Xem mẫu

  1. Chịu trách nhiệm xuất bản GIÁM ĐỐC - TỔNG BIÊN TẬP PGS.TS. PHẠM MINH TUẤN Chịu trách nhiệm nội dung ỦY VIÊN HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP - XUẤT BẢN TS. VÕ VĂN BÉ Biên tập nội dung: TS. NGUYỄN THỊ QUỲNH NGA TS. HOÀNG MẠNH THẮNG ThS. PHẠM VĂN THÔNG ThS. NGUYỄN VĂN TUÂN ThS. NGUYỄN CÔNG TÂY LÊ THỊ THU HỒNG PHAN KIM YẾN TRẦN PHAN BÍCH LIỄU Trình bày bìa: TRẦN QUYẾT THẮNG Chế bản vi tính: TRẦN VĂN TIẾN Sửa bản in: NGUYỄN VĂN TUÂN Đọc sách mẫu: PHÒNG BIÊN TẬP KỸ THUẬT VIỆT HÀ
  2. PHẦN III THẾ HỆ CHÚNG TÔI ĐI THEO BÁC HỒ Đã có một thế hệ những người con miền Nam, với lòng yêu nước, chuộng nghĩa khí, trước cảnh “nước mất nhà tan”, đã không cam tâm làm nô lệ cho ngoại bang và bọn tay sai, họ đã chọn lựa con đường dấn thân cùng dân tộc dưới ngọn cờ lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh. Và với họ, Hồ Chí Minh là biểu tượng của ý chí, của khát vọng dân tộc: “Không có gì quý hơn độc lập, tự do”. Cuộc cách mạng giải phóng dân tộc dù phải hy sinh, gian khổ đến đâu, dù phải chịu cảnh chia cắt, ly tán, tù đày khắc nghiệt đến mấy, quân và dân hai miền vẫn quyết tâm bảo vệ từng tấc đất, bảo vệ sự trọn vẹn và thống nhất Tổ quốc thiêng liêng. 5
  3. Thượng tướng Trần Văn Trà tại căn cứ (năm 1973) 6
  4. THẾ HỆ CHÚNG TÔI ĐI THEO BÁC HỒ C uối năm 1948, lần đầu tiên tôi được gặp Bác Hồ ở chiến khu Việt Bắc, trước đó tôi chỉ nghe tên Người với lòng yêu nước thương dân của Người. Sự ngưỡng vọng Bác Hồ từ đó đã ảnh hưởng đến tâm hồn và chí hướng của tôi cũng như thế hệ thanh niên chúng tôi hồi ấy. Sống dưới chế độ thuộc địa tàn bạo, dân Việt Nam không còn chút quyền làm người. Từ tuổi 12, tôi đã mắt thấy lính lê dương, khố đỏ, khố xanh của Pháp xả súng bắn vào dòng người nông dân tay không đi biểu tình xin bớt xâu, giảm thuế những năm 1930 - 1931 ở quê tôi. Trí óc non nớt của tôi bàng hoàng kinh dị không sao hiểu nổi. Các bậc lớn tuổi đã giải thích, đã kể cho tôi nghe về những anh hùng vì nước quên thân ở địa phương như cử nhân Lê Trung Đình, Nguyễn Tự Tân, thời Cần Vương có cụ Phan Đình Phùng. Rồi cụ Đề Thám, tôi mến phục cụ chống Tây nhiều năm ở Yên Thế. Tôi đã được nghe về chí hướng của cụ Phan Chu Trinh, người mà cả nước đưa tang. Rồi những dòng thơ, đoạn văn thiết tha kêu gọi yêu nước thương nòi của cụ Phan Bội Châu như trách móc, như giục giã người trai phải nghĩ gì và làm gì: Hỏi đến nước còn không? Không biết. Gọi đến tên Việt Nam, không thưa! (Hải ngoại huyết thư). Đây quả là một quá trình lên men cách mạng. Mãi đến 4-5 năm sau, trên con đường đi tìm lẽ sống, một người bạn lớn tuổi thì thầm với tôi về cái tên một nhà yêu nước đã làm rung động tận đáy lòng tôi. Chúng tôi trao đổi: Dân ta không chịu làm nô lệ từ nghìn năm nay đã rõ. Nhưng các phong trào Văn Thân, Cần Vương, Đông Du, Đông Kinh nghĩa thục..., đều thất bại. Các cuộc khởi nghĩa của các cụ đều bị dìm trong máu. Anh bạn