Xem mẫu

  1. LỜI GIỚI THIỆU SÁCH LỊCH SỬ CHIẾN KHU Đ T rong tác phẩm Mấy vấn đề về đường lối quân sự của Đảng ta, đồng chí Võ Nguyên Giáp viết: “Nói đến đấu tranh vũ trang, đến xây dựng lực lượng vũ trang cách mạng thì không thể không nói đến vấn đề căn cứ địa cách mạng, vấn đề hậu phương của chiến tranh cách mạng”. Đó là “những vùng giải phóng xuất hiện trong vòng vây của địch, cách mạng dựa vào đó để tích lũy và phát triển lực lượng của mình về mọi mặt, tạo thành những trận địa vững chắc về chính trị, quân sự, kinh tế, văn hóa, lấy đó làm nơi xuất phát để mở rộng dần ra, cuối cùng tiến lên đánh bại kẻ thù lớn mạnh, giải phóng hoàn toàn đất nước. Căn cứ địa là chỗ đứng chân của cách mạng, đồng thời là chỗ dựa để xây dựng và phát triển lực lượng vũ trang, đẩy mạnh đấu tranh vũ trang cách mạng; trên ý nghĩa đó, nó cũng là hậu phương của chiến tranh cách mạng” (Nxb. Sự thật, Hà Nội, 1970, trang 89-90). Đảng ta trong quá trình chỉ đạo chiến tranh giải phóng luôn luôn coi trọng vấn đề xây dựng căn cứ địa kháng chiến, xây dựng hậu phương cho cuộc kháng chiến. Ở Nam Bộ, khi thực dân Pháp quay trở lại xâm lược nước ta một lần nữa, trước kẻ thù lớn mạnh gấp bội, các lực lượng kháng chiến buộc phải tạm thời rời khỏi các đô thị và nhiều vùng nông thôn quan trọng, rút về dựa vào những địa bàn có địa hình thuận lợi để bảo toàn, củng cố lực lượng, xây dựng, phát triển mọi mặt cho cuộc kháng chiến lâu dài. Từ đây, những vùng tự do rộng lớn cùng với các căn cứ du kích, căn cứ lõm được Đảng ta từng bước xây dựng thành một hệ thống liên hoàn, xen kẽ nhau trên toàn bộ các chiến trường, vừa trở thành hậu phương cách mạng tại chỗ, vừa tạo nên thế uy hiếp trực tiếp và thường xuyên đối với kẻ thù. Chiến khu Đ là một trong những căn cứ địa như thế. Nằm trên triền rừng bạt ngàn nối từ cao nguyên miền Trung và biên giới Campuchia xuống giáp cận thành phố Sài Gòn và những đô thị lớn thuộc tỉnh Biên Hòa, Thủ Dầu Một, địa hình hiểm trở, Chiến khu Đ là một khu vực lý tưởng cho việc xây dựng căn cứ, cất giấu lực lượng, dự trữ kho tàng và phát triển mọi hoạt động của một căn cứ kháng chiến. Chiến khu Đ vừa án ngữ một vị trí chiến lược nối nhiều chiến trường ở Nam Bộ và là một trạm trung chuyển quan trọng 295
  2. từ miền Bắc vào miền Nam; vừa có ưu thế về một bàn đạp quân sự đối với các mục tiêu chính trị, quân sự, kinh tế của địch ở Sài Gòn và nhiều tỉnh miền Đông Nam Bộ. Đây lại là một địa bàn mà nhân dân trên đó - chủ yếu là nông dân bị khánh kiệt ruộng đất mới di cư đến, công nhân cao su và đồng bào dân tộc thiểu số. Phong trào cách mạng sôi nổi, liên tục suốt từ giữa thế kỷ thứ XIX trở đi. Bên cạnh những ưu điểm trên, vùng đất này cũng có không ít nhược điểm đối với việc xây dựng căn cứ địa như: khí hậu khắc nghiệt, không dồi dào sức người sức của, thiếu thốn lương thực. Trong bối cảnh cuộc kháng chiến của nhân dân ta ngày càng gắn chặt với cách mạng hai nước láng giềng anh em Lào và Campuchia, cách mạng nước ta trở thành một bộ phận không thể tách rời của cách mạng 3 nước Đông Dương, chiến khu Dương Minh Châu và toàn bộ vùng căn cứ Bắc Tây Ninh có những điểm thuận lợi hơn về yếu tố vị trí địa lý. Tuy vậy, Chiến khu Đ vẫn giữ được một vị trí không thể bỏ qua hay thay thế trong công cuộc kháng chiến ở Nam Bộ. Điều này biểu hiện rất sâu sắc trong diễn biến hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ vừa qua. Thời kỳ kháng chiến chống Pháp, Chiến khu Đ tồn tại như một trung tâm kháng chiến ở miền Đông Nam Bộ, nơi xây dựng một hình mẫu xã hội mới trong tiềm thức của toàn thể nhân dân miền Đông, cả với những người vào khu đi kháng chiến và những người bị địch kìm kẹp trong các vùng tạm bị chiếm. Thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, nói đến lịch sử ra đời và phát triển của lực lượng chủ lực Miền không thể không nói đến Chiến khu Đ. Đó là một căn cứ quân sự quan trọng, nơi ra đời, đứng chân hoạt động và là bàn đạp tiến công của lực lượng vũ trang miền Đông và toàn Nam Bộ. Trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc hiện nay và mai sau, vùng đất Chiến khu Đ xưa, với