Xem mẫu

  1. TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP Số 27 – Tháng 04/2021 NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH THAM GIA BẢO HIỂM XÃ HỘI TỰ NGUYỆN CỦA NGƯỜI DÂN TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ KIẾN TƯỜNG, TỈNH LONG AN Factors affecting the intention to participate in the voluntary Social Insurance of people in the area of Kien Tuong commune, Long An province Nguyễn Thị Kim Thanh 1 1 Học viên cao học Trường Đại học Kinh tế Công nghiệp Long An, Long An, Việt Nam ntkimthanh2015@gmail.com Tóm tắt — Nghiên cứu có mục tiêu cơ bản là xác định và đo lường mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến ý định tham gia Bảo hiểm Xã hội tự nguyện của người dân trên địa bàn thị xã Kiến Tường, tỉnh Long An. Tác giả sử dụng kết hợp mô hình thái độ, dựa trên mối quan hệ giữa thái độ và ý định hành vi, đồng thời phỏng vấn sâu đối với 6 chuyên gia để xây dựng mô hình nghiên cứu. Tác giả khảo sát 200 người dân thuộc nhóm đối tượng chưa tham gia và đã tham gia Bảo hiểm Xã hội tự nguyện trên địa bàn nghiên cứu. Kết quả chỉ ra rằng, trong 5 yếu tố được đề xuất, có 4 yếu tố được kế thừa từ những nghiên cứu trước, 1 yếu tố phát triển mới có ảnh hưởng đến ý định tham gia Bảo hiểm Xã hội tự nguyện của người lao động trên địa bàn thị xã Kiến Tường, tỉnh Long An. Các yếu tố đó lần lượt là “Kiến thức”, “Niềm tin”, “Cảm xúc” , “Thái độ tham gia Bảo hiểm Xã hội” và cuối cùng là yếu tố phụ thuộc “Ý định”. Trên cơ sở đó, tác giả đề xuất một số giải pháp và khuyến nghị nhằm thu hút người dân thuộc đối tượng trên địa bàn tham gia Bảo hiểm Xã hội tự nguyện. Abstract —This study has the basic goal of identifying and measuring the degree of ìnluence of the factors to participate in voluntary Social Insurance of people in the area of commune Kien Tuong, Long An province. The author has used combination of attitude model, based on the relationship between attitudes and behavioral intentions, simultaneously in-depth interviews with 6 experts to build research models. The author has surveyed 200 people in the group of subjects who have not participated and have participated in voluntary Social Insurance in the study area. The results show that, of the 5 proposed factors, there are 4 studies inherited from previous studies, 1 new development factor affects the employee's intention to participate in voluntary Social Insurance. in Kien Tuong commune, Long An province. Factors are respectively "Knowledge", "Faith", "Emotion", "Attitude to participate in social insurance" and finally factor is depend on factor "Intent". On that basis, the author proposes a number of solutions and recommendations to attract people who are subjects participating in the area to participate in voluntary Social Insurance. Từ khóa: Ý định tham gia; Bảo hiểm Xã hội tự nguyện Kiến Tường; Intent to participate, voluntary Social Insurance. 