Xem mẫu

  1. KỈ YẾU HỘI NGHỊ SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM HỌC 2013-2014 NHỮNG KHÓ KHĂN KHI TƢƠNG HỢP PHÂN TỪ QUÁ KHỨ TRONG VIỆC CHIA ĐỘNG TỪ Ở THÌ QUÁ KHỨ KÉP CỦA SINH VIÊN NĂM THỨ NHẤT, KHOA TIẾNG PHÁP, TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI Nguyễn Minh Hằng, Lê Thảo Uyên, Lớp K62A, Khoa Tiếng Pháp GVHD: ThS. Hoàng Thị Hồng Vân Tóm tắt: Bài nghiên cứu của chúng tôi cung cấp đến cho bạn đọc cơ sở lí thuyết cơ bản về một hiện tượng ngữ pháp đặc biệt: tương hợp phân từ quá khứ trong thì quá khứ kép. Chúng tôi đi vào xác định và phân tích khó khăn trong việc thực hành hiện tượng ngữ pháp này của sinh viên năm thứ nhất Khoa Tiếng Pháp, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Đồng thời chúng tôi đưa ra một số đề xuất giáo dục với mong muốn góp phần vào cải thiện việc học của sinh viên. Từ khóa: Khó khăn, tương hợp, phân từ quá khứ, thì quá khứ kép, chia động từ, ngữ pháp tiếng Pháp, tiếng Pháp. I. MỞ ĐẦU Tại Khoa Tiếng Pháp, Trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội, hầu hết sinh viên năm thứ nhất không học tiếng Pháp ở trƣờng trung học. Tuy sinh viên đã học tiếng Anh, đã có một số kinh nghiệm trong việc học một ngôn ngữ nƣớc ngoài, nhƣng khi bắt đầu học tiếng Pháp, sinh viên gặp phải rất nhiều khó khăn, đặc biệt là trong việc học ngữ pháp. Trong tiếng Anh, cách chia động từ không phức tạp nhƣ tiếng Pháp . Sau khi quan sát các bài tập viết và bài tập ngữ pháp của sinh viên năm thứ nhất, chúng tôi thấy họ mắc rất nhiều lỗi trong việc tương hợp phân từ quá khứ ở thì quá khứ kép. Nếu chúng ta không tìm hiểu và tìm hướng giải quyết vấn đề này ngay từ đầu, việc sinh viên mắc lỗi sẽ tiếp diễn và ngày càng nghiêm trọng. Chúng tôi thực hiện nghiên cứu với mong muốn xác định, sửa lỗi sai và tìm ra nguyên nhân mắc lỗi trong việc tƣơng hợp phân từ quá khứ để cung cấp, đề xuất một số ý kiến giúp sinh viên hiểu rõ hơn về hiện tƣợng ngữ pháp này. Để thực hiện công trình nghiên cứu này, chúng tôi quyết định sử dụng ba phƣơng pháp: So sánh, Tổng hợp và Phân tích. Cấu trúc của nghiên cứu bao gồm ba chƣơng: Trong chƣơng đầu tiên, chúng tôi muốn cung cấp cho cơ sở kiến thức lí thuyết bao gồm các định nghĩa, các thì trong chia động từ ; thì quá khứ kép, phân từ quá khứ trong chia động từ; và tƣơng hợp phân từ quá khứ ở thì quá khứ kép. Trong chƣơng thứ hai, chúng tôi đã thực hiện một bảng khảo sát sinh viên năm đầu tiên của Khoa Tiếng Pháp, Trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội. Thông qua các kết quả này, chúng tôi xác định và phân tích các lỗi trong bài tập. Cuối cùng, chúng tôi muốn cung cấp một số gợi ý trong việc học để giúp học sinh hiểu rõ hơn về hiện tƣợng ngữ pháp này. 460
