Xem mẫu

  1. Những lời khuyên giúp bạn tìm việc Sau khi bị sa thải, Joe Loser thức dậy vào sáng hôm sau, uống một cốc cà phê và ngồi ở bàn ăn mở từng trang báo cùng với bút đánh dấu trong tay. Sau khoảng 30 phút tìm và đánh dấu những công việc phù hợp với mình, Joe đến bên máy tính và bắt đầu làm CV. Sau một vài giờ, Joe làm xong CV và cho từng cái vào phong bì. Để tiết kiệm thời gian, anh photo những lá đơn xin việc viết tay và gửi đến những nơi mà anh tìm được trên báo vào buổi sáng. Nhiều tuần trôi qua mà vẫn không có cuộc điện thoại nào từ phía nhà tuyển dụng. Joe quyết định phải chờ thêm và đồng thời gửi CV đến nhà tuyển dụng khác. Anh lại tiếp tục vòng quay đi tìm việc.
  2. Điều gì khiến anh phải chờ đợi lâu như vậy mà không có kết quả? Và phải làm gì để có được sự phản hồi? Cho dù muốn hay không đi nữa thì chúng ta cũng sẽ phải đối mặt với vấn đề mà nhiều người quan tâm: đó là việc làm. Có thể bạn sẽ không đảm nhận công việc ở vị trí mà bạn đang làm mãi mãi, đặc biệt là trong thời đại ngày nay và nhiều năm sau. Ở vào một thời điểm nào đó, bạn có thể bị sa thải, mất việc hay vì một lý do đơn giản hơn là thay đổi công việc. Bạn sẽ làm gì để tìm một công việc tốt và ưng ý? Bạn sẽ phải mất nhiều thời gian để xem các chương trình quảng cáo và gửi các CV (hồ sơ xin việc), và phải có những kế hoạch để tìm kiếm cơ hội việc làm. Những việc cần làm khi đi xin việc Bạn cũng biết rằng, cái giá để có được một công việc khác là phải mất nhiều thời gian. Tìm được một việc không phải là khó nhưng để tìm một môi trường có điều kiện làm việc tốt mới là vấn đề chính. Điều mà bạn muốn ở công ty sau là mức lương được trả phải cao hơn công ty trước, có môi trường làm việc tốt hơn và có nhiều cơ hội thăng tiến hơn. Đầu tiên, bạn cần phải cập nhật CV của bạn và không nên dài hơn hai trang.Và luôn phải tìm hiểu trước cho mình những vấn đề sau: - Bạn sẽ nói chuyện với ai? - Bạn sẽ nói chuyện với nhà tuyển dụng khi nào? - Bạn sẽ nói chuyện gì với họ?
  3. ... Tiếp đó, những nguồn thông tin sau sẽ giúp cho bạn kiếm việc một cách dễ dàng hơn: - Một danh sách bạn bè hay doanh nghiệp để liên lạc có thể sẽ giúp bạn có được một vị trí làm việc mà không đăng thông báo tuyển dụng; - Thư viện công cộng (một nguồn lớn với những tờ báo từ khắp cả nước, tờ báo có danh tiếng, và các tạp chí xuất bản định kỳ có chứa đựng những thông tin tuyển dụng); - Các đài truyền hình trong khu vực (nơi cũng cung cấp các thông tin tuyển dụng cho các nhà tuyển dụng trong khu vực); - Đài phát thanh trong khu vực cũng là một cơ hội tìm việc tốt cho bạn; - Mạng Internet cũng là nơi mà hàng ngày có hàng trăm việc làm cho bạn. Sau đó, Bạn hãy gọi đến các công ty mà bạn cảm thấy phù hợp với khả năng của mình, đồng thời cũng hỏi tên những người mà bạn định gửi CV cho họ. Kinh nghiệm: khi bạn viết một lá đơn xin việc, hãy viết đơn đến người trực tiếp tuyển bạn. Mẹo nhỏ này sẽ giúp bạn có được thành công lớn ngay từ khi bắt đầu xin việc. Những điều cần lưu ý để có được thành công khi xin việc
  4. Một trong những nhân tố quan trọng tạo sự khác biệt khi đi tìm việc là phải làm CV của mình một cách chi tiết. Hãy sử dụng những lời khuyên này để làm tăng cơ hội thành công khi đi xin việc: - Phải chắc chắn rằng CV và đơn xin việc không có những lỗi đánh máy hay viết tay (bạn phải kiểm tra kỹ đồng thời cũng nên nhờ người khác đọc và sửa những lỗi đó). - Sử dụng tên người bạn sẽ gửi CV đến. - Gọi điện và nói chuyện với người với người mà bạn đã gửi CV và hãy trực tiếp liên hệ với họ nếu bạn thực sự quan tâm đến vị trí đó. - Hãy nhớ là chỉ gửi thư viết tay có kèm lời cảm ơn đến người nhận lá đơn này. - Nếu vì một lý do nào đó bạn vẫn chưa được trúng tuyển vào vị trí đó thì hãy gọi đến cho người quản lý và hỏi họ điều mà bạn thiếu sót là gì. Cách này sẽ giúp bạn có được sự chuẩn bị tốt hơn trong lần sau. Nói chung, cũng giống như mọi công việc khác, tìm được một công việc tốt là một việc khó và đòi hỏi sự kiên nhẫn. Bạn đừng nên thất vọng nếu thất bại trong lần đi xin việc đầu tiên. Phải biết rút ra bài học từ những thất bại của mình.
nguon tai.lieu . vn