Xem mẫu

24 Xã hội học, số 1 -1998 Những đặc điểm nhân khẩu và kinh tế xã hội của các nhóm dân tộc Mường, H’Mông, Dao và Gia Rai ở Việt Nam VŨ TUẤN HUY I. Giới thiệu Những đặc điểm nhân khẩu và kinh tế xã hội của 4 nhóm dân tộc thiểu số Mường, H’Mông, Dao và Gia Rai là bản tổng quan dựa trên những công trình nghiên cứu gần đây và số liệu điều tra dân số 1989 ở Việt Nam. Đây là kết quả bước đầu của Dự án nghiên cứu : "Những đặc điểm nhân khẩu của các dân tộc thiểu số ở Việt Nam" với sự giúp đỡ của Tiến sỹ Magali Barbieri trong chương trình hợp tác nghiên cứu giữa Viện Xã hội học, Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn Quốc gia Việt Nam và Viện Nghiên cứu Dân số Quốc gia Pháp (INED). Việc lựa chọn 4 nhóm dân tộc Mường, H’Mông, Dao và Gia Rai dựa trên mức sinh và mức tử vong cao của bốn nhóm dân tộc thiểu số này qua số liệu điều tra dân số 1989, những đặc điểm về phân bố dân cư của dân tộc Mường, H’Mông, Dao ở vùng núi phía Bắc và dân tộc Gia Rai ở Tây Nguyên, những khu vực cư trú chủ yếu của các dân tộc thiểu số ở Việt Nam. Mục đích chủ yếu là mô tả những đặc điểm về quá trình phân bố dân cư, về lịch sử, phong tục tập quán, hôn nhân và gia đình của bốn nhóm dân tộc thiểu số này. Trên cơ sở phân tích mức sinh và mức chết, báo cáo cũng nhằm rút ra mô hình sinh đẻ và tử vong đặc thù của 4 nhóm dân tộc này trong sự liên hệ với những yếu tố kinh tế xã hội như việc làm, thu nhập, y tế, giáo dục. II. Phân bố dân cư và cơ cấu dân số của 4 dân tộc Mường, H’Mông, Dao, Gia Rai Theo số liệu bảng 1, dân tộc Kinh là dân tộc đa số với tỷ lệ dân số là 86,86% dân số cả nước, dân tộc Mường chiếm 1,42% ; H’Mông 0,87% ; Dao 0,74% và Gia Rai chiếm 0,38%. Về tỷ suất giới tính, cả bốn dân tộc này đều có tỷ suất giới tính cao hơn tỷ suất giới tính của cả nước. Trong đó, cao nhất là dân tộc Dao (100,2), tiếp đến là dân tộc H’Mông (98,47), Mường (95,76), Gia Rai (94,68). Tỷ suất giới tính của dân tộc Kinh (93,80) thấp nhất so với bốn dân tộc này và thấp hơn so với tỷ suất giới tính trung bình của cả nước. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự khác nhau về tỷ suất giới tính giữa các dân tộc như mức độ sinh, chết, di cư. Sự phân bố dân cư khác nhau giữa các khu vực, các tỉnh và thành phố dẫn đến tỷ suất giới tính rất khác nhau ngay trong cùng một tộc người do ảnh hưởng của yếu tố di cư. Một quy luật của di cư là có tính lựa chọn. Theo giới tính, nam giới thường di cư nhiều hơn nữ giới. Theo độ tuổi, những người ít tuổi thường di cư nhiều hơn là người có tuổi và dòng di cư theo chiều từ nông thôn đến đô thị. Điều này thấy rõ hơn khi xem xét tỷ suất giới tính của từng dân tộc