1. Giới thiệu Bảo hiểm Xã hội (BHXH) tự nguyện là một trong các chính sách mới theo đó Nhà nước có chính sách hỗ trợ người tham gia BHXH tự nguyện qua đó cũng cho thấy rằng đây là lĩnh vực được Nhà nước rất quan tâm (Quốc hội, 2014). Theo thống kê của BHXH Việt Nam, năm 2019 toàn quốc có 551.000 người tham gia BHXH tự nguyện, tăng 281.000 người so với năm 2018. Số người tham gia BHXH tự nguyện của năm 2019 của cả nước được đánh giá là “Sự đột phá về số lượng người tham gia”, nó bằng cả kết quả vận động của 10 năm trước đó. Tuy nhiên nếu so với tổng số 51 triệu người thuộc nhóm đối tượng trong độ tuổi lao động của cả nước thì con số 551.000 người chỉ chiếm 1,08%. Qua đó cho thấy số người tham gia BHXH tự nguyện dù tăng nhanh nhưng vẫn chưa tương xứng với tiềm năng lao động của nước ta. Thị xã Kiến Tường là huyện biên giới được chia tách ra từ huyện Mộc Hóa, người dân chủ yếu sinh sống bằng nghề nông, đất rộng, người thưa, không có khu cụm công nghiệp, chỉ có doanh nghiệp tư nhân, hộ kinh doanh cá thể mua bán sản xuất kinh doanh nhỏ lẻ và một số chi nhánh công ty địa phương khác đóng trên địa bàn. Số người tham gia BHXH tự nguyện năm 52
  2. TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP Số 27 – Tháng 04/2021 2019 so với năm 2017, tăng hơn gấp 3 lần tương ứng là 153 người và số tiền thu tăng hơn 659 triệu đồng. Tuy nhiên, nếu phân tích kỹ số 204 người đóng BHXH tự nguyện năm 2019, trong đó có 10 người tham gia BHXH tự nguyện do có thời gian tham BHXH bắt buộc trước đó nên muốn đóng thêm để đủ điều kiện hưởng chế độ hưu trí. Có 22 người tham gia BHXH tự nguyện là cán bộ bán chuyên trách ở xã phường được ngân sách Nhà nước hỗ trợ 70% mức đóng, còn lại là 172 người dân tham gia BHXH tự nguyện. Qua đó cho thấy số người tham gia BHXH tự nguyện trên địa bàn thị xã Kiến Tường còn thấp, chính sách BHXH tự nguyện vẫn chưa thu hút người dân tham gia. Để tìm hiểu nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng nhiều lao động chưa chủ động tham gia BHXH tự nguyện, đồng thời đề ra những giải pháp nhằm thu hút người lao động tham gia là cần thiết và có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo hệ thống an sinh xã hội của địa bàn thị xã nói riêng và của Việt Nam nói chung (Bảo hiểm Xã hội thị xã Kiến Tường, 2019). Nghiên cứu này nhằm tìm ra những nhân tố ảnh hưởng đến ý định tham gia BHXH tự nguyện của người dân trên địa bàn thị xã Kiến Tường, tỉnh Long An. 2. Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu 2.1. Cơ sở lý thuyết Thái độ đại diện cho niềm tin tích cực hay tiêu cực của con người và sự đánh giá về hành vi của mình. Thái độ nói đến sự đánh giá của con người về kết quả của một hành vi (Ajzen, 1991). Việc nhận biết được thái độ của khách hàng đối với một sản phẩm cụ thể sẽ giúp chúng ta suy ra được phản ứng của khách hàng đối với sản phẩm đó trong tương lai. Nếu một người không thích dịch vụ BHXH tự nguyện thì chúng ta cũng không mong đợi rằng người đó sẽ tham gia sử dụng dịch vụ BHXH tự nguyện. Ngược lại, nếu một khi đã thích dịch vụ BHXH tự nguyện thì người đó sẽ hình thành ý định tham gia dịch vụ này. Mô hình thái độ đơn thành phần (single–component attitude models) cho rằng cảm nhận sự ưa thích của người tiêu dùng đối với dịch vụ thường được xem là thái độ của người tiêu dùng đối với dịch vụ đó. Mô hình này có ưu điểm tiết kiệm thời gian, thiết kế bảng câu hỏi đơn giản và thực hiện nghiên cứu không phức tạp. Tuy nhiên, nhược điểm của nó là không cung cấp đầy đủ và sâu sắc các yếu tố ảnh hưởng đến sự đánh giá của khách hàng. Mô hình thái độ ba thành phần (tricomponent attitude model) theo Schiffman và Kanuk (2007), thái độ được