Xem mẫu

  1. Những điều cần chú ý khi sử dụng hóa chất nuôi tôm sú NNVN, 18/5/2004 Theo TS Lý Thị Thanh Loan, Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy  sản 2, hiện nay có 4 phương pháp sử dụng thuốc để áp dụng  trong nuôi trồng tùy theo từng loại hình sản xuất, nhưng người  nuôi chưa phân biệt rõ do thiếu hiểu biết hoặc vì quá lo lắng  nên vội vã lạm dụng. 1. Phương pháp tắm: Dùng thuốc với nồng độ tương đối cao  cho động vật thủy sản theo thời gian quy định (tương ứng với  nồng độ thuốc cho phép). Lưu ý rằng cách này chỉ áp dụng  trong các trại giống hoặc môi trường nuôi có diện tích nhỏ. 2. Phương pháp ngâm: Thuốc được sử dụng với nồng độ thấp  và thời gian kéo dài, áp dụng cho các đầm ao có diện tích lớn.  Để giảm lượng hóa chất sử dụng cần hạ thấp mực nước trong  ao nuôi, đồng thời phải chuẩn bị một lượng nước sạch để chủ  động cấp vào ao đề phòng khi có sự cố xảy ra. 3. Phương pháp uống: Dùng thuốc hoặc các chế phẩm trộn  vào thức ăn, cách này thường kém hiệu quả đối với một số  bệnh vì khi đối tượng nuôi bị bệnh khả năng hoạt động sẽ  kém, đôi khi bỏ ăn nên hiệu quả không cao. Do vậy khi áp  dụng cần bổ sung thêm dầu gan mực, dầu thực vật bao bên  ngoài viên thức ăn để hạn chế thuốc, hóa chất bị mất đi do  hòa tan trong môi trường nuôi. 4. Phương pháp tiêm: Dùng thuốc tiêm trực tiếp vào cơ thể  động vật thủy sản, nhưng chỉ áp dụng cho loài quý hiếm hoặc  đối tượng nuôi có giá trị kinh tế cao. Về các loại thuốc, hóa chất trong danh mục sử dụng nuôi  trồng gồm có 10 loại sau: 1/ Vôi (CaCO3, CaO) là tác nhân chính dùng xử lý đất và  nước ao nuôi cũng được xem như chất diệt tạp và khử trùng  trước khi thả giống, ngoài ra còn có tác dụng giảm độ chua  (axid) trong đất, tăng kiềm, hòa tan các chất hữu cơ, kích  thích tảo phát triển. 2/ Chlorine có 2 dạng là Calci hypochloride và Natri  hypochloride là hợp chất oxy hóa mạnh, có tính độc với tất cả 
  2. các sinh vật dùng khử trùng nước, ao nuôi, bể ương dụng cụ.  Chlorine có thể diệt tất cả các vi khuẩn, virút, tảo, phiêu sinh  động vật trong nước. Với hàm lượng Chlorine 60%, có thể  dùng từ 50­100ppm để khử trùng đáy ao và 20­30ppm để khử  trùng nước ao. Trong ao có tôm thì hàm lượng dùng từ 0,08­ 0,10ppm. 3/ Formaldehyde (Formalin, Formol) sử dụng như chất khử  trùng trong trại giống và ngoài ao nuôi, diệt nấm, vi khuẩn,  ngoại ký sinh trùng trên tôm, cá. Lượng dùng từ 10­25ppm khi  bệnh bùng nổ nhưng phải có sẵn nước để thay để tăng cường  ôxy trong ao. Khi sử dụng trong ao nuôi thì ngưng cho tôm cá  ăn và sau 24 giờ phải thay nước. Trong trại giống có thể dùng  từ 200­300ppm từ 30 giây đến 1 phút để phòng bệnh MBV  trên ấu trùng tôm sú. 4/ Benzalkonium Chlorine (BKC) cũng là chất độc đối với vi  khuẩn, vi rút, nấm…hiệu quả nhanh hơn Formaldehyde. Liều  dùng khi cải tạo ao 3­5ppm ở mực nước 10­30cm và để kiểm  soát mầm bệnh từ 0,3­1,0ppm ở mực nước 1m. 5/ Iodine cũng tương tự như Chlorine là chất ôxy hóa mạnh để  diệt sinh vật, vi rút. 6/ Thuốc tím (KMnO4) là chất có khả năng ôxy hóa chất hữu  cơ, vô cơ và diệt khuẩn được sử dụng với nồng độ 1­2ppm có  tác dụng tăng DO, giảm chất hữu cơ trong ao. 7/ Rotenol, Saponin được chiết từ rễ dây thuốc cá (Rotenol)  và có nhiều trong bã hạt trà (Saponin) là chất độc với cá  nhưng không với loài giáp xác. Được dùng để diệt cá tạp trong  ao tôm hoặc ức chế hô hấp của cá, ngoài ra còn có thể xử lý  bệnh mảng bám trên tôm. 8/ Nhóm chế phẩm sinh học (Probiotic) và men vi sinh, trong  đó nhóm 1 dùng xử lý ao nuôi hoặc bổ sung vào thức ăn, tuy  nhiên hiện nay hiệu quả chưa có tính thuyết phục. Còn nhóm  2 giúp các men phân hủy chất hữu cơ có nguồn gốc từ đạm,  béo, đường, xơ giúp phân hủy chất thải trong ao nuôi. 9/ Vitamin C giúp tăng cường trao đổi chất và tăng sức đề  kháng chống các bệnh nhiễm khuẩn, giảm strees do các biến  động môi trường.
