Xem mẫu

NHỮNG ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ CƠ BẢN VÀ ĐỊA VỊ LỊCH SỬ CỦA CHỦ NGHĨA TƯ BẢN ĐỘC QUYỀN Nghiên cứu chủ nghĩa tư bản trong giai đoạn tự do cạnh tranh, C.Mác, Ăng ghen đã chỉ ra rằng: tự do cạnh tranh đẻ ra tích tụ và tập trung sản xuất và sự tập trung sản xuất phát triển tới một mức độ nhất định lại dẫn tới độc quyền. Sống trong thời kỳ chủ nghĩa tư bản độc quyền, vận dụng sáng tạo những nguyên lý của chủ nghĩa Mác vào điều kiện lịch sử lúc mới, V.I.Lênin đã chứng minh rằng, chủ nghĩa tư bản đã chuyển sang giai đoạn mới – giai đoạn độc quyền (chủ nghĩa đế quốc). Đồng thời, Người đã phân tích rõ những đặc điểm kinh tế cơ bản của chủ nghĩa tư bản độc quyền. Tuy nhiên, trải qua gần một thế kỷ qua, dưới sự tác động của cách mạng khoa học – công nghệ đã làm cho những đặc điểm đó có những biểu hiện mới. I. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA TƯ BẢN ĐỘC QUYỀN 1. Tập trung sản xuất và các tổ chức độc quyền a) Tập trung sản xuất. Tập trung sản xuất là tăng thêm quy mô của sản xuất bằng cách kết hợp nhiều xí nghiệp nhỏ thành xí nghiệp lớn. Tập trung sản xuất là vấn đề có tính quy luật từ sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn. Nhưng chỉ đến cuối thế kỷ XIX thì quá trình tập trung sản xuất ở các nước tư bản chủ nghĩa mới diễn ra mạnh mẽ. Đó là do các nguyên chủ yếu sau: một là, do sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, một mặt đòi hỏi phải có sự tích tụ và tập trung tư bản, mặt khác đã thúc đẩy sản xuất phát triển tạo ra năng xuất lao động cao nên bóc lột được nhiều giá trị thặng dư, dẫn đến tích luỹ tư bản tăng, do đó tích tụ và tập trung tư bản tăng; hai là, sản xuất phát triển làm cho cạnh tranh tự do diễn ra mạnh mẽ thúc đẩy quá trình tập trung sản xuất tăng lên; ba là, do tác động của khủng hoảng kinh tế trong các nước tư bản chủ nghĩa, đặc biệt là các cuộc khủng hoảng 1873, 1900 – 1913 góp phần đẩy nhanh quá trình tập trung sản xuất; bốn là, do sự ra đời của hệ thống tín dụng tư bản chủ nghĩa đã góp phần thúc đẩy tích tụ, tập trung tư bản, do đó tạo điều kiện cho tập trung sản xuất tăng nhanh. Do sự tác động của các nguyên nhân trên làm cho quá trình tập trung sản xuất diễn ra mạnh mẽ. Đến lượt nó sự tập trung sản xuất tới mức độ nhất định sẽ dẫn tới độc quyền. Bởi vì, một mặt, quy mô to lớn của các xí nghiệp làm cho cạnh tranh trở lên gay gắt hơn, từ đó nảy sinh khuynh hướng thoả hiệp, liên minh với nhau làm cho số lượng xí nghiệp trong mỗi ngành ít đi; mặt khác, do trong mỗi ngành chỉ còn lại một số ít các xí nghiệp lớn nên chúng có thể dễ dàng thoả thuận với nhau để độc quyền về giá mua, giá bán, thị trường. Từ đó hình thành nên các tổ chức độc quyền. b) Tổ chức độc quyền Tổ chức độc quyền là tổ chức liên minh giữa những nhà tư bản dưới những hình thức khác nhau, nắm phần lớn việc sản xuất và tiêu thụ một số loại hàng hoá nào đó, nhằm mục đích thu lợi nhuận độc quyền cao. Như vậy, đến giai đoạn đế quốc chủ nghĩa, độc quyền là cơ sở, tế bào kinh tế của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa. Độc quyền tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau, từ thấp đến cao, từ lưu thông đến sản xuất, từ một ngành đến nhiều ngành. Các ten là hình thức đầu tiên của độc quyền. Các nhà tư bản tham gia các ten chỉ liên minh và ký kết hiệp định để thoả thuận với nhau về giá cả, về kỳ hạn trả tiền, về phân chia thị trường tiêu thụ và về khối lượng hàng hoá bán ra trên thị trường, vì vậy họ vẫn độc lập về sản xuất và thương nghiệp. Xanhđica là hình thức tổ chức độc quyền cao hơn, ổn định hơn cácten. Những người tham gia xanhđica vẫn độc lập về sản xuất, nhưng việc mua bán hàng hoá do một ban quản trị chung của xanhđica đảm nhiệm. Tờ rớt là hình thức tổ chức độc quyền cao hơn xanhđica, nó thực chất là công ty cổ phần, vì vậy, người tham gia tờrớt mất độc lập về sản xuất và thương nghiệp, họ trở thành cổ đông và thu lợi tức cổ phần. Còn toàn bộ quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm do một ban quản trị chung thống nhất điều hành. Côngxoócxiom là hình thức tổ chức độc quyền đa ngành thường tồn tại dưới dạng một hiệp định ký kết giữa một số ngân hàng hoặc công ty công nghiệp để cùng nhau tiến hành các nghiệp vụ tài chính lớn do một tập đoàn tài chính điều hành và khống chế. Với các hình thức tổ chức độc quyền trên, độc quyền đi vào mọi ngành, mọi lĩnh vực sản xuất kinh doanh. Nó nắm hầu hết các mạch máu kinh tế nên có sức mạnh rất to lớn. Nhờ nắm được địa vị thống trị trong lĩnh vực sản xuất và lưu thông, các tổ chức độc quyền có khả năng định ra giá cả độc quyền, qua đó thu lợi nhuận độc quyền. Vì vậy, trong giai đoạn chủ nghĩa tư bản độc quyền, quy luật giá trị biểu hiện thành quy luật giá cả độc quyền, còn quy luật giá trị thặng dư biểu hiện thành quy luật lợi nhuận độc quyền. Độc quyền ra đời từ cạnh tranh, đối lập với cạnh tranh, nhưng vẫn không thủ tiêu được cạnh tranh tự do, trái lại còn làm cho cạnh tranh thêm gay gắt. Trong giai đoạn độc quyền còn có các loại cạnh tranh sau: ­ Cạnh tranh giữa các tổ chức độc quyền với các xí nghiệp ngoài độc quyền bằng rất nhiều thủ đoạn khác nhau như: tìm mọi cách để độc quyền về nguyên liệu, lao động, phương tiện giao thông, tín dụng, thị trường tiêu thụ, giá cả; dùng các biện pháp ám sát kỹ sư, chuyên gia giỏi, ăn cắp kỹ thuật và bí quyết công nghệ. ­ Cạnh tranh giữa các tổ chức độc quyền với nhau. ­ Cạnh tranh giữa các xí nghiệp, công ty trong nội bộ độc quyền. Như vậy, độc quyền sinh ra từ cạnh tranh, đối lập với cạnh tranh, nhưng không thủ tiêu được cạnh tranh, trái lại còn làm cho cạnh tranh thêm gay gắt, tạo một cơ chế hỗn hợp giữa độc quyền và cạnh tranh. c) Biểu hiện mới của độc quyền Kể từ sau chiến tranh thế giới lần thứ hai, độc quyền đã có những biểu hiện mới cả về hình thức, cơ cấu và cơ chế. Về hình thức: do sự phát triển của lực lượng sản xuất và sự tác đọng của cách mạng khoa học ­ công nghệ, đã diễn ra quá trình hình thành sự liên kết giữa các độc quyền theo cả hai chiều: dọc và ngang ở cả trong và ngoài nước. Từ đó dẫn đến sự ra đời những hình thức tổ chức độc quyền mới. Đó là các consơn(concern) và các côngơlômêrết (conglomerate). ­ Consơn: là tổ chức độc quyền đa ngành và thành phần của nó có hàng trăm xí nghiệp có quan hệ với các ngành khác nhau và được phân bố ở nhiều nước. Trong số 500 công ty lớn nhất của mỹ hiện nay có tới 94% là loại consơn so với 49% năm 1949. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến độc quyền đa ngành là do: Một mặt, trong điều kiện cạnh tranh gay gắt giữa các tổ chức độc quyền thì việc kinh doanh chuyên môn hoá hẹp dễ bị phá sản; trái lại việc kinh doanh tổng hợp tạo điều kiện di chuyển vốn vào những lĩnh vực có lợi nhuận cao, lấy lãi ở ngành hàng này bù cho những ngành hàng khác gặp khó khăn. Mặt khác, do tác động của cách mạng khoa học ­ công nghệ ngày càng làm cho tư bản cố định bị hao mòn nhanh, một số ngành nhanh chóng trở nên lạc hậu. Do vậy, trong khi chưa giải toả được những ngành lạc hậu, để tồn tại vẫn phải phát triển thêm những ngành mới, từ đó làm cho cơ cấu của tập đoàn phình to ra và bao gồm nhiều ngành khác nhau. Conglomerate: là hình thức tổ chức độc quyền xuất hiện từ những năm 1960. Đó là sự kết hợp của vài ba chục hàng vừa và nhỏ không có bất kỳ sự liên quan nào về sản xuất hoặc dịch vụ cho sản xuất. Mục đích chủ yếu của các côngơlômêrết là chiếm đoạt lợi nhuận bằng kinh doanh chứng khoán. Về cơ cấu: cũng do sự tác động của cách mạng khoa học ­ công nghệ, cơ cấu độc quyền có sự thay đổi. Đó là sự liên kết của các hãng vừa và nhỏ với các hãng lớn trong một tổ chức độc quyền. Chẳng hạn, vào những năm 1990, số hãng vừa và nhỏ chiếm hơn 90% tổng số hãng có đăng ký ở các nước tư bản chủ nghĩa phát triển và ngày càng có vai trò quan trọng trong nền kinh tế. Về cơ chế: cơ chế độc quyền ngày càng bị chi phối bởi cơ chế thị trường cạnh tranh và cơ chế điều tiết của chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước. Bằng các chính sách điều tiết đã làm giảm hiệu lực của cơ chế độc quyền, buộc nó phải tuân thủ cơ chế cạnh tranh. Tuy nhiên, đối với các độc quyền xuyên quốc gia thì cơ chế này trong chừng mực vẫn còn phát huy tác dụng. Độc quyền cũng xuất hiện ở cả những nước đang phát triển. Đó là kết quả của quá trình quốc tế hoá được đẩy mạnh với sự thâm nhập mạnh mẽ của công ty xuyên quốc gia vào các nước này, sự ứng dụng những thành tựu của cách mạng khoa học ­ công nghệ hiện đại, sự hỗ trợ của nhà nước khiến cho năng lực sản xuất kinh doanh của một số doanh nghiệp tăng lên, trở thành những tổ chức độc quyền. 2. Tư bản tài chính và bọn đầu sỏ tài chính a) Độc quyền ngân hàng và vai trò mới của ngân hàng Cùng với sự xuất hiện của độc quyền trong công nghiệp là sự ra đời của độc quyền trong ngân hàng. Độc quyền ngân hàng xuất hiện là do sự tác động của các nguyên nhân chủ yếu sau: Một là, khi độc quyền công nghiệp xuất hiện, nó cần phải có một số vốn rất lớn để kinh doanh, đồng thời khối lượng tiền tệ đem gửi cũng rất lớn, do đó các ngân hàng nhỏ không đủ khả năng đáp ứng nhu cầu nhận gửi và cho vay của độc quyền công nghiệp. Vì vậy, quá trình tập trung sản xuất trong lĩnh vực ngân hàng cũng diễn ra. Hai là, do sự tác động của cạnh tranh khốc liệt trong lĩnh vực ngân hàng đã dẫn đến kết quả là các ngân hàng lớn thôn tính các ngân hàng nhỏ, hoặc biến các ngân hàng nhỏ thành chi nhánh của các ngân