  2. KỈ YẾU HỘI NGHỊ SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM HỌC 2013-2014 Chúng tôi hy vọng nghiên cứu này sẽ giúp ngƣời học hiểu rõ hơn về một trong những vấn đề ngữ pháp thông dụng nhất nhằm tránh những sai sót trong làm bài tập cũng nhƣ soạn thảo văn bản đồng thời nâng cao kĩ năng ngữ pháp cho ngƣời học. II. NỘI DUNG 1. Cơ sở lí thuyết 1.1. Định nghĩa chia động từ Chia động từ là toàn bộ các hình thức có thể có của một động từ. Đối với động từ, nó diễn tả một hành động diễn ra, gây nên bởi một đối tƣợng, hay sự tồn tại, trạng thái hoặc sự kết hợp các thuộc tính của đối tƣợng đó. Ví dụ: Il fait du violon. 1.2. Thì trong chia động từ Các thì (temps) của thức trực thuyết (mode indicatif): 1) Thì hiện tại (présent) 2) Thì quá khứ kép (passé composé) 3) Thì quá khứ chƣa hoàn thành (imparfait) 4) Thì tiền quá khứ (passé antérieur) 5) Thì quá khứ xa (plus-que-parfait) 6) Thì quá khứ đơn (passé simple) 7) Thì tƣơng lai gần (futur proche) 8) Thì tƣơng lai đơn (futur simple) 9) Thì tiền tƣơng lai (futur antérieur) 1.3. Thì quá khứ kép trong chia động từ Thì quá khứ kép (passé composé) diễn tả một hành động cụ thể và kết thúc trong quá khứ. Nó đƣợc tạo nên bằng cách sử dụng trợ động từ “avoir” hoặc “être” cùng với phân từ quá khứ (participe passé). Để có thể cấu thành đúng thì quá khứ kép, ta cần phải biết chia động từ “avoir” và “être” ở hiện tại, xác định động từ nào chia với «avoir» hoặc «être» và biết dạng của phân từ quá khứ. Những khó khăn chính trong thì quá khứ kép đến từ việc tƣơng hợp giống và số của phân từ quá khứ. 1.4. Phân từ quá khứ (participe passé) trong chia động từ 1.4.1. Việc sử dụng phân từ quá khứ trong thì quá khứ kép: Thì quá khứ kép đƣợc chia với trợ động từ être hoặc avoir, để diễn tả một hành động ở quá khứ. Nó đƣợc sử dụng trong xây dựng thì quá khứ kép, quá khứ xa, tiền tƣơng lai của thức trực thuyết và cũng trong thì quá khứ của thức điều kiện, thì quá khứ và tiền quá khứ của thức chủ quan. Ví dụ : Les bateaux sont rentrés au port. 1.4.2. Xây dựng phân từ quá khứ 461
  3. KỈ YẾU HỘI NGHỊ SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM HỌC 2013-2014 Để xây dựng phân từ quá khứ, ngƣời ta thêm vào gốc của động từ một vĩ tố (terminaison) phụ thuộc và nhóm động từ (Động từ nhóm 1: aimer  aimé/ aimés/ aimée/ aimées – Động từ nhóm 2: finir  fini/ finis/ finie/ finies – Động từ nhóm 3: prendre  pris/pris/prise/prise). 1.5. Tương hợp phân từ quá khứ ở thì quá khứ kép 1.5.1. Tương hợp phân từ quá khứ sử dụng trợ động từ ÊTRE Phân từ quá khứ sử dụng với động từ être hợp giống hợp số với chủ ngữ của động từ. (Ví dụ : Elle est partie). 1.5.2. Tương hợp phân từ quá khứ sử dụng trợ động từ AVOIR Phân từ quá khứ sử dụng với trợ động từ avoir không tƣơng hợp với chủ ngữ. Nhƣng tƣơng hợp với bổ ngữ trực tiếp khi nó đứng trƣớc avoir. (Ví dụ : Voilà les photos qu‟il a prises). 