Xem mẫu

  1. NHỮNG KHÓ KHĂN KHI HỌC TIẾNG NGA SVTH: Quách Bích Ngọc – 3N18 GVHD: Ths. Đỗ Hạnh Dung Trong tất cả các ngôn ngữ trên thế giới có những ngôn ngữ có điểm giống nhau về cấu trúc, ngữ pháp, mặt chữ các từ cùng nghĩa gần giống nhau do cùng một hệ ngữ, từ mượn,… Nhưng xét trên tổng thể các phương diện ngôn ngữ, mỗi ngôn ngữ có những đặc điểm riêng không thể trùng khớp. Tiếng Nga và tiếng Việt là hai ngôn ngữ thuộc khác dòng, ngữ hệ khác nhau nên có sự khác biệt về nhiều mặt. Tiếng nga thuộc về ngôn ngữ biến hình hệ chữ cái Slav, trong khi đó tiếng Việt lại thuộc loại hình đơn lập thuộc hệ chữ cái Latinh. Sự khác biệt này ít nhiều gây khó khăn cho các học sinh, sinh viên khi học tiếng Nga. Sau đây là một số khó khăn phổ biến và cách khắc phục I. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Đây là một đề tài thú vị và bổ ích. Tuy không mới nhưng chưa có nhiều nghiên cứu khoa học về đề tài này. Chúng ta có thể khai thác đề tài này từ nhiều khía cạnh khác nhau. 2. Đối tượng và phạm vi nghiên c u - Đối tượng: ngôn ngữ Nga - Phạm vi: học sinh, sinh viên học tiếng Nga 3. Mục đích nghiên c u - Hiểu rõ những khó khăn và nguyên nhân gây ra khó khăn khi học tiếng Nga - Tìm được biện pháp khắc phục khó khăn, từ đó học tiếng Nga tốt hơn II. NỘI DUNG 1. Khó khăn trong việc học ngữ âm Tại sao phải phát âm chuẩn? Đơn giản vì phát âm chuẩn là kĩ năng bổ trợ cấp thiết cho 2 kĩ năng chính trong giao tiếp tiếng Nga đó là kĩ năng nghe và nói. Nếu như phát âm sai, não bộ của bạn sẽ ghi nhớ “hình ảnh âm thanh” của từ đó và dần bạn sẽ quen với cách phát âm sai. Như vậy, hãy bắt đầu bằng việc học ngữ âm. Khi học phát âm, người học rất dễ gặp phải khó khăn trong cách phát âm các phụ âm đứng liền nhau. Phụ âm vốn là những âm cần luồng hơi mạnh hơn nguyên âm mà nay lại là sự kết hợp của nhiều phụ âm đứng cạnh nhau gây cản trở rất nhiều cho người học khi gặp một từ mới. Ví dụ như từ “чувствовать” bạn sẽ đọc thế nào nếu như là lần đầu tiên bạn thấy từ này. 72
  2. 80% người học ngữ âm đều thấy khó khăn khi học 4 phụ âm ч, ж, ш, щ bởi sự kết hợp phức tạp của các bộ phận trong khoang miệng: lưỡi, môi, răng. Sau khi phát âm thành thạo 4 phụ âm đặc biệt lại nảy sinh một khó khăn khác, đó chính là việc kết hợp các phụ âm đó với nguyên âm sẽ phát âm ra sao. “ж, ш” là các phụ âm luôn cứng nên khi kết hợp với “и” sẽ đọc thành /ы/. Còn “ч, щ” là phụ âm luôn mềm. Điều này khiến sinh viên hay những người bắt đầu học thấy khó khăn, hoang mang vì không biết khi nào đọc là /и/, khi nào đọc là /ы/. Trở ngại lớn nhất khi học phát âm tiếng Nga chính là trọng âm và ngữ điệu. Đứng trước một từ mới đa âm tiết bạn biết trọng âm của từ nằm ở đâu chứ? Sẽ rất khó nếu bạn chỉ gặp lần đầu hay phát âm sai trọng âm ngay từ lần đầu. Tiếng Nga có 7 ngữ điệu