hàng lớn. Từ các ngân hàng lớn lại liên kết với nhau thành những ngân hàng lớn hơn và theo đó là sự hình thành nên các tổ chức độc quyền trong ngân hàng. Độc quyền ngân hàng là sự liên minh của các tư bản ngân hàng nhằm chi phối, khống chế các nghiệp vụ ngân hàng để thu lợi nhuận độc quyền cao. Khi độc quyền ngân hàng ra đời, vai trò của ngân hàng có sự thay đổi. Từ chỗ, trước đây chỉ đóng vai trò trung gian giữa người đi vay và người cho vay, phụ thuộc vào tư bản công nghiệp. Đến nay, độc quyền ngân hàng trở thành kẻ có quyền lực vạn năng, có thể kiểm soát chi phối và quyết định số phận của tư bản công ­ thương nghiệp, quan hệ gắn bó chặt chẽ với tư bản công nghiệp thông qua việc thâm nhập lẫn nhau giữa độc quyền ngân hàng và độc quyền công nghiệp.Sựthâmnhậpnàyđược tiếnhànhbằnghaicách. ­ Độc quyền ngân hàng bỏ tiền ra mua cổ phiếu phát hành của các tổ chức độc quyền công nghiệp và ngược lại độc quyền công nghiệp cũng bỏ tiền ra mua cổ phiếu của độc quyền ngân hàng để đưa người vào các ban quản trị của nhau. ­ Độc quyền ngân hàng thành lập các xí nghiệp công nghiệp, ngược lại độc quyền công nghiệp cũng tự thành lập các ngân hàng riêng. Kết quả của sự thâm nhập vào nhau đó đã dẫn tới sự ra đời của loại tư bản mới về chất ­ đó là tư bản tài chính. b) Tư bản tài chính và bọn đầu sỏ tài chính Tư bản chính là kết quả của sự hợp nhất giữa tư bản ngân hàng của một số ít ngân hàng độc quyền lớn nhất với tư bản của những liên minh độc quyền các nhà công nghiệp. Tư bản tài chính là một loại tư bản mới về chất riêng có của giai đoạn chủ nghĩa tư bản độc quyền, nó phản ánh trình độ phát triển cao của chủ nghĩa tư bản độc quyền; đồng thời tư bản tài chính không tồn tại dưới hình thức riêng lẻ, kinh doanh đơn ngành, mà tồn tại trên cơ sở các tập đoàn tài chính kinh doanh đa ngành, đa lĩnh vực. Ví dụ: Mỹ có khoảng 26 tập đoàn tài chính; Pháp 9; Nhật và Đức 6. Sự phát triển của tư bản tài chính dẫn đến sự hình thành một nhóm nhỏ độc quyền chi phối tuyệt đại bộ phận của cải của xã hội, thống trị toàn bộ đời sống kinh tế và chính trị của các nước tư bản gọi là bọn đầu sỏ tài chính hay còn gọi là bọn tài phiệt. Về kinh tế, bọn đầu sỏ tài chính thiết lập sự thống trị của mình thông qua chế độ tham dự. Tức là tư bản tài chính thông qua việc dùng cổ phiếu khống chế để chi phối xâu chuỗi các công ty từ một công ty gốc( công ty mẹ). Thực chất của chế độ tham dự là các tập đoàn tài chính mà đứng đầu là bọn đầu sỏ tài chính thông qua ngân hàng khống chế để mua cổ phiếu khống chế của một công ty lớn nhất với tư cách là công ty gốc hay là “công ty mẹ”; công ty gốc này lại mua cổ phiếu khống chế để thống trị công ty khác gọi là “công ty con”; công ty con đến lượt nó cũng bằng phương pháp như thế lại chi phối “công ty cháu”…cứ như thế từ một công ty gốc, tập đoàn tài chính đã thống trị xâu chuỗi được các công ty trong phạm vi toàn bộ nền kinh tế. Nhờ có chế độ tham dự và phương pháp tổ chức tập đoàn theo kiểu móc xích như vậy, bằng một lượng tư bản đầu tư nhỏ, tư bản tài chính có thể khống chế và điều tiết một lượng tư bản lớn gấp nhiều lần. Ngoài phương thức trên, bọn