ và hút trộm thuốc phiện. Tức là vua đã 237
  8. KỈ YẾU HỘI NGHỊ SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM HỌC 2013-2014 dựa vào nguồn tài chính để khen thƣởng. Mức độ khen thƣởng đƣợc quy định tăng dần theo từng năm. Điều đó cho thấy sự linh hoạt của vua Minh Mệnh trong việc sử dụng các biện pháp phòng chống thuốc phiện ở Việt Nam đầu thế kỉ XIX. Cùng với biện pháp khen thƣởng cho những ai tố cáo đúng sự thật đối với những ngƣời vi phạm tệ nạn thuốc phiện thì nhà nƣớc còn có biện pháp trừng phạt đối với những ngƣời biết ai sử dụng thuốc phiện mà không cáo giác, dung túng, bao che hoặc vu cáo không đúng sự thật. Trong các dụ cấm vua Minh Mệnh đã quy định rất rõ mức xử phạt đối với ai vi phạm, trong đó hình thức xử phạt chủ yếu là phạt trƣợng. Biện pháp này có tác dụng rất lớn làm cho mọi ngƣời phải tự răn bảo, tố giác lẫn nhau. 3. Một số nhận xét về việc phòng chống thuốc phiện dƣới thời vua Minh Mệnh Có thể thấy, vua Minh Mệnh đã nhận thức thấu đáo về tác hại của thuốc phiện đối với đời sống xã hội cũng nhƣ sự tồn tại của vƣơng triều. Vì vậy, nhà vua đã quyết tâm diệt trừ tận gốc vấn nạn thuốc phiện bằng cách đề ra rất nhiều biện pháp phòng chống thuốc phiện một cách mạnh mẽ và quyết liệt. Tìm hiểu về các biện pháp phòng chống thuốc phiện dƣới thời vua Minh Mệnh chúng ta thấy: Thứ nhất, trong thời gian trị vì vua Minh Mệnh đã ban hành rất nhiều dụ cấm liên quan đến thuốc phiện. Thứ hai, vua Minh Mệnh ban hành các dụ liên quan đến thuốc phiện rất toàn diện trên tất cả các mặt nhƣ: sản xuất, tàng trữ, buôn bán và cấm hút thuốc phiện. Thứ ba, trong các dụ cấm vua Minh Mệnh đã quy định mức hình phạt khác nhau đối với các tội danh liên quan đến thuốc phiện. Thứ tư, các dụ liên quan đến thuốc phiện của vua Minh Mệnh có sự kết hợp khéo léo giữa khen thƣởng và xử phạt. Bên cạnh đó, vua Minh Mệnh còn lôi cuốn toàn xã hội vào cuộc chiến chống thuốc phiện bằng biện pháp vừa khen thƣởng cho ngƣời cáo giác, vừa trừng phạt những ngƣời che giấu. Tất cả các biện pháp đều dựa vào hệ thống pháp luật để xử lí. Nhờ đó, trong khoảng thời gian 20 năm cầm quyền của mình, vấn nạn thuốc phiện đã bị hạn chế một cách đáng kể. Đây là một trong những điểm sáng đáng ghi nhận trong chính sách trị nƣớc của vị vua này. III. KẾT LUẬN Đến thế kỉ XIX, tình hình buôn bán, sản xuất, tàng trữ và hút thuốc phiện diễn ra phổ biến ở Việt Nam. Vì vậy, thuốc phiện trở thành mối quan tâm hàng đầu của chính quyền trung ƣơng. Các vua Nguyễn đã cố gắng tìm mọi biện pháp để ngăn chặn tệ nạn thuốc phiện lan tràn trong nhân dân. Dƣới thời trị vì của mình vua Minh Mệnh đã nhận thức đƣợc tác hại của thuốc phiện đối với con ngƣời về thể chất và tinh thần. Để đối phó với tệ nạn thuốc phiện, vua Minh Mệnh đã đề ra rất nhiều biện pháp phòng chống thuốc phiện. Mặc dù những biện pháp đó của vua Minh Mệnh chƣa đem lại hiệu quả cao nhƣng các biện pháp đó đã để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu trong công tác phòng 238
  9. KỈ YẾU HỘI NGHỊ SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM HỌC 2013-2014 chống ma túy hiện nay. Đồng thời nó cũng chứng tỏ những nỗ lực, cố gắng của vua Minh Mệnh trong việc phòng chống thuốc phiện. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Dƣơng Văn Huy, Gạo và thuốc phiện: nghiên cứu về hoạt động mậu dịch của người Hoa ở Việt Nam nửa đầu thế kỉ XIX, Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, số 2 (418), 2011. [2] Philippe Le Failler, Độc quyền thuốc phiện ở Việt Nam, những nguyên tắc chỉ đạo việc khai thác cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX, Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, số 4, 1996. [3] Trần Văn Quyền, Ngự chế văn (Dụ văn) Minh Mệnh, Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn Quốc gia, 2000. [4] A. W. McCoy, C. B. Read, LP. Adam II, Nền chính trị ma túy ở Đông Nam Á, NXB Công an Nhân dân, Hà Nội, 2001. [5] Yoshiharu Tsuboi, Nước Đại Nam đối diện với Pháp và Trung Hoa 1847 – 1885, Ban Khoa học Xã hội Thành ủy TP. Hồ Chí Minh, 1990. [6] Viện Sử học, Minh Mệnh chính yếu, tập 1, NXB Thuận Hóa, Huế, 1994. [7] Viện Sử học, Minh Mệnh chính yếu, tập 2, NXB Thuận Hóa, Huế, 1994. [8] Viện Sử học, Minh Mệnh chính yếu, tập 3, NXB Thuận Hóa, Huế, 1994. [9] Viện Sử học, Quốc triều chính biên toát yếu, NXB Thuận Hóa, Huế, 1998. [10] Viện Sử học, Quốc sử di biên, NXB Văn hóa Thông tin, Hà Nội, 2009. [11] Viện Sử học, Đại Nam thực lục, tập 1, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2007. [12] Viện Sử học, Đại Nam thực lục, tập 2, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2007. [13] Viện Sử học, Đại Nam thực lục, tập 3, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2007. [14] Viện Sử học, Đại Nam thực lục, tập 4, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2007. [15] Viện Sử học, Đại Nam thực lục, tập 5, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2007. [16] Viện Sử học, Quốc sử di biên, NXB Văn hóa Thông tin, Hà Nội, 2007. 239
nguon tai.lieu . vn