miêu tả gồm ba thành phần: Nhận thức (cognition), cảm xúc hay sự ưa thích (affection) và xu hướng hành vi (intention). Thành phần nhận thức: Liên quan đến sự hiểu biết (knowledge) và niềm tin (belief) của một cá nhân về đối tượng. Nhận thức dựa trên kiến thức hay sự hiểu biết của khách hàng về dịch vụ thông qua những thông tin nhận được liên quan đến dịch vụ và kinh nghiệm của khách hàng có được khi sử dụng dịch vụ, từ đó hình thành niềm tin của khách hàng. Thành phần cảm xúc: Sự ưa thích đại diện cho cảm giác chung của khách hàng về việc thích hay không thích một đối tượng. Thành phần này thể hiện sự ưa thích nói chung về đối tượng chứ không phân biệt từng thuộc tính của đối tượng. Thành phần xu hướng hành vi: Còn gọi là ý định tham gia được thể hiện qua xu hướng tham gia của người dân. Họ có thể có xu hướng tham gia hay không tham gia BHXH tự nguyện. Xu hướng tham gia là một yếu tố quyết định hành vi tham gia BHXH tự nguyện, ví dụ tôi sẽ tham gia BHXH tự nguyện (vì lý do nó mang lại lợi ích gì đó). Mối quan hệ giữa thái độ và ý định hành vi: Thái độ sẽ làm thay đổi các khía cạnh trong cuộc sống của họ. Trong đó có thái độ với một sự vật hiện tượng nào đó sẽ dẫn đến một hành vi dự định nào đó đối với sự vật hiện tượng. Nếu họ có thái độ tích cực sẽ dẫn đến những hành động tích cực, ngược lại nếu thái độ của họ tiêu cức thì họ sẽ có những dự định tiêu cực. 53
  3. TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP Số 27 – Tháng 04/2021 2.2. Mô hình nghiên cứu Từ những vấn đề phân tích ở trên, tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu dựa trên mô hình thái độ và mối quan hệ giữa thái độ và ý định hành vi. Cụ thể mối quan hệ này được thể hiện trong mô hình đề xuất. Hình 1. Mô hình thái độ 3 thành phần Kiến thức (knowledge) H1 H2 Ý định hành vi Niềm tin (belief) Thái độ (attiude) (intention) H3 Cảm xúc (affection) Giới tính (nam, nữ) Nghề nghiệp (nông dân, tiểu thương, tự do) Thái độ (tích cực, không tích cực) Dựa trên cơ sở phân tích các giả thuyết nghiên cứu có ảnh hưởng ý định tham gia BHXH tự nguyện và tham khảo các nghiên cứu trước cùng nội dung. Tác giả đã tiếp nhận và tổng hợp các nhân tố có ảnh hưởng đến việc tham gia BHXH tự nguyện và xem xét cụ thể trong nghiên cứu này theo mô hình nghiên cứu đề xuất có 5 khái niệm tiềm ẩn là: “Kiến thức; Niềm tin; Cảm xúc; Thái độ; Ý định hành vi ”. Nghiên cứu kế thừa thang đo của 4 khái niệm và phát triển thang đo mới cho khái niệm “Cảm xúc”. 2.3. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu được thực hiện thông qua 2 giai đoạn chính là nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức. Nghiên cứu sơ bộ sử dụng phương pháp định tính được tiến hành trên cơ sở lý thuyết, kế thừa bộ thang đo của các tác giả nghiên cứu trước. Thông tin thu thập được qua các cuộc thảo luận nhóm với 4 chuyên gia và 2 người dân nhằm đưa ra được thang đo chính thức gồm 19 biến quan sát, trong đó thang đo cảm xúc phát triển mới 4 quan sát. Nghiên cứu chính thức sử dụng phương pháp định lượng được thực hiện tại thị xã Kiến Tường, tỉnh Long An với mẫu được chọn thuận tiện, phi xác suất nhằm cho phép lượng hóa và đo lường thông tin thu thập được bằng những con số thực tế. Từ đó, tác giả xây dựng mô hình nghiên cứu hoàn chỉnh. Đối tượng khảo sát là người dân đã tham gia BHXH tự nguyện cũng như chưa tham gia BHXH tự nguyện. 3. Kết quả nghiên cứu 3.1. Phân tích Cronbach’s Alpha Sau khi phân tích độ tin cậy của các biến quan sát có hệ số Cronbach’s Alpha đều trong ngưỡng chấp nhận (từ 0.6 - 0.95) và hệ số tương quan biến tổng đều đạt yêu cầu (>= 0.3). Trong đó, thang đo “Niềm tin” (NT) bị loại 1 biến NT1 (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2005). 54