hay chính là 7 IK khi học. Hầu hết sinh viên đều biết những lý thuyết căn bản về 7 ngữ điệu nhưng để đọc đúng và trôi chảy, rành mạch, rõ ràng cả 7 ngữ điệu trong một bài văn dài quả là điều không dễ. Vậy nên cách tốt nhất là bạn nên học cách phát âm chuẩn ngay khi mới bắt đầu, đọc đúng trọng âm nhiều lần, việc phát âm của bạn sẽ tốt hơn. 2. Khó khăn trong việc học và luyện các kĩ năng nghe nói đọc viết Ngạn ngữ Nga: “Con người mất 3 tuổi để học nói nhưng phải mất cả cuộc đời để học lắng nghe” [7]. Từ bé chúng ta được dạy đọc, dạy nói, dạy viết rất nhiều nhưng nghe thì không mà nghe là một kĩ năng chiếm đến 53% thời gian giao tiếp của con người [7]. Nghe luôn là kĩ năng khó nhất trong 4 kĩ năng. Sinh viên thường sợ nghe và luôn lẩn tránh kĩ năng nghe. Những vướng mắc, khó khăn có thể có của sinh viên khi học kĩ năng nghe: băng nói nhanh, bị lỡ thông tin, thông tin quá dài để nhớ,… thậm chí nghe được nhưng không thể viết ra. Nếu bạn nghe rất tốt nhưng chỉ tập trung vào một thông tin thì những thông tin phía sau sẽ nhanh chóng trôi qua hay khi cần một thông tin tổng hợp, bạn sẽ không thể nhớ chính xác lượng thông tin dài như vậy. Có rất nhiều người học gặp phải vấn đề này: nghe được nhưng không viết ra được. Vì sao vậy? Vì ngữ âm không tôt, vì phát âm sai nên khi nghe sẽ không phải từ đó mà thành từ khác, không phải câu trần thuật mà là câu hỏi,… Ông John Browne, nguyên tổng giám đốc tập đoàn dầu khí BP có nói: “Phải biết nói ít nghe nhiều” [8]. Như vậy, nghe có vai trò rất quan trọng trong giao tiếp, vì vậy nên, để nghe tốt, hãy học tốt ngữ âm, luyện nghe nhiều lần và tập trung khi nghe. Hãy bắt đầu bằng việc nghe từng âm tiết, từng từ, từng cụm từ, từng câu rồi đến đoạn văn – bạn sẽ không còn thấy sợ khi nghe nữa. Tại sao nghe – nói lại đi liền với nhau? Nghe – nói là 2 hoạt động đối lập mà lại tương hỗ cho nhau trong một chu trình giao tiếp. Theo một tài liệu nghiên cứu về kĩ năng nói của trường đại học danh tiếng Havard danh tiếng đã chỉ rõ: “Nếu anh đọc cho người khác nghe, anh chỉ truyền tải được khoảng 30% lượng thông tin nhưng nếu anh trình bày cùng vấn đề cho họ nghe một cách xuất sắc thì anh có thể truyền đạt đến họ 73
  3. 100% lượng tin đó” [9]. Khó khăn của người học là vì không nói nhiều nên khi nói, khi giao tiếp phải nghĩ rất lâu mới có thể nói ra thành lời vì phải nghĩ nghĩa của từ, cách sử dụng cấu trúc, cách phát âm,… Từ đó, cuộc hội thoại sẽ bị gián đoạn vì không đáp ứng đủ lượng thông tin. Nhiều người học sợ nói vì sợ nói ra sẽ bị sai, bị hớ chính điều này sẽ khiến họ nói kém. Một câu nói nổi tiếng của tỷ phú trung Quốc Jack Ma: “Mọi sai lầm đều là tài sản, đều là bài học quý báu cho các bạn” [12]. Vì thế, hãy cứ nói đi, hãy cứ là chính mình, thất bại rồi sẽ có thành công. Rồi có khi nào bạn nói nhưng không ai hiểu gì – mấu chốt nằm ở ngữ âm của bạn. Do bạn nói chưa đúng trọng âm, chưa đúng ngữ điệu nên người dối thoại không hiểu hay hiểu nhầm là điều vô cùng dễ hiểu. Bạn có thể tìm đến những cuốn như “Поговорим о себе” – О.