Xem mẫu

  1. Khoa Ngữ văn, Trƣờng Đại học Sƣ phạm TP. NHỮNG ĐỀ XUẤT Hồ Chí Minh VỀ CHƢƠNG TRÌNH VĂN HỌC Điện thoại: 0909222999 NƢỚC NGOÀI Ở Email: TRƢỜNG PHỔ tranquynhnga49@yahoo THÔNG .com.vn PGS.TS. TRẦN THỊ QUỲNH NGA TÓM TẮT Văn học nƣớc ngoài là một bộ phận đặc biệt trong cấu trúc chƣơng trình dạy học văn ở nhà trƣờng phổ thông Việt Nam. Hiện nay, nâng cao chất lƣợng dạy và học trong các bậc học từ phổ thông đến đại học đang là vấn đề bức xúc không chỉ đối với nhà trƣờng mà còn đối với toàn xã hội. Trƣớc yêu cầu đổi mới giáo dục, trên cơ sở nhìn lại chƣơng trình văn học nƣớc ngoài hiện hành, bài viết đề xuất những nguyên tắc cơ bản để hƣớng đến việc xây dựng chƣơng trình văn học nƣớc ngoài ở trƣờng phổ thông sau 2015. Từ khóa: Văn học nƣớc ngoài, chƣơng trình, chất lƣợng dạy học, đề xuất ABSTRACT Proposals for Foreign Literature Curriculum in High School Foreign literature plays a key role in literature curriculum in Vietnamese high- school. Improving teaching and learning effectiveness in high-schools and colleges is currently a concern not only for teachers but also a whole community. In order to contribute to education renovation program, by reviewing current curriculum, this article aims to propose principal ideas to improve high-school foreign literature curriculum from 2015. Key words: Foreign literature, curriculum, teaching and learning effectiveness, proposals 372
  2. Văn học nƣớc ngoài (VHNN) là một bộ phận đặc biệt trong cấu trúc chƣơng trình dạy học văn ở nhà trƣờng phổ thông Việt Nam. Các tác phẩm VHNN, với tƣ cách là biểu hiện cụ thể những giá trị văn hoá vĩ đại của lịch sử nhân loại đã, đang và sẽ góp phần quan trọng vào việc tìm hiểu tiến trình phát triển văn hoá, văn học thế giới, mở ra những chân trời mới, giúp ngƣời đọc, trong đó có học sinh tiếp xúc với một thế giới vừa xa xôi vừa gần gũi với đất nƣớc mình, dân tộc mình. Dạy và học VHNN ở nhà trƣờng phổ thông có ý nghĩa lớn lao, góp phần quan trọng đào tạo, phát triển tri thức toàn diện, nâng cao sự cảm thụ nghệ thuật cho các em học sinh. Đặc biệt kiến thức VHNN càng có ý nghĩa trong đời sống hôm nay, khi thế hệ trẻ Việt Nam đang đứng trƣớc một thế giới rộng mở với rất nhiều chân trời mới. VHNN chính là chiếc cầu nối cho tình hữu nghị và sự giao lƣu văn hoá giữa các dân tộc. Thế giới hiện đại đang chuyển mạnh trong xu thế toàn cầu hoá. Việc tìm hiểu và tiếp nhận các nền văn minh, các giá trị văn hoá nhân loại đã trở thành qui luật phát triển tất yếu của mỗi dân tộc. Thực tiễn chứng minh rằng, quá trình giao lƣu, tiếp biến văn hoá không làm bản sắc và tính độc đáo của mỗi nền văn hoá mất đi. Ngƣợc lại, tìm hiểu, tiếp nhận sâu sắc, sáng tạo các nền văn hoá khác sẽ làm giàu thêm nền văn hoá của chính dân tộc mình. Theo tinh thần ấy, trong lĩnh vực giáo dục, việc tổ chức cho học sinh tiếp nhận một cách khoa học các tác phẩm VHNN trong chƣơng trình dạy học văn ở trƣờng phổ thông cũng trở