Xem mẫu

  1. NHỮNG HƯỚNG NGHIÊN CỨU CƠ BẢN CỦA KINH TẾ HỌC GIÁO DỤC HIỆN NAY VÀ HÀM Ý ĐỐI VỚI VIỆT NAM Nguyễn Thanh Tâm Trung tâm Nghiên cứu Tâm lý học – Giáo dục học Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam Email: tamnt@vnies.edu.vn Tóm tắt Kinh tế học giáo dục (KTHGD) là ngành khoa học được hình thành từ những năm 1920 và tiếp tục phát triển từ đó cho tới nay. Quá trình hình thành và phát triển của chuyên ngành cho thấy việc xác định nội dung nghiên cứu của KTHGD là một công việc có nhiều khó khăn xuất phát từ một số lý do như: phạm vi nghiên cứu rộng và tồn tại nhiều quan điểm nghiên cứu khác nhau; nội dung nghiên cứu cũng chưa đạt được sự thống nhất cao, các hướng nghiên cứu cũng phức tạp hơn vì tính chất đặc thù riêng so với các khoa học kinh tế ngành khác xuất phát từ tính chất công cộng của dịch vụ giáo dục (GD). Để giải quyết những khó khăn đó, trong những năm gần đây, KTHGD trên thế giới có sự phát triển rõ rệt, thể hiện qua những kết quả đạt được như: xuất hiện tên tuổi của những nhà nghiên cứu mới; mở rộng những lĩnh vực nghiên cứu mới; vận dụng những phương pháp, công cụ mới trong nghiên cứu;... Ở Việt Nam, với thời gian hình thành và phát triển tương đối ngắn so với sự phát triển của chuyên ngành trên thế giới (từ khi bước sang nền KTTT định hướng XHCN, đặc biệt là từ những năm 2000 cho tới nay), tuy cũng đạt được một số thành tựu nhưng ngành khoa học này tại Việt Nam vẫn còn những hạn chế nhất định. Chính vì vậy, rất cần có những nghiên cứu mang tính định hướng cho ngành khoa học còn non trẻ này tại Việt Nam. Nghiên cứu này tập trung thống kê các hướng nghiên cứu lớn của KTHGD tính đến thời điểm hiện tại thông qua hồi cứu và tổng hợp các nghiên cứu, các sách và giáo trình trong và ngoài nước về chuyên ngành KTHGD, sau đó phân tích bối cảnh GD trong nước để từ đó đưa ra đề xuất về định hướng nghiên cứu của ngành khoa học này tại Việt Nam trong tương lai. Từ khóa: Kinh tế học giáo dục, hướng nghiên cứu 212
  2. Abstract Economics of Education (Education Economics) is a science that was formed in the 1920s and has continued to develop since then. The process of formation and development of the major shows that determining its research content is a difficult job, resulting from a number of reasons such as: the wide researching scope and the existence of many research viewpoints; low consensus in research content; research directions are also more complicated because of their specific characteristics compared to other branches of economics, stemming from the public nature of educational services. In order to solve those difficulties, in recent years, the world's Education Economics has had a remarkable development, reflected in the achieved results such as: the appearance of new researchers; expanding new research areas; applying new methods and tools in research;... In Vietnam, with relatively short time of formation and development compared to those in the world (since formation of market economy in Vietnam, especially from the 2000s until now), although Education Economics has also gained some achievements, this science in Vietnam still has certain limitations. Therefore, it is necessary to conduct studies giving orientattion for this science in Vietnam. This study focuses on statistics on major research directions of Education Economics up to the present time, gathering through retrospective and synthesis of domestic and foreign studies, books and textbooks on the major, then analyzes the domestic educational context in order to propose implications on the future research directions of this science in Vietnam. Key words: Economics of Education, Education Economics, research direction I. Khái niệm và đối tượng nghiên cứu của Kinh tế học giáo dục Theo Worldbank, kinh tế học giáo dục (Economics of Education) phân tích cả hai khía cạnh, đó là: những yếu tố quyết định hay cấu thành GD và những tác động mà GD mang lại cho các cá nhân cũng như các xã hội và các nền kinh tế mà các cá nhân này sống trong đó. Theo The European Expert Network on Economics of Education (EENEE) – Mạng các trung tâm và chuyên gia hàng đầu châu Âu về KTHGD,chuyên ngành là một phân ngành của kinh tế học có phạm vi rộng lớn và ngày càng phát triển. Nó bao gồm những chủ đề như nghiên cứu về lợi nhuận của GD trên thị trường lao động, hiệu suất của “ngành” GD, tác động của GD lên tăng trưởng kinh tế và các vấn đề về tài chính 213
  3. GD. Nó cũng bao gồm tất cả các cấp GD, từ giáo dục mầm non, phổ thông và giáo dục đại học cho tới giáo dục suốt đời. Theo Gara Latchanna và Jeilu Oumer Hussein (2007), giống như tinh thần của Kinh tế học nói chung, KTHGD nghiên cứu về cách thức mà các cá nhân và xã hội lựa chọn sử dụng các nguồn lực khan hiếm để thực hiện những loại hình đào tạo, phát triển tri thức, kỹ năng, trí tuệ, nhân cách,...khác nhau. Theo PGS.TS Nguyễn Công (2006): “KTHGD nghiên cứu tính chất biểu hiện và đặc thù hoạt động của các quy luật kinh tế trong lĩnh vực GD. Nó nghiên cứu sự vận động phương tiện vật chất, tài chính, và nhân lực hướng vào việc tái sản xuất mở rộng sức lao động lành nghề qua hệ thống GD nhằm mục đích thỏa mãn nhu cầu nâng cao dân trí và đào tạo nhân lực phục vụ phát triển kinh tế xã hội”. PGS.TS Ðặng Thành Hưng (2007) trong bài viết “Những vấn đề chung của kinh tế học giáo dục hiện đại” cho rằng “KTHGD là khoa học kinh tế ngành, nghiên cứu những sự kiện, quá trình và qui luật kinh tế trong giáo dục và phát triển giáo dục”. Tóm lại, qua nghiên cứu, phân tích các quan điểm của các nhà khoa học và các tổ chức quốc tế về Kinh tế học giáo dục, nghiên cứu thống nhất với quan điểm: - Khái niệm và đối tượng nghiên cứu của KTHGD: KTHGD là một phân ngành của kinh tế học, nghiên cứu về