1.5.3. Tương hợp phân từ quá khứ với tự động từ - Với những động từ phản thân thật sự (verbes essentiellement pronominaux) và những tự động từ phản thân có nghĩa thụ động (verbes pronominaux de sens passives), ngƣời ta thực hiện theo quy luật tƣơng hợp khi đi với trợ động từ être (Ví dụ: Ils se sont enfuis précipitamment). - Động từ phản thân có ý nghĩa phản thân (verbes pronominaux réfléchis) và động từ phản thân có ý nghĩa tƣơng hỗ (verbes pronominaux réciproques) Nó tuân theo quy tắc giống nhƣ tƣơng hợp phân từ quá khứ với trợ động từ avoir: phân từ quá khứ không tƣơng hợp với chủ ngữ nhƣng tƣơng hợp với bổ ngữ trực tiếp khi nó đứng trƣớc être (Ví dụ: elle s‟est lavée/ Ils ne se sont pas vus). 1.5.4. Các trường hợp đặc biệt - Phân từ quá khứ với động từ vô nhân xƣng. Phân từ quá khứ với động từ vô nhân xƣng luôn không thay đổi. (Ví dụ : J’ai mal supporté la chaleur qu’il a fait cet été) - Động từ phản thân đƣợc theo sau bởi một động từ nguyên thể. Phân từ quá khứ tƣơng hợp với bổ ngữ trực tiếp (BNTT) khi bổ ngữ đó đứng trƣớc trợ động từ être và nó thực hiện hành động của động từ nguyên thể. (Ví dụ : Elle s‟est sentie revivre). Nhƣng, phân từ quá khứ của «se faire» có động từ nguyên thể đi theo sau luôn luôn không thay đổi. - Phân từ quá khứ của những động từ chia với avoir đƣợc theo sau bởi một động từ nguyên thể. Phân từ quá khứ tƣơng hợp với bổ ngữ trực tiếp (BNTT) khi bổ ngữ đó đứng trƣớc trợ động từ avoir và nó thực hiện hành động của động từ nguyên thể. (Ví dụ : L‟actrice que j‟ai vue jouer était merveilleuse). 2. Nghiên cứu thực tế 462
  4. KỈ YẾU HỘI NGHỊ SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM HỌC 2013-2014 2.1. Giới thiệu đối tượng Trong chƣơng này, chúng tôi lựa chọn đối tƣợng là tập thể sinh viên lớp A- khóa 63 - Khoa Tiếng Pháp. Chúng tôi đƣa ra cho sinh viên 1 bản khảo sát nhỏ, trong đó có 9 câu hỏi thông tin và 4 bài tập (từ dễ đến khó) về hiện tƣợng tƣơng hợp phân từ quá khứ trong thì quá khứ kép để thử trình độ của họ. Phiếu khảo sát đƣợc làm bằng tiếng Việt để thích hợp với sinh viên năm thứ 1. Chúng tôi thu đƣợc kết quả nhƣ sau: Các học viên đƣợc chia thành 4 nhóm: nhóm đầu tiên là những sinh viên song ngữ học tiếng Pháp trong 12 năm (3 sinh viên). Thứ hai bao gồm các sinh viên học tiếng Pháp 7 năm (3 sinh viên). Thứ ba bao gồm các sinh viên học tiếng Pháp trong 3 năm (4 sinh viên). Phần còn lại là những học sinh chỉ học tiếng Anh trƣớc khi học tiếng Pháp (17 sinh viên). 2.2. Nhận dạng và phân tích khó khăn 2.2.1. Nhận dạng lỗi sai - Kết quả bài tập: Có 24 câu trong 4 bài tập. Không một sinh viên nào có thể làm đúng hoàn chỉnh tất cả các câu. Dƣới đây là kết quả số liệu các lỗi sai: Số câu sai/24 câu 17 16 15 14 13 12 11 10 9 8 Số sinh viên mắc lỗi 2 1 1 3 2 5 5 4 3 1 % 7 9 4 11 7 18.5 18.5 15 11 4 Kết luận: Theo kết quả, số lƣợng sinh viên mắc lỗi là rất lớn, không chỉ những sinh viên D1 mà cả những sinh viên D3. Có đến 18.5% sinh viên làm sai 11 câu và 18.5% sinh viên làm sai 12 câu (một nửa số lƣợng câu hỏi đề ra). Đây là một vấn đề rất nghiêm trọng, các sinh viên