  4. TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP Số 27 – Tháng 04/2021 Bảng 1. Kết quả Cronbach’s Alpha thang đo các thành phần Số biến Cronbach's Tên thang đo Mã hóa Kết luận quan sát Alpha Thang đo Kiến thức KT 4 .868 Đạt độ tin cậy Thang đo Niềm tin NT 3 .791 Đạt độ tin cậy Thang đo Cảm xúc CX 4 .756 Đạt độ tin cậy Thang đo Thái độ tham gia BHXH TD 4 .812 Đạt độ tin cậy Thang đo Ý định YD 3 .852 Đạt độ tin cậy Nguồn: Tác giả ước lượng từ phần mềm SPSS 3.2. Phân tích EFA Hệ số KMO = 0.803 > 0.5 và Sig = 0.000; Phương sai trích bằng 66.7%; Eigenvalues = 1.720, tất cả chỉ số đều thỏa (Nguyễn Đình Thọ, 2013). Bảng 2. Phân tích EFA cho các biến độc lập Com Initial Eigenvalues Extraction Sums of Squared Rotation Sums of Squared pone Loadings Loadings nt Total % of Cumulative Total % of Cumula Total % of Cumula Variance % Varianc tive % Varianc tive % e e 1 3.697 33.610 33.610 3.697 33.610 33.610 2.868 26.069 26.069 2 1.921 17.468 51.077 1.921 17.468 51.077 2.321 21.100 47.169 3 1.720 15.637 66.714 1.720 15.637 66.714 2.150 19.545 66.714 4 .685 6.227 72.942 5 .549 4.990 77.931 6 .544 4.948 82.879 7 .490 4.455 87.334 8 .431 3.922 91.256 9 .362 3.290 94.546 10 .330 2.996 97.542 11 .270 2.458 100.000 Nguồn: Tác giả ước lượng từ phần mềm SPSS Bảng 3. Phân tích EFA cho các biến độc lập/phụ thuộc Component Initial Eigenvalues Extraction Sums of Squared Loadings Total % of Cumulative % Total % of Variance Cumulative % Variance 1 2.563 64.082 64.082 2.563 64.082 64.082 2 .690 17.240 81.322 3 .394 9.855 91.177 4 .353 8.823 100.000 Nguồn: Tác giả ước lượng từ phần mềm SPSS 55
  5. TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP Số 27 – Tháng 04/2021 Hệ số KMO = 0.724 > 0.5 và Sig = 0.000; Phương sai trích bằng 77.162%; Eigenvalues= 2.315, tất cả cas1c chỉ số đều thỏa (Nguyễn Đình Thọ, 2013). Bảng 4. Phân tích EFA cho các biến phụ thuộc Component Initial Eigenvalues Extraction Sums of Squared Loadings Total % of Variance Cumulative % Total % of Variance Cumulative % 1 2.315 77.162 77.162 2.315 77.162 77.162 2 .396 13.201 90.362 3 .289 9.638 100.000 Nguồn: Tác giả ước lượng từ phần mềm SPSS Phân tích EFA các biến độc lập cho thấy, sau khi loại biến NT1 các quan sát còn lại đạt độ tin cậy cần thiết và biến phụ thuộc cũng đạt yêu cầu của phân tích EFA. 3.3. Phân tích hồi quy bội Bảng 5. Hệ số hồi quy bội 1 Model Unstandardized Standardized t Sig. Collinearity Statistics Coefficients Coefficients B Std. Error Beta Tolerance VIF (Constant) .632 .317 1.997 .047 KT .206 .074 .189 2.804 .006 .880 1.136 1 NT .248 .066 .250 3.748 .000 .905 1.106 CX .316 .073 .284 4.325 .000 .927 1.079 Nguồn: Tác giả ước lượng từ phần mềm SPSS Phân tích hồi quy với 3 biến độc lập (KT, NT, CX) và biến phụ thuộc TD, tác giả nhận thấy cả 3 biến độc lập có ý nghĩa thống kê ở mức 95%. Kết quả thái độ của người