thành một yêu cầu giáo dục mang tính bức thiết hơn bao giờ hết. Hiện nay, nâng cao chất lƣợng dạy và học trong các bậc học từ phổ thông đến đại học đang là vấn đề bức xúc không chỉ đối với nhà trƣờng mà còn đối với toàn xã hội. Định hƣớng chiến lƣợc phát triển giáo dục của Việt Nam trong giai đoạn mới, Nghị quyết Trung ƣơng lần thứ 8, khoá XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo ghi rõ: “Đổi mới hệ thống giáo dục theo hƣớng mở, linh hoạt, liên thông giữa các bậc học, trình độ và giữa các phƣơng thức giáo dục, đào tạo. Chuẩn hóa, hiện đại hóa giáo dục và đào tạo”. Trên tinh thần đó, ngành giáo dục đang tích cực chuẩn bị xây dựng chƣơng trình, sách giáo khoa theo hƣớng phát triển năng lực ngƣời học, trong đó chú trọng các năng lực chung nhƣ: năng lực tự học, học cách học; năng lực cá nhân (tự chủ, tự quản lí bản thân); năng lực xã hội; năng lực hợp tác; năng lực giao tiếp (tiếng mẹ đẻ và ngoại ngữ); năng lực tƣ duy; năng lực giải quyết vấn đề; năng lực công nghệ thông tin và truyền thông…(1). Đổi mới chƣơng trình và sách giáo khoa, đổi mới phƣơng pháp dạy học môn văn chính là một trong những nhiệm vụ phải làm để góp phần hiện thực hoá chiến lƣợc giáo dục của nƣớc ta trong thời kì mới. 373
  3. Trên cơ sở xác định một số nguyên tắc cơ bản, nhìn lại chƣơng trình VHNN ở phổ thông hiện nay để hƣớng tới chƣơng trình VHNN sau 2015 là vấn đề chúng tôi muốn đề cập trong bài viết này. 1. Nguyên tắc hệ thống “Chƣơng trình là một vấn đề cực kì quan trọng trực tiếp liên quan đến nhiều vấn đề quan trọng khác về nội dung, về mục đích phƣơng pháp, về đối tƣợng giáo dục” (2). Trên quan điểm chung nhất, “Chƣơng trình phải thể hiện một cách có ý thức, một cách toàn diện, một cách nhất quán có kế hoạch những mục tiêu đào tạo cụ thể của từng cấp, từng lớp, những phƣơng hƣớng đào tạo, những quan điểm, những phƣơng pháp đặc trƣng của quá trình đào tạo ngƣời học sinh bằng công cụ văn học và tiếng Việt. Chƣơng trình cũng phải thể hiện đƣợc sự vận dụng tổng hợp những hiểu biết liên quan có tác động trực tiếp hay gián tiếp đến quá trình đào tạo này”(3). Nhìn vào chƣơng trình VHNN ở nhà trƣờng phổ thông hiện nay, có thể thấy những tác phẩm VHNN đƣợc chọn lọc thƣờng là những tác phẩm có dung lƣợng lớn và đều đạt đến trình độ những chỉnh thể nghệ thuật hoàn thiện, do vậy, chuyển tải các giá trị tinh hoa của VHNN đến học sinh là việc không đơn giản. Để xây dựng chƣơng trình VHNN thích hợp, gắn bó và bổ sung, tác động, liên hệ qua lại mật thiết với chƣơng trình văn học dân tộc, đòi hỏi trƣớc hết phải xác định cả một hệ thống những nguyên tắc cụ thể để đảm bảo chƣơng trình là “một chỉnh thể nhất quán, liên thông giữa các cấp học; đảm bảo sự kế thừa và phát triển,phù hợp với quan điểm học suốt đời. Nội dung giáo dục phải đƣợc lựa chọn từ những tri thức cơ bản, những giá trị lịch sử, văn hóa tinh hoa của dân tộc và nhân loại, những thành tựu khoa học tiên tiến, đảm bảo vừa hội nhập