tại những nơi di cư đi và di cư đến của cùng một dân tộc. Tại những nơi di cư đến, tỷ suất giới tính thường cao trong khi tại những nơi di cư đi, tỷ suất giới tính thường thấp. (Bảng 1) Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn Vũ Tuấn Huy 25 Bảng 1: Quy mô dân số và tỷ suất giới tính của từng dân tộc Dân tộc Mường H’Mông Dao Gia Rai Kinh Dân số cả nước Tổng số 914596 558053 473945 242291 55900224 64357762 % Tỷ suất giới tính 1,42 95,76 0,87 98,47 0,74 100,02 0,38 94,68 86,86 93,80 100,00 94,22 Nguồn : Tính từ biểu 1.4 - Dân số theo dân tộc và giới tính. Kết quả điều tra toàn diện, tập 1. Tổng điều tra dân số Việt Nam 1989. Ban chỉ đạo tổng điều tra dân số Trung ương, Hà Nội 1991. Cơ cấu dân số theo các nhóm tuổi từ 0-4, 5-14 và 60 trở lên cho thấy đặc điểm dân số của mỗi tộc người về tỷ lệ phụ thuộc của nhóm dân số ngoài độ tuổi lao động. Xếp theo thứ tự giảm dần, trong 4 nhóm dân tộc thiểu số này, dân tộc H’Mông có tỷ lệ dân số trong nhóm tuổi 0-4 và 5-14 cao nhất (21% và 29%), tiếp đến là dân tộc Dao (19% và 27%), dân tộc Gia Rai (18% và 31%), và dân tộc Mường (17% và 25%). Ngược lại, trong nhóm tuổi từ 60 trở lên, dân tộc Mường có tỷ lệ người từ 60 tuổi trở lên cao nhất trong 4 nhóm dân tộc này (6,64%), dân tộc Dao (5,43%), Dân tộc Gia Rai (5,4%) và thấp nhất là dân tộc H’Mông (4,87%). (Bảng 2) Bảng 2: Tỷ lệ dân số trong các nhóm tuổi so với tổng số dân của mỗi dân tộc Nhóm tuổi Mường 0-4 17,04 5-14 25,36 60 + 6,64 Dân tộc H’Mông Dao Gia Rai Kinh 21,44 19,27 18,27 13,90 28,55 27,11 27,61 25,37 4,87 5,43 5,40 7,40 Nguồn - Số liệu điều tra dân số năm 1989. Trích từ ”Dân số và dân số tộc người ở Việt Nam”, Khổng Diễn - Nhà xuất bản Khoa học Xã hội. Hà Nội - 1995. Tỷ lệ dân cư trong nhóm tuổi 0-4 cao ở dân tộc H’Mông và dân tộc Dao cho thấy tiềm năng sinh đẻ cao trong các dân tộc này. Mặt khác, tỷ lệ dân cư từ 60 tuổi trở lên thấp chỉ ra mức tử vong cao. Về phương diện kinh tế, tỷ lệ tổng cộng của cả hai nhóm tuổi này so với dân số cho thấy mức độ phụ thuộc về kinh tế, vì hai nhóm tuổi này được xem là nhóm tuổi ngoài lực lượng lao động. 1. Dân tộc Mường Mường là tên gọi của dân tộc cư trú ở một vùng đồi núi khá rộng nằm giữa vùng người Kinh ở phía Đông và vùng người Thái ở phía Tây với chiều dài khoảng 350 km từ Tây Bắc tỉnh Yên Bái đến phía Bắc tỉnh Nghệ An. Giống như người Kinh, người Mường có mặt ở hầu hết các tỉnh, thành phố. Tuy nhiên mức độ phân bố rất khác nhau. Theo kết quả điều tra dân số năm 1989, người Mường có tổng số dân là 904 nghìn, sống tập trung ở tỉnh Hà Sơn Bình (400 nghìn người chiếm 44,3 %). Tỉnh Thanh Hóa là tỉnh đứng thứ hai có dân tộc Mường cư