nói: Có bầu máu nóng và có gan làm cũng chưa đủ. Cần có ý nghĩ và cách làm đúng. Phải có ngọn cờ chỉ hướng và trăm nghìn ngọn gió từ khắp bốn phương. Ngọn cờ đã có: Nguyễn Ái Quốc. Người đã đi khắp châu Á, châu Phi, châu Mỹ, châu Âu để tìm đường cứu nước, cứu dân. Người đã kết luận phải làm cách mạng theo kiểu Lênin. Chúng ta hãy góp làm gió. Câu chuyện thân tình và cái tên Nguyễn Ái Quốc đã lôi cuốn và ảnh hưởng quyết định đến phương hướng cuộc đời tôi từ ấy. 7
  5. Chưa biết Người, nhưng lòng yêu nước thương dân, chí hướng cách mạng, tư tưởng của Người đã dần dần thấm sâu vào máu thịt của tôi cũng như của bạn bè tôi. Chưa trực tiếp đọc được tài liệu, tác phẩm nào của Người, nhưng con đường phải đi, Người đã vạch. Tôi và bạn bè lần theo tìm tòi, nghiền ngẫm trong những tài liệu hiếm hoi của những nhà cách mạng đi trước, của Mác, của Lênin. Trên con đường vạn dặm mới bước đi đoạn đầu, nhưng mỗi bước đi đều được dẫn dắt bằng hình ảnh mến phục về vị lãnh tụ kính yêu đang bôn ba vì dân, vì nước. Sung sướng biết bao trong cảnh mịt mùng đen tối đã lóe lên ánh sáng soi lối dẫn đường. Mỗi một đời người cần có đích để khỏi làm giá áo túi cơm, thời nào cũng vậy. Thời chúng tôi, dưới sự cai trị tàn khốc của thực dân, con người bản xứ biến thành nô lệ, yêu nước là một tội, làm cách mạng là một tội lớn. Tôi cùng bạn bè phải thoát ly gia đình, đi vận động giác ngộ quần chúng về quyền tự do của con người, giành độc lập cho Tổ quốc. Muôn vàn khó khăn, gian khổ. Nhiều khi chịu đói khát, trốn chạy bọn mật thám, quan làng. Có lúc tưởng như nản chí bỏ cuộc. Nhưng thường những lúc như vậy, hình ảnh tưởng tượng về một con người mà hào quang sáng chói, cụ Nguyễn Ái Quốc, lại hiện ra vẫy gọi. Ta vẫn ở đất mình, sống trong dân mình, còn cụ, cụ xa đồng bào và lũy tre quê hương, khổ gấp trăm mình, sao Người vẫn kiên gan, bền chí. Thế là dũng khí trở lại, con người minh mẫn hơn, chịu đựng hơn. Trong ngục tối, xà lim, dưới gông cùm, nhà tù của thực dân, đặc biệt trong Sở Mật thám, trước bọn “đầu trâu mặt ngựa”, Tây có, bản xứ có, sức mạnh giúp tôi vượt qua cảnh hiểm nghèo chết đi sống lại là tâm nguyện quyết đi theo Người. Có lần, tại Sở Mật thám Catinat của Pháp ở Sài Gòn, trong khi tra tấn tôi, tên trùm mật thám Đông Dương Bazin đã thốt ra: Mày chỉ là một tên quèn mạt hạng không đáng cho tao phải dơ tay. Nếu mày được một phần nào của Trần Phú thì tao mới phục, mới chịu thua. Lạ thật, một câu miệt thị nhục mạ lại trở thành một câu trấn tĩnh, khuyến khích: Sao ta lại không được một phần nhỏ của các đồng chí đi trước? Những người cùng “máu đỏ đầu đen” như ta, lại được kẻ thù tàn bạo nhất phải phục và chịu thua. Đó đúng là ý chí con người. Phải noi gương Trần Phú! Tên Bazin có ngờ đâu câu chửi rủa của nó lại trở thành một câu thần chú cho “kẻ mạt hạng” biết cách làm người cách mạng kiên trung. Năm 1945, đồng bào cả nước đứng dậy làm Cách mạng Tháng Tám, đổi đời nô lệ thành người tự do. Làn sóng phấn khởi và tự hào của hàng chục triệu trái tim Việt Nam bừng lên bao trùm sông núi. Nhưng chưa đầy một tháng độc lập thì thực dân Pháp được quân Anh giúp sức, đánh chiếm trở lại, bắt đầu từ Sài Gòn. Một sự kiện lịch sử quan trọng: ngày 02/9/1945, tại quảng trường Ba Đình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã long trọng đọc bản Tuyên ngôn độc lập, nhấn mạnh: 8