chƣa nắm rõ đƣợc hiện tƣợng ngữ pháp này. - Tập hợp lỗi sai: Sau khi quan sát số liệu, chúng tôi tin rằng các học viên của năm thứ nhất gặp phải rất nhiều khó khăn trong tƣơng hợp phân từ quá khứ ở thì quá khứ kép, không chỉ các sinh viên D1 mà cả các sinh viên D3. Đúng nhƣ dự đoán, các sinh viên thƣờng nhầm lẫn khi phải tƣơng hợp phân từ quá khứ sử dụng với “avoir” khi có bổ ngữ trực tiếp. Mặt khác, một số sinh viên không thể phân biệt hai trợ động từ “être” và “avoir” (đặc việt là sinh viên D1). Hơn nữa, họ mắc rất nhiều lỗi trong những trƣờng hợp đặc biệt. - Các lỗi thƣờng gặp: Trong phần này, chúng tôi đã phân tích và chỉ ra lỗi sai các sinh viên mắc phải. Chúng tôi lựa chọn 13 câu trong phần bài tập của phiếu khảo sát mà nhiều sinh viên làm sai nhất để phân tích, giúp các em xem lại và hiểu rõ hơn về hiện tƣợng ngữ pháp này. 2.2.2. Phân tích khó khăn Từ kết quả của các bài tập, chúng tôi tóm tắt những khó khăn gây ra các sinh viên năm thứ nhất nhƣ sau: - Khó khăn cơ bản: 463
  5. KỈ YẾU HỘI NGHỊ SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM HỌC 2013-2014 Đây là những khó khăn trong việc phân biệt giữa 2 trợ động từ "avoir" hoặc "être". Các sinh viên năm đầu tiên bị mất kiến thức cơ bản trong chia động từ ở thì quá khứ. Sinh viên không thể nhớ các động từ nào chia với với trợ động từ "être" động từ nào chia với "avoir" . Mặc dù bài tập 1 rất dễ nhƣng sinh viên vẫn mắc rất nhiều lỗi. Chỉ có 10 sinh viên đƣa ra tất cả đáp án đúng, trong đó có 4 sinh viên D3 và 6 sinh viên D1. Chúng tôi nghĩ rằng các sinh viên mắc nhiều lỗi do chủ quan chứ không phải vì không có kiến thức cơ bản. - Khó khăn với bổ ngữ trực tiếp: Bài tập 2 trong khảo sát cho thấy sinh viên mắc rất nhiều lỗi. Hầu hết không thể làm chính xác 6 câu. 9 sinh viên (7D1 và 2D3) có kết quả tệ nhất (0/6 câu đúng), 9 sinh viên có 1 câu đúng và 6 sinh viên đúng 2/6 câu. Họ mắc rất nhiều lỗi khi tƣơng hợp với trợ động từ "avoir" có bổ ngữ trực tiếp trƣớc hoặc sau động từ. Điều này là do các sinh viên không thể xác định vị trí của bổ ngữ, các giống, số của bổ ngữ. - Khó khăn với động từ phản thân: Các tự động từ phản thân luôn luôn đƣợc chia với trợ động từ " être" . Nhƣng tồn tại nhiều dạng khác nhau. Trong một số trƣờng hợp, chúng ta không cần tƣơng hợp. Vấn đề này là không đơn giản. Đây là lí do tại sao sinh viên mắc nhiều lỗi, kể cả những sinh viên khối D3. - Những khó khăn trong các trƣờng hợp đặc biệt: Thực tế, có nhiều trƣờng hợp rất phức tạp, khó khăn nhƣng không đƣợc đề cập trong sách giáo trình và giáo viên không giới thiệu, hƣớng dẫn . Vì vậy, một số sinh viên vẫn không nắm đƣợc lí thuyết, đặc biệt là sinh viên khối D1. Chúng tôi cho rằng việc dạy vấn đề này rất cần thiết cho sinh viên. 3. Giải pháp giáo dục 3.1. Đề xuất của người dạy và người học 3.1.1. Đề xuất của người dạy Chúng tôi đã đặt cho giáo viên các câu hỏi về nguyên nhân và tìm