  3. 10/ Sắc tố Carotenoid giúp tạo màu sắc cho thức ăn thủy sản,  có trong thịt và vỏ tôm do cá, tôm không tự tổng hợp được sắc  tố mà tùy thuộc vào lượng carotenoid trong thức ăn.   Một số lưu ý  khi sử dụng thuốc kháng sinh trong thủy sản Khi sử dụng kháng sinh cho các đối tượng thủy sản nuôi dùng  làm thực phẩm phải thận trọng, chính xác và phải tuân theo  những nguyên tắc dưới đây: - Thật hạn chế khi sử dụng thuốc kháng sinh trong phòng trị bệnh thủy sản để tránh ảnh hưởng đến người tiêu thụ sản phẩm và thuốc sử dụng phải được luật pháp của các nước cho phép sử dụng. ­  Chọn lựa và sử dụng đúng loại thuốc kháng sinh:  kháng sinh sử dụng phải nằm trong danh mục cho phép sử  dụng. Tránh sử dụng những kháng sinh được dùng điều trị  bệnh cho người để hạn chế hiện tượng vi khuẩn  kháng thuốc.  Nếu sử dụng những kháng sinh này thì dư lượng (MRL) không  được phép hiện diện trong sản phẩm . DANH MỤC MỘT SỐ HÓA CHẤT SỬ DỤNG TRONG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN STT Tên hóa chất Công dụng Các loại vôi 1 Cải tạo, xử lý nền đáy ao CaCO3, CaO Dolomite, Zeolite, bột vỏ sò, Xử lý nước, nền đáy ao trong khi nuôi CaCO3 Các loại hóa chất khử 2 trùng, diệt tạp Chlorine, Formaldehyde, thuốc tím (KMnO4), Iodine, Xử lý nền đáy ao, xử lý nước ao nuôi, GDA (Glutaraldehyde), BKC diệt tảo, nhóm Nguyên sinh động vật (Benzalkonium Chloride) Nhóm hạt bã trà, dây 3 thuốc cá Saponin, Rotenol, dây thuốc Diệt cá tạp, diệt nhóm Nguyên sinh động vật tạo mảng bám trên thân tôm cá Nhóm phân bón (vô cơ và 4 hữu cơ) NPK, bột đậu nành, bột cá, Gây màu nước (kích thích tảo phát bột cám gạo triển) Nhóm chế phẩm sinh học 5 Các loại chế phẩm (vi sinh Phân hủy chất hữu cơ, kích thích nhóm vi khuẩn có lợi phát triển và enzym) Đường cát (đường mía - Kích thích nhóm vi khuẩn có lợi phát 6 triển, ức chế nhóm vi khuẩn gây hại Saccharose)
  4. TS. Lý Thị Thanh Loan Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II Sử dụng hoá chất trong nuôi trồng thuỷ sản và các biện  pháp thay thế Các hoá chất dùng trong nuôi trồng thuỷ sản ven biển bao  gồm các chất khử trùng, các tác nhân kháng khuẩn, các thuốc  trị bệnh khác. Các loại vật tư kiến trúc công trình như chất  dẻo, các phụ gia, chất màu, chất chống ôxy hoá, chất chống  cháy, diệt nấm, tẩy trùng... Tuy các chất này có tính hoà tan  thấp nhưng chúng đôi khi vẫn gây độc đối với sự sống ở dưới  nước; Các chất xử lý đất và nước như phèn (sunfat nhôm­kali),  EDTA (Axit dinatri ethylendiamintetraacetic), thạch cao, vôi,  zeolit. Ngoài ra, phải kể đến các loại thuốc trừ sâu, thuốc diệt  cỏ, rong tảo, chất phụ gia thức ăn, thuốc gây tê và các loại  hoócmôn. Các hoá chất hiện đang được dùng trong nuôi trồng thuỷ sản  có thể được chia làm ba loại. Loại thứ nhất bao gồm các hoá  chất. Loại này gồm có chloramphenicol, thuốc diệt nhuyễn thể  organotin, malachit xanh lục và có khả năng là cả một số  phốtphát hữu cơ. Loại thứ hai gồm có các hoá chất có thể  được sử dụng một cách an toàn nếu tuân theo các biện pháp  phòng ngừa tiêu chuẩn, nhưng lại có nguy cơ đối với môi  trường và sức khoẻ con người nếu sử dụng không đúng cách.  