mối quan hệ giữa giáo dục và phát triển kinh tế cũng như các hiện tượng và quy luật kinh tế trong giáo dục và phát triển giáo dục. - Nội dung nhiệm vụ của KTHGD: Nghiên cứu mối quan hệ hai chiều giữa giáo dục và phát triển kinh tế; Nghiên cứu các hiện tượng và quy luật kinh tế trong giáo dục và phát triển giáo dục như: Thị trường giáo dục, Hàm sản xuất của giáo dục, Tài chính giáo dục, Chi phí giáo dục,… II. Những hướng nghiên cứu cơ bản của Kinh tế học giáo dục hiện nay Qua hồi cứu và tổng hợp các nghiên cứu, các sách và giáo trình trong và ngoài nước về chuyên ngành KTHGD, có thể rút ra những hướng nghiên cứu chính của KTHGD tính đến thời điểm hiện tại - là những vấn đề thuộc nội dung nhiệm vụ nghiên cứu của chuyên ngành được đề cập ở trên. Đây cũng là nội dung nghiên cứu được nhiều tổ chức quốc tế, nhiều cơ quan nghiên cứu và các nhà khoa học quan tâm trong những năm gần đây. Các hướng nghiên cứu này tạo thành một hệ thống có mối liên hệ chặt chẽ và có sự giao thoa, bổ sung lẫn nhau giữa một vài hướng nghiên cứu. Sự phân chia các hướng nghiên cứu dưới đây có mức độ tương đối và là kết quả nghiên cứu tổng hợp của tác giả. 214
  4. 2.1. Tác động của giáo dục tới sự tăng trưởng, phát triển kinh tế - xã hội (Education contributes to economic growth, economic and social development) 2.1.1. Bản chất hướng nghiên cứu Những nghiên cứu này kiểm chứng vai trò của GD đối với sự tăng trưởng và phát triển kinh tế hoặc sự phát triển xã hội và phát triển chung trên các phương diện của một quốc gia bởi mức độ phát triển chung và riêng trên các phương diện của một quốc gia đều có hạt nhân là sự phát triển kinh tế. Thuật ngữ tăng trưởng kinh tế (economic growth) tập trung vào sự tăng lên trên các phương diện đo lường được như tăng lên về quy mô, trạng thái, số lượng ngành nghề. Thuật ngữ phát triển kinh tế (economic development) có phạm vi rất rộng và toàn diện, nó ám sự tăng lên về phương diện đo lường được cộng với những thay đổi theo chiều hướng tích cực của cơ cấu kinh tế và cả xã hội của một quốc gia (Pankaj Sonari). Nghiên cứu theo hướng này làm rõ tác động của GD tới cả hai trạng thái đó của nền kinh tế, xã hội nhằm thuyết phục các cá nhân, các ngành và các quốc gia tăng cường đầu tư cho GD; mặt khác, nó đồng thời phản ánh hiệu quả của đầu tư cho GD ở các cấp học/trình độ khác nhau, đối với các ngành/lĩnh vực khác nhau, đối với nam và nữ, đối với các khu vực, vùng miền khác nhau,...hay hiệu quả từ góc độ đầu tư cá nhân và góc độ đầu tư xã hội. 2.1.2. Các hướng nghiên cứu thành phần Đối với hướng nghiên cứu này, những vấn đề đang được nhiều tổ chức quốc tế, các quốc gia và các nhà khoa học quan tâm (Đặng Thị Minh Hiền, 2013; Vương Thị Phương Hạnh, 2018; Jerome Bredt và Carlye Sycz, 2007; Lorraine Dearden, Stephen Machin và Anna Vignoles, 2009; Geraint Johnes, 1993; Pankaj Sonari; Rossana Patrón; Amar Upadhyay, Joel B. Babalola, 2015; Geraint Johnes, Jill Johnes, 2004; E. Hanushek, F. Welch, 2006; Joseph Holden, Monazza Aslam, 2014) bao gồm: - Nghiên cứu lý luận những vai trò của GD đối với sự phát triển kinh tế xã hội, bao gồm nghiên cứu về Các học thuyết kinh tế cổ điển và Học thuyết kinh tế mới công nhận mối quan hệ này, Diễn giải các tác động tích cực của GD với phát triển kinh tế, xã hội - Định lượng tác động và đóng góp của GD đối với tăng trưởng kinh tế (economic growth), phát triển kinh tế (economic development) nói chung. - Nghiên cứu về GD và tăng trưởng, phát triển kinh tế ở vùng thành thị và nông thôn có những khác biệt gì 215
  5. - Các phương pháp và hướng tiếp cận khác nhau để đo lường đóng góp của GD với sự phát triển kinh tế như: Phân tích chi phí – lợi ích, Tiếp cận Phương pháp tiếp cận tương quan, Phương pháp tiếp cận dư, Phương pháp tiếp cận dự báo nhân lực, Phương pháp tiếp cận chênh lệch tiền lương. - Định lượng tác động và đóng góp của GD đối với các khía cạnh đo lường thành phần, các chỉ số của sự tăng trưởng kinh tế và phát triển kinh tế nói riêng như tác động của GD lên năng suất lao động, lên thu nhập bình quân của người lao động và đóng góp của GD đối với tăng trưởng của nền kinh tế qua các chỉ số kinh tế. - Một xu hướng để đánh giá tác động của GD lên sự phát triển kinh tế là đo lường chính những chỉ số GD (Amar Upadhyaya, Pobon Gogo, Pankaj Sonari). Những chỉ số GD càng cao càng chứng tỏ mức độ phát triển cao của nền kinh tế xã hội. Những chỉ số đó có thể là: Cung cấp GD cho tất cả đối tượng, GD cho phái nữ, GD người lớn và GD không chính thức, GD hướng nghiệp, Hợp tác với các trường ở nước ngoài và trên thế giới, Đội ngũ cán bộ chuyên môn, Nghiên cứu khoa học ở mọi lĩnh vực. - Định tính và định lượng mối quan hệ giữa GD với sự hình thành vốn nhân lực (Education and Human Capital) – một trong những nhân tố then chốt góp phần vào tăng trưởng kinh tế. Sự hình thành vốn nhân lực được hiểu là mức độ đạt được những kiến thức, tri thức khoa học công nghệ mới, kỹ năng và kinh nghiệm của lực lượng lao động (Pankaj Sonari). Mối quan hệ giữa GD và vốn nhân lực trong phát triển kinh tế đã được khẳng định trong hầu hết các nghiên cứu. Mối quan hệ giữa GD và vốn nhân lực thể hiện ở các khía cạnh: vốn con người vừa là điều kiện, vừa là kết quả của tăng trưởng kinh tế Mincer (1984), GD mang lại kiến thức cho nguồn nhân lực – tạo thành giá trị của nguồn nhân lực Lucas (1988), Judson (1998), việc hình thành được vốn nhân lực cho nền kinh tế là kết quả của các hoạt động GD, dù theo hình thức chính thức hay phi chính thức (Rossana Patrón, 2006). Bởi vậy, nghiên cứu mối quan hệ giữa GD với vốn nhân lực là hướng nghiên cứu lớn trong KTHGD (Geraint Johnes, 1993; Rossana Patrón; Amar Upadhyay, Joel B. Babalola, 2015; E. Hanushek, F. Welch, 2006). Hướng nghiên cứu đã và đang được tiến hành xoay quanh các vấn đề:  Làm rõ khái niệm và các đặc điểm của nguồn nhân lực và phân tích các đặc điểm đó quan hệ với GD như thế nào  Các vai trò của GD với sự hình thành vốn nhân lực, chứng minh các vai trò đó, ví dụ GD với chất lượng dân số; trí thức và kinh tế tri thức; đào tạo trong quá trình làm việc, lợi ích và ngoại ứng tích cực của GD,... 216
  6.  GD và khả năng có việc làm của người lao động, GD ảnh hưởng thế nào đến thất nghiệp trong nền kinh tế  Nghiên cứu về cầu đối với nguồn nhân lực được đào tạo, xây dựng kế hoạch nguồn nhân lực dựa trên phân tích định lượng mối quan hệ giữa qui mô và cơ cấu GD với qui mô và cơ cấu kinh tế với quan điểm coi nguồn nhân lực được GD – đào tạo là một đầu vào quan trọng của sản xuất. - Sử dụng các công cụ lý thuyết đặc thù như Hệ số Gini, Đường Lornz, định tính và định lượng mối quan hệ giữa GD với các vấn đề xã hội và phát triển cá nhân con người như: sự gắn kết xã hội, phân phối thu nhập, bình đẳng (hay bất bình đẳng), sức khỏe, tuổi thọ, mức độ hài lòng với cuộc sống, trách nhiệm công dân, tội phạm, sự bền vững của môi trường sống, ...Các vấn đề xã hội này chính là hệ quả của phát triển kinh tế. (TT NC TLG-GDH, 2017, 2018) - Từ các nghiên cứu đánh giá tác động, tiếp tục nghiên cứu về khuyến nghị để cải thiện hệ thống GD nhằm phục vụ cho mục tiêu nâng cao và giúp phát triển kinh tế. 2.2. Ảnh hưởng của các nhân tố kinh tế - xã hội lên giáo dục (Economic and social factors affect education) 2.2.1. Bản chất hướng nghiên cứu Những nghiên cứu này là hướng ngược lại với hướng nghiên cứu trên, nhằm mục đích kiểm chứng các tác động của các thay đổi về kinh tế xã hội đối với các thay đổi của giáo dục. 2.2.2. Các hướng nghiên cứu thành phần Đối với hướng này, các nghiên cứu thời gian qua (Đặng Thị Minh Hiền, 2013, 2017; Vương Thị Phương Hạnh, 2018) chủ yếu xoay quanh các vấn đề: - Nghiên cứu ảnh hưởng giữa hai lĩnh vực nói chung: tức là nghiên cứu định tính và định lượng mối quan hệ giữaqui mô và tốc độ tăng trưởng kinh tế, cơ cấu kinh tế với qui mô, tốc độ tăng trưởng GD và cơ cấu GD nói chung. - Nghiên cứu ảnh hưởng giữa các nhân tố kinh tế cụ thể lên những khía cạnh cụ thể của GD/Nghiên cứu ảnh hưởng giữa những khía cạnh thành phần của hai lĩnh vực - Nghiên cứu tác động của khủng hoảng kinh tế lên GD - Nghiên cứu vận dụng các qui luật kinh tế thị trường(cung cầu, cạnh tranh, giá trị...) vào việc xây dựng và phát triển các mô hình, cơ chế, chính sách quản lý GD nhằm tăng cường chất lượng và hiệu quả GD và nghiên cứu kết quả vận dụng. Một số ví dụ như: vấn đề tuyển chọn và cạnh tranh; cơ sở kinh tế học của mô hình trường tôn 217
  7. giáo, trường ủy thác; của mô hình Phiếu học đường; của trách nhiệm nhà trường, lựa chọn của phụ huynh, động cơ của học sinh,...; mối quan hệ giữa việc tăng cường tính cạnh tranh với kết quả của học sinh,... - Nghiên cứu về tác động của thuế, trợ cấp cho người học hoặc cho cơ sở GD,... - Nghiên cứu định tính và định lượng mối quan hệ giữa điều kiện kinh tế của gia đình với kết quả học tập của học sinh, với số năm đi học bình quân và trình độ GD, điều kiện kinh tế xã hội với tính trạng bỏ học ở trường phổ thông,... - Nghiên cứu tác động của các định hướng, mục tiêu phát triển kinh tế trong từng giai đoạn với việc lập kế hoạch phát triển GD ở giai đoạn trước đó. 2.3. Sản xuất, cung ứng dịch vụ giáo dục trong nhà trường (Education Production, Education Production Function) 2.3.1. Bản chất hướng nghiên cứu Sản xuất và cung ứng dịch vụ giáo dục là một trong những nội dung cơ bản quan trọng của kinh tế học giáo dục. Một số thuật ngữ khoa học chuyên ngành về chủ đề này bao gồm: Chất lượng hoạt động của nhà trường (Schooling Quality), Sản xuất và cung ứng dịch vụ giáo dục (Education Production), Hàm sản xuất giáo dục (Education Production Function). GD là một quá trình và mang những đặc điểm giống với quá trình sản xuất hàng hóa: có các yếu tố đầu vào, nơi sản xuất và có kết quả, các yếu tố đầu ra. Hàm sản xuất giáo dục có thể được viết lại thành: Hàm sản xuất trong giáo dục (Theo Amar Upadhyaya, Pobon Gogo, Pankaj Sonari): EQ = f (T, S, I, F, C) Trong đó, EQ = Đầu ra của giáo dục f = Mối quan hệ theo hàm số T = Số lượng giáo viên đạt chuẩn S = Số lượng học sinh mới ghi danh nhập học I = Cơ sở vật chất F = Thiết bị C = Chương trình học tập Quá trình GD có các yếu tố đầu vào bao gồm: các đặc điểm thuộc về gia đình, phụ huynh, các nguồn lực cho GD (tài lực, vật lực, nhân lực), các đặc điểm, yếu tố thuộc về nhà trường; có nơi sản xuất, cung ứng dịch vụ GD chính là nhà trường, và có 218
  8. các yếu tố đầu ra chính là kết quả học tập, thành tích học tập, nhân cách, đạo đức, sự thành công, thành đạt của người học. Các vấn đề này đều nằm trong phạm vi của nhà trường, các cơ sở GD và nó mang bản chất của quá trình sản xuất kinh tế nên thuộc phạm vi lĩnh vực kinh tế học vi mô của GD. Nghiên cứu thuộc hướng này sẽ khai thác các vấn đề xung quanh quy trình sản xuất của GD đó. 2.3.2. Các hướng nghiên cứu thành phần Các nhà nghiên cứu (Vương Thị Phương Hạnh và cộng sự, 2018; Rossana Patrón; Geraint Johnes, Jill Johnes, 2004; Lorraine Dearden, Stephen Machin và Anna Vignoles, 2009; Joel B. Babalola, 2003, 2015; Steve Bradley, Colin Green, 2020) chỉ ra các hướng nghiên cứu cụ thể bao gồm: - Các nghiên cứu về toàn bộ quy trình của hàm sản xuất giáo dục:  Các yếu tố đầu vào có tác động, ảnh hưởng như thế nào tới kết quả đầu ra của GD? Làm thế nào để sử dụng, quản lý hiệu quả các nguồn lực, các yếu tố đầu vào để đạt được kết quả đầu ra tốt nhất, chỉ ra cách đạt được cơ chế vận hành nhà trường hiệu quả, đạt chất lượng cao và vai trò của khâu này trong quá trình sản xuất cung ứng dịch vụ GD thuộc phạm vi của ngành GD với cương vị như một ngành công nghiệp sản xuất cụ thể. Ví dụ như: nghiên cứu uớc lượng tác động của gia đình, các nguồn lực, cơ sở GD đối với các yếu tố đầu ra là kết quả học tập của học sinh, việc học tiếp lên đại học, tỷ lệ tốt nghiệp, kết quả bài kiểm tra chuẩn, sự thành công trên thị trường lao động sau này,..  Hàm sản xuất giáo dục: Khái niệm và thực tiễn ở các quốc gia  Tác động của việc tăng cường lựa chọn, cạnh tranh, tính đa dạng và phù hợp,...đến chất lượng GD - Các nghiên cứu về từng khâu trong quy trình của hàm sản xuất giáo dục  Nghiên cứu về khâu Đầu vào - Chuẩn và nâng chuẩn GD  Nghiên cứu về khâu Sản xuất: vấn đề về quản lý tài chính của nhà trường: thực trạng, cơ chế, chính sách, giải pháp; phân tích chi phí – lợi ích và phân tích chi phí – hiệu quả của GD nhà trường. công nghệ GD hao phí trong GD trách nhiệm của nhà trường, các vấn đề về tự chủ và trách nhiệm của nhà trường  Nghiên cứu về khâu Đầu ra, chất lượng GD, hiệu quả trong của cơ sở giáo dục - Nghiên cứu đánh giá về tổng thể quy trình sản xuất và cung ứng giáo dục: 219
  9.  Nghiên cứu về hiệu quả quá trình sản xuất GD, tức là các yếu tố đầu vào được sử dụng tạo ra đầu ra với hiệu quả ra sao, các chỉ số đo lường hiệu quả của quá trình sản xuất GD, các loại hiệu quả (hiệu quả trong, hiệu quả ngoài)  Nghiên cứu về tình trạng kém hiệu quả hay lãng phí trong quy trình sản xuất, ví dụ bỏ học, lưu bang, không tìm được việc sau khi ra trường, lãng phí nguồn lực giáo viên, cơ sở vật chất,… Lý do việc kém hiệu quả, Giải pháp giảm thiểu tình trạng kém hiệu quả. 2.4. Hướng nghiên cứu về Thị trường dịch vụ giáo dục (Educational Market) 2.4.1. Bản chất hướng nghiên cứu Khái niệm thị trường giáo dục (educational market) là khái niệm đã có từ lâu, đặc biệt ở các nước phảt triển. Khi nói đến thị trường giáo dục người ta luôn nhấn mạnh đến tính chất đặc biệt của nó, một thị trường đặc thù, không hoàn hảo, cạnh tranh và thậm chí có cả sự thất bại của thị trường, thị trường giả (J.E. Stiglitz, 1995). GD trước hết là một dịch vụ, sản phẩm được tạo ra là những con người hoàn toàn có thể chủ động tham gia vào quá trình đào tạo, chính bản thân họ là những tác nhân ảnh hưởng mạnh mẽ trên sự điều tiết của thị trường giáo dục. Hơn nữa, GD có những sứ mệnh và lý tưởng cao xa hơn thị trường kinh tế, chẳng hạn như vai trò của GD trong việc đào tạo các công dân tự do, hay cuộc chiến của trường học với sự bất bình đẳng xã hội, vv. Gọi là thị trường vì trong GD có các tác nhân khác nhau, có cung và cầu, có sự cạnh tranh, có sự lựa chọn, có cơ chế điều tiết vv. Những điều này đều thấy trong đa số các nền giáo dục, tuy mức độ, hình thức, tính logic và cả cách hiểu về chúng có thể khác nhau trong các quốc gia. Ở đây nếu có dính dáng tới kinh tế, thì thị trường giáo dục cũng được vận hành theo nguyên tắc “bàn tay vô hình” trong lý thuyết cổ điển của Adam Smith ở chỗ, thị trường tự điều chỉnh trên nguyên tắc có lợi cho mỗi bên tác nhân tham gia và vì lợi ích của tất cả. 2.4.2. Các hướng nghiên cứu thành phần Các nghiên cứu trong và ngoài nước (Đặng Thị Minh Hiền, 2013, 2017; Vương Thị Phương Hạnh và cộng sự, 2018; Lorraine Dearden, Stephen Machin và Anna Vignoles, 2009; Joel B. Babalola, 2003, 2015; Steve Bradley, Colin Green, 2020) nhận định các hướng nghiên cứu cụ thể với hướng này là: - Nghiên cứu về GD như một loại hàng hóa Nghiên cứu ủng hộ quan điểm GD nên là hàng hóa công cộng hay hàng hóa tư nhân hay một loại hàng hóa đặc biệt 220
  10. - Nghiên cứu về phía Cầu giáo dục (Demand): Nghiên cứu bản chất GD như một hành vi tiêu dùng, Người tiêu dùng dịch vụ GD, Các yếu tố ảnh hưởng tới cầu về GD, Cầu cá nhân và cầu xã hội về GD, Các cách tiếp cận để đo lường cầu với GD như Tiếp cận qua Phương diện đầu tư cho GD hoặc qua Phương diện Tiêu dùng trong GD, Phương trình về cầu với dịch vụ giáo dục, Quy luật cầu cho GD, Hệ số co giãn của cầu cho GD, Di chuyển trên đường cầu và dịch chuyển về cầu cho GD (Joel B. Babalola, 2003, 2015) - Nghiên cứu về phía Cung giáo dục (Supply): Nghiên cứu những cá nhân/tổ chức cung cấp dịch vụ giáo dục (nhà trường, trung tâm GD, nhà nước,…) - Sự thị trường hóa giáo dục/Tương tác và mối quan hệ giữa Cung và Cầu giáo dục/Tương tác giữa khách hàng và nhà sản xuất trong thị trường GD: nghiên cứu và đề xuất định hướng thị trường hóa GD: giáo dục được sản xuất (Cung) theo những nhu cầu gì (Cầu), và được phân phố thế nào (Cân bằng thị trường), Tình trạng dư thừa cung và dư thừa cầu so với trạng thái cân bằng của thị trường, các nhân tố tham gia vào thị trường này (Joel B. Babalola, 2003, 2015). - Vai trò của Nhà nước trong việc quản lý thị trường giáo dục: Nhà nước có vai trò quan trọng và không thể thiếu trong việc quản lý thị trường giáo dục. Lý do là vì GD mang những đặc tính của một loại hàng hóa công cộng, sự tồn tại của những ngoại ứng trong thị trường giáo dục cùng những thất bại của thị trường và quá trình phân phối lại. Nghiên cứu vai trò của Nhà nước bao gồm vai trò quản lý và vai trò trong việc quyết định giá thành dịch vụ giáo dục (Joel B. Babalola, 2003, 2015). - Những hạn chế của thị trường giáo dục  Dịch vụ giáo dục là một loại hàng hóa đặc biệt, vì lợi nhuận hay phi lợi nhuận?  Bất bình đẳng trong GD  Ngoại ứng và thất bại của thị trường giáo dục 2.5. Đầu tư và hiệu quả đầu tư cho giáo dục (Investment in Education, Education as Investment) 2.5.1. Bản chất hướng nghiên cứu Đầu tư và hiệu quả đầu tư cho GD là một trong những hướng nghiên cứu quan trọng của chuyên ngành KTHGD, trong đó có nhiều công trình khoa học đặt nền móng và phát triển lĩnh vực nghiên cứu này trên thế giới. Như trình bày ở trên, quan điểm nhấn mạnh vai trò của GD trong việc hình thành vốn nhân lực, mộtnhân tố quan trọng 221
  11. của tăng trưởng kinh tế đã tồn tại từ lâu trong lịch sử với tên tuổi củacác nhà kinh tế học trường phái cổ điển và tân cổ điển như A.Smith (1776), A.Marshall (1890),... Từ khẳng định đó, các nhà nghiên cứu tiếp tục chứng minh và đưa ra quan điểm GD là một hình thức đầu tư phát triển vốn nhân lực. Quan điểm này phát triển mạnh mẽ ở giai đoạn cuối thập niên 50 – đầu thập niên 60 của thế kỷ XX với tên tuổi của những nhà kinh tế học nổi tiếngnhư Freidman và Kuznets (1945), J.Mincer (1958, 1974), T.W.Schultz (1960, 1961), E.F.Denison (1962a, 1962b, 1966), M. Blaug (1965), G. S. Becker (1993), G.Psacharopoulos (1994, 1995, 1996, 2002, 2009), H. A. Patrinos (2002, 2006), M. Woodhall(2004), E.A. Hanushek, L. Woessmann (2007), L. Woessmann và G. Schuetz (2006),.... Khái niệm vốn nhân lực là khái niệm cơ bản nhất của KTHGD với tư tưởngchính của học thuyết này là “quá trình GD mỗi cá nhân là một hình thức đầu tư vốn nhân lực cho phép cá nhân đóng góp cho xã hội theo cách năng suất hơn” (L.Woessmann and G.Schuetz, 2006, tr.1). Cũng giống như những hình thức đầu tư khác, đầu tư vốn nhân lực đòihỏi những chi phí đầu vào dưới dạng chi phí trực tiếp và chi phí cơ hội về thời gian củangười học, với hy vọng rằng việc đầu tư sẽ tạo ra những lợi ích trong tương lai dưới dạngnăng suất cao hơn, tiền lương cao hơn và rủi ro không có việc làm thấp hơn,… Những lợi ích này mang tới cho cả các nhân và xã hội, và tồn tại dưới cả hai dạng tiền tệ và phi tiền tệ. 2.5.2. Các hướng nghiên cứu thành phần Theo các nghiên cứu, các nội dung nghiên cứu cụ thể bao gồm (Đặng Thị Minh Hiền, 2013, 2017; Vương Thị Phương Hạnh và cộng sự, 2018; Amar Upadhyaya, Pobon Gogo, Pankaj Sonari; Joel B. Babalola, 2003, 2015): - Chứng minh GD là hình thức đầu tư - Các nguồn vốn đầu tư và các chủ thể tham gia đầu tư cho GD - Khái niệm và phân loại đầu tư cho GD: Ví dụ Đầu tư cá nhân, đầu tư xã hội, đầu tư quốc gia - Nghiên cứu khoảng thời gian tối ưu để thực hiện các đầu tư cho GD (Rossana Patrón, 2006) - Các yếu tố ảnh hưởng đến đầu tư giáo dục như: Khả năng tài chính, bối cảnh, sự phát triển kinh tế xã hội, Các chính sách GD - Lợi ích của đầu tư cho GD: Lợi ích kinh tế (việc làm, tiền lường), Lợi ích phi kinh tế (kiến thức, kỹ năng trong công việc và cuộc sống), Phi lợi ích (bỏ học, áp lực học tập, tốn kém chi phí) 222
  12. - Hiệu quả đầu tư cho GD  Hiệu quả kinh tế của đầu tư cho GD: khái niệm, các chỉ số phản ánh hiệu quả kinh tế của đầu tư cho GD, điển hình là chỉ số Tỷ suất hoàn vốn - Return on investment (ROI) được tính bằng cách lấy lợi nhuận của hoạt động giáo dục chia cho chi phí, Return to scale , Hiệu suất thay đổi theo quy mô hoạt động đầu tư.  Phân loại hiệu quả như hiệu quả tư nhân/hiệu quả xã hội  Ước lượng hiệu quả đầu tư cho GD và những vấn đề liên quan tới chính sách  Nghiên cứu thực trạng và so sánh hiệu quả của đầu tư cho GD thông qua phân tích chi phí - lợi ích giữa các cấp học, loại hình giáo dục, cho các nhóm đối tượng, cho các vùng miền, quốc gia, khu vực khác nhau. Từ đó giúp trả lời các câu hỏi về việc phân bổ nguồn lực sao cho hiệu quả giữa trong và ngoài ngành giáo dục, giữa các cấp học/loại hình giáo dục, giữa các trình độ/ngành nghề đào tạo khác nhau,... dựa trên các chỉ số phản ánh hiệu quả của đầu tư cho GD. 2.6. Chi phí và giá thành giáo dục (Costs of education) 2.6.1. Bản chất hướng nghiên cứu Đây cũng là một hướng nghiên cứu quan trọng của KTHGD hiện đại được tập trung nghiên cứu bởi nó là cơ sở, tiền đề cho một số hướng nghiên cứu khác (Geraint Johnes, 1993). Hướng nghiên cứu này tìm hiểu các khía cạnh của Chi phí cho giáo dục - được hiểu là tất cả chi phí của hàng hóa và dịch vụ thực sự được sử dụng trong suốt một giai đoạn của quá trình giáo dục. (Veeraraghavan d Tilak, 1982; Wang Shang-mai, 1999). Chi phí giáo dục là một phạm trù rộng bởi có nhiều cách thức khác nhau để phân loại chi phí giáo dục. Việc xác định chi phí giáo dục tổng thể, chi phí giáo dục đơn vị hoặc một loại chi phí giáo dục cụ thể có ý nghĩa và tầm quan trọng trong công tác lập kế hoạch giáo dục, hoạch định chính sách và quản lý giáo dục. Từ chi phí giáo dục, có thể tính được giá thành giáo dục, là mức thu để được hưởng dịch vụ giáo dục. 2.6.2. Các hướng nghiên cứu thành phần Theo các nghiên cứu KTHGD (Geraint Johnes, 1993; Joel B. Babalola, 2003, 2015; Geraint Johnes, Jill Johnes, 2004; Steve Bradley, Colin Green, 2020) hướng nghiên cứu này tìm hiểu các vấn đề: - Phân tích các thành tố của chi phí và chi tiêu cho GD đối với các cấp học khác nhau, các loại hình GD khác nhau; từ góc độ của chính phủ, của cơ sở đào tạo cũng như góc độ của các cá nhân và hộ gia đình. Phân biệt các loại chi phí, nêu cách tính và 223
  13. ước lượng chúng. Nghiên cứu xác định cơ cấu chi tiêu nhằm đảm bảo hiệu quả và chất lượng GD. - Nghiên cứu xác định và đánh giá tác động, hiệu quả của chi phí giáo dục như Tác động của chi phí giáo dục trong việc giúp ước tính các nguồn lực cần thiết cho GD, giúp hiểu và đánh giá liệu các nguồn lực được phân bổ cho GD đã được sử dụng tối ưu hay không và giữa các bậc học liệu các nguồn lực đã được phân bổ hợp lý và hiệu quả hay chưa, giúp tính được hiệu quả đầu tư cho GD và giúp đưa ra những quyết định đầu tư cho GD đúng đắn và hợp lý, giúp lựa chọn và đưa ra quyết định về các chương trình giáo dục khác nhau, hướng tới bình đẳng về cơ hội giáo dục và bình đẳng về thành tựu giáo dục giữa các đối tượng học sinh khác nhau, giữa các khu vực khác nhau. - Các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí giáo dục: Nhu cầu giáo dục, Lực lượng giáo viên, Các yếu tố kinh tế xã hội (Tăng trưởng, Lạm phát,…) ảnh hưởng như thế nào - Giá thành giáo dục: nghiên cứu các khía cạnh vi mô và vĩ mô của việc định giá dịch vụ giáo dục, xác định chi phí đơn vị hay giá thành của dịch vụ giáo dục công ở các cấp học/trình độ đào tạo khác nhau, cho các nhóm ngành đào tạo, các loại hình giáo dục khác nhau, nghiên cứu về chi phí tính theo đầu người... 2.7. Tài chính giáo dục (Educational finance) 2.7.1. Bản chất hướng nghiên cứu Tài chính giáo dục đề cập đến các quy trình của Chính phủ và các Tổ chức mà nhờ đó nguồn kinh phí/ngân sách cho GD được tạo ra (thông qua thuế, học phí và lệ phí nhập học, v.v.), được phân phối và sử dụng cho hoạt động vận hành và hỗ trợ về vốn của cơ sở giáo dục. Tài chính giáo dục cũng có nghĩa là tìm các nguồn vốn khác nhau để duy trì và phát triển một tổ chức giáo dục hiện có cũng như thành các tổ chức mới, ví dụ như cho một cơ sở giáo dục. Các học giả và các chuyên gia về kinh tế, tài chính công, tài chính trường học, ngân sách, quản lý, kế toán, luật giáo dục và các quan hệ liên chính phủ thường tham gia vào lĩnh vực này, cũng cho thấy các nội dung cụ thể của tài chính giáo dục. (Pankaj Sonari) 2.7.2. Các hướng nghiên cứu thành phần Với chủ đề này, các nhà nghiên cứu (Geraint Johnes, 1993; Geraint Johnes, Jill Johnes, 2004; E. Hanushek, F. Welch, 2006; Joseph Holden, Monazza Aslam, 2014; Joel B. Babalola, 2003, 2015; Steve Bradley, Colin Green, 2020), đều thống nhất các hướng nghiên cứu thành phần như: 224
  14. - Các thách thức và chiến lược Tài chính cho GD - Tài chính cho từng cấp học - Các cơ quan, ban ngành tham gia vào hoạt động tài chính cho GD - Vai trò của Chính phủ trong hoạt động tài chính giáo dục - Các giải pháp thực hiện tài chính cho GD như: huy động tài chính cho GD từ các nguồn khác nhau, Các hình thức chia sẻ chi phí trong GD, Các hình thức hỗ trợ tài chính cho người học, Giải pháp đảm bảo mở rộng quy mô mà vẫn đảm bảo công bằng giáo dục như thông qua hỗ trợ tài chính cho người học, Điều chỉnh chính sách thu học phí, Hình thức hợp tác công tư, Xây dựng các quỹ đóng góp để cấp tài chính cho GD, Thuế tốt nghiệp, Các khóa học tự chi trả chi phí. - Chia sẻ chi phí trong GD (Cost sharing in Education) Đây là một hướng nghiên cứu thuộc các giải pháp thực hiện tài chính cho GD, đã và đang rất được quan tâm (Đặng Thị Minh Hiền, 2013; Geraint Johnes, 1993). Hướng nghiên cứu tập trung vào nội dung chia sẻ chi phí - hàm ý việc chuyển gánh nặng chi phí cho GD từ chỗ “trông cậy” hoàn toàn hay gần như hoàn toàn vào chính phủ hay những người đóng thuế, sang một số nguồn cung cấp tài chính khác, cả dưới dạng học phí hoặc phí sử dụng nhằm chi trả toàn bộ các chi phí mà cơ sở giáo dục hay chính phủ cung cấp trước đây. Chính sách này đặc biệt phát huy hiệu quả ở giáo dục đại học. Các bên tham gia trong chia sẻ chi phí bao gồm Chính phủ, Phụ huynh/người đỡ đầu, Học sinh, Các cá nhân và các đơn vị tài trợ. Johnstone (1986, 1991, 1992, 2002, 2003). Các nghiên cứu thuộc hướng này chủ yếu xoay quanh những vấn đề sau:  Cơ sở kinh tế học và chính trị học của việc chia sẻ chi phí trong GD  Các hình thức, các chính sách chia sẻ chi phí trong GD (quyên góp, tài trợ, khu vực tư, tín dụng sinh viên,…)  Thực trạng chia sẻ chi phí trong GD các cấp, tác động của nó và bài học rút ra từ thực tiễn của các quốc gia 2.8. Quan hệ giữa khu vực công với khu vực tư trong giáo dục (Public and Private Sector in Education) 2.8.1. Bản chất hướng nghiên cứu GD ngày nay không phải chỉ do nhà nước (khu vực công) quản lý mà còn có sự tham gia ngày càng tích cực từ phía khu vực ngoài nhà nước (khu vực tư). Khu vực công đại diện là Bộ giáo dục, các Sở giáo dục, Phòng giáo dục hay nói chung là các cơ 225
  15. quan quản lý nhà nước về GD. Khu vực tư đại diện là các công ty tư nhân hoạt động trong lĩnh vực GD, các tổ chức, công ty tham gia vào hoạt động giáo dục và đào tạo, các trường học tư thục,…Trong hệ thống quản lý giáo dục, có những công tác do bộ phận công quản lý, có những vấn đề do bộ phận tư quản lý và có những vấn đề huy động sự tham gia của cả bộ phận nhà nước và tư nhân, còn được gọi là hình thức Hợp tác công tư (Public Private Partnership). Hướng nghiên cứu này tập trung làm rõ các hình thức phân chia công việc và phối hợp giữa bộ phận công và tư cũng như mối quan hệ giữa khu vực công và tư trong GD. 2.8.2. Các hướng nghiên cứu thành phần Với hướng nghiên cứu này, các nhà kinh tế học giáo dục đã nhận định các nội dung cụ thể là: (Đặng Thị Minh Hiền, 2013; Rossana Patrón, Geraint Johnes, 1993; E. Hanushek, F. Welch, 2006) - Cơ sở kinh tế học và chính trị học của việc phát triển khu vực công và khu vực tư trong GD ở từng cấp học - Nghiên cứu vận dụng lý thuyết kinh tế công trong xác định qui mô, phạm vi của khu vực công và khu vực tư trong GD; vai trò kinh tế của Nhà nước trong GD - Hệ thống giáo dục tư: vai trò, qui mô, phạm vi của hệ thống giáo dục tư; nghiên cứu cung – cầu đối với dịch vụ giáo dục tư ở các cấp học; vấn đề đảm bảo chất lượng, cơ chế và chính sách quản lý - Dạy thêm – học thêm: cung – cầu đối với việc dạy thêm – học thêm; tác động của việc dạy thêm – học thêm; cơ chế, chính sách quản lý đối với việc dạy thêm, học thêm - Hợp tác công – tư trong GD: mục tiêu; các hình thức hợp tác; cơ chế hợp tác; kết quả vận dụng,... 2.9. Nghiên cứu về một số nội dung quản lý giáo dục 2.9.1. Bản chất hướng nghiên cứu Quản lý giáo dục là một phân ngành cụ thể trong các khoa học giáo dục. Quản lý giáo dục hướng đến mục tiêu quản lý tất cả các hoạt động và khía cạnh trong GD. Dựa trên bản chất của chuyên ngành, có thể rút ra quản lý giáo dục và kinh tế học giáo dục là 2 chuyên ngành có mối quan hệ khăng khít. Một mặt các khía cạnh kinh tế trong GD đều cần có hoạt động quản lý điều tiết, hình thành nên một hướng nghiên cứu của khoa học quản lý giáo dục. Mặt khác; nhiều hoạt động quản lý trong GD cần vận dụng các quy tắc kinh tế mới có thể giải quyết hiệu quả. Vì thế, một số nhà nghiên cứu đã 226
  16. xác định trong các hướng nghiên cứu của KTHGD, có một hướng nghiên cứu về một số nội dung quản lý giáo dục. 2.9.2. Các hướng nghiên cứu thành phần Theo một số nghiên cứu (Amar Upadhyaya, Pobon Gogoi, Pankaj Sonari; Joseph Holden, Monazza Aslam, 2014), hướng nghiên cứu này có các hướng nghiên cứu thành phần là: - Nghiên cứu về xây dựng kế hoạch, chiến lược phát triển nguồn nhân lực - Nghiên cứu về xây dựng kế hoạch và chiến lược trong GD qua các giai đoạn đáp ứng các mục tiêu phát triển nguồn nhân lực, kinh tế và xã hội (Amar Upadhyaya, Pobon Gogoi, Pankaj Sonari): Việc xây dựng kế hoạch đào tạo đội ngũ nhân lực phục vụ cho các ngành nghề cần được chuẩn bị trước trong một khoảng thời gian dài. Bởi thế, một trong những chức năng của quản lý giáo dục là phải xây dựng được chiến lược phát triển GD trước 5 – 10 hay 20 năm. Việc xây dựng chiến lược GD có mối quan hệ mật thiết với chiến lược phát triển kinh tế xã hội bởi chất lượng và yêu cầu với nguồn nhân lực chính là mục tiêu cho các chiến lược GD. - Nghiên cứu về xây dựng chương trình giảng dạy và đào tạo, nội dung các môn học, khóa học, chuyên ngành học đáp ứng nhu cầu lực lượng lao động cho nền kinh tế. - Nghiên cứu về lập kế hoạch, dự toán, các hoạt động quản lý cho chi phí, tài chính của các hoạt động GD - Nghiên cứu về quản lý học sinh, sinh viên khi các em kết thúc học và tham gia vào thị trường lao động, bao gồm nghiên cứu về quản lý hoạt động hướng nghiệp, phân phối lực lượng lao động, cơ hội việc làm cho sinh viên ra trường, tình trạng thất nghiệp của sinh viên, hiện tượng chảy máu chất xám và nguyên nhân, giải pháp khắc phục về GD - Một số vấn đề trong quản lý hệ thống giáo dục quốc gia, đặc biệt là ở các quốc gia đang phát triển, nơi các nguồn lực còn hạn chế và đòi hỏi cần vận dụng tốt các quy luật kinh tế về sử dụng có hiệu quả các nguồn lực (Joseph Holden, Monazza Aslam, 2014). Một số vấn đề quản lý hệ thống giáo dục bản chất là những nội dung KTHGD có thể kể đến như việc giải quyết các vấn đề nổi cộm của hệ thống giáo dục các quốc gia đang phát triển: Đảm bảo giáo dục tiểu học được thực sự phổ cập, miễn phí đến mọi đối tượng, Đảm bảo tỷ lệ được đến trường đi học cao, đảm bảo công bằng cho học sinh nghèo và học sinh nữ được tiếp cận GD, đảm bảo chất lượng giáo dục các quốc gia kém phát triển theo kịp với mức độ chung của thế giới, đảm bảo đủ nguồn lực giáo 227
  17. viên, phát triển khu vực tư nhân trong GD để nâng cao cạnh tranh và chất lượng của hệ thống. - Việc thực hiện chính sách và triển khai những can thiệp điều chỉnh chính sách cũng được coi là một nội dung vận hành theo nguyên tắc kinh tế. Việc can thiệp điều chỉnh chính sách giáo dục được một số nghiên cứu đề xuất theo mô hình của hàm sản xuất giáo dục và mô hình thị trường giáo dục. Việc can thiệp được tiếp cận như một yếu tố đầu vào, tiếp cận theo hướng bên cầu giáo dục và bên cung giáo dục. Như vậy, các mô hình và nguyên lý kinh tế được vận dụng để đưa ra giải pháp trong thực hiện, điều chỉnh chính sách trong thực tiễn (Joseph Holden, Monazza Aslam, 2014). Chính sách giáo dục phù hợp với hoàn cảnh chính trị, điều kiện kinh tế chính trị, bối cảnh và chính sách xã hội (Joel B. Babalola, 2003, 2015). - Nghiên cứu về phân phối các nguồn lực và nguồn tài nguyên cho GD, bao gồm những lý thuyết về phân phối để áp dụng vào GD, Quy luật phân phối trong GD (Joel B. Babalola, 2003, 2015). 2.10. Giáo viên và thị trường lao động sư phạm (Teacher labour markets, Labour Market for Educators) 2.10.1. Bản chất hướng nghiên cứu Đây có thể coi là một hướng nghiên cứu có liên hệ với hướng nghiên cứu về GD và nguồn nhân lực, bởi lao động trong ngành sư phạm cũng là một bộ phận lao động trong nguồn nhân lực quốc gia. Đúng với tên gọi của hướng nghiên cứu, nội dung của mảng này tập trung vào lao động sư phạm của giáo viên và những chính sách thúc đẩy, hỗ trợ hiệu quả hoạt động của giáo viên. 2.10.2. Các hướng nghiên cứu thành phần Với nội dung này, các nghiên cứu KTHGD trên thế giới (Đặng Thị Minh Hiền, 2013; Geraint Johnes, 1993; Geraint Johnes, Jill Johnes, 2004; E. Hanushek, F. Welch, 2006; Steve Bradley, Colin Green, 2020) hướng tới các hướng nghiên cứu: - Tổng quan về thị trường lao động sư phạm - Cung – cầu giáo viên. Ước lượng nhu cầu và lượng cung giáo viên và những vấn đề liên quan đến ước lượng - Các cách tiếp cận kinh tế đối với việc tuyển chọn và sử dụng giáo viên - Bù đắp sự chênh lệch trong thị trường lao động sư phạm - Động cơ của giáo viên 228
  18. - Đào tào và dự bị giáo viên - Đặc điểm lao động của giáo viên, thù lao cho giáo viên, các chính sách hỗ trợ giáo viên - Hàm ý chính sách của việc xác định và xây dựng nguồn cung giáo viên III. Hàm ý về định hướng nghiên cứu đối với chuyên ngành KTHGD tại Việt Nam trong giai đoạn tới 3.1. Bối cảnh giáo dục và đào tạo tại Việt Nam trong giai đoạn hiện nay ảnh hưởng tới định hướng phát triển KTHGD 3.1.1. GD&ĐT cần đổi mới đáp ứng nhu cầu chuyển đổi cơ cấu KTXH trong tương lai Bối cảnh KTXH đất nước trong tương lai yêu cầu chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo chiều sâu và cơ cấu lại nền KT theo hướng chất lượng, hiệu quả, năng lực cạnh tranh cao sẽ càng đòi hỏi GD phải đổi mới để đáp ứng nhu cầu học tập đa dạng của người dân và nhanh chóng góp phần tạo ra đội ngũ nhân lực chất lượng cao. Cụ thể, trong Chiến lược phát triển Kinh tế - xã hội 2021 – 2030,những thay đổi về cơ cấu nguồn nhân lực có ảnh hưởng đến chiến lược giáo dục có thể kể đến: - Những mục tiêu cơ cấu lại ngành:  Phát triển mạnh mẽ khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo  Đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, phát triển nền kinh tế số  Tiếp tục tập trung phát triển một số ngành công nghiệp nền tảng  Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu nội ngành công nghiệp theo hướng tăng các ngành công nghiệp có công nghệ, giá trị gia tăng cao và dịch chuyển lên các công đoạn có giá trị cao trong chuỗi giá trị gia tăng của từng ngành công nghiệp.  Ưu tiên phát triển một số ngành công nghiệp mũi nhọn, công nghệ mới, công nghệ cao: Công nghệ thông tin và truyền thông, công nghiệp điện tử - viễn thông, công nghiệp sản xuất robot, ô tô, thiết bị tích hợp vận hành tự động, sản xuất phần mềm, sản phẩm số, - Những mục tiêu cơ cấu nguồn nhân lực:  Tỉ lệ lao động qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ đạt 35 - 40%.  Lao động làm việc trong khu vực nông nghiệp giảm xuống dưới 20% trong tổng lao động nền kinh tế. 229
  19.  Phát triển nguồn nhân lực, giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu nhân lực chất lượng cao của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và hội nhập quốc tế  Tiếp tục phát triển toàn diện nguồn nhân lực, khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo gắn với phẩm chất đạo đức, văn hóa.  Phát triển đội ngũ chuyên gia, nhà khoa học đầu ngành; chú trọng đội ngũ nhân lực chuyên môn từng lĩnh vực - Những mục tiêu trên có tác động trực tiếp đến GD ở các khía cạnh:  Đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục, quản lý giáo dục  Đổi mới giáo dục hướng nghiệp, chú trọng GD đối với những ngành nghề ưu tiên  Xây dựng chiến lược giáo dục trong giai đoạn tới 3.1.2. Giáo dục bước vào giai đoạn đổi mới căn bản và toàn diện, đặt ra những yêu cầu đổi mới với mọi khoa học giáo dục, bao gồm KTHGD Có thể nói chưa lúc nào vấn đề đổi mới GD lại được đặt ra quyết liệt và mạnh mẽ như giai đoạn hiện nay, nó được xem là vấn đề sống còn cho công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế đất nước trong giai đoạn tới. Nhận định “đổi mới” là một vấn đề có ý nghĩa trọng đại, cần sự đồng lòng tham gia của nhiều bên, Ban chấp hành hội nghị Trung ương 8 khóa XI đã thống nhất thông qua Nghị quyết 29/NQ-TW ngày 4/11/2013 về đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT. Những nội dung đổi mới đã và đang được đặt ra như những nhiệm vụ và giải pháp nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, toàn diện GDĐH Việt Nam, trong đó một số nội dung đổi mới thuộc về lĩnh vực KTHGD, trực tiếp đặt ra yêu cầu đổi mới đối với chuyên ngành này. Những nội dung đổi mới về KTHGD được liệt kê trong bảng dưới: - Đổi mới căn bản công tác quản lý giáo dục, đào tạo, bảo đảm dân chủ, thống nhất; tăng quyền tự chủ và trách nhiệm xã hội của các cơ sở giáo dục, đào tạo; coi trọng quản lý chất lượng - Phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo - Đổi mới chính sách, cơ chế tài chính, huy động sự tham gia đóng góp của toàn xã hội; nâng cao HQĐT để phát triển giáo dục và đào tạo - Nâng cao chất lượng, hiệu quả nghiên cứu và ứng dụng khoa học, công nghệ, đặc biệt là khoa học giáo dục và khoa học quản lý 230
  20. Nguồn: Ban chấp hành TW, Nghị quyết 29/NQ-TW ngày 4/11/2013 Hệ thống luật về giáo dục cũng đánh dấu sự ra đời của các quy định mới nhằm đổi mới quản lý giáo dục và đưa ra điều chỉnh đối với lĩnh vực KTHGD, có thể kể đến như: - Hệ thống luật về tự chủ trong giáo dục và giáo dục đại học nói riêng: Luật GDĐH (2012), Nghị quyết số 40/NQ-CP ngày 9/8/2012 ban hành chương trình hành động của Chính phủ thực hiện thông báo kết luận của Bộ Chính trị về đề án “Đổi mới cơ chế hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập, đẩy mạnh xã hội hóa một số loại hình dịch vụ sự nghiệp công”; Nghị quyết số 77/NQ-CP ngày 24 tháng 10 năm 2014 về thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động đối với các CSGDĐH công lập giai đoạn 2014-2017; Nghị định 16/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 qui định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập. - Luật về tài chính giáo dục: Nghị định số 74/2013/NĐ-CP ngày 15/7/2013 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 49/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 của Chính phủ quy định về miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập và cơ chế thu, sử dụng học phí đối với CSGD thuộc hệ thống GDQD từ năm học 2010-2011 đến năm học 2014-2015; Nghị định 86/2015/NĐ-CP ngày 2/10/2015 quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với CSGD thuộc hệ thống GDQD và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập từ năm học 2015-2016 đến năm học 2020-2021. 3.2. Những thách thức phải đối mặt và hạn chế cần khắc phục Giáo dục Việt Nam đang tồn tại khoảng trống giữa kết quả giáo dục và đào tạo với yêu cầu của nền KTXH đối với nguồn nhân lực. Đây là nhận định được rút ra trong nhiều nghiên cứu định tính và định lượng trong nước và quốc tế về Việt Nam (TT NC TLH-GDH, 2017). Theo số liệu của Ngân hàng thế giới (2014), chất lượng nguồn nhân lực tại Việt Nam – kết quả của hệ thống giáo dục đào tạo còn nhiều điểm không phù hợp với yêu cầu của nền kinh tế, cụ thể: Nếu lao động được phân làm 3 nhóm là thợ thủ công, kĩ thuật viên và cán bộ chuyên môn thì tình trạng thiếu lao động ở nhóm thợ thủ công là cao nhất (với 41%); sau đó là cán bộ chuyên môn (16%) và kĩ thuật viên (14%). Đồng thời, lao động hiện thời thiếu một số kỹ năng cần thiết để có thể thực hiện tốt công việc mà họ đang đảm nhận, tỷ lệ thiếu hụt các kĩ năng đối với kĩ thuật viên là 83%; cán bộ chuyên môn là 80% và thợ thủ công là 40%. Điều này sẽ đặt ra yêu cầu phải đổi mới chiến lược và chất lượng GD nói chung, GDĐH nói riêng ở Việt Nam hiện nay nhằm tăng qui mô đào tạo đối với các nhóm trên để đáp ứng yêu cầu phát triển KTXH. Giáo dục Việt Nam hiện nay đang đối mặt với một số vấn đề KTH mang tính chất hệ thống, cần được giải quyết, đòi hỏi phải được nghiên cứu, xem xét và giải 231
nguon tai.lieu . vn