trú (260 nghìn người chiếm 28,9%) và thứ ba là tỉnh Vĩnh Phú (133 nghìn người chiếm 14,7%). Ngoài khu vực này, theo kết qủa điều tra dân số 1989, hầu như ở tất cả các tỉnh thành đều có người Mường cư trú, trong đó có 6,2% người Mường sống ở tỉnh Sơn La ; 1,9% sống ở Hà Nội ; 0,6% sống ở Đắc Lắc và 0,3% ở Đồng Nai, v...v. Về tỷ suất giới tính, điều đáng quan tâm là ở những khu vực dân tộc Mường cư trú lâu đời và có tỷ lệ dân cư đông nhất thì lại có tỷ suất giới tính thấp. Ví dụ, ở ba tỉnh Hà Sơn Bình (cũ), Thanh Hóa và Vĩnh Phú (cũ), tỷ suất giới tính đều là 93,4 thấp hơn so với tỷ suất giới tính trung bình của cả nước. Mặt khác, ở những tỉnh có người Mường mới di cư đến trong vài thập kỷ gần đây, tỷ suất giới tính thường là cao. 2. Dân tộc H’Mông Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn 26 Những đặc điểm nhân khẩu và kinh tế xã hội ... Việt Nam hiện nay người H’Mông có 6 nhóm. Người H’Mông cư trú trên một địa bàn rất rộng và thường ở độ cao từ 700- 800 m trở lên, bao gồm các tỉnh miền núi từ biên giới Việt Trung đến Nghệ An. Số xã có người H’Mông cư trú không nhiều, điều đó cho thấy người H’Mông cư trú khá tập trung. Người H’Mông có khoảng 557000 người tập trung ở các tỉnh Hà Tuyên (cũ): 152000 người chiếm 27,4%, tỉnh Hoàng Liên Sơn (cũ): 145000 người chiếm 25,9%, tỉnh Lai Châu: 110000 người chiếm 19,7%, tỉnh Sơn La: 82000 người chiếm 14,7%. Như vậy dân tộc H’Mông cư trú ở bốn tỉnh này chiếm 87,7% dân số dân tộc H’Mông. Khác với dân tộc Mường, người H`Mông cư trú khá tập trung ở một số tỉnh thuộc vùng núi phía Bắc. Tỷ suất giới tính trung bình của dân tộc H’Mông là 98,47. Ví dụ tỉnh Hà Tuyên, tỷ suất giới tính là 95,7 ; tỉnh Hoàng Liên Sơn có tỷ suất giới tính là 99,1 và tỉnh Lai Châu là 97,8. Một trong những yếu tố ảnh hưởng đến tỷ suất giới tính của dân tộc H’Mông ở khu vực này là yếu tố di cư như đă phân tích ở trên. 3. Dân tộc Dao Theo các nhà dân tộc học ở Việt Nam, hiện nay ở nước ta có đến 30 nhóm người Dao. Theo kết quả điều tra dân số 1989, dân số dân tộc Dao có khoảng 473000 người. Địa bàn có người Dao cư trú đông nhất là tỉnh Hà Tuyên (cũ): 131000 người chiếm 27,7%; tỉnh Hoàng Liên Sơn (cũ): 109000 người chiếm 23%; tỉnh Cao Bằng: 60000 người chiếm 12,8%. Từ hai tỉnh cư trú tập trung này, người Dao sinh sống trải rộng trên hầu hết các tỉnh miền núi phía Bắc như Lạng Sơn, Lai Châu, Bắc Thái, Sơn La, Vĩnh Phú, Hà Bắc, Hà Sơn Bình. Trong gần hai chục năm trở lại đây, hàng nghìn người Dao di cư đến làm ăn sinh sống tại các tỉnh Tây Nguyên và Đông Nam Bộ. Tỉnh Gia Lai - Kon Tum có 1600 người, tỉnh Đồng Nai có 1200 người. Tỷ suất giới tính của người Dao là 