những ưu điểm địa lý và nhân văn của nó, chắc chắn còn giữ một vai trò hết sức quan trọng. Việc nghiên cứu biên soạn một cuốn lịch sử về Chiến khu Đ, vì thế, không chỉ để giáo dục truyền thống cho các thế hệ mới lớn, mà còn nhằm đúc rút kinh nghiệm, tìm ra những vấn đề có ý nghĩa lớn về lý luận và thực tiễn, đặng từ đó đề ra chính sách xây dựng nền quốc phòng một cách hợp lý. Điểm nữa, tôi sẽ không đi quá khi nói rằng, không một ai từng hoạt động trên địa bàn miền Đông Nam Bộ trong kháng chiến lại không có những kỷ niệm dù ít dù nhiều gắn bó với Chiến khu Đ, hoặc giả không thuộc ít nhất một câu thơ của chiến sĩ - nhà thơ Huỳnh Văn Nghệ nói về Chiến khu Đ. Ở đó, mỗi cán bộ, chiến sĩ và đồng bào đã sống và chiến đấu với niềm tin và lòng thủy chung son sắt với sự nghiệp cách mạng của Đảng, đã sống và chiến đấu với tinh thần chịu đựng gian khổ và ý thức vươn tới chiến thắng mãnh liệt đến lạ lùng, đã sống và chiến đấu trong tình đồng chí, đồng bào trong sáng và 296
  3. thân thiết như tình máu mủ. Ghi lại lịch sử Chiến khu Đ chính là ghi lại những điều ấy, thỏa mãn phần nào lòng mong mỏi của hàng vạn cán bộ, chiến sĩ, đồng bào giờ đây - khi cuộc chiến tranh giải phóng đã lùi xa vào dĩ vãng - lòng vẫn canh cánh nhớ đến một thời chiến đấu hy sinh. Trên ý nghĩa ấy, việc nghiên cứu biên soạn và cho ra đời cuốn Lịch sử Chiến khu Đ là một việc làm rất đáng trân trọng. Mặc nhiên, cuốn sách sẽ còn phải thêm, bớt và chỉnh sửa điểm này điểm khác, nhưng về cơ bản, đây là một công trình được thực hiện một cách cật lực, thận trọng, có sự đầu tư lớn và đạt được những yêu cầu đề ra trong hội nghị chuyên đề biên soạn cuốn Lịch sử Chiến khu Đ của Bộ Tư lệnh Quân khu 7 và hai tỉnh Đồng Nai, Sông Bé triệu tập hồi tháng 4/1984 mà tôi được tham dự. Với lòng biết ơn sâu sắc toàn thể cán bộ, chiến sĩ, đồng bào đã làm nên lịch sử Chiến khu Đ, biết ơn Bộ Tư lệnh Quân khu 7, Tỉnh ủy hai tỉnh Đồng Nai, Sông Bé và các tác giả cuốn sách, tôi xin trân trọng giới thiệu cuốn Lịch sử Chiến khu Đ cùng toàn thể bạn đọc. Ngày 30 tháng 4 năm 1987 297
  4. ĐÔI LỜI VỀ HỒI KÝ CỦA NGUYỄN VĂN TÀO Cuộc chiến tranh Việt Nam chống xâm lược Mỹ là một cuộc chiến tranh hiện đại vô cùng ác liệt và phức tạp. Nếu chỉ tính đến sức mạnh vật chất thôi thì có sự chênh lệch quá mức khó mà tưởng tượng nổi giữa hai đối thủ. Một bên là một trùm đế quốc giàu mạnh nhất trong phe tư bản, có một quân đội lớn và được trang bị dư thừa và hiện đại nhất của thời đại hạt nhân, từng tự hào là chỉ có thắng mà chưa bao giờ bại. Một bên là một dân tộc nhỏ và rất nghèo nhưng có một tinh thần kiên cường bất khuất kèm theo trí tuệ và nhân từ từng chứng thực qua truyền thống bốn nghìn năm lịch sử. Đây là một sự đối đầu quyết liệt diễn biến qua từng thời kỳ về mọi phương diện, đầy gay cấn và hào hùng. Cả cuộc chiến tranh đã vậy, riêng sự kiện Tết Mậu Thân lại càng phức tạp và đẫm máu hơn bất cứ thời kỳ nào trong cuộc chiến. Trong Tết Mậu Thân, Sài Gòn là chiến trường chủ yếu ảnh hưởng đến chiến lược toàn cục, vì vậy những sự kiện xảy ra ở đây càng muôn hình muôn vẻ. Tất cả đều do con người tạo ra, hàng triệu người từ phía bên này cũng như phía bên kia, từ địa phương này đến địa phương khác, từ nông thôn đến thành thị. Nhưng tất cả đều nhịp nhàng, chủ động theo một ý định giống như toàn bộ nhạc cụ của một dàn nhạc lớn đang diễn một bản giao hưởng anh hùng. Đồng chí Đại tá Nguyễn Văn Tào đã ghi lại những hành động và suy nghĩ rất thực của những con người quanh vài đơn vị nhỏ, ở vài điểm của Sài Gòn trong Tết Mậu Thân, của chiến sĩ cũng như người dân cách mạng yêu nước vô biên. Sự dũng cảm, trí thông minh, hành động kiên quyết và hy sinh quên mình không một tính toán riêng tư của họ diễn ra có vẻ nhịp nhàng, tự nhiên, thoải mái bất cứ trong trường hợp bình thường cũng như gay go, là đặc tính chung của những con người trong suốt cuộc chiến tranh giải phóng vĩ đại. Mong có hàng nghìn, hàng vạn ghi chép như vậy, những chuyện thực hoàn toàn diễn ra trong mọi thời điểm, khắp đất nước thân yêu, may ra mới hợp lại thành một bức tranh sinh động đầy màu sắc của cuộc chiến tranh 30 năm không 298