  6. “Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thực đã thành một nước tự do và độc lập. Toàn thể dân Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mệnh và của cải để giữ vững quyền tự do và độc lập ấy”. Lời tuyên bố thật là đanh thép và thiêng liêng. Đồng bào Hà Nội, thay mặt đồng bào cả nước đã tuyên thệ. Nhưng Hồ Chí Minh là ai? Tôi và bạn bè đều thắc mắc với cái tên mới xuất hiện. Năm 1944, khi tôi phụ trách cơ quan bí mật Kỳ bộ Việt Minh Nam Bộ còn in và phát hành lời kêu gọi đồng bào đứng lên làm cách mạng của cụ Nguyễn Ái Quốc ký năm 1941 và biết rõ rằng cụ vẫn là lãnh tụ tối cao của cách mạng Việt Nam cho tới ngày nay. Vậy thì Nguyễn Ái Quốc đâu rồi và giờ đây Hồ Chí Minh là ai? Không khỏi có những băn khoăn trong bạn bè chúng tôi và tất nhiên có phần nào cân nhắc hành động. Một ông bạn từ Hà Nội phái vào đã giải đáp thắc mắc kịp thời cho chúng tôi: Hồ Chí Minh chính là Nguyễn Ái Quốc. Tin vui lan nhanh trên toàn mảnh đất đầu sóng ngọn gió. Tức thì cả rừng tầm vông vạt nhọn tủa lên khắp Sài Gòn và các tỉnh Nam Bộ theo lời kêu gọi của cụ Nguyễn Ái Quốc: “Việc cứu quốc là việc chung. Ai là người Việt Nam đều phải kề vai gánh vác một phần trách nhiệm: Người có tiền góp tiền, người có của góp của, người có sức góp sức, người có tài năng góp tài năng”. Ôi! Những giờ phút nguy nan nhất của một dân tộc và cả những giờ phút vinh quang tột bậc nữa, cần biết bao một ngọn cờ lãnh đạo, cần biết bao một con người tiêu biểu cho toàn dân tin tưởng noi theo, cần biết bao một chủ trương sáng suốt cho triệu người hành động, sẵn sàng nhảy vào nước sôi, lửa bỏng. Những ngày tháng 9/1945, ta đã có con người Hồ Chí Minh vĩ đại như vậy! Tháng 9 năm ấy, tôi bắt đầu cuộc đời người lính mặc dầu tôi chưa hề biết bắn súng nói gì đến hiểu biết sơ đẳng nhất về chiến tranh và quân đội. Tôi cầm ngọn tầm vông rồi khẩu súng, làm người lính rồi người chỉ huy vì tôi tâm đắc lời Bác: “Thà chết tự do hơn sống nô lệ”. Tôi nghe lời Bác dạy: “cuộc kháng chiến của ta là cuộc kháng chiến của toàn dân cần phải động viên toàn dân, vũ trang toàn dân...” và “Chúng ta nhất định thắng lợi vì cuộc đấu tranh của chúng ta là chính đáng”. Tôi đã làm theo lời Bác và động viên bạn bè khắp nơi làm như vậy. Từ một người dân bị áp bức trở thành người cách mạng, từ một người chính trị trở thành người quân sự không đơn giản chút nào. Thế mà tôi và bạn bè đã quyết định dứt khoát cho sự chuyển hướng của cuộc đời mình chỉ vì tôi và cả đồng đội của tôi trong thời kỳ đó tin vào Bác mà bước đi, nghe lời Bác mà hành động. Cho đến năm 1948, chiến trường Nam Bộ đã vững vàng và phát triển thắng lợi. Đã qua rồi những năm sóng gió 1945 - 1946 tưởng chừng như cách mạng phải lùi bước và quân địch lên ngôi. Trong những năm ấy, quân Pháp tăng cường 9