В. Чагина [5] hay “А как об этом сказать” –Г.И. Володина [2] là những cuốn bài tập có thể giúp bạn cải thiện kĩ năng nói vì trong đó chỉ cho bạn cách nói ngắn gọn nhưng vẫn đầy đủ thông tin khi giao tiếp. Richard zeoli, một chuyên gia trong lĩnh vực nói trước công chúng có câu: “Năng khiếu, nếu có chỉ là một phần, tất cả đều do khổ luyện mà thành” [11]. Vì vậy, để giải quyết khó khăn này, không cách nào khác là bạn hãy “Thực hành, thực hành và thực hành”. Kĩ năng thứ 3 là kĩ năng đọc. người ta vẫn nói rằng đọc hiểu là một phương pháp tuyệt vời để học từ vựng. Nhưng bạn hãy thử tưởng tượng có một bài đọc mà đến 70% là từ mới và từ chuyên ngành thì còn gọi là bài đọc hiểu hay không? [14] Đọc từ nào cũng thấy mới, bạn phải dùng từ điển để tra nghĩa của từng từ vừa mất thời gian lại vừa không đạt được hiệu quả. Một số người do không có phương pháp làm bài đọc đúng nên việc học không mang lại hiệu quả. Tôi giới thiệu cho bạn một phương pháp đọc hiểu đã được nhiều người áp dụng thành công, đó là: - Đọc lướt: đọc qua tiêu đề, các từ gạch chân, in đậm, in nghiêng trong đoạn văn để đoán nội dung cơ bản cảu bài đọc. - Đọc chi tiết: lần này bạn sẽ đọc chi tiết hơn, bạn đánh dấu những từ mới, những cụm từ quan trọng và hiểu nội dung bài đọc. - Tóm tắt: sau khi hoàn thành việc đọc hiểu, bạn thực hiện tóm tắt để kiểm tra lại kiến thức của mình sau khi học. Các bài đọc thường có dung lượng dài, gây khó khăn cho việc đọc cũng như tạo ra sự nhàm chán. Bạn có thể tham khảo cuốn “Адапмационные тесты практикум” bao gồm nhiều bài đọc với dung lượng vừa phải về những chủ đề quen thuộc trong cuộc sống giúp luyện kĩ năng đọc một cách tốt hơn. Bên cạnh đó, hãy trau dồi vốn từ vựng, ngữ pháp để khả năng đọc của mình được nâng cao. Cuối cùng là kĩ năng viết. Kĩ năng viết có mối liên hệ mật thiết với kĩ năng đọc. Việc viết tốt là kết quả của việc đọc nhiều. Để viết một bài văn hoàn chỉnh thực sự không hề đơn giản. Đa phần sinh viên thường không có đủ lượng từ vựng và cấu trúc 74
  4. để biểu đạt ý tưởng của mình. Do vậy, họ thường thay bằng những từ và cấu trúc mà họ biết. điều nãy dẫn đến việc nhiều từ ngữ và cấu trúc câu bị lặp lại nhiều lần trong bài gây nhàm chán và mất mĩ quan. Sinh viên Việt Nam thường dễ bị ảnh hưởng bởi tiếng mẹ đẻ nên trong khi viết hay có kiểu dịch từng từ rồi ghép lại thành câu như tiếng việt, tạo ra những câu văn lủng củng, không chặt chẽ về mặt nội dung. Để khắc phục những khó khăn này, hãy bắt đầu bằng việc nâng cao vốn từ vựng và ngữ pháp của bản thân. Như đã nói ở trên, viết tốt là