  5. được bao giờ để cho quên lãng. Và cũng chỉ như vậy mới liên kết được những con người đã ngã xuống hôm qua (hàng triệu dòng máu thân yêu) với những con người của các thế hệ mai sau sẽ thừa hưởng di sản quý báu này và phát huy truyền thống vẻ vang bất tận. Trước hết là chúng ta có cái mà ngẫm lại mình để luôn luôn xứng đáng với họ, những người đã hy sinh vì chúng ta, xứng đáng là những con người Việt Nam chân chính. Viết tại Thành phố Hồ Chí Minh, mùa hè năm 1988 299
  6. LỜI GIỚI THIỆU SÁCH GỞI NGƯỜI ĐANG SỐNG (Nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh, 1990) Những năm tháng cuối đời, con người hay làm cái việc hồi tưởng để rút ra nhiều điều gì từ kiếp sống của chính mình. Ai ai cũng như vậy. Để giả dụ như phải làm một cuộc đời, thời mình sẽ chọn cho mình điều hay nhất, tránh những gì dở nhất. Cái gọi là “hồi tưởng” đó, con người nghĩ trong ý nghĩ hay sẽ nói ra bằng lời, viết ra bằng chữ viết, rồi dặn dò, rồi gửi gắm với mọi lý lẽ phải trái mà con người đã kinh qua, đã nếm trải. Và cũng chưa lúc nào con người thấy yêu đời bằng lúc đời mình sắp bước vào đoạn cuối. Người có tâm huyết lớn với cuộc sống, còn mong muốn nhắn gửi lại cho cuộc sống của mai sau nhiều hơn. Người từng xả thân cho cuộc đời luôn luôn mơ ước rằng đời sau sẽ đẹp hơn bằng cách chọn những mẫu đời tốt đẹp đã qua để làm điểm tựa cho bước đường đời đi tới. Chung lại, là một sự nặng nợ với đời của con người trước khi từ giã cõi đời. Và mọi cái ấy - cái mà người sắp phải ra đi mong muốn gửi lại - có thể đúng, có thể chưa được đúng, có thể sai và có thể không hoàn toàn, nhưng nhất thiết nó là bài học - bài học đã trải qua thực tiễn của đời người - bài học những điều hay và bài học trong lẽ dở. Bài học nào cũng đều có ích. Bài học được phản ánh dưới dạng văn học để gửi lại cho người đang sống, bất kỳ ở thế hệ nào của hôm nay và của mai sau. Cựu chiến binh là những người đã trải sức lao động bằng cuộc đời của người lính. Người lính cho sự nghiệp giành lại đất nước và giữ gìn đất nước. Lao động của người lính là thứ lao động bằng mạng sống. Nó là lao động máu! Thứ lao động không đơn thuần theo nghĩa vụ, mà cao cả hơn, mà vinh quang hơn. Đó chính là tự nguyện. Tự nguyện xả thân cho mục đích trong sáng, cho sự nghiệp thiêng liêng, cho lý tưởng đẹp đẽ... Không phải xả thân cho riêng mình, mà để cho công bằng xã hội, để cho ấm no hạnh phúc, cho độc lập, tự do, cho trường tồn và phát triển, cho cái đẹp được hằng mãi mãi! 300
  7. Chỉ một điều tự nguyện - tự nguyện chết cho Tổ quốc sống - riêng một nét ấy thôi của người cựu chiến binh năm xưa, thế hệ trẻ ngày nay cũng đã có thể hình dung hoặc cảm giác được nổi - tuy có khó khăn. Vậy thì cả cuộc đời chiến đấu của những cựu chiến binh trong suốt ba thời kỳ đánh giặc há chẳng giúp được gì trong việc dựng nước và giữ nước cho cháu con ta hôm nay và mai sau hay sao! Và nghiêm túc mà soát lại, cho đến ngày giờ này, mọi nguyện ước cao đẹp ấy đã có được một nửa rồi - cứ xem như vậy - mà những người cựu chiến binh thì lại lần lượt phải ra đi. Âu cũng là lẽ đương nhiên của đất trời. Con người là ngẫu nhiên trong hư vô mà có, thời sự trở về với cõi hư vô của mỗi người là điều tất yếu, lần lượt. Ở đây không có trường hợp ngoại lệ. Do vậy, tập sách này là một ý định tốt đẹp của những người cựu chiến binh Việt Nam của chúng tôi, không có một mục đích nào khác - kể cả của riêng ai. Chúng tôi chọn những chuyện hay nhất, sâu sắc nhất, cảm động nhất, thực với sự thật nhất của từng người cựu chiến binh, để nói lại với người đang sống, về chiến tranh, về quân đội, về người lính, về tình cảm nồng nàn thiết tha thân ái của người dân, của các tầng lớp đồng bào đối với vận mạng của đất nước, về sự bất khuất của con người Việt Nam trước kẻ thù, về tình yêu mãnh liệt với quê hương, về lòng tự hào chính đáng về truyền thống dân tộc, về sự vị tha, về lòng nhân nghĩa đại lượng đối với người... Tất nhiên cuốn sách cũng không tránh né những gì cần phải tránh né của con người, tỉ dụ như tránh cái dở, tránh cái bất nhân, cái phản bội, cái ác, cái đê tiện... để nhằm hoàn thiện con người trên hành tinh này, mà trước nhất là người Việt Nam chúng ta đứng giữa bốn biển năm châu, trong sự vươn lên hạnh phúc cao nhất của loài người. “GỞI NGƯỜI ĐANG SỐNG” - Cuốn sách cựu chiến binh viết và viết về cựu chiến binh, tôi xin trân trọng được viết lời mở sách trên đây với niềm hy vọng lớn của tôi: “GỞI NGƯỜI ĐANG SỐNG” sẽ là cuốn sách có ý nghĩa và ý nghĩa này sẽ được sống mãi với thời gian. Sài Gòn, mùa thu kháng chiến bốn mươi lăm năm 23/9/1990 301