99,5. Trong ba tỉnh tập trung đông người Dao cư trú là Hà Tuyên, Hoàng Liên Sơn và Cao Bằng, tỷ suất giới tính thường thấp hơn so với tỷ suất giới tính trung bình. Ngược lại ở các tỉnh lân cận thuộc khu vực miền núi phía Bắc, tỷ suất giới tính lại cao hơn so với tỷ suất giới tính trung bình. 4. Dân tộc Gia Rai Trong các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên, Gia Rai là dân tộc có số dân đông nhất. Tổng số dân của dân tộc Gia Rai theo kết quả điều tra dân số năm 1989 là 242000 người. Người Gia Rai sống tập trung ở tỉnh Gia Lai-Kon Tum (231000 người chiếm 95,7%). Ngay trong khu vực này theo các nhà dân tộc học, người Gia Rai sống khá tách biệt với các dân tộc khác. Từ những đặc điểm chung về phân bố dân cư của 4 nhóm dân tộc thiểu số Mường, H’Mông, Dao và Gia Rai có thể rút ra một số nhận xét cơ bản sau đây : -Khu vực miền núi phía Bắc mà tập trung ở tỉnh Hà Sơn Bình và Thanh Hoá là địa hạt cư trú chủ yếu của người Mường ; hai tỉnh Hà Tuyên và Hoàng Liên Sơn là địa bàn cư trú chủ yếu của người H’Mông và người Dao. Khu vực Tây Nguyên mà tỉnh Gia Lai - Kon Tum là địa bàn cư trú chủ yếu của người Gia Rai. - Trong bốn nhóm dân tộc thiểu số này, dân tộc H`Mông và dân tộc Dao có tỷ lệ dân số trong các nhóm tuổi 0-14 cao và tỷ lệ dân số từ 60 tuổi trở lên thấp. Nhìn chung, cả bốn nhóm dân tộc thiểu số này có tỷ lệ dân số phụ thuộc kinh tế, tức nhóm dân số nằm ngoài độ tuổi lao động xấp xỉ 50%. Tỷ suất giới tính của bốn dân tộc thiểu số này tại những địa bàn cư trú lâu đời thấp hơn so với tỷ suất giới tính trung bình của dân tộc đó. Điều đó cho thấy rằng di cư là một trong những yếu tố đóng vai trò quan trọng trong sự phân bố dân cư của các dân tộc này. Những yếu tố khác ảnh hưởng đến tình trạng phân bố dân cư của mỗi tộc người sẽ ảnh hưởng như thế nào Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn Vũ Tuấn Huy 27 đến quy mô dân số và cơ cấu tuổi như mức độ sinh, chết của mỗi nhóm dân tộc này có những đặc điểm gì sẽ được phân tích trong những phần sau. III. Sự tăng trưởng dân số, mức sinh và mức chết 1. Tăng trưởng dân số qua hai cuộc điều tra dân số 1979 và 1989 Theo số liệu điều tra dân số năm 1979 và 1989, dân số cả nước tăng gần 12 triệu người, với tốc độ tăng bình quân hàng năm là 2,1%. Tốc độ tăng dân số bình quân hàng năm của các nhóm dân tộc thiểu số này đều cao hơn so với tốc độ tăng dân số bình quân hàng năm của cả nước và có sự khác nhau giữa 4 nhóm dân tộc này. Bảng 3 : Số dân trong hai cuộc điều tra dân số 1979, 1989 và tốc độ tăng bình quân năm của các dân tộc Mường, H’Mông, Dao, Gia Rai Số Dân tộc TT Cả nước 1 Mường 2 H’Mông 3 Dao 4 Gia Rai 5 Kinh Số