kết quả của việc đọc nhiều. Vì thế, bạn muốn viết tốt hãy đọc thật nhiều, tạo cho bản thân thói quen đọc sách báo tiếng Nga, bằng cách này sẽ giúp bạn học được vốn từ, cấu trúc câu cũng như phong cách viết và lối diễn đạt của họ. 3. Khó khăn trong việc học từ vựng ngữ pháp Nhà ngôn ngữ học nổi tiếng D.A.Wilkins đã nói rằng: “Không có ngữ pháp, rất ít thông tin có thể truyền đạt – không có từ vựng, không một thông tin nào có thể được truyền đạt cả”[4]. Vì thế trong việc học ngoại ngữ, từ vựng có thể xem như các tế bào nhỏ hình thành nên khả năng sử dụng ngoại ngữ của người học. Những sai lầm thường gặp dẫn đến khó khăn đối với sinh viên khi học từ vựng tiếng Nga là là học lấy số lượng và học từng từ rời rạc. Rất nhiều sinh viên học từ vựng nhưng chỉ quan tâm đến số lượng mà không để ý đến chất lượng. Học từng từ rời rạc là sai lầm rất phổ biến nhưng để sửa sai thì không phải ai cũng làm được. Sinh viên thường chỉ học từng từ riêng lẻ nhưng trong giao tiếp, các từ phải được tạo thành một câu hoàn chỉnh. Cách học này khiến bạn tốn rất nhiều thời gian khi giao tiếp và bạn chỉ biết nghĩa của từ còn cách sử dụng của từ thì không. Ngữ pháp cũng vậy. Nếu bạn chỉ học thuộc lòng cấu trúc “Кому? нравиться что?что делать?” mà không lấy ví dụ, không đặt câu cho cấu trúc đó cũng chưa đủ. Khi gặp tình huống cụ thể bạn sẽ không biết кому?, что? là ai, là cái gì, chia ở cách mấy…. Theo nhà nghiên cứu tâm lý học người Đức Ebbinghous thì trí não con người sau khi tiếp nhận thông tin sẽ bắt đầu quên lãng. Quá trình quên lãng này bắt đầu từ phút thứ 10 trở đi sau khi học, sau 20 phút não người chỉ nhớ 58% lượng thông tin vừa học, sau 1 tiếng nhớ 44%, 9 tiếng nhớ 365, sau 1 ngày nhớ 33%, sau 2 ngày nhớ 28% và cuối cùng sau 1 tháng não bộ chỉ nhớ khoảng 20% lượng kiến thức đã học [10]. Vậy giải pháp nào cho vấn đề này? Ngày nay, có rất nhiều cách học từ vựng: học qua sách vở, báo chí, qua phim ảnh, bài hát, thơ ca; học qua bạn bè, qua giao tiếp,… Nhưng hãy cố gắng thói quen học từ vựng đều đặn hàng ngày và giữ gìn thói quen tốt đó. Khi học từ vựng, bạn phải luôn luôn đặt từ trong cụm từ hay một câu để biết cách sử dụng của từ, học từ vựng theo chủ đề, theo gốc từ, học theo trường từ đồng nghĩa hay trái nghĩa. Về ngữ pháp, bạn có thể tìm đọc cuốn “ Грамматика русского языка” – О.И. Глазунова [3], “Грамматические этюды” [6], “Учебная грамматика” –Т.М. Дорофеева [4] hay cuốn “Грамматика в диологах” – Л.Н. Булгакова [1] đều là 75