  8. LỜI GIỚI THIỆU TẬP HỒI KÝ CỦA ĐỒNG CHÍ HUỲNH CÔNG THÂN (1994) Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ ở miền Nam Việt Nam, Long An là một trong những chiến trường sôi động và ác liệt từ đầu đến cuối. Tỉnh Long An với địa hình phức tạp và vị trí chiến lược quan trọng của nó, mang cả hai tính chất của hai chiến trường miền Đông và miền Tây Nam Bộ - là gạch nối liền giữa đồng bằng sông Cửu Long đông người, nhiều của với chiến trường chính miền Đông và là cửa ngõ phía tây vào Sài Gòn, đầu não lãnh đạo và chỉ huy của Mỹ - ngụy. Vì vậy, để dễ đánh phá và hành động, địch đã chia nhỏ mảnh đất này ra nằm trên 3 tỉnh: Hậu Nghĩa - Long An - Kiến Tường. Về phần ta, tùy theo giai đoạn kháng chiến do yêu cầu của chiến lược cũng đôi lần thay đổi tổ chức chiến trường. Qua mấy thời kỳ bình định, địch đều lấy đây làm trọng điểm. Ngoài Sư đoàn 25 ngụy, Mỹ có Sư đoàn 25 hoạt động ở Hậu Nghĩa và khi Mỹ muốn chiếm phần quan trọng của đồng bằng sông Cửu Long thì Mỹ nhảy vào đóng chốt ở Rạch Kiến rồi mới xuống Đồng Tâm (Tiền Giang) cho có thế vững chắc. Do vậy mà quân, dân Long An đã phải chịu đựng vô vàn khó khăn, nguy hiểm, bám trụ chiến đấu anh dũng, hy sinh nặng nề. Nhất là thời kỳ Tết Mậu Thân và sau đó năm 1969 - 1970. Trên chiến trường đẫm máu này cả 3 thứ quân của ta bao gồm con em đồng bào khắp cả nước đều có mặt, kiên cường đánh địch vì Long An và vì cả nước. Quân dân Long An đã tỏ rõ lòng kiên trung, bất khuất, anh hùng suốt các thời kỳ, đã được tặng danh hiệu: “Trung dũng, kiên cường, toàn dân đánh giặc”, và đã đóng góp không nhỏ vào toàn thắng của dân tộc. Trong số lãnh đạo và chỉ huy của chiến trường này, đồng chí Huỳnh Công Thân là người chỉ huy quân sự chủ chốt xứng đáng là người con của nhân dân Long An anh hùng. Đồng chí Thiếu tướng Huỳnh Công Thân không được học quân sự một cách cơ bản, không biết nhiều về chiến lược - như đồng chí đã nói, nhưng lại là một người chỉ huy chiến đấu giỏi, rất sáng tạo về chiến thuật. Đồng chí là một người 302
  9. rất thực tế, sâu sát, gắn bó chặt chẽ với nhân dân, gần gũi yêu thương cán bộ và chiến sĩ, được mọi người yêu mến, kính phục. Với tư tưởng tấn công cách mạng, quyết chiến và quyết thắng, đồng chí đã có những suy nghĩ và hành động khá táo bạo, nhưng chín chắn và vững chắc. Đồng chí đã lập được nhiều chiến công oanh liệt trên chiến trường của mình. Tôi hân hạnh giới thiệu với bạn đọc tập hồi ký ghi lại những gì đồng chí Huỳnh Công Thân đã làm và đã suy nghĩ, cũng có nghĩa là một phần nào thực tế chiến đấu cách mạng của những con người trên đất Long An anh hùng trong cuộc chiến tranh nhân dân thần kỳ giành độc lập, tự do cho Tổ quốc và cho dân tộc. Thành phố Hồ Chí Minh, Xuân 1994 303
  10. LỜI GIỚI THIỆU TẬP SÁCH TRẠI GIAM TÙ BINH PHÚ QUỐC Tôi cầm bút viết những dòng giới thiệu này mà lòng quặn đau khôn tả. Đau vì đạo đức loài người đã có thời quá thoái hóa để đối xử giữa người với người như những súc vật hoang dã hay còn hơn thế nữa. Mà thời ấy cách đây hơn 20 năm thôi, và bây giờ có khi chưa thay đổi hẳn, nơi này hay nơi khác trên quả đất chúng ta. Đây là người thật, việc thật của trại giam tù binh Phú Quốc do những người còn sống sót kể lại và nhiều người phía bên này và phía bên kia vẫn còn sống đó. Thú thật tôi mới đọc được một phần “Đàn áp và đấu tranh” của tập sách và không đọc thêm được nữa vì quá xúc động. Thế mà sự việc đối với tôi không xa lạ gì vì năm 1971, khi là Tư lệnh các lực lượng vũ trang giải phóng miền Nam, tôi đã tiếp một tổ đại diện của tù binh Phú Quốc vừa thoát trại tìm về. Các đồng chí đã kể cho tôi nghe sự việc của “địa ngục trần gian” này và tôi đã tạo điều kiện cho các đồng chí trở lại hoạt động chống địch và giúp đỡ cho đồng đội trong tù ở Phú Quốc. Vậy mà giờ đây đọc lại những sự việc kể trên, tôi cảm thấy rợn người và thấy mình có tội với các đồng chí, cả với những đồng chí đã hy sinh rất anh hùng và những đồng chí còn sống sót đã chứng kiến và chịu đựng, cũng rất anh hùng. Tôi và những đồng chí có trách nhiệm đã có lỗi thực sự vì đã để các đồng chí lọt vào tay địch và để cho địch hành hạ man rợ các đồng chí quá dài ngày. Hỡi bạn bè và các đồng chí, hỡi các tầng lớp nhân dân cả nước, các bạn thanh niên đang xây dựng cuộc sống hôm nay, hãy đọc và ngẫm nghĩ tập sách này, một khía cạnh nhỏ mà lớn của lịch sử đất nước của dân tộc ta vừa qua. Đọc và nguyện ra sức xây dựng nước mạnh dân giàu nhưng là một xã hội công bằng và nhân đạo, xã hội xã hội chủ nghĩa đạo đức và nhân văn, chứ không phải là một xã hội bóc lột và tội ác chỉ biết có đồng tiền và quyền lợi, đối xử tàn tệ giữa 304
  11. người và người. Hỡi những người đang sống hôm nay hãy biết ơn những người đã chịu đựng bao gian khổ, chết chóc và hy sinh cho ta có ngày nay. Những người đã hy sinh là những bậc anh hùng đáng tôn thờ, nhưng những người có may mắn hơn còn sống qua chiến đấu, cũng anh hùng không kém, chỉ khác là không bị hy sinh. Đừng bị mê hoặc bởi đồng tiền, quyền lực, danh vọng, địa vị và cũng đừng nghĩ rất sai trái như có người đã nghĩ rằng tất cả những anh em không may bị Mỹ - ngụy bắt trong chiến tranh đều ít nhiều có dính líu với địch mà đối xử vô ơn bạc nghĩa, hồ đồ trái với sự thật, với đạo đức Việt Nam. Đối với tôi, báo cáo về trại giam Phú Quốc năm 1971 của đại diện các đồng chí vượt trại đã tiếp thêm nguyên liệu nung cao ý chí chiến đấu của tôi, đã thôi thúc tôi đấu tranh đòi địch phải trao trả hết người của ta bị bắt khi tôi làm Trưởng đoàn quân sự trong Ban Liên hiệp quân sự bốn bên ở Sài Gòn năm 1973. Cũng như vậy, nó thôi thúc tôi chiến đấu để góp phần quét sạch quân thù vào ngày 30/4/1975. Tôi thật sự cảm ơn về gương đấu tranh bất khuất trong hoàn cảnh vô cùng khó khăn của các đồng chí. Với những nhà nước, những nhân dân thế giới đã từng quan tâm nêu lên vấn đề nhân quyền ở Việt Nam, ta trân trọng mời họ hãy đọc quyển sách để biết thế nào là “chuồng cọp kẽm gai”, là “lộn vỉ sắt”, “đánh bằng chày vồ”, “gậy bỏ cháo”, “roi cá đuối”, “gõ thùng”, “bẻ răng và lấy móng tay móng chân”... Hãy tha thiết mời họ đến thăm Phú Quốc - khu di tích trại giam và hãy gặp tên quản tù của ngụy Sài Gòn, tên thượng sĩ nhất Nhu. Tên Nhu hiện nay đang sống đầm ấm với gia đình như một con người thực sự, giữa đồng bào Việt Nam của mình, cũng ở Phú Quốc nơi mà trước đây khi còn là nhân viên của Mỹ và ngụy Sài Gòn, hắn hoàn toàn mất hết tính người, đã hành hạ man rợ và giết chết man rợ nhiều đồng chí chúng ta, đồng bào Việt Nam của hắn. Qua đó, qua một con người mà so sánh giữa hai chế độ của Việt Nam xã hội chủ nghĩa hiện nay, xem ai, chế độ nào biết quý trọng con người, tôn trọng nhân quyền thực sự. Một con người, trên cùng một mảnh đất, trở thành một con thú man dã hung hăng, dưới một chế độ cõng rắn cắn gà nhà, rước voi giày mả tổ, và lại trở lại thành người với đầy đủ tính người trong một xã hội nhân văn Việt Nam, có nền văn hóa lâu đời: “Thương người như thể thương thân”. Tôi đặc biệt giới thiệu tập sách này với bạn đọc đông đảo trong nước. Bạn đọc Việt Nam hãy đọc để hiểu sâu hơn nữa ý nghĩa cao sâu của cuộc kháng chiến thần thánh 30 năm của dân tộc. Đọc để mình hiểu mình hơn, hiểu truyền thống kiên cường bất khuất của Việt Nam mình, tính nhân văn lòng rộng mở, lấy ân báo oán 305
  12. của xã hội Việt Nam để mà xây dựng nên một đất nước cao đẹp văn minh và công bằng, giữ đúng bản sắc dân tộc. Và các bạn nước ngoài đọc để hiểu rõ hơn con người Việt Nam, rõ hơn chế độ Việt Nam hiện nay biết quý trọng con người, trọng nhân quyền như thế nào. Rất cám ơn các tù binh Phú Quốc đã kể lại những chuyện thật, tuy không đẹp lắm nhưng lại rất đẹp và rất bổ ích cho con cháu ta hiểu thêm về truyền thống đấu tranh của ông cha. Thành phố Hồ Chí Minh, những ngày tháng 4 năm 1995 306