Ví dụ dùng liều lượng quá mức, hoặc không trung hoà được,  hoặc không pha loãng trước khi thải ra, hoặc thiếu các thiết bị  bảo vệ cá nhân cần thiết. Loại thứ ba gồm có các loại có thể  an toàn về mặt môi trường trong hầu hết các trường hợp  nhưng lại có hại đối với một số địa điểm đặc biệt vì các thuộc  tính đơn nhất của các địa điểm này. Vì vậy, lựa chọn đúng các  địa điểm trại nuôi có thể giảm đáng kể tác động về mặt môi  trường của các hoá chất dùng trong nuôi trồng thuỷ sản.  Khi được sử dụng, ngoài những tác dụng mong muốn, các hoá  chất còn gây ra nhiều tác hại ảnh hưởng xấu đến môi trường  và con người. Cụ thể là chúng bị tồn lưu trong môi trường thuỷ  sinh, sự tích tụ các dư lượng thuốc kháng khuẩn trong các 
  5. chất lắng đọng có tiềm năng ức chế hoạt tính của vi khuẩn và  giảm mức độ phân rã của các chất hữu cơ. Các hoá chất có  thể gây độc và để lại dư lượng cả ở trong các sinh vật không  phải là đối tượng nuôi, ví dụ như khu hệ động vật không  xương sống trong môi trường. Các thuốc còn gây ra sự kích  thích kháng thuốc trong động vật nuôi, làm giảm tác dụng của  nhiều loại thuốc. Ðặc biệt, hiệu ứng có thể có của một số hoá  chất dùng trong nuôi trồng thuỷ sản, đặc biệt là thuốc trừ sâu  (ví dụ các phốtphát hữu cơ) và một số thuốc trị bệnh đối với  sức khoẻ của những người làm việc ở trại nuôi trồng thuỷ sản  là vấn đề đáng quan tâm. Các biện pháp phòng ngừa tiêu  chuẩn về an toàn và sức khoẻ sẽ làm giảm nhẹ các rủi ro có  liên quan và điều quan trọng là các chủ trại nuôi và những  người làm việc ở trại nuôi phải tuân thủ các biện pháp phòng  ngừa này. Dư lượng trong thực phẩm hải sản có thể gây ra  các rủi ro tiềm tàng cho người tiêu dùng qua việc tăng mẫn  cảm với các dư lượng thuốc hoặc sự xuất hiệu của hệ vi khuẩn  đường ruột kháng lại các chất kháng khuẩn.  Hiện nay, hầu hết các nước đều không có các dữ liệu về số  lượng các hoá chất được dùng trong NTTS ở nước mình. Các  nhà sản xuất hoá chất không tiết lộ thông tin này và trong  nhiều trường hợp họ cũng không biết được cuối cùng thì các  sản phẩm của họ được sử dụng đến mức nào. Chúng ta cũng  thiếu các dữ liệu hiện trường giúp cho việc định lượng rủi ro,  chẳng hạn như nồng độ các chất thải hoá học, tính chất và  mức độ phản ứng sinh học ở các vùng nước có sử dụng hóa  chất.  Các biện pháp lựa chọn để thay thế hoá chất trong nuôi  trồng Thuỷ sản  Cách làm tốt nhất để giảm hiệu quả bất lợi của các hoá chất  dùng trong nuôi trồng thuỷ sản đơn giản là chỉ cần bớt sử  dụng các hoá chất này. Tuy nhiên, việc bớt sử dụng không dễ  dàng do người nuôi phải đối phó với hàng loạt các vấn đề về ô  nhiễm và bệnh dịch, vì vậy hiện nay người ta đã áp dụng một  số các biện pháp nhằm giảm thiểu hoặc thay thế việc sử dụng  hoá chất. Cụ thể là các vấn đề sau:  Các hệ thống tái tuần hoàn nước 