quốc tế, vừa phù hợp với thực tiễn Việt Nam; giảm tính hàn lâm, tăng tính thực hành. Bảo đảm nền tảng văn hóa cơ bản, tích hợp cao ở các lớp dƣới và phân hóa sâu ở các lớp trên”(4). Nhƣ vậy, nguyên tắc quan trọng hàng đầu khi xây dựng chƣơng trình là phải xác định chƣơng trình VHNN nhƣ một hệ thống, trong đó mỗi nền văn học đóng vai trò nhƣ một yếu tố, có quan hệ bổ sung qua lại, tác động và qui định lẫn nhau để từ sự giới thiệu một cách tối thiểu từng nền văn học, cung cấp cho học sinh cái nhìn toàn cảnh về kho tàng văn học nhân loại vô cùng phong phú, đa dạng. Theo nguyên tắc này, khi lựa chọn, phân bố, sắp xếp các tác giả, tác phẩm của một nền VHNN, không nên chỉ bó hẹp quan điểm lựa chọn trong từng nền văn học, hoặc chỉ chú ý đến từng nền văn học một cách cục bộ. Phải có cái nhìn tổng thể, đặt tất cả các tác giả, tác phẩm đƣợc chọn vào một hệ 374
  4. thống lớn. Chỉ trong hệ thống lớn này, mới có điều kiện để xem xét nhằm tạo nên sự cân đối, hợp lí giữa các thể loại, giai đoạn, trƣờng phái, châu lục,… của các nền văn học khác nhau. Đến lƣợt mình, các tác giả, tác phẩm của chƣơng trình VHNN cũng lại phải đƣợc giới thiệu trong mối quan hệ qua lại, tác động lẫn nhau với các tác giả, tác phẩm của chƣơng trình văn học Việt Nam và với các kiểu văn bản, các loại và thể loại văn học trong một hệ thống lớn hơn: chƣơng trình Ngữ văn trong nhà trƣờng để thực hiện và đạt đƣợc mục tiêu môn học. Đó là cách thức định hƣớng học sinh bƣớc đầu có ý thức so sánh, đối chiếu những tác giả, tác phẩm có quan hệ gần gũi về thể loại, đề tài giữa các nền văn học với nhau, giữa VHNN với văn học dân tộc. Chƣơng trình VHNN, vì thế phải hết sức chú ý giới thiệu: - Những nền văn học lớn, tiêu biểu nhất của nhân loại, cũng nhƣ các tác giả, tác phẩm tiêu biểu nhất. - Những nền văn học có quan hệ giao tiếp, giao lƣu, ảnh hƣởng rõ nhất đối với văn học Việt Nam, trên cơ sở quan hệ địa lí, giao lƣu lịch sử – văn hoá, có nhiều tƣơng đồng về loại hình văn hoá, ngôn ngữ. - Những hiện tƣợng văn học, những vấn đề văn học tiêu biểu nhất có thể làm sáng tỏ, hiểu sâu thêm nhiều hiện tƣợng của văn học Việt Nam. Các yêu cầu nêu trên đòi hỏi một cái nhìn tổng thể, chi tiết, liên thông để đề ra một khung chƣơng trình VHNN hợp lí, tránh trùng lặp, nặng nề, quá tải. Chúng tôi chia sẻ với ý kiến “cần chú trọng giới thiệu những tác phẩm tiêu biểu cho những nền văn học, văn hóa lớn của nƣớc ngoài có ảnh hƣởng đến văn học dân tộc, đồng thời cũng nên lƣu ý giới thiệu những tác phẩm tiêu biểu cho những nền văn học, văn hóa quan trọng đối với phối cảnh hội nhập của Việt Nam thế kỉ XXI. Trƣớc hết nên đi từ quan hệ khu vực: văn học Nhật Bản và Hàn Quốc – những dân tộc vốn có nhiều tƣơng đồng với Việt Nam vì cùng chịu ảnh hƣởng văn hóa Trung Hoa, lại là những nƣớc tích hợp những giá trị văn hóa truyền thống phƣơng Đông với ảnh hƣởng văn minh Phƣơng Tây”(5). 2. Nguyên tắc lựa chọn tác giả – tác phẩm Xây dựng một chƣơng trình giảng dạy trong nhà trƣờng, mặc dù có thể phải tính đến rất nhiều nguyên tắc chung, riêng, rộng, hẹp khác nhau, nhƣng đối với riêng chƣơng trình dạy học văn học, có hai nguyên tắc chi phối quan trọng nhất phải đƣợc làm rõ. Trƣớc hết, là nguyên tắc lựa chọn tác giả và nguyên tắc lựa chọn tác phẩm. Về cách lựa chọn tác giả, tác phẩm trong chƣơng trình VHNN hiện hành, chúng tôi có một số nhận xét sau: 375