  13. LỜI GIỚI THIỆU SÁCH TRUNG ĐOÀN 96 NHỮNG NĂM THÁNG KHÔNG THỂ NÀO QUÊN - PHÁO BINH MIỀN ĐÔNG NAM BỘ (tập 2) Pháo binh của Quân đội nhân dân là một binh chủng được xây dựng rất sớm. Pháo binh được vinh dự nổ những phát đạn đầu tiên mở đầu cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp trong cả nước, là người bạn thân thiết và tin cậy của bộ binh trong hầu hết các trận chiến đấu. Đặc biệt pháo binh đã lập công lớn trong chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ năm 1954. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, pháo binh có bước tiến vượt bậc về trang bị vũ khí, cũng như trình độ kỹ thuật, chiến thuật. Pháo binh giữ vai trò quan trọng “hỏa lực mặt đất chủ yếu của lục quân và của quân đội”, được Bác Hồ tặng thưởng tám chữ vàng truyền thống “chân đồng, vai sắt, đánh giỏi, bắn trúng”, được Nhà nước trao tặng danh hiệu vẻ vang “Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân”. Pháo binh của lực lượng vũ trang giải phóng miền Nam Việt Nam hình thành trong những điều kiện đặc biệt của một chiến trường ác liệt xa hậu phương lớn, lúc đầu địch mạnh ta yếu. Cũng như các binh chủng khác, pháo binh đã đứng vững trên nền tảng cuộc chiến tranh nhân dân phát triển mạnh mẽ, và phát huy đến độ cao chủ nghĩa anh hùng cách mạng của Quân đội ta, cho nên đã khắc phục được khó khăn nhược điểm, sáng tạo ra nhiều cách đánh đạt hiệu quả cao. Bác Hồ cũng đã khen ngợi pháo binh Quân giải phóng miền Nam “tài giỏi anh hùng”. Từ đó, pháo binh miền Nam đã xây dựng nên truyền thống “xung kích, toàn năng, đánh giỏi, bắn trúng, khoa học, sáng tạo, tự lực, tự cường”. Đoàn pháo binh Biên Hòa là đơn vị tiêu biểu cho truyền thống đẹp đẽ và quang vinh đó. Từ một số đơn vị nhỏ, pháo binh Quân giải phóng đã phát triển thành đơn vị tương đương cấp sư đoàn và đã có mặt trong tất cả các chiến dịch, các trận đánh lớn của Quân giải phóng. Pháo binh ta đã lập nên những chiến công được ghi trong lịch sử như 307
  14. trận tập kích hỏa lực vào sân bay Biên Hòa, sân bay Tân Sơn Nhất và hàng loạt căn cứ quan trọng của Mỹ - ngụy ở miền Đông Nam Bộ. Ngoài ra, pháo binh của bộ đội địa phương và của du kích cũng phát triển rộng rãi. Thành tích của pháo binh Miền, của Đoàn pháo binh Biên Hòa là chiến công chung của nhiều đơn vị, của nhiều tập thể cán bộ và chiến sĩ, trong đó có Trung đoàn 96 - vác pháo hỏa tiễn ĐKB. Từ chiến trường Tây Nguyên (Khu 5), Trung đoàn được gấp rút thành lập và khẩn trương cơ động vào miền Đông Nam Bộ tham gia cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1968. Cũng bằng “đôi vai trăm cân, đôi chân ngàn dặm”, Trung đoàn bộ binh 96 mang vác pháo đi khắp chiến trường miền Đông Nam Bộ, từ biên giới đến tận Vũng Tàu, từ Bình Long, Phước Long đến tận ven đô Sài Gòn, Gia Định. Trung đoàn 96 đã liên tục chiến đấu, hoàn thành tốt và hoàn thành xuất sắc nhiều nhiệm vụ được giao, đánh vào những mục tiêu quan trọng trong thành phố Sài Gòn, tập kích các căn cứ Mỹ ở Dầu Tiếng, Lai Khê, Phú Lợi, Phước Vĩnh..., đánh tàu chiến trên sông Mê Kông, trên sông Lòng Tàu... Trung đoàn 96 cùng với các đơn vị pháo binh mang vác khác đã thể hiện một khả năng cơ động rất cao, ngang dọc trên nhiều chiến trường rộng lớn, kịp thời giáng trả những đòn nặng nề, khiến cho chúng bất ngờ và không thể nào chống đỡ nổi. Khả năng cơ động tại chỗ đã giúp cho Trung đoàn 96 kịp thời đáp ứng yêu cầu đánh địch ngay trên địa bàn đứng chân hay phản kích lại địch những đòn đau và có thể lùi sâu vào vùng sau lưng địch đánh những đòn ác hiểm, rất trúng đích. Các đơn vị pháo binh Miền cũng như Trung đoàn 96 đã phối hợp, chi viện đắc lực cho bộ binh, như một lực lượng hỏa lực chủ yếu trong các chiến dịch dài ngày hay ngắn ngày. Tất cả đều đạt hiệu quả chiến đấu cao, đưa lại niềm tin cho bộ binh, gây khủng khiếp cho kẻ thù. Các đơn vị pháo hỏa tiễn mang vác còn chứng minh khả năng độc lập chiến đấu mạnh mẽ, linh hoạt, tự mình tấn công, tập kích, hay thực hành bao vây các căn cứ địch, hoặc phục kích đánh tàu trên sông, đánh bộ binh vận chuyển, cắt đứt đường