giải pháp cho vấn đề này. Dƣới đây là những ý kiến của tôi là giáo viên cung cấp: Đầu tiên, giáo viên muốn phải tổ chức các lớp học tăng cƣờng để giảng dạy kĩ hơn và có nhiều thời gian đề cập đến các hiện tƣợng ngữ pháp, đặc biệt là về chia động từ. Với lớp học này, học viên có thể hỏi bất kì câu hỏi nào khi họ không hiểu và các trƣờng hợp đặc biệt đƣợc giải thích chính xác hơn. Thứ hai, giáo viên khuyên sinh viên cần phải chủ động hơn trong học tập và làm các bài tập ở nhà thƣờng xuyên có thể là trong sách hay tìm, làm bài tập trên Internet và hơn nữa, phải làm việc nghiêm túc. Thứ ba, giáo viên cần tăng thêm số giờ thực hành tiếng trong mỗi tiết học cho sinh viên năm đầu tiên . Cuối cùng cần phải đƣa ra nhiều bài tập hơn trong lớp và thông qua các trò chơi, bài hát, video thú vị để cải thiện việc học. 3.1.2. Đề xuất của người học 464
  6. KỈ YẾU HỘI NGHỊ SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM HỌC 2013-2014 Về phía ngƣời học: Trƣớc tiên, sinh viên mong muốn có nhiều thời gian học và thực hành hơn và nên có những bài học riêng cho vấn đề này. Thứ hai, giáo viên phải có phƣơng pháp phù hợp dễ hiểu và giải thích rõ ràng các trƣờng hợp khó và đặc biệt. Thứ ba, giáo viên có thể cung cấp các bài tập trên lớp và dành thời gian sửa chữa bài làm. Cuối cùng, giáo viên nên sáng tạo hơn trong các buổi học ngữ pháp thông qua các trò chơi, bài hát, video thú vị. 3.2. Gợi ý của cá nhân tác giả Sau khi quan sát các ý kiến của giáo viên và học viên, chúng tôi đề xuất một số gợi ý về việc dạy và học cho hiện tƣợng này nhƣ sau: 3.2.1. Gợi ý dành cho người dạy Đầu tiên, giáo viên cần quan tâm đến động cơ và thái độ học tập của sinh viên để giúp họ tự đánh giá về sự cần thiết của tiếng Pháp cho tƣơng lai. Từ đó, giúp sinh viên có thái độ tích cực đối với việc học tập và lựa chọn phƣơng pháp học tập hiệu quả. Thứ hai, giáo viên hƣớng dẫn và tƣ vấn cho học sinh học những cách hiệu quả để giúp họ cảm thấy quan tâm nhiều hơn để học tiếng Pháp. Thứ ba, không nên đƣợc gây áp lực lên học sinh yếu và học sinh lƣời biếng. Thay vào đó, cần phải khuyến khích và động viên sinh viên học có ý thức. Thứ tƣ, chúng ta có thể tổ chức các lớp học ngữ pháp nhằm đáp ứng thời gian học tập. Giáo viên và sinh viên cho rằng tăng giờ học là rất quan trọng để củng cố các vấn đề ngữ pháp. Thứ năm, sẽ tốt hơn nếu giáo viên nhấn mạnh các nội dung quan trọng để giúp học sinh hiểu và nhớ dễ dàng hơn. Cuối cùng, chúng ta phải cung cấp cho các sinh viên các bài tập thực hành. Các bài tập trong nhiều hình thức khác nhau để tạo ra nguồn cảm hứng nhƣ: Trò chơi, bài hát hay bài thơ có chứa các hiện tƣợng ngữ pháp... 3.2.2. Gợi ý dành cho người học Đầu tiên, học viên phải có một thái độ tốt, phải đi học đúng giờ, giữ trật tự và chú ý trong lớp học... Sau đó, cần phải tìm ra phƣơng pháp phù hợp với mình, phải làm bài tập về nhà, cố gắng tìm hiểu các kiến thức, ôn