  7. bung ra khỏi Sài Gòn và lần lượt chiếm các tỉnh Nam Bộ. Ta càng nhiều lúng túng, chưa hiểu biết gì về chiến tranh, chưa kịp tổ chức có quy củ, lại bị bọn xấu, bọn cơ hội quấy rối trong những ngày đầu cách mạng thành công, nên tình hình có nhiều khó khăn. Đến nỗi cơ quan lãnh đạo cả Nam Bộ không còn hoạt động, mỗi người một ngả, thậm chí có người còn ra tới Hà Nội để “báo cáo”. Rõ ràng quần chúng nhân dân cách mạng có vai trò quyết định. Cán bộ chiến trường và cơ sở có rất nhiều sáng tạo và vững vàng kiên định. Lòng tin vào lãnh tụ Hồ Chí Minh, vào chính nghĩa, giương cao ngọn cờ của Bác, nhân dân một lòng hợp lực cùng cán bộ Đảng, cán bộ Việt Minh mà từ tay không gây dựng thành cơ đồ. Từ cuối năm 1946 qua đầu năm 1947, hệ thống tổ chức lãnh đạo từ cơ sở đến tỉnh, khu và toàn Nam Bộ đã được khôi phục, củng cố, các đơn vị chiến đấu từng bước trưởng thành. Đây là sức mạnh của lòng tin yêu lãnh tụ, sức mạnh của nhân dân một khi đã thức tỉnh. Từ năm 1947, chiến tranh du kích đã phát triển rộng và mạnh. Ở Khu 8 Nam Bộ, lúc ấy tôi là Khu trưởng, đã tổ chức ra đơn vị chủ lực đầu tiên cấp tiểu đoàn: Tiểu đoàn 307. Đã có trận đánh tập trung và tiêu diệt như trận Giồng Dứa, trận Mộc Hóa... Trung ương chỉ thị phải có người ra trực tiếp báo cáo tình hình miền Nam. Vì vậy, cần có đoàn cán bộ gồm đủ thành phần quân, dân, chính, từ Đồng Tháp Mười ra Việt Bắc. Tôi được chỉ định làm Trưởng đoàn, tôi vô cùng phấn khởi. Còn gì bằng, trong lúc tình hình chiến trường đang lên, ta có nhiều thắng lợi, tôi lại được gặp Bác Hồ, người mà mình ngưỡng mộ từ lúc mới giác ngộ, được báo cáo với Bác và Trung ương về những ngày gian khổ đã qua, những ấu trĩ vấp váp gặp phải, những thành công đã gặt hái và đặc biệt là tấm lòng của người dân Nam Bộ đối với Bác và Trung ương. Thật tình lúc mới được chỉ định đi, tôi cũng có nhiều băn khoăn, lo nghĩ. Chủ trương của quân khu vừa vạch ra không được tự mình thực hiện vì phải đi vắng, như tổ chức chủ lực mạnh hơn để đẩy mạnh chiến tranh du kích, mở những trận đánh tiêu diệt lớn hơn, những chiến dịch kết hợp chủ lực và du kích... và đường đi chưa được tổ chức thông suốt, có nhiều gian khổ hiểm nguy. Nhưng lòng mong mỏi được gặp lãnh tụ Hồ Chí Minh - đồng chí Nguyễn Ái Quốc kính yêu, và được hiểu biết tình hình thực tế cả nước đã thôi thúc tôi và anh em trong đoàn lên đường. Một trung đội vũ trang mạnh đi theo bảo vệ. Tôi trực tiếp điều khiển trinh sát đánh địch, mở đường để đi và nhờ từng địa phương hướng dẫn giúp đỡ. Sáu tháng trường liên tục, ngày đêm đi bộ dọc phía đông dãy Trường Sơn biết bao gian nan, nguy hiểm. Chúng tôi đã lội qua các sông suối đổ mạnh trong mùa mưa lũ, đã vượt qua nhiều ngọn núi cao trên nghìn mét, đã đi dọc các bãi cát nóng bỏng khô cằn, đã chèo thuyền lướt trong đêm tối qua biển Nha Trang, Cam Ranh, đã luồn qua vùng địch giữa các đồn bót chi chít, đã đánh trả phục kích dọc đường... Nhọc nhằn 10