giao thông liên lạc của chúng, đánh quân ứng cứu trên bộ, trên không, bắn máy bay địch... Đó là các đơn vị đã góp phần quan trọng “biến Mê Kông thành Bạch Đằng của thời đại”, đã sáng tạo ra những cách đánh ít thấy trong hoạt động của pháo binh của cả nước. Cán bộ, chiến sĩ Đoàn pháo binh Biên Hòa và Trung đoàn 96 luôn thực hiện theo yêu cầu của cấp trên là “một đơn vị bộ binh được trang bị pháo”, luôn chiến đấu đạt hiệu quả cao và bảo tồn được lực lượng. Các đồng chí đã thể hiện tinh thần chiến đấu anh dũng có bản lĩnh cao, nhiều đơn vị đã dùng súng bộ binh đánh lui nhiều đợt xung phong phản kích của địch, bảo vệ được trận địa, bảo vệ pháo. Đơn 308
  15. vị cũng tỏ rõ một tinh thần chịu đựng gian khổ, khó khăn đáng quý, đã trải qua nhiều ngày tháng đói cơm, lạt muối thực hiện khẩu hiệu “bát cơm cho pháo, bát cháo cho ngày N”. Dù cơ động không ngừng, đơn vị vẫn tự tải gạo, tải đạn và thực hiện tăng gia sản xuất tự túc trong những năm dài chiến đấu ở miền Đông Nam Bộ. Trung đoàn 96 rất xứng đáng được nhận cờ thưởng luân lưu “Quyết chiến, quyết thắng giặc Mỹ xâm lược” của Ủy ban Trung ương Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam và cờ “Thi đua quyết thắng” của Liên hiệp Công đoàn giải phóng. Trung đoàn 96 cũng có 2 đơn vị, Tiểu đoàn 4 và Tiểu đoàn 5 được tuyên dương Anh hùng lực lượng vũ trang. Đại đội 7 của Tiểu đoàn 6 được hai lần phong tặng danh hiệu cao quý nói trên và người Đại đội trưởng của Đại đội 7, Vi Văn Vinh, cũng là một trong hai Anh hùng của Đoàn pháo binh Biên Hòa. Sau công trình Đoàn pháo binh Biên Hòa, pháo binh Miền do Bộ Tư lệnh Quân khu 7 xuất bản, Ban Liên lạc cựu chiến binh Trung đoàn 96 đã tổ chức ghi lại quá trình chiến đấu và trưởng thành của Trung đoàn 96 pháo binh miền Đông Nam Bộ. Đây là một công trình tập thể, thể hiện trách nhiệm và tình cảm của các đồng chí cựu chiến binh đối với đơn vị cũ nói riêng, cũng như đối với binh chủng pháo binh Quân giải phóng nói chung. Trong chừng mực nhất định, cuốn sách mà nội dung của nó được viết lên qua thực tiễn chiến đấu và xây dựng của một trung đoàn, góp phần làm phong phú thêm lịch sử chiến đấu và trưởng thành cũng như kho tàng lý luận và nghệ thuật quân sự của Quân đội ta. Ghi lại những ngày trước trung thực, cụ thể và phần nào sinh động, cuốn sách không những giúp người trong cuộc ôn lại quá khứ hào hùng, tăng thêm lòng tự hào chính đáng, mà còn giúp cho thế hệ kế tiếp thấy được cha anh mình trước đây từng sống và chiến đấu như thế nào, tìm thấy trong đó những bài học quý báu. Vì vậy tôi nhiệt liệt hoan nghênh và trân trọng giới thiệu cuốn sách với bạn đọc. Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 01/1996 309
  16. Đại hội Hội Cựu chiến binh Thành phố Hồ Chí Minh 310
  17. PHẦN PHỤ LỤC DƯ ÂM... Tháng 4/1996, ngay sau ngày trái tim thượng tướng Trần Văn Trà ngừng đập, đã có rất nhiều người trong cả nước bày tỏ cảm xúc tiếc thương, ngưỡng vọng, nhắc nhở những kỷ niệm, gửi gắm những tình cảm yêu mến, kính trọng đến ông... Trong sổ tang tưởng nhớ Thượng tướng Trần Văn Trà còn lưu lại bút tích của Đại tướng Võ Nguyên Giáp ngày 21/4/1996, xin được trích dẫn lại sau đây: ”...Anh để lại một tấm gương sáng cho các thế hệ. Trần Văn Trà, người đảng viên trung kiên, người chỉ huy kiên cường và quyết đoán”. 311
  18. Chủ tịch Hồ Chí Minh đang xem bức tranh do họa sĩ Diệp Minh Châu lấy máu mình vẽ Bác Hồ và ba em bé Bắc - Trung - Nam ( Đoàn của đồng chí Trần Văn Trà mang ra Bắc tặng Bác Hồ) 312
  19. THƯỢNG TƯỚNG TRẦN VĂN TRÀ MỘT NGƯỜI CỘNG SẢN KIÊN TRUNG, MỘT TƯỚNG LĨNH CÓ ĐỨC ĐỘ VÀ TÀI BA CỦA QUÂN ĐỘI TA Đồng chí Trần Văn Trà đã trọn đời chiến đấu cho lý tưởng cách mạng, góp phần xứng đáng cho sự nghiệp của Đảng, của dân tộc. Sinh ra tại vùng đất Quảng Ngãi giàu truyền thống cách mạng, đồng chí là một thanh niên sớm giác ngộ cách mạng. Năm 1936, 17 tuổi đồng chí đã tham gia phong trào dân chủ ở Huế. Năm 1938 được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương. Tháng 02/1939, hoạt động ở Sài Gòn bị địch bắt đưa ra giam tại nhà lao Huế, sau 5 tháng lại bị đưa về quản thúc tại quê