dân tại thị xã Kiến Tường phụ thuộc vào 3 thành phần là: (1) Kiến thức; (2) Niềm tin; (3) Cảm xúc. Ba giả thuyết được thỏa mãn là H1, H2, H3 với độ tin cậy 95% và phương trình hồi quy chuẩn hóa là: TD = 0.189*KT + 0.250*NT + 0.284*CX (1). Tác giả nhận thấy nhân tố “Cảm xúc” có hệ số tác động cao nhất (β = 0.284). Bảng 6. Hệ số hồi quy bội 2 Model Unstandardized Standardized t Sig. Collinearity Coefficients Coefficients Statistics B Std. Error Beta Tolerance (Constant) 2.706 .234 11.569 .000 1 TD .249 .071 .248 3.496 .001 1.000 Nguồn: Tác giả ước lượng từ phần mềm SPSS Phân tích hồi quy với 1 biến độc lập (TD) và biến phụ thuộc YD, hồi quy có ý nghĩa thống kê ở mức 95%. Kết quả ý định của người dân tại thị xã Kiến Tường phụ thuộc vào thành phần thái độ với giả thuyết được thỏa mãn là H4 với độ tin cậy 95% và phương trình hồi quy chuẩn hóa là: YD = 0.284*TD (2) 4. Kết luận và khuyến nghị Nghiên cứu dựa trên kết quả khảo sát 200 người dân thuộc nhóm người chưa tham gia và đã tham gia BHXH tự nguyện trên địa bàn 02 phường và 01 xã của thị xã Kiến Tường. Dữ liệu 56
  6. TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP Số 27 – Tháng 04/2021 được thống kê, xử lý bằng phần mềm SPSS 20 nhằm đánh giá sự tin cậy của các thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha. Sau đó kiểm định giá trị khái niệm của thang đo bằng phân tích nhân tố khám phá EFA, cuối cùng kiểm định giả thuyết nghiên cứu bằng mô hình hồi quy tuyến tính. Hồi quy (1) và (2) đều có ý nghĩa thống kê. Khi xem xét về ý định mua BHXH tự nguyện theo sự khác biệt theo giới tính, thái độ, nghề nghiệp chỉ có phân nhóm theo thái độ là có sự khác biệt. Theo đó, nhóm có thái độ cao có xu hướng mua BHYT tự nguyện cao hơn. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu các biến quan sát, tác giả đề xuất một số khuyến nghị để tăng sự thu hút người tham gia BHXH tự nguyện trên địa bàn thị xã Kiến Tường như sau: Thứ nhất: Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền trực tiếp và đa dạng hình thức phối hợp trong công tác tuyên tuyền về chính sách BHXH tự nguyện đến người dân. Thứ hai: Tăng cường biện pháp quản lý hiện đại, nâng cao năng lực, chất lượng phục vụ của cơ quan BHXH và của nhân viên đại lý thu BHXH tự nguyện. Thứ ba: Kiến nghị với Quốc hội nghiên cứu sửa đổi bổ sung chế độ chính sách BHXH tự nguyện, tăng mức hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước, xem xét việc cấp thẻ BHYT cho người dân trong thời gian tham gia BHXH tự nguyện để làm tăng tính hấp dẫn tham gia của người dân. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Bảo hiểm Xã hội thị xã Kiến Tường (2019). Báo cáo kết quả hoạt động giai đoạn 2017 – 2019. [2]. Hoàng Trọng và Chu nguyễn Mộng Ngọc (2005). Phân tích dữ liệu với SPSS. Hà Nội: Nhà xuất bản Thống Kê. [3]. Nguyễn Đình Thọ (2013). Phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh doanh. TPHCM: Nhà xuất bản Tài Chính. [4]. Quốc hội Việt Nam (2014). Luật Bảo hiểm Xã hội số 58/2014/QH13. [5]. Ajzen, I. (1991). The theory of planned behavior. Organizational Behavior and Human Decision Process. 50: 179-211. [6]. Schiffman, L.G. and Kanuk, L.L. (2007). Consumer Behavior. 9th edn. New Jersey: Prentice Hall. Ngày nhận: 04/03/2021 Ngày duyệt đăng: 01/04/2021 57
nguon tai.lieu . vn