  8. và thiếu thốn, đau ốm, trở ngại, có lúc tưởng không đi được đến nơi. Một lần cả đoàn họp thảo luận nên đi tiếp hay trở lại. Trong đoàn có một linh mục trẻ: Cha Nguyễn Bá Kính, đại biểu cho đồng bào Công giáo yêu nước kháng chiến Nam Bộ. Cha phát biểu: “Tôi muốn được gặp Bác Hồ, con người suốt đời vì dân, vì nước mà đồng bào Công giáo đi theo, để báo cáo công cuộc tham gia kháng chiến của đồng bào. Vì vậy, gian khổ, hiểm nghèo mấy tôi cũng quyết tâm đi tới đích”. Tất cả mọi người đều chung ý nghĩ, biến thành sức mạnh lội suối, trèo đèo, xông pha nguy hiểm. Kẻ địch theo rất sát chúng tôi, phục kích, chặn đầu, truy đuổi, chúng dùng máy bay dội bom và cuối cùng nhảy dù chụp bắt chúng tôi ở vùng tự do Vân Đình, phía tây Hà Nội. Nhưng chúng đã thất bại. Rừng Việt Bắc mênh mông đã đón chào đoàn con từ bưng biền Đồng Tháp. Làm sao tả hết được niềm hạnh phúc của mỗi người khi lần đầu được gặp Bác Hồ, vị lãnh tụ kính yêu mà từ lâu tin tưởng. Đó là một buổi sáng đẹp. Mặt trời “niềm nở” xuất hiện. Những tia nắng ban mai ấm áp vừa kịp xuyên qua kẽ lá cây rừng. Đoàn chúng tôi được hướng dẫn lên hội trường để gặp Chủ tịch Hồ Chí Minh và một số đồng chí trong Trung ương, Chính phủ và Bộ Tổng Tư lệnh. Hội trường là một nhà lớn, thoáng, dựng bằng cây rừng, vách nứa và lợp bằng tranh trên một nền đất cứng dưới tàn cây xanh tươi, bên cạnh một con suối nhỏ hiền hòa, nước trong vắt. Chúng tôi hiểu đây là một buổi tiếp chính thức đoàn đại biểu Nam Bộ. Mỗi người đều vuốt lại quần áo ngay thẳng, sửa lại dáng điệu cho nghiêm trang, khi chúng tôi gần đến bậc thềm hội trường thì từ trong đó đi ra một cụ già mảnh khảnh, khỏe và nhanh nhẹn, đầu đã điểm sương, có chòm râu thưa phơ phất. Đồng chí hướng dẫn nói với đoàn đây là Bác Hồ. Tự nhiên, tất cả chúng tôi, không ai bảo ai, đều rảo bước tiến nhanh về phía Bác, vây chặt quanh Bác, lòng tràn đầy xúc động, giống như đàn con đi xa lâu ngày về gặp cha già. Chúng tôi quên cả lễ nghi cần có, ôm lấy Bác, sờ nắn tay Bác, vuốt bộ quần áo nâu cũ trên người Bác như để tìm hiểu tường tận một con người vĩ đại mà từ lâu chỉ tưởng tượng ra đủ mọi điều. Rất giản dị giống như trăm nghìn cụ già Việt Nam bình thường, Bác Hồ đứng đó thật gần gũi, vẻ mặt tươi cười, cặp mắt dịu hiền nhìn từng người chúng tôi trìu mến. Rồi, Bác chỉ tay vào trong nói: Thôi, các chú vào trong này, mọi người đang đợi kìa. Thế là Bác ung dung bước đi và cả chúng tôi đi theo không nói lên được một lời nào. Đúng là có những lúc không cần nói một lời nhưng cả dáng điệu, cặp mắt, từng cử chỉ đã nói lên tất cả, nói rất nhiều mà không lời nào có thể diễn đạt được. Vào đến trong, Bác chỉ tay và giới thiệu: Đây đồng chí Trường Chinh, đây đồng chí Hoàng Quốc Việt, đồng chí Phạm Văn Đồng, đồng chí Võ Nguyên Giáp. Và sau đó đồng chí Vũ Đình Huỳnh giới thiệu tiếp các vị khác... Thật là một cuộc gặp gỡ thắm đượm tình đồng chí, đồng đội, 11