nhà. Tháng 3/1941, đồng chí trốn vào Đà Lạt, Phan Thiết rồi Sài Gòn và bắt liên lạc với tổ chức đảng để tiếp tục hoạt động. Được giao phụ trách tờ báo Giải phóng, phát hành bí mật. Tháng 11/1944, đồng chí lại bị bắt lần thứ hai, bị giam ở Khám Lớn Sài Gòn. Hai lần bị địch bắt, tại nhà tù, đồng chí đã tuyên truyền giác ngộ được một số thường phạm theo cách mạng. Sau Cách mạng Tháng Tám, là Ủy viên Kỳ bộ Việt Minh, được Xứ ủy Giải phóng giao tập hợp, tổ chức đơn vị và làm Ủy viên chính trị Giải phóng quân liên quận Hóc Môn - Bà Điểm - Đức Hòa, đơn vị vũ trang tập trung ban đầu ở miền Đông Nam Bộ trong kháng chiến chống Pháp do Đảng tổ chức và trực tiếp lãnh đạo. Anh Trà là một vị tướng có công đầu trong vấn đề xây dựng bộ đội chủ lực ở Nam Bộ. Tháng 3/1946, theo sự phân công của tổ chức, đồng chí cùng đồng chí Nguyễn Văn Vịnh củng cố hệ thống chỉ huy và phát triển các đơn vị vũ trang Khu 8, xây dựng Tiểu đoàn 307 - đơn vị chủ lực cơ động đầu tiên ở Nam Bộ. Tiểu đoàn đã lập nhiều chiến công vang dội ở Mộc Hóa, La Bang. Đồng chí trực tiếp chỉ huy trận phục kích ở Giồng Dứa trên Quốc lộ 4, diệt nhiều địch. Đồng chí Trần Văn Trà là một trong những người tổ chức Hội nghị thành lập Xứ ủy lâm thời và Ủy ban kháng chiến hành chánh Nam Bộ. 313
  20. Năm 1948, lần đầu tiên tôi được gặp đồng chí Trần Văn Trà, lúc đồng chí làm Trưởng đoàn đại biểu quân - dân - chính - đảng thay mặt nhân dân Nam Bộ ra gặp Trung ương và thăm Bác Hồ ở chiến khu Việt Bắc. Tôi nhớ mãi buổi tiễn đoàn về Nam, đồng chí đã vinh dự được gặp Bác Hồ. Bác giao cho đồng chí thanh gươm và dặn dò: “Bác trao chú thanh gươm quý này, đưa về cho đồng bào Nam Bộ để diệt thù”. Thật là vinh dự to lớn đối với đồng chí Trần Văn Trà, một cán bộ chỉ huy trẻ tuổi, yêu nước, nhiệt tình, một người con tiêu biểu của “Nam Bộ Thành đồng Tổ quốc” ra Việt Bắc báo cáo với Trung ương và Bác Hồ. Về Nam Bộ, đồng chí Trần Văn Trà được giao nhiều trọng trách: Năm 1949 làm Khu trưởng kiêm Chính ủy Khu Sài Gòn - Chợ Lớn, Khu trưởng Khu 7 rồi Phó Tư lệnh Nam Bộ, Tư lệnh Phân liên khu miền Đông Nam Bộ. Trong điều kiện chiến trường cực kỳ gian khổ, ác liệt, lại xa Trung ương, đồng chí đã cùng với đồng chí Phạm Hùng - Chính ủy, đồng chí Nguyễn Văn Vịnh - Phó Tư lệnh... lãnh đạo, chỉ huy các lực lượng vũ trang vượt qua thời kỳ khó khăn nhất lúc bấy giờ, tiếp tục chiến đấu giành nhiều thắng lợi, phối hợp các chiến trường, nhất là trong Đông - Xuân 1953 - 1954, phối hợp rất tích cực với mặt trận Điện Biên Phủ, góp phần xứng đáng vào thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp. Năm 1954, tập kết ra miền Bắc, đồng chí được giao nhiệm vụ sắp xếp, tổ chức lại các lực lượng vũ trang miền Nam tập kết, được bổ nhiệm làm Phó Tổng Tham mưu trưởng kiêm Giám đốc Học viện Quân chính và Chánh án Tòa án quân sự Trung ương. Sau khi có Nghị quyết 15 của Trung ương, đồng chí được Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương bổ nhiệm làm Phó Bí thư Quân ủy Trung ương. Với chức vụ mới, đồng chí Trần Văn Trà đã giúp Quân ủy ra bản chỉ thị quan trọng “phải đập tan 2/3 ấp chiến lược”. Đồng chí Nguyễn Văn Vịnh kiêm chức Chủ nhiệm Ban Thống nhất Trung ương thuộc Ban Bí thư. Trên cương vị mới, đồng chí Nguyễn Văn Vịnh và đồng chí Trần Văn Trà đã đề nghị với Quân ủy Trung ương đề xuất với Bộ Chính trị chủ trương mở đường Trường Sơn 559 và đường vận tải biển 759. Đồng chí Vịnh và đồng chí Trà đã giúp Quân ủy chỉ đạo việc đưa người và vũ khí, trang bị theo hai đường này vào các chiến trường miền Nam. Đồng chí được bầu làm Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng khóa III (1960) và Ủy viên Trung ương Đảng khóa IV (1976), đại biểu Quốc hội khóa VI. Cuối năm 1963, đồng chí lại được điều về Nam làm Tư lệnh Quân giải phóng miền Nam, Ủy viên Trung ương Cục, Phó Bí thư Quân ủy Miền. Hơn 10 năm ở chiến trường trọng điểm của miền Nam, đồng chí cùng với đồng chí Nguyễn Chí Thanh, Lê Trọng Tấn, về sau cùng đồng chí Phạm Hùng và Hoàng Văn Thái (từ cuối 1967 làm Chính ủy và Tư lệnh), và các đồng chí khác trong Bộ Chỉ huy Miền đã lãnh đạo 314
nguon tai.lieu . vn