  6. Các hệ thống tái tuần hoàn được phát triển ở nhiều nơi chủ  yếu để loại bỏ các tác nhân gây bệnh virút (ví dụ virút đầu  vàng và virút đốm trắng) trong các hệ thống nuôi. Chúng cũng  có hiệu quả trong việc giảm nước thải ra môi trường. Một  chương trình tiêu biểu bao gồm việc sử dụng các ao lắng  đọng và chứa nước, trị bệnh bằng hoá chất, bằng liệu pháp  sinh học, và sục khí. Các hệ thống phức tạp hơn có thể bao  gồm lọc sinh học, tia cực tím, ôzôn hoá, lọc, kết bông, tập  trung và thu gom bùn đặc. Còn có nhiều môđun khác để xử lý  nước, được chuyển hoá từ các nhà máy xử lý nước thải, hiện  đang được đánh giá để sử dụng trong nuôi trồng thuỷ sản.  Trong bối cảnh có sử dụng hoá chất, các hệ thống tái tuần  hoàn tỏ ra có nhiều lợi thế. Thứ nhất, lượng nước thải đi vào  các thuỷ vực lân cận giảm đi đáng kể. Thứ hai, các hệ thống  khép kín này giúp người NTTS ngăn ngừa các chất độc hại (ví  dụ các tác nhân gây bệnh, thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ). Thứ  ba, các hệ thống tái tuần hoàn có thể được dùng để tăng  cường việc diệt vi khuẩn (ví dụ việc sử dụng cách ôzôn hoá),  gia tăng mức độ quang phân của thuốc kháng sinh (ví dụ việc  sử dụng ánh sáng cực tím) và giúp loại bỏ các chất hữu cơ lơ  lửng là những chất có thể chứa các tác nhân gây bệnh hay dư  lượng hoá chất (tập trung và thu gom bùn đặc, lọc).  Cách trị bệnh sinh học  Công nghệ này bao hàm việc bổ sung vi khuẩn và enzym vào  ao nuôi tôm để khoáng hoá chất hữu cơ. Hầu hết các công  thức trị bệnh sinh học xuất phát trừ các nước ôn đới và được  xây dựng để xử lý nước thải. Các thí nghiệm tiến hành ở Thái  Lan cho thấy rằng hầu hết các tác nhân trị bệnh sinh học  không có hiệu quả có lợi đối với chất lượng nước và sự sinh  trưởng của tôm. Mặc dù các tác nhân này đắt tiền và hiệu quả  của chúng chưa được chứng minh nhưng chúng đã được sử  dụng thường xuyên. Ðiều này cần phải có những nghiên cứu  kỹ hơn để giúp những người nuôi tôm trong nỗ lực quản lý môi  trường ao.  Hỗ trợ tính năng sinh học  Hỗ trợ tính năng sinh học dựa trên nguyên lý loại trừ có cạnh  tranh và bao hàm việc sử dụng vi khuẩn sống hoặc men trong  khẩu phần ăn hoặc trong nước nuôi để đảm bảo rằng ruột của 
  7. các loài nuôi có được trong quần thể ban đầu của các vi sinh  vật có ích nhằm làm cho quá trình tiêu hoá được tốt hơn.  Cách tiếp cận này đang được tích cực nghiên cứu nhưng công  việc mới đang ở giai đoạn đầu. Ðã có những kết quả ban đầu  về sự cạnh tranh thành công giữa các dòng Vibrio độc hại và  các dòng Vibrio không độc hại. Việc tạo ra quần thể các dòng  vi khuẩn mong muốn có thể giúp con giống vượt qua được  tính dễ bị tấn công bởi các tác nhân gây bệnh sau khi chuyển  từ trại giống ra ngoài (trong đó hệ vi thực vật thay đổi rất lớn  do việc sử dụng dài hạn các thuốc kháng khuẩn), hoặc sau  khi sử dụng hệ thống tái tuần hoàn "sạch" về mặt vi khuẩn  như được nhắc ở trên.  Chất kích thích miễn dịch  Một số nghiên cứu cho thấy có sự sinh trưởng, tỷ lệ sống và  sức kháng bệnh tốt hơn (thông qua hoạt lực được tăng cường  của các tế bào bạch huyết cầu) của cá hồi, cá trê phi và tôm  he Nhật Bản, tôm sú sau khi sử dụng các chất tăng cường  miễn dịch gồm cả glucan và peptidoglycan. Cần tiếp tục  nghiên cứu để làm rõ các chế độ trị bệnh tối ưu, định rõ đặc  điểm hệ miễn dịch của tôm và thiết lập các phương pháp sử  dụng các chất này một cách thực tiễn và hiệu quả.  