  5. những cuốn sách theo tôi là rất hay và bổ ích cho người học muốn nâng cao trình độ ngữ pháp. 4. Khó khăn trong việc tìm hiểu thông tin về đất nước học Nói một cách đầy đủ, việc học ngôn ngữ Nga nói riêng và các ngôn ngữ nói riêng thì không chỉ là học từ vựng, ngữ pháp, kĩ năng mà phải học về đất nước học - là học về địa lý, lịch sử, kinh tế, văn hóa, chính trị, xã hội của đất nước đó nữa. Đây là việc làm rất quan trọng giúp bạn có kiến thức nền về nước Nga, từ đó giúp ích cho người học khi viết cũng như khi giao tiếp nhưng rất nhiều người học lại bỏ qua hay chỉ học hời hợt. Nhưng xét theo thực tại Việt Nam, ngôn ngữ Nga là một ngôn ngữ không phổ biến, chính điều này khiến cho người học cũng như các nghiên cứu sinh gặp khó khăn trong việc tìm tài liệu tham khảo.Trong hệ thống thư viện ở Việt Nam tài liệu tham khảo về đất nước Nga không nhiều. Hiện nay, công nghệ phát triển, việc tra cứu, tìm hiểu thông tin qua mạng Interner rất phát triển. Tuy nhiên, cái gì cũng có tính hai mặt, thông tin trên mạng Internet rất nhiều khiến người tìm bị hoang mang, dễ tìm những thông tin sai lệch, chưa được kiểm chứng. III. KẾT LUẬN Bạn vẫn đang sợ sệt và không dám học vì một phần bạn nghĩ học tiếng Nga rất khó? Nhưng bạn đừng chán nản, chỉ cần bạn tìm được cho mình lộ trình học cũng như phương pháp học đúng đắn và luyện tập chăm chỉ từng ngày thì bạn sẽ học được tiếng Nga một cách tốt nhất. Bạn phải luôn luyện tập 4 kĩ năng nghe nói đọc viết, việc luyện tập hàng ngày sẽ giúp bạn củng cố được từ vựng cũng như các kĩ năng sẽ được cải thiện rất nhiều. Thời gian đầu học bạn sẽ cảm thấy khó khăn, nhưng đừng bỏ cuộc. Khi học một thời gian bạn sẽ thấy trình độ tiếng Nga của bản thân được cải thiện rất nhiều và sẽ cảm thấy rất yêu tiếng Nga nữa đó, bởi “Tham vọng là con đường dẫn đến thành công – Kiên trì là chiếc xe chở ta trên con đường đó” – Bill Bradley [13]. TÀI LIỆU THAM KHẢO TÊN SÁCH: 1. Булгакова Л.Н., Захаренко И.В. и Красных В.В. Мои друзья падежи: Грамматика в диалогах. М. : Русский язык. Курсы, 2009. 2. Володина Г.И. А как об этом сказать. М.: Русский язык. Курсы, 2005. 3. Глазунова О. И. Грамматика русского языка в упражнениях и комментариях часть 2. Синтакси. СП6: Златоуст, 2014. 4. Дорофеева Т.М. Учебная грамматика русского языка 53 модели. М.:Русский язык. Курсы, 2008. 76
  6. 5. Чагина О.В. Поговорим о себе. Пособие поразвитию речи для иностранных учащихся. М.: Русский язык. Курсы, 2008. 6. Грамматические этюды. Трудные разделы грамматики русского языка. М.: Русский язык. Курсы, 2006. LIÊN KẾT: 7. Dao Nguyen. Kỹ năng mềm. Thế nào là nghệ thuật lắng nghe? 8. Dao Nguyen. Kỹ năng mềm. Lắng nghe là kỹ năng quan trọng trong nghệ thuật giao tiếp 9. Nguyên Thảo. Kỹ năng nói 10. Ngo Duy Khanh. Học tiếng anh. Tầm quan trọng của việc học từ vựng tiếng anh hàng ngày 11. Dao Nguyen. Kỹ năng mềm. Kỹ năng giao tiếp & quy tắc nói chuyện trước đám đông 12. Rao5s vn. Jackma – Mọi sai lầm đều là quí giá 13. Huy Nguyễn. Kiên trì làm giàu bí quyết thành công không thể bỏ qua 14. Những khó khăn gặp phải khi đọc hiểu tiếng Anh 77
nguon tai.lieu . vn