  9. không một kiểu cách nghi thức nào. Sau này, tôi nghe kể nhiều lần Bác tiếp khách, cả khách quốc tế, thường rất linh hoạt, đậm đà tình thân ái, để lại một ấn tượng sâu sắc, đẹp đẽ khó quên cho khách được tiếp, mặc dù có khi phá cả luật ngoại giao. Khi đã về Hà Nội cũng vậy, tôi được thấy Bác tiếp các đoàn Trung Quốc của Lưu Thiếu Kỳ... cùng một phong thái như vậy mà đạt kết quả rất cao trong việc củng cố tình anh em giữa các dân tộc. Những ngày ở Việt Bắc, được gặp Bác, được Bác nhận xét về công việc, chỉ dẫn phương pháp cách mạng, nói về đạo đức của một cán bộ, tôi cảm thấy lòng vững tin hơn ở chiến thắng, chí vững bền hơn trước mọi khó khăn. Bác bảo đoàn kết là sức mạnh. Toàn dân đứng dậy thì không kẻ địch nào thắng được. Trên bàn tay có ngón ngắn ngón dài. Triệu người có người thế này thế khác nhưng tất cả đều ít nhiều có lòng ái quốc. Ngay với những người lầm đường, hãy lấy tình thân ái mà cảm hóa họ. Phải độ lượng, quý trọng từng con người. Sông sâu, bể rộng thì bao nhiêu nước cũng chứa được. Ôi! Tình thương người mênh mông của Bác, chính là tính nhân từ truyền thống của dân tộc ta. Nghe Bác nói, nhìn dung nhan Bác, tôi mường tượng đến cốt cách và tinh thần của Nguyễn Trãi “đem đại nghĩa để thắng hung tàn/ Lấy chí nhân để thay cường bạo”. Bác bảo: Chúng ta, đồng bào ta, không ai muốn chiến tranh. Nhưng kẻ địch tàn bạo bắt ta phải chiến đấu. Ta chiến đấu chỉ vì quyền sống của dân tộc. Vũ khí của địch để giết người, của ta để bảo vệ người, vì nhân, vì nghĩa. Hai nhà tư tưởng của hai thời kỳ Nguyễn Trãi, Hồ Chí Minh lại gặp nhau ở điểm: Quyền mưu bản thị dụng trừ gian Nhân nghĩa duy trì quốc thể an... (Quyền mưu vốn dĩ để trừ gian Nhân nghĩa giữ gìn thế nước an). Sau một thời gian làm việc với các ngành, các cấp, đoàn chúng tôi lại trở về Nam. Trong bữa tiệc của Bác, Trung ương và Chính phủ để chia tay với đoàn tại khu rừng Việt Bắc, chúng tôi rất cảm động trước tình cảm quyến luyến của mọi người. Bác nhìn chúng tôi từng người, trìu mến dặn dò: Các chú phải biết giữ gìn sức khỏe, phải tổ chức hành quân chu đáo, hết sức giúp đỡ nhau, phải giành thắng lợi ngay trong chuyến đi này. Hãy chuyển lời của Bác và Trung ương đến cán bộ và đồng bào Nam Bộ. Với tinh thần quật cường và lực lượng to lớn của dân tộc ta, của Quân đội ta, ta nhất định thắng. Rồi Bác kêu tôi lại, đưa ra một thanh gươm nói: “Bác trao chú thanh gươm quý này, đưa về cho đồng bào Nam Bộ để diệt thù. Chú báo cáo với đồng bào rằng lòng Bác, lòng Đảng lúc nào cũng bên cạnh đồng bào. 12