đầu sỏ tài chính còn sử dụng các thủ đoạn khác để thống trị như: chế độ uỷ nhiệm; lập công ty mới; phát hành trái khoán; kinh doanh công trái; đầu tư chứng khoán ở sở giao dịch, đầu cơ ruộng đất… để thu lợi nhuận độc quyền cao. Về mặt chính trị, bọn đầu sỏ tài chính chi phối mọi hoạt động của các cơ quan nhà nước cả về đường lối đối nội và đường lối đối ngoại biến nhà nước trở thành công cụ phục vụ cho chúng. Dưới sự thống trị của bọn tài phiệt đã làm nảy sinh chủ nghĩa phát xít, chủ nghĩa quân phiệt và nhiều thứ chủ nghĩa phản động khác, cùng chạy đua vũ trang gây chiến tranh xâm lược để áp bức, bóc lột các nước đang phát triển. c) Biểu hiện mới của tư bản tài chính Do sự phát triển mạnh mẽ của cách mạng khoa học­ công nghệ, trong nền kinh tế các nước tư bản chủ nghĩa đã xuất hiện nhiều ngành kinh tế mới, đặc biệt là những ngànhthuộc lĩnh vực dịch vụ, bảo hiểm. Thích ứng với sự biến đổi đó, hình thứctổ chức và cơ chế thống trị của tư bản tài chính đã có sự thay đổi. Phạm vi liên kết và thâm nhập vào nhau được mở rộng ra nhiều ngành, do đó các tập đoàn tư bản tài chính thường tồn tại dưới dạng một tổ hợp đa dạng kiểu công ­ nông ­ thương ­ tín ­ dịch vụ hay công nghiệp ­ quân sự ­ dịch vụ quốc phòng. Sự thống trị đa ngành đã biến các tập đoàn tư bản tài chính gia đình trước đây thành các tập đoàn tài chính theo địa phương và vùng lãnh thổ như: tập đoàn tài chính vùng Đông­Bắc; vùng Trung­Tây(Mỹ) vùng Kansai(Nhật), vùng Hămbua(Đức)... Để vươn ra thị trường thế giới và thích ứng với xu thế toàn cầu hoá kinh tế, các tập đoàn tư bản tài chínhđã thành lập các ngân hàng đa quốc gia và xuyên quốc gia nhằm điều tiết các concern và thâm nhập vào nền kinh tế các quốc gia khác. Sự ra đời các trung tâm tài chính thế giới thuộc các nước tư bản phát triển như Mỹ, Nhật, Đức, Anh, Pháp... và ở các nước công nghiệp mới Hàn Quốc, Singapo...là kết quả hoạt động của các tập đoàn tài chính quốc tế. Ngày nay tư bản tài chính không chỉ có vai trò to lớn trong nền kinh tế thế giới mà còn thao túng cả lĩnh vực chính trị, vấn đề chiến tranh­hoà bình, môi trường sinh thái. 3. Xuất khẩu tư bản a) Bản chất và nguyên nhân của xuất khẩu tư bản Xuất khẩu tư bản là xuất khẩu giá trị hay đưa “tư bản thừa” của các tổ chức độc quyền hay của nhà nước tư sản ra nước ngoài nhằm mục đích bóc lột giá trị thặng dư và các nguồn lợi khác ở nước nhập khẩu tư bản. Tư bản “thừa” ở đây là thừa “tương đối”, nghĩa là không phải thừa so với nhu cầu phát triển chung của nền kinh tế trong nước, mà là thừa do các lĩnh vực đầu tư trong nước không thể mang lại lợi nhuận cao cho các chủ đầu tư tư bản, nên cần có nơi đầu tư để đem lại lợi nhuận cao hơn. Đặc điểm điển hình của chủ nghĩa tư bản tư do cạnh tranh là xuất khẩu hàng hoá, còn đặc điểm điển hình của chủ nghĩa tư bản độc quyền là xuất khẩu tư bản. Do vậy, xuất khẩu tư bản khác về chất so với với xuất khẩu hàng hoá. Xuất khẩu tư bản là nhằm mục đích bóc lột giá trị thặng dư, là sự “ăn bám bình phương”; còn xuất khẩu hàng hoá là nhằm thực hiện giá trị và giá trị thặng dư đã được sản xuất ở trong nước. ... - tailieumienphi.vn
nguon tai.lieu . vn