tập sau giờ học. Ngoài ra, sinh viên có thể thực hành bằng các trò chơi thông qua internet nếu có thời gian rảnh. Việc này giúp tích lũy thêm kiến thức trong học tập. Cuối cùng, sinh viên phải cộng tác với giáo viên, mong muốn trao đổi và tạo mối quan tâm trong học tập để cùng nhau cải thiện vấn đề. 4. Trò chơi đƣợc đề xuất Để giúp cho các giờ học thêm sinh động và hào hứng, chúng tôi đã đề xuất ra 3 trò chơi luyện tập ngữ pháp với hy vọng những trò chơi này có thể giúp việc học tập của sinh viên có những chuyển biến tích cực. III. KẾT LUẬN 465
  7. KỈ YẾU HỘI NGHỊ SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM HỌC 2013-2014 Chia động từ nói chung và thì quá khứ kép nói riêng là một phần quan trong và phức tạp trong tiếng Pháp. Thực tế, với phần lớn sinh viên, việc tƣơng hợp phân từ quá khứ là rất khó, họ mắt rất nhiều lỗi khi làm bài tập. Đó là lí do vì sao phân tích những khó khăn là điều cần thiết. Ý tƣởng này đã đƣa chúng tôi đến việc nghiên cứu với mong muốn giúp đỡ các sinh viên. Bài nghiên cứu của chúng tôi với mong muốn tìm ra nguyên nhân của những khó khăn đối với sinh viên năm thứ nhất của Khoa trong tƣơng hợp phân từ quá khứ ở thì quá khứ kép và đƣa ra những đề xuất để cải thiện nó. Chúng tôi biết rằng sự chênh lệch về kiến thức giữa 2 nhóm sinh viên D1 và D3, vì vậy, chúng tôi đã thực hiện một điều tra dành cho sinh viên. Sau khi phân tích những lỗi sai, kết quả cho thấy các sinh viên có rất nhiều khó khăn và những khó khăn hết sức đa dạng. Với tham vọng giải quyết vấn, chúng tôi đề xuất một số gợi ý mang tính giáo dục và một vài dạng trò chơi có thể thực hiện làm tăng tính sinh động trong giờ học. Chúng tôi biết rằng bài nghiên cứu này còn rất nhiều thiếu sót. Chúng tôi hy vọng nhận đƣợc những lời nhận xét chi tiết từ những giáo viên và cả những sinh viên khác. Chúng tôi mong muốn bài nghiên cứu này có thể giúp sinh viên của Khoa Tiếng Pháp có kĩ năng tốt hơn trong việc tƣơng hợp phân từ quá khứ đặc biệt là ở thì quá khứ kép. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Dominique Abry et Morie, Laure Chalaron, La grammaire des premiers temps (volume 1), PUG/ Français Langue Étrangère, 2011. [2] Sylvie Poisson, Quyton, Reine Mimran et Michèle Mahéo, Le Coadic, Grammaire Expliquée du français, CLE International, 2002. [3] Anne Struve, Debeaux, Maîtriser la Grammaire française, Belin, 2010. [4] Nguyễn Ngọc Cảnh, Ngữ pháp Tiếng Pháp, NXB Giao thông Vận tải, 2004. [5] Hoang Thi My Dung, Analyse des erreurs en expression orale des étudiants en deuxième année du département de francais à l'école normale supérieure de Hanoi, 2012. [6] Nguyen Thi Hong Nhung et Nguyen Thi Thu Trang, Analyse des erreurs dans la production de texte argumentatif, 2012. [7] http://www.francaisfacile.com/. [8] http://leconjugueur.lefigaro.fr/. [9] http://www.etudes-litteraires.com/grammaire.php. 466
nguon tai.lieu . vn