  10. Chúng ta đồng lòng vì nước, nhất định chúng ta thắng”. Bác nói ít, khi nào cũng ngắn gọn nhưng chứa đựng rất nhiều. Mỗi lời của Bác là một căn cứ cho niềm tin, sưởi ấm cho mọi tấm lòng. Đường về của chúng tôi còn gian nan vất vả hơn khi đi nhiều vì địch đã biết, đã chờ đợi khắp các chặng đường. Lúc này địch đã mở rộng chiếm đóng lên vùng núi rừng Bình Trị Thiên, nên chúng tôi phải đi vòng về phía tây xuyên dãy núi Phong Nha đầy đá tai mèo hiểm trở. Tuy vậy, nếu khi đi lòng mong muốn gặp Bác Hồ đã nung đúc cho chân cứng đá mềm để đi đến nơi thì lúc về, những lời dặn dò của Bác như thúc giục chúng tôi về mau tới chiến trường để giết giặc, giữ dân. Những năm 1952 - 1953 là những năm Nam Bộ có nhiều khó khăn gian khổ, đặc biệt là chiến trường miền Đông. Vừa bị bão lụt lớn, nạn đói lan tràn, vừa bị địch đánh phá dữ dội, ta bị thiệt hại nhiều, chiến sĩ và đồng bào Nam Bộ vẫn không ngừng kiên trung chiến đấu. Mỗi khi chúng tôi đến đâu, báo cáo lại với đồng bào, đồng chí về cuộc gặp Bác, những lời Bác dặn thì ở đó có sự động viên, cổ vũ, là một dịp củng cố niềm tin tất thắng và khuấy lên phong trào hành động cách mạng sôi nổi quên mình. Suốt những năm chiến tranh, Bác Hồ như có mặt khắp chiến trường, có sẵn trong trái tim mỗi chiến sĩ để củng cố quyết tâm chiến đấu, nâng đỡ, dìu dắt những khi yếu đuối, khắc phục mọi trở ngại khi gặp gian nan. Nhưng thời kỳ khó khăn nhất mà hàng triệu người dân miền Nam xao xuyến là thời kỳ bộ đội miền Nam phải tập kết ra Bắc năm 1954 theo quy định của Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương. Không thể ra lệnh mà được ai đi, ai ở. Anh bộ đội cầm súng chiến đấu chín năm trời những mong thắng lợi để trở về với xóm ấp quê hương, với mẹ già, vợ trẻ. Anh du kích căm thù quân giặc, quyết sống chết bảo vệ bà con làng mạc của mình. Nay hòa bình rồi lại phải xa hàng nghìn cây số, gia đình phân tán, sao mà lưu luyến cả từng bụi trúc, bờ kênh. Còn những người ở lại nữa. Gần chín năm trời sống ngẩng cao đầu, có chính quyền dân chủ, có bộ đội mình, nay sống tay không dưới quyền kẻ địch. Nó phản bội đàn áp thì sao? Hàng triệu con người đứng trước một quyết định không nhỏ: Ở lại và ra đi! Không một mệnh lệnh nào có thể bắt buộc mọi người tuân thủ. Chỉ có Bác Hồ mới giải quyết được. Đây là sự kết hợp của cả khối óc và con tim Bác đã giải thích. Bác đã kêu gọi, Bác nói: “vì lợi ích toàn quốc, lợi ích lâu dài mà tạm thời phải chịu đựng, đó là một điều vẻ vang, toàn quốc đều biết ơn... Tình hình mới, phải có chủ trương mới để tranh lấy thắng lợi mới”. Thế là mọi người nghe theo Bác, phấn khởi và tin tưởng, chấp hành nghiêm chỉnh việc ở và đi. 13