Dùng vắcxin ngừa bệnh  Ðã xuất hiện sự quan tâm đáng kể đến việc phát triển các loại  vắcxin như một công cụ phòng bệnh và tăng cường sức khoẻ  của các loài được nuôi. Không giống với các hoá chất trị bệch,  vắcxin không để lại dư lượng trong thịt của cá được phòng  ngừa, trừ phi sử dụng các tá dược có dầu. Tuy nhiên hiện vẫn  chưa phát triển được các loại vắcxin hữu hiệu đối với nhiều  loại bệnh hệ trọng trong nuôi trồng thuỷ sản vùng nhiệt đới.  Ðặc biệt, chúng ta vẫn chưa hiểu rõ được hệ thống miễn dịch  của tôm.  Thuần hoá  Việc dựa vào đàn giống bố mẹ đã được thuần hoá, chứ không  phải là đàn giống hoang dã, có khả năng giúp giảm nhu cầu  sử dụng các hoá chất trị bệnh. Sinh sản chọn lọc để tăng sức  kháng bệnh là việc làm phổ biến trong nông nghiệp và cũng  cần được áp dụng trong NTTS. Sự thuần hoá cũng có thể góp 
  8. phần vào việc sử dụng các đàn giống không có tác nhân gây  bệnh đặc trưng (SPF) và có thể kháng tác nhân gây bệnh đặc  trưng (SPR). Song, thành công của các công nghệ SPF và  SPR phụ thuộc nhiều vào công tác quản lý và môi trường  ương nuôi. Do vậy, không nên coi việc phát triển các công  nghệ này như một vị thuốc trị bách bệnh để giải quyết tất cả  các vấn đề trong sản xuất.  Thuốc trị bệnh thay thế  Hiện vẫn đang có xu hướng tìm ra các loại dược thảo để trị  bệnh cho thuỷ sản nuôi một cách an toàn nhằm thay thế các  hoá chất và thuốc kháng sinh. Ví dụ như người nuôi trồng thuỷ  sản ở Trung Quốc đã sử dụng thảo dược để trị bệnh thối  mang do vi khuẩn và bệnh nhiễm trùng máu ở cá. Tuy nhiên,  nhiều loại thảo dược được sử dụng nhưng người ta vẫn chưa  hiểu được các thành phần hoạt tính của chúng.  Kết luận  Hiện nay các nhà chức trách của chính phủ, cộng đồng các  nhà khoa học, ngành nuôi trồng thuỷ sản và ngành dược  phẩm đều phải có trách nhiệm trong việc đảm bảo cho việc sử  dụng hoá chất phù hợp với việc bảo vệ chất lượng môi trường  và sức khoẻ con người. Ðặc biệt là cần có các cơ chế và thi  hành nghiêm chỉnh các cơ chế này đ Sức sống của ngành  nuôi trồng thuỷ sản hiện nay phụ thuộc vào việc sử dụng các  hoá chất. Trong khi ai cũng biết rằng cần phải giảm thiểu  lượng hoá chất ược sử dụng trong NTTS thì việc sử dụng hoá  chất hiện nay lại mang tính chất không thể thiếu. Vì vậy, cần  phải nhậnthức rõ ràng các liệu pháp hoá học và các loại  thuốc, hoá chất đang sử dụng hiện nay đều đem lại các hiệu  quả và mối nguy khác nhau. Nếu được tiến hành đúng cách  thì việc sử dụng hầu hết các hoá chất trong NTTS có thể được  coi là hoàn toàn có lợi mà không có hậu quả môi trường bất lợi  hoặc các rủi ro gia tăng đối với sức khoẻ của những người  nuôi trồng thuỷ sản. ối với việc đăng ký và kiểm soát các hoá  chất dùng trong nuôi trồng thuỷ sản để có thể bảo vệ được  môi trường và sức khoẻ con người, từ đó đảm bảo được sự  tăng trưởng bền vững của nuôi trồng thủy sản ă 
  9. Theo tài liệu: Towards safe and effective use of chemicals ­   FAO ttkhts 11­2003
nguon tai.lieu . vn