  5. 2.1. Nguyên tắc lựa chọn tác giả Nhìn chung, các nhà văn đƣợc chọn nghiên cứu trong nhà trƣờng trƣớc hết (và luôn luôn) là những tấm gƣơng lao động nghệ thuật quên mình, là những nhân cách lớn, luôn khao khát lí giải bi kịch và hạnh phúc cho con ngƣời, dân tộc và nhân loại; căm ghét sự phi nhân tính, áp bức, cƣờng quyền, không ngừng đấu tranh cho thắng lợi của công lí và tƣ tƣởng tự do, bình đẳng, bác ái. Tuy nhiên, trong khuôn khổ của chƣơng trình Ngữ văn (nhất là phần VHNN) ở phổ thông, do không có điều kiện giới thiệu tất cả các nhà văn lớn, việc lựa chọn tác giả cần phải đƣợc tính toán nghiêm ngặt để có thể, thứ nhất, trong một thời lƣợng hạn chế, giới thiệu đƣợc nhiều tác giả hơn; và thứ hai, những tác giả đƣợc giới thiệu không những là đỉnh cao của văn học thế giới mà còn phải thật sự là ngƣời đại diện xứng đáng cho nền văn học của đất nƣớc, dân tộc đó. Dƣờng nhƣ ở đây có một sự khác biệt nhất định giữa việc lựa chọn tác giả phần Văn học Việt Nam và lựa chọn tác giả phần VHNN: nếu phần Văn học Việt Nam có thể (và cần) phải giới thiệu cả tác gia và tác giả thì phần VHNN chỉ có thể hƣớng đến các tác gia – những đỉnh cao thực sự của văn hoá nhân loại – mà thôi. Theo yêu cầu thứ nhất, chúng tôi cho rằng: chƣơng trình VHNN không nên xây dựng (thiết kế) theo nguyên tắc (mô hình) đồng tâm theo cách hiểu thông thƣờng hiện nay, mà nên xây dựng theo nguyên tắc tuyến tính. Ở đây đòi hỏi một cái nhìn chiến lƣợc, xuyên suốt giữa chƣơng trình của các cấp học, lớp học. Ví dụ: ở lớp 6 THCS, học sinh đã đƣợc học văn bản Ông lão đánh cá và con cá vàng do Puskin – đại thi hào Nga – kể lại bằng 250 câu thơ trên cơ sở truyện dân gian. Truyện vừa giữ đƣợc nét chất phác, dung dị của nghệ thuật dân gian, vừa thể hiện tài năng sáng tạo của Puskin. Lên lớp 11 THPT, học sinh chính thức đƣợc học về tác gia Puskin và văn bản Tôi yêu em – một trong những bài thơ tình nổi tiếng nhất của ông. Nhƣ vậy, ở đây có một cấu trúc đồng tâm nhƣng theo chúng tôi, sự đồng tâm này là không cần thiết. Puskin dù là tác gia rất xứng đáng, tiêu biểu cho văn học Nga thì cũng chỉ nên giới thiệu sự nghiệp của ông ở lớp 11. Phần VHNN ở lớp 6 nên dành cho một tác giả khác của một nền văn học khác, chẳng hạn: những truyện cổ dân gian Đức của anh em Grim hay truyện cổ của Anđecxen. Tƣơng tự, có lẽ cũng không thật cần thiết khi Lỗ Tấn đã đƣợc giới thiệu ở chƣơng trình Ngữ văn 9 qua tác phẩm Cố hƣơng, lên lớp 12, học sinh lại tiếp tục học về tác gia này qua truyện ngắn Thuốc; Tagor đã đƣợc giới thiệu ở chƣơng trình Ngữ văn 9 qua bài thơ Mây và sóng, lên lớp 11, học sinh lại tiếp tục học về tác gia này qua Bài thơ số 28,... Để nội dung chƣơng trình VHNN đƣợc phong phú hơn, nên chăng dành một trong hai thời lƣợng đồng tâm này để giới thiệu thêm một số tác giả nƣớc ngoài khác? 376
  6. 2.2. Nguyên tắc lựa chọn tác phẩm Trong thế giới văn học, mỗi nhà văn là một nhân cách, một phong cách và cá tính sáng tạo, mỗi tác phẩm văn học là một bức tranh độc đáo, sinh động về tự nhiên, xã hội và con ngƣời. Do vậy, tạo điều kiện thuận lợi để học sinh có thể tiếp xúc càng nhiều càng tốt với kho tàng văn học phong phú, đa dạng của dân tộc và nhân loại là nhiệm vụ đặc thù và rất quan trọng của quá trình dạy học văn trong nhà trƣờng. Tuy nhiên, lựa chọn tác phẩm (đặc biệt là tác phẩm VHNN) để đƣa vào chƣơng trình dạy học là một vấn đề vô cùng phức tạp. Nói chung, chƣơng trình văn học trong nhà trƣờng phải giới thiệu các tác phẩm có tính tƣ tƣởng, nghệ thuật cao, phù hợp với lứa tuổi học sinh, nhƣng bên cạnh đó, tác phẩm đƣợc chọn cũng lại phải là tác phẩm tiêu biểu nhất cho sự nghiệp của tác giả, tức là tác phẩm thuộc thể loại mà tác giả đạt đƣợc thành công lớn nhất. Chọn tác phẩm không tiêu biểu cho phong cách, tƣ tƣởng tác giả, sức hấp dẫn của tác phẩm sẽ không cao, và học sinh sẽ không có đƣợc ấn tƣợng đúng về bản thân tác giả đó. W. Sêchxpia, V. Huygô,… đều là những ngƣời khổng lồ đã để lại cho nhân loại di sản văn học đồ sộ, phong phú, đa dạng với nhiều tác phẩm thuộc nhiều thể loại khác nhau. Thế nhƣng đối với ngƣời đọc Việt Nam, thể loại thành công và quen thuộc nhất của Sêchxpia vẫn là kịch, của Huygô vẫn là tiểu thuyết v.v. Chính vì vậy, trong chƣơng trình Ngữ văn THPT cải cách năm 1989, việc thí điểm giới thiệu Vichto Huygô với bài thơ Đêm đại dƣơng (thay cho tiểu thuyết Những ngƣời khốn khổ) đã không mang lại hiệu quả mong muốn. Ngay cả khi đã chọn đúng thể loại tiêu biểu cho sự nghiệp văn học của tác giả, vẫn tiếp tục phải cân nhắc nên chọn tác phẩm cụ thể nào, đoạn trích nào. Trở lại chƣơng trình VHNN hiện hành ở phổ thông, theo nguyên tắc “tác phẩm lựa chọn phải tiêu biểu cho tác giả”, chúng tôi thấy có một số vấn đề cần thảo luận thêm. Chƣơng trình lớp 11 giới thiệu đại thi hào Puskin với bài thơ Tôi yêu em là một lựa chọn hợp lí vì tuy nhà thơ Nga vĩ đại này đã sáng tạo trên nhiều thể loại (trƣờng ca, truyện thơ, thơ, kịch, truyện ngắn, tiểu thuyết,…) và ở thể loại nào cũng đạt đƣợc những thành công, nhƣng nói đến Puskin trƣớc hết và chủ yếu vẫn phải nói đến mảng thơ trữ tình. Chính ở đây, nhìn lại chƣơng trình cải cách năm 1989, chúng ta hoàn toàn chia sẻ đƣợc những băn khoăn của nhiều giáo viên khi phải dạy bài Cây Antsa (thơ trữ tình chính trị), đơn giản vì tác phẩm đƣợc chọn này không thật sự tiêu biểu cho phong cách nhà thơ. Theo nguyên tắc đang bàn, việc lựa chọn tác phẩm tiêu biểu không chỉ dừng lại ở cấp độ tác phẩm mà quan trọng không kém là phải cân nhắc đến cả việc lựa chọn ở cấp độ nhỏ hơn: cấp độ đoạn trích. Điều này càng trở nên có ý nghĩa khi trong chƣơng 377
  7. trình VHNN, các tác phẩm văn xuôi thƣờng chỉ đƣợc giới thiệu thông qua một số trích đoạn nhất định. Có thể kể đến trích đoạn truyện Cô bé bán diêm của Anđecxen – nhà văn nổi tiếng xứ Đan Mạch – ngƣời đã sáng tạo thật tuyệt vời những truyện cổ tích làm say mê nhiều thế hệ. Bằng ngôn ngữ kể chuyện cảm động, giàu chất thơ, đoạn trích trong SGK Ngữ văn lớp 8, tập 1 đọng lại trong tâm trí các em sự cảm thƣơng cho số phận cô bé nghèo khổ, cô đơn, bất hạnh và khát vọng về một thế giới không còn đói rét, buồn đau. Phần kết Chiếc lá cuối cùng (O. Henry) trong sách giáo khoa Ngữ văn lớp 8, tập 1 hấp dẫn học sinh bởi vẻ đẹp nhân văn, bởi sự sáng tạo nghệ thuật đƣợc kết tinh từ tình yêu thƣơng con ngƣời. Với trích đoạn truyện ngắn Số phận con ngƣời, các tác giả sách giáo khoa lớp 12 đã chọn phần kết của truyện kể về hoàn cảnh của Xôcôlôp sau chiến tranh, đặc biệt là cuộc gặp gỡ cảm động giữa Xôcôlôp và bé Vania – hai nạn nhân của chiến tranh. Lòng tin ở tính cách Nga kiên cƣờng, lòng tin ở cuộc sống bao dung là âm hƣởng đọng lại trong lòng độc giả. Nó thể hiện cách nhìn đầy nhân bản của Sôlôkhôp. Tuy nhiên, khảo sát sách giáo khoa Ngữ văn THCS cũng nhƣ THPT chƣơng trình hiện hành, chúng tôi cảm thấy việc lựa chọn trích đoạn để dạy học trong một số trƣờng hợp dƣờng nhƣ vẫn chƣa đƣợc giới thuyết rõ ràng. Chẳng hạn: nội dung tƣ tƣởng của tiểu thuyết Rôbinxơn Cruxô (Đ.Điphô) là khẳng định sức mạnh, nghị lực và trí tuệ con ngƣời có khả năng khuất phục thiên nhiên và hoàn cảnh, bắt thiên nhiên và hoàn cảnh phải phục vụ cho cuộc sống của mình. Vậy thì, có lẽ tiêu biểu cho tác phẩm này phải là những đoạn trích miêu tả cảnh dựng nhà, săn bắn, trồng trọt, chăn nuôi hay những lúc phải vật lộn với cô đơn, bệnh tật... của Rôbinxơn chứ không phải là đoạn trích miêu tả ngoại hình của anh ta nhƣ sách giáo khoa Ngữ văn lớp 9, tập 2 đang sử dụng. Ngƣời thầy đầu tiên (Aimatốp) là câu chuyện cảm động về tình thầy trò, về nghị lực, sự hi sinh thầm lặng của thầy Đuysen – ngƣời đã đem ánh sáng văn hóa đến với những trẻ em ở làng Kukurêu hẻo lánh của Cƣrơgƣxtan vào giữa những năm 20 của thế kỉ trƣớc; thế nhƣng đoạn trích “Hai cây phong” trong sách giáo khoa Ngữ văn lớp 8, tập 1 dƣờng nhƣ lại chƣa toát lên chủ đề tác phẩm khi chỉ tập trung miêu tả cảm xúc, tâm trạng của ngƣời họa sĩ – nhân vật ngƣời kể chuyện. Một vấn đề nữa là cần trích đoạn tác phẩm nhƣ thế nào để học sinh vẫn tiếp nhận đƣợc ý nghĩa của tác phẩm trong tính toàn vẹn của nó. Ngƣời trong bao của Sêkhôp có dung lƣợng tƣơng đối dài, sách giáo khoa Ngữ văn lớp 11, tập 2 đã lƣợc ba đoạn ở ba vị trí khác nhau của truyện. Tuy có lƣợc thuật, nhƣng việc lƣợc bỏ đã khiến tác phẩm nổi tiếng Ngƣời trong bao dễ trở nên đơn nghĩa; học sinh khó có thể cảm nhận đƣợc tính chất đa thanh, nhiều chiều và những ý nghĩa tƣ tƣởng khái quát, cùng rất nhiều chi tiết nghệ thuật tƣởng nhƣ thoáng qua song lại vô cùng sâu sắc, tinh tế của tác 378
  8. phẩm này. Truyện Sêkhôp là truyện trong truyện, là truyện trên bề mặt văn bản, nhƣng đồng thời cũng là truyện dƣới văn bản, là dòng chảy ngầm dƣới mỗi câu từ, chi tiết. Tìm hiểu tác phẩm Sêkhôp cũng chính là khám phá chiều sâu ẩn bên dƣới bề mặt ngôn từ. Dù không phải ngay lập tức có thể hiểu đƣợc hết những tầng nghĩa ẩn giấu, ngƣời đọc vẫn lấy làm thú vị bởi còn đƣợc trăn trở, suy ngẫm hay tranh luận về một thông điệp nào khác bên cạnh những số phận cuộc đời đã hiển hiện trƣớc mắt. Ở Ngƣời trong bao, nhân vật đáng phê phán không chỉ là Bêlicôp mà còn là những ngƣời bị ấn vào bao mà không nhận ra mình và do đó, không bao giờ dám phản kháng. Burkin và những ngƣời cùng với anh ta trong tỉnh lẻ cũng là một dạng “ngƣời trong bao” đích thực. Điều này càng rõ trong đối thoại của bác sĩ Ivan Ivanƣt với Burkin ở đoạn kết của truyện. Những đối thoại của Ivan Ivanƣt mở ra nhiều vỉa tầng ý nghĩa tiềm ẩn dƣới văn bản. Tìm hiểu truyện ngắn Ngƣời trong bao, thiết nghĩ không nên bỏ qua một đoạn kết với những chi tiết đầy ý nghĩa nhƣ thế, bởi đây là bình diện nữa, vô cùng quan trọng của chủ đề, tƣ tƣởng tác phẩm: đánh thức, kêu gọi mọi ngƣời phải thay đổi lối nghĩ, cách sống. Và chủ đề, tƣ tƣởng đó xuất hiện không chỉ ở Ngƣời trong bao mà ở cả một loạt tác phẩm khác của Sêkhôp: Phòng 6, Thảo nguyên, Khóm phúc bồn tử… nhƣ một hệ thống tƣ tƣởng đạo đức, triết học, suy tƣ, khát vọng lớn lao của nhà văn về số phận con ngƣời, nhân dân, đất nƣớc. Nếu vẫn giữ Sêkhốp trong chƣơng trình, theo chúng tôi nên chọn văn bản khác (ví dụ: Anh béo và anh gầy, Con kì nhông...). Đây là những truyện ngắn mang đậm chất kịch (một đặc trƣng cơ bản của ngòi bút Sêkhôp) và cũng mang đậm thông điệp tƣ tƣởng đầy nhân văn của tác giả: “chắt lọc, loại bỏ từng giọt nô lệ ra khỏi con ngƣời”. Để xác định rõ hơn nguyên tắc lựa chọn tác phẩm, chúng tôi muốn nói thêm hai vấn đề: Một là, tác phẩm phải được giới thiệu qua một bản dịch chuẩn Dịch văn học nƣớc ngoài bao giờ và ở đâu cũng là việc khó, nhất là dịch thơ. “Nhiều yếu tố hình thức của thơ nhƣ thể thơ, vần điệu, âm hƣởng… phần lớn bị mất mát khi chuyển dịch qua một ngôn ngữ khác. Nội dung của thơ gắn với ngôn ngữ thơ nên thƣờng cũng không giữ đƣợc nguyên vẹn”(6). Dịch không đơn thuần là chuyển ngữ, là bám sát từ, bám sát câu chữ. Có không ít trƣờng hợp dịch đúng từ, đúng ngữ pháp bản ngữ mà vẫn chƣa tới đƣợc tác phẩm. Điều quan trọng nhất của dịch thuật là dịch đúng, đúng ý và đúng tinh thần, đúng cái hồn của tác phẩm. Dịch là đồng sáng tạo. Và điều đó hoàn toàn không đơn giản. Trong nhà trƣờng, chúng ta không còn cách nào khác là phải sử dụng các bản dịch để dạy VHNN cho học sinh; vấn đề còn lại ở đây là những tác phẩm VHNN phải 379
  9. đƣợc giới thiệu qua những bản dịch tốt nhất, thể hiện đạt nhất nội dung tinh thần, tƣ tƣởng của tác phẩm. Hai là, tác phẩm, văn bản lựa chọn phải hấp dẫn, phù hợp với hứng thú và khả năng tiếp nhận của học sinh. Trong sự không hấp dẫn nói chung của chƣơng trình Ngữ văn hiện nay có một phần nguyên nhân là chính chƣơng trình VHNN chƣa tạo đƣợc hứng thú cho học sinh. Nhìn lại nguyên tắc xây dựng chƣơng trình, có thể lí giải đƣợc phần nào sự “kém lửa” của chƣơng trình Ngữ văn nói chung và chƣơng trình VHNN nói riêng. Ngoài việc lựa chọn tác giả, tác phẩm (và đoạn trích) còn chƣa đƣợc cân nhắc đúng mức nhƣ đã nói ở trên, chƣơng trình VHNN đã dành hơi nhiều thời lƣợng cho các văn bản nghị luận, trong khi đúng ra, phải ƣu tiên giới thiệu càng nhiều càng tốt những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ để tạo hứng thú, nâng cao năng lực đọc thẩm mĩ cho học sinh, hƣớng học sinh đến việc phát hiện và rung động trƣớc vẻ đẹp của tác phẩm. Đành rằng “Chƣơng trình và sách giáo khoa không chỉ tuyển chọn những áng văn chƣơng nghệ thuật mà còn có thêm những những áng văn nghị luận xã hội, nhật dụng,...”(7) nhƣng có lẽ điều đó chỉ thích hợp với chƣơng trình văn học Việt Nam, chƣơng trình làm văn; còn trong điều kiện thời lƣợng hết sức eo hẹp, trọng tâm của chƣơng trình VHNN vẫn nên là giới thiệu những tác giả, tác phẩm đỉnh cao của văn học thế giới. Chúng tôi tin rằng nếu cấu trúc lại chƣơng trình VHNN, chuyển một số văn bản nghị luận nhƣ Đấu tranh cho một thế giới hoà bình (G.Macket), Bàn về đọc sách (Chu Quang Tiềm), Chó sói và cừu non trong thơ ngụ ngôn của La Phông-ten (H.Ten) trong chƣơng trình Ngữ văn THCS, Điếu văn đọc trƣớc mộ Các Mác trong chƣơng trình Ngữ văn THPT sang chƣơng trình làm văn để giới thiệu kiểu bài văn nghị luận và thay vào đó bằng những tác phẩm nghệ thuật đích thực, tính hấp dẫn của việc dạy học văn trong nhà trƣờng sẽ đƣợc cải thiện đáng kể. Trở lên là một số ý kiến xung quanh việc xác định những nguyên tắc cơ bản để xây dựng chƣơng trình VHNN trong nhà trƣờng. Tất nhiên, những vấn đề mà chúng tôi phác thảo ở trên là chƣa đầy đủ, nhƣng dẫu sao, cũng cho phép hình dung phần nào hiện trạng, cũng nhƣ góp thêm ý kiến về phƣơng hƣớng xây dựng chƣơng trình VHNN trong thời gian tới. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2014). Dự thảo Đề án Xây dựng, triển khai chƣơng trình và sách giáo khoa giáo dục phổ thông sau năm 2015, tr.8. 380
  10. 2, 3. Phan Trọng Luận (1983), Cảm thụ văn học, giảng dạy văn học. Nxb Giáo dục, Hà Nội, tr.75, 77-78. 4. Quốc hội nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2014), Dự thảo Nghị quyết về đổi mới chƣơng trình giáo dục phổ thông, tr.1-2. 5. Phan Thị Thu Hiền (2013), Kỷ yếu Hội thảo Quốc gia về dạy học Ngữ văn ở trƣờng phổ thông Việt Nam. Nxb Đại học Sƣ phạm, Hà Nội, tr.447. 6. Phùng Văn Tửu (2003), Cảm thụ và giảng dạy Văn học nƣớc ngoài, Nxb Giáo dục, Hà Nội, tr.29. Phan Trọng Luận (2007), “Nhọc nhằn muôn nỗi sách giáo khoa”, Báo Văn nghệ, số 32 (6/8/2007), Hà Nội, tr.4. 381
nguon tai.lieu . vn