Xem mẫu

  1. NHỮNG KHÓ KHĂN THƯỜNG GẶP CỦA SINH VIÊN VIỆT NAM KHI HỌC CHỮ HÁN TỰ VÀ MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP HỌC HIỆU QUẢ Nguyễn Thị Lan Anh, La Vương Tâm Như, Trương Đình Phúc, Ngô Đình Khánh Trân, Đoàn Phương Trinh Viện Khoa học Xã hội và Nhân văn, Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh GVHD: ThS. Phan Anh Tuấn TÓM TẮT Với bề dày hơn 1000 năm lịch sử, Việt Nam chịu nhiều ảnh hưởng từ nền văn hóa Trung Quốc, trong đó ngôn ngữ Trung Quốc và chữ viết của ngôn ngữ này - chữ Hán có ảnh hưởng tương đối sâu đậm, đến văn hóa, ngôn ngữ nước ta. Do nhu cầu thực tế ngày càng cao, người học ngày một tăng, một trong những rào cản lớn của người Việt khi học tiếng Trung Quốc chính là Hán tự. Hán tự là loại văn tự tượng hình biểu ý, xét về hình dạng, nó hoàn toàn khác biệt với hệ thống chữ viết hiện hành của chúng ta. Bài viết này đề cập đến khó khăn và một số phương pháp nhằm nâng cao hiệu quả học Hán tự cho người Việt. Từ khóa: Hán tự, khó khăn, người Việt, phương pháp học, sơ lược về Hán tự. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1 Lý do chọn đề tài Xã hội hiện nay phát triển theo hướng Công nghệ 4.0, rào cản ngôn ngữ là một trở ngại cho người Việt Nam trong việc hội nhập và phát triển. Tuy nhiên, để học được một ngôn ngữ đó là việc chưa bao giờ dễ dàng, đặc biệt là với các ngôn ngữ có ký hiệu biểu tượng, biểu âm mà Hán tự là một trong số đó. Ở Việt Nam, học Hán tự trong tiếng Trung là vấn đề lớn đối với người Việt, hầu hết chúng ta mắc các lỗi như chữ viết chưa đẹp, chưa đúng, tỷ lệ thành thạo chữ Hán chưa cao,... Bài viết này trước hết nêu lên những khó khăn của sinh viên trong quá trình học chữ Hán, sau đó sẽ đưa ra một số phương pháp học và ghi nhớ chữ Hán hiệu quả với mong muốn giúp sinh viên khắc phục những trở ngại trong quá trình học tiếng Trung Quốc nói chung và học chữ Hán nói riêng. 1.2 Mục đích nghiên cứu Khảo sát những nguyên nhân làm sinh viên Việt Nam cảm thấy việc học chữ Hán tự trở nên khó khăn và từ đó tìm ra những phương pháp học chữ Hán tự hiệu quả hơn. 1.3 Nhiệm vụ nghiên cứu Phân tích những khó khăn thường gặp của sinh viên Việt Nam khi học chữ Hán tự. Phân tích những phương pháp học chữ Hán tự hiệu quả. 2425
  2. 2 NỘI DUNG 2.1 Đối tượng nghiên cứu Sinh viên Việt Nam nói chung. 2.2 Những khó khăn thường gặp của sinh viên Việt Nam khi học Hán tự Có quá nhiều chữ Hiện chưa có số liệu chính xác về tổng số chữ Hán. Kho chữ Hán của Công ty Thiết bị Tư vấn Quốc An Bắc Kinh (kho chữ đầy đủ nhất ở TQ hiện nay) đã nhập được 91.251 chữ có xuất xứ và đã qua kiểm định. Nhằm ổn định việc dùng chữ trong xã hội, bảng này không phục hồi chữ phồn thể. Bảng gồm 8.105 chữ giản thể, chia ba cấp: Cấp 1 gồm 3500 chữ; Cấp 2 gồm 3000 chữ và Cấp 3 gồm 1605 chữ. Đó là tình trạng quá nhiều chữ Hán gây khó khăn cho người học. Nhiều chữ có quá nhiều nét và khó nhớ Chữ Hán cấu tạo bởi các đơn vị nhỏ nhất là nét. Có tám nét cơ bản: chấm, ngang, sổ, phẩy, mác, hất, gập, móc. Phần lớn chữ Hán có nhiều nét, hình dạng chữ phức tạp, khó nhớ khó viết. Bình quân mỗi chữ có 11- 12 nét, song có đến 221 chữ có hơn 17 nét. Đều là chữ giản thể mà vẫn còn nhiều nét như thế, thực sự khiến người ta ngại học. Thông dụng chỉ có ba chữ một nét: chữ 一 [yi] (Nhất), chữ 丨 có bốn âm đọc [gǔn], [shù], [yī], [tuì], và chữ 乙 [yǐ] (Ất). Còn lại 19 chữ hai nét, 52 chữ ba nét, 116 chữ bốn nét, 158 chữ năm nét, 251 chữ sáu nét... Một số chữ quá nhiều nét: chữ 矗 [chù] (Xúc, đứng thẳng) 24 nét, 蠼 [qú] (Cù, tên một loài côn trùng) 26 nét; thậm chí như chữ 齉 [nàng] (Náng, ngạt mũi) có đến 36 nét. Ngoài ra, một chữ 48 nét, cấu tạo bởi ba chữ Long phồn thể (mỗi chữ 16 nét), đọc [dá] (sự bay của cả đàn rồng). Một số chữ tạo ra bằng cách đơn giản xếp chồng cùng một chữ, như chữ [dá] (sự bay của cả đàn rồng), cấu tạo bởi ba chữ Long phồn thể (một trên, hai dưới, tổng cộng 48 nét); hay chữ [zhé] (lải nhải, lắm điều), ghép bởi bốn chữ Long phồn thể (hai trên, hai dưới), cũng là chữ Hán có nhiều nét nhất - 64 nét. Không sử dụng bảng chữ cái alphabe Tiếng Trung có nhiều thổ ngữ rất khó hiểu nên khó có thể truyền đạt cho người khác hiểu, vì thế học sẽ không có hệ thống bảng chữ cái mà thay vào đó là chữ viết Hán tự và giao tiếp vì họ rất sùng kýnh với ngôn ngữ nguyên bản và ngăn cản sự ra đời của bảng chữ cái alphabet. Chữ viết hoa mị nhưng khó nắm bắt được quy tắc viết Ký tự Trung Quốc được xuất hiện trong các bức họa truyền thống và tác phẩm nghệ thuật nhưng không phải ai cũng nắm bắt được quy tắc viết vì cần phải nhớ hơn 200 bộ thủ, cách đặt bút quy tắc viết và các nét. Cùng với đó là có một số chữ có hình thể gần giống nhau gây khó khăn cho việc ghi nhớ. 2426
  3. 2.3 Một số phương pháp học hiệu quả 2.3.1 Ghi nhớ các nét và quy tắc viết Người Việt chúng ta hiện nay đang sử dụng mẫu chữ Latinh vì thế khi chúng ta nhìn vào chữ Hán cảm thấy rất phức tạp, nhưng thực tế trong chữ Hán chỉ bao gồm 8 nét cơ bản (ngang, sổ, chấm, hất, phẩy, mác, gập, móc) và một số nét viết riêng có quy định cách viết (ngang móc, cong móc, mác móc, mác ngang móc, sổ ngang, ngang sổ, sổ ngang móc, phẩy mác, ngang móc, sổ ngang móc). Nhớ các nét sẽ thuận lợi cho việc luyện chữ, nhớ thứ tự các nét, đếm nét và dễ dàng tra từ điển. Đồng thời kết hợp với quy tắc viết (7 quy tắc: Ngang trước sổ sau; phết trước mác sau; trái trước phải sau, trên trước dưới sau; ngoài trước trong sau; giữa trước hai bên sau; vào trước đóng sau) sẽ dễ dàng trong quá trình luyện viết, và khi chúng ta đưa chữ vào một hệ thống viết nhất định khiến chúng ta bớt đi đường vòng khiến ta dễ dàng nhớ cách viết và giúp ta nhớ chữ tốt hơn. 2.3.2 Ghi nhớ bộ thủ Chứ Hán được cấu tạo bởi các bộ thủ và bộ thủ có thể nằm ở các vị trí như sau: Trái 氵, phải 刂, trên 宀, dưới 灬, trên trái 厂, trái dưới 廴, bao quanh 冂. Bộ thủ hiện diện trong một chữ có khi biểu hiện được ý nghĩa của toàn bộ chữ đó. Nhớ được các bộ thủ đó chính là đã nhớ cách viết tiếng Trung như thế nào và việc còn lại chính là ghép các bộ thủ đó với nhau để tạo nên được một chữ hoàn chỉnh. Hiện nay trong tiếng Trung có 214 bộ thủ và phần lớn những bộ thủ này không thể tách ra được nữa, nhớ được hết tất cả các bộ thủ này là đã nhớ cách viết tiếng Trung như thế nào và việc còn lại chính là ghép các bộ thủ đó với nhau để tạo nên được một chữ hoàn chỉnh. VD: chữ 好 bên trái là bộ Nữ 女 - người phụ nữ, bên phải là bộ Tử 子 – đứa con trai, ngụ ý là người phụ nữ có con trai là tốt nhất. 2.3.3 Phương pháp chiết tự Chiết tự là một trong những mẹo để học và nhớ chữ Hán rất hay và hiệu quả của người xưa. Chiết tự nảy sinh trên cơ sở nhận thức về hình thể của chữ Hán, cách ghép các bộ, cách bố trí các bộ, các phần của chữ. Trên phương diện nào đó, chiết tự chính là sự vận dụng phân tích chữ Hán một cách linh hoạt sáng tạo. Hơn thế nữa, nó không chỉ dừng lại ở hình thức phân tích chữ Hán thuần túy mà còn chuyển sang địa hạt văn chương và các trò chơi thử tài trí tuệ đầy thú vị và hấp dẫn. Như chúng ta cũng biết chữ Trung Quốc luôn có sự kết hợp nổi bật giữa ba mặt: hình- âm- nghĩa. Chiết tự trong chữ Hán không chỉ chiết về mặt hình thể chữ mà còn liên hệ với cả phương diện âm và nghĩa. Về mặt hình thể, chiết tự dựa trên nguyên tắc phân chữ Hán ra các bộ phận cấu thành của chữ. Về mặt âm, chiết tự sử dụng các tri thức mang tính ngữ âm học như nói lái và phiên thiết. Về mặt nghĩa, chiết tự dựa vào bản chất biểu ý của chữ Hán. Có những kiểu chiết tự như sau: “Cô kia đội nón chờ ai “Thương em, anh muốn nên duyên, Hay cô yên phận đứng hoài thế cô.” (Chữ an 安) Sợ e em có chữ thiên trồi đầu” (Chữ phu 夫). 2427
  4. “Con dê ăn cỏ đầu non, Tựa cây (木) mỏi mắt (目) chờ mong. Bị lửa cháy hết không còn chút đuôi.” (Chữ mỹ 美) Người nơi xa ấy trong lòng (心) có hay?” (Chữ tưởng: 想) 2.3.4 Ghi nhớ chữ tượng hình và hội ý Chữ Hán là dạng chữ tượng hình, tức là chữ viết dùng để mô phỏng lại hình ảnh thực tế của đồ vật đó ngoài đời. Vì thế “phương pháp liên tưởng tượng hình” cũng sẽ giúp ích rất nhiều cho việc nhớ chữ và thuộc chữ. Ví dụ như: 手(tay), 口 (miệng), 田(ruộng), 水(nước), 足(chân)... Chữ hội ý là hội tụ những chữ có ỹ nghĩa riêng biệt ghép lại với nhau tạo nên một từ có nghĩa mới Ví dụ: “木” có nghĩa là cây, 2 chữ “木” sẽ tạo thành chữ “林” nghĩa là rừng. Chữ “口” có nghĩa là miệng, ghép với chữ “鳥” có nghĩa là chim sẽ tạo thành chữ “鳴” có nghĩa là kêu, hót. 2.3.5 Phân biệt các chữ tương đồng Chữ Hán có rất nhiều chữ có cách viết tương tự nhau hoặc gần giống nhau. Nếu không để ý và phân biệt rõ ràng sẽ rất dễ nhầm lẫn. Chúng ta nên ghi lại những chữ tương đồng để tránh nhầm lẫn, ví dụ: 天, 人, 犬, 太, 夫, 矢 hay 王, 玉, 主, 壬. 2.3.6 Chuẩn bị bài trước và ôn tập sau khi học Nhiều bạn hiện nay thường bỏ qua khâu chuẩn bị bài trước khi đến lớp và cho nó là không quan trọng, chỉ việc nghe thầy cô giảng là đủ. Nhưng thật sự việc học Hán tự lại không phải như vậy, việc chuẩn bị bài trước, soạn từ vựng tước khi đến lớp giúp bạn định hình được kiến thức, nghĩa của từ và cách viết đúng thứ tự của Hán tự. Nhờ đó bạn dễ dàng tiếp thu hơn, hiểu rõ hơn về Hán tự. Ôn tập sau tiết học sau quá trình nghe giảng trên lớp và được giảng viên củng cố lại những lỗi sai. Ta bắt đầu lên kế hoạch học phù hợp để ôn lại kiến thức đã học. Tránh việc bỏ sót và quên kiến thức. 3 KẾT LUẬN Với hình thức viết trong ô vuông rất đặc biệt đã khiến Hán tự trở nên hấp dẫn, thần kỳ đối với những người nước ngoài khi tiếp xúc và sử dụng nó. Tuy nhiên, chữ Hán cũng là một trở ngại lớn đối với người học tiếng Trung bởi đặc điểm khó nhớ và khó viết. Học viết chữ Hán là 1 quá trình rèn luyện, kỳ công mà người học phải có sự kiên trì và bền bỉ. Nhưng nếu kết hợp với những phương pháp không phù hợp sẽ dẫn đến kém hiệu quả, lãng phí thời gian. Bài viết trên đây là 1 phần nhỏ nghiên cứu về khó khăn của người Việt khi học hán tự và một số phương giúp nâng cao kỹ năng và hiệu quả của cho người học Hán tự nói riêng và tiếng Trung nói chung. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Nguyễn Dức Hùng, Australia – Giới thiệu chứ Hán. 2428
  5. [2] Nguyễn Thị Thu Trang, Nguyễn Châu Giang, Đại học Quốc gia Hà Nội (2015) - Một số phương pháp học chữ Hán hiệu quả. [3] duhockokono.vn - Chiết tự Học chữ Hán theo phong cách Việt. [4] Phần mềm viết sớ Hán nôm. [5] Tiasang.com.vn - Tản mạn đôi điều về chữ Hán. [6] Vnexpress.vn – 9 lý do cân nhắc trước khi học tiếng Trung. 2429
nguon tai.lieu . vn