dân 1/10/79 52471766 686082 411074 346785 184507 46065384 Số dân 1/4/89 64375762 914596 558053 473945 242291 55900224 Tăng giảm 11633996 228514 146979 127160 57784 9834840 Tốc độ tăng giảm bình quân năm (%) 2,1 3,0 3,2 3, 3 2,9 2,0 Nguồn - Số liệu điều tra dân số năm 1979 và 1989. Trích từ ”Dân số và dân số tộc người ở Việt Nam”, Khổng Diễn - Nhà xuất bản Khoa học Xã hội. Hà Nội - 1995. So sánh tốc độ tăng dân số bình quân năm giữa 4 nhóm dân tộc thiểu số này, dân tộc Dao có tốc độ tăng dân số cao nhất, tiếp đến là dân tộc H’Mông, dân tộc Mường, và tốc độ tăng dân số bình quân thấp nhất là dân tộc Gia Rai : dân tộc Mường sau 10 năm tăng trên 228 nghìn người, tốc độ tăng bình quân năm là 3,0% ; dân tộc H’Mông tăng khoảng 147 nghìn người, tốc độ tăng bình quân năm là 3,2% ; dân tộc Dao tăng 127 nghìn người, tốc độ tăng bình quân năm là 3,3% ; dân tộc Gia Rai tăng 58 nghìn người, tốc độ tăng bình quân năm là 2,9%. (xem bảng 3) Mức tăng trưởng dân số khác nhau giữa các dân tộc phụ thuộc vào cơ cấu dân số, tỷ lệ phụ nữ có chồng trong độ tuổi sinh đẻ, mức sinh và mức tử vong cũng như những ảnh hưởng của các yếu tố kinh tế xã hội. Phần tiếp sau đây sẽ xem xét các yếu tố này để qua đó có thể thấy được những nguyên nhân của mức tăng trưởng dân số của mỗi dân tộc. 2. Mức sinh Theo kết quả điều tra năm 1989, giữa 4 dân tộc này, Dân tộc H’Mông có tỷ suất sinh thô cao nhất (53,4%O ), tiếp đến là dân tộc Dao (45,7%O ), dân tộc Gia Rai có tỷ suất sinh thô là 36,5%O và thấp nhất trong 4 dân tộc này là dân tộc Mường (35,5%O ). Theo kết quả điều tra dân số 1989, tỷ suất sinh tổng cộng cho năm trước tổng điều tra dân số. Sự khác nhau về tỷ suất sinh tổng cộng cũng tương tự như sự khác nhau về tỷ suất sinh thô trong 4 nhóm dân tộc này. Dân tộc H’Mông có tỷ suất sinh tổng cộng cao nhất (9,3 con), dân tộc Dao (6,9 con), dân tộc Gia Rai (5,5 con) và dân tộc Mường (4,4 con). Bảng 4 : Tỷ suất sinh thô và tỷ suất sinh tổng cộng của 4 nhóm dân tộc Nhóm tộc người CBR TFR Mường 35,5 H’Mông 53,4 Dao 45,7 Gia Rai 36,5 Kinh 29,8 4,4 9,3 6,9 5,5 3,6 Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn 28 Những đặc điểm nhân khẩu và kinh tế xã hội ... Nguồn : œớc lượng mức sinh và mức chết cho các tỉnh và các nhóm dân tộc. Nhà xuất bản Thống kê 1994. Bảng 5 trình bày tỷ suất sinh đặc trưng theo tuổi tính từ số sinh xảy ra trong vòng 12 tháng trước thời điểm tổng điều tra dân số 1989 của 4 nhóm dân tộc. Dân tộc Mường, H’Mông, Gia Rai giống như dân tộc Kinh có tỷ lệ sinh đặc trưng theo tuổi đạt mức cao nhất ở độ tuổi 25-29 và sau đó giảm dần. Dân tộc Dao đạt mức sinh cao nhất ở độ tuổi 30-34. Tuy nhiên, ở mọi nhóm tuổi, mức sinh của người H’Mong là cao nhất, tiếp đến là dân tộc Gia Rai, dân tộc Dao và dân tộc Mường. Ă nhóm tuổi 40-44, mức sinh của dân tộc Mông vẫn còn cao hơn mức sinh cao nhất của dân tộc Mường ở nhóm tuổi 25-29 và của dân tộc Dao ở nhóm tuổi 30-34. Nhóm Bảng 5: Tỷ lệ sinh đặc trưng theo tuổi của các dân tộc, 1989 Nhóm tuổi Mường 15-19 20-24 H’Mông 0,0317 0,2451 Dao 0,1135 0,3239 Gia Rai 0,0961 0,3195 Kinh 0,0627 0,2176 Mường 0,0217 0,1786 25-29 30-34 0,2456 0,1724 0,4015 0,3559 0,3373 0,2498 0,2274 0,2400 0,2060 0,1567 35-39 40-44 45-49 0,1224 0,0499 0,0158 0,2848 0,2585 0,1202 0,1851 0,1347 0,0571 0,1530 0,1217 0,0772 0,0991 0,0486 0,0148 Nguồn : Ước lượng mức sinh và mức chết cho các tỉnh và các nhóm dân tộc. Nhà xuất bản Thống kê 1994. 2. Mức chết Vào những năm 50, tỷ lệ chết thô trong dân cư đã giảm xuống còn 12%O và vào đầu thập kỷ 60, tỷ lệ chết thô dao động ở mức 6-8%O . Như vậy, mức chết của Việt Nam khá ổn định trong vòng 30 năm nay. So sánh tỷ lệ chết thô giữa bốn nhóm dân tộc với dân tộc Kinh, Dân tộc Mường có tỷ lệ chết thô bằng tỷ lệ chết thô của dân tộc Kinh (7,7%O ). Dân tộc H’Mông có tỷ lệ chết thô cao nhất (14,9%O ) gần gấp đôi so với dân tộc Mường và dân tộc Kinh, dân tộc Gia Rai (13,7%O ), và dân tộc Dao là 11,8%O . Bảng 6: Tỷ suất chết thô, tỷ suất chết của trẻ em và kỳ vọng sống trung bình lúc sinh của 4 nhóm dân tộc thiểu số Kỳ vọng sống lúc sinh Dân tộc CDR Mường 7,7 H’Mông 14,9 Dao 11,8 Gia Rai 13,7 Kinh 7,7 IMR Chung Nam Nù 40,5 67,1 65,2 69,1 106,0 52,8 51,3 54,5 82,0 57,6 55,9 59,5 98,0 54,4 52,8 56,1 38,5 67,7 65,9 69,6 Nguồn: Ước lượng mức sinh và mức chết cho các tỉnh và các nhóm dân tộc. Nhà xuất bản Thống kê 1994 Về tỷ lệ chết của trẻ em, dân tộc Mường có tỷ lệ thấp nhất cao hơn chút ít so với dân tộc Kinh (40,5%O của dân tộc Mường so với 38,5%O của dân tộc Kinh). Dân tộc H’Mông có tỷ lệ chết của trẻ em cao nhất 106,0%O, tiếp đến là dân tộc Gia Rai (98,0%O) và dân tộc Dao (82,0%O). Ă dân tộc H’Mông, nguy cơ tử vong của trẻ em trước 1 tuổi cao hơn người Kinh 2,8 lần. Do mức chết cao, tuổi thọ bình quân lúc sinh của dân tộc H’Mông là thấp nhất (52,8 năm). (xem Bảng 6) Như chúng ta đă biết, tỷ lệ chết phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như tình hình phát triển kinh tế - xã hội, hệ thống phòng và chữa bệnh, điều kiện môi trường, tập quán trong việc sinh đẻ và nuôi dạy con cái. Thêm vào đó, đối với các dân tộc thiểu số ở vùng sâu, vùng xa, do phong tục tập quán, nạn tảo hôn khá phổ biến. Điều đó không những dẫn đến mức sinh Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn ... - tailieumienphi.vn
nguon tai.lieu . vn