  11. Khó khăn chồng chất khó khăn. Hai năm qua rồi mà không có tổng tuyển cử thống nhất nước nhà, ngược với nguyện vọng sâu xa của cả một dân tộc. Mỹ - ngụy lại vô cùng tàn bạo: Bắn giết, tù đày, máy chém, máu chảy đầu rơi. Hàng triệu người từ miền Nam đòi quyền sống, hàng vạn người tập kết từ miền Bắc đòi trả thù. Tất cả sôi sục yêu sách hành động: Máu trả máu, đầu trả đầu! Không có sự lãnh đạo vững vàng của Đảng, uy tín tuyệt đối của Bác Hồ, không thể đợi mãi đến năm 1959 - 1960 mới có Đồng khởi miền Nam và vượt Bến Hải xẻ dọc Trường Sơn về Nam chiến đấu của cán bộ mùa Thu (cán bộ tập kết theo kế hoạch). Nếu cuộc chiến tranh chống thực dân cũ rất khó khăn vì ta bắt đầu từ hai bàn tay trắng thì cuộc chiến tranh chống thực dân mới lại ác liệt gấp trăm lần. Lính của địch đông nghẹt đất miền Nam, lại có vũ khí hiện đại giết người hàng loạt. Thủ đoạn của chúng tàn ác, tinh vi hơn, mưu mô quỷ quyệt hơn. Chúng quyết chiếm miền Nam, phá hoại miền Bắc. Dân tộc Việt Nam đứng trước nguy cơ diệt vong, đất nước có nguy cơ “trở về thời đồ đá” như chúng hăm dọa. Nhân dân cả nước nhìn về Hà Nội, hướng về Bác Hồ, Bác đã tỏ rõ ý chí “Không có gì quý hơn độc lập, tự do”. Bác đã hạ quyết tâm “dù phải chiến đấu 5 năm, 10 năm, 20 năm hoặc lâu hơn nữa, chúng ta cũng kiên quyết chiến đấu đến thắng lợi hoàn toàn”. Bác khẳng định: “Sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta là chính nghĩa... Đồng bào cả nước hãy tin tưởng chắc chắn vào thắng lợi cuối cùng. Hãy quyết tâm vượt mọi khó khăn gian khổ... Ta nhất định thắng”. Nghe theo lời Bác, lực lượng vũ trang cũng như nhân dân miền Nam yên tâm, quyết chí, không ngại hy sinh, anh dũng và sáng tạo trong chiến đấu, kiên quyết giành thắng lợi bằng niềm tin tuyệt đối vào Bác Hồ. Ngày tôi trở về Nam với cương vị Chỉ huy trưởng các lực lượng vũ trang giải phóng miền Nam, Bác Hồ trong bữa cơm tiễn thân mật đã dặn dò đại ý: Địch rất tàn bạo, ỷ là nước đế quốc mạnh nhất, quân đội hiện đại nhất, chiến tranh sẽ vô cùng ác liệt. Ta là chính nghĩa, ta áp dụng chiến tranh nhân dân cách mạng. Chiến sĩ trong dân, dân là chiến sĩ, địch ở đâu cũng bị đánh, đến đâu cũng gặp quân ta, đi đâu cũng bị đánh. Quân Mỹ dù đông, trang bị dù mạnh nhưng chúng từ xa tới, cái gì cũng lạ, mạnh trở thành yếu. Ta ít, trang bị kém, nhưng lại ở nhà đánh giặc, thạo từ gốc cây bụi cỏ, ở đâu cũng được dân giúp đỡ, yếu trở thành mạnh. Nghe Bác nói, tôi liên tưởng đến vị anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo với chủ trương “lấy đoản binh chế trường trận” mà đánh bại quân Mông - Nguyên - một đội quân mạnh nhất thế giới thời ấy, và tới lúc đó chưa hề nếm mùi thất bại. Một lúc sau, Bác lại bảo: Các chú đã nghiên cứu cách đánh hiện đại của Hồng quân Xôviết, cần nghiên cứu và kết hợp với cách đánh thiên biến vạn hóa của ông cha ta ngày xưa như Trần Hưng Đạo 14
  12. thắng quân Nguyên; Lê Lợi, Nguyễn Trãi thắng quân Minh; Nguyễn Huệ thắng quân Thanh... Phải hết sức sáng tạo về chiến thuật và chiến dịch. Đừng đánh theo cách đánh của chúng mà bắt chúng phải đánh theo cách đánh của ta thì sẽ nắm chắc phần thắng. Cứ bắt Tây cầm đũa ăn cơm với ta, chắc nó sẽ ngồi mà nhìn ta ăn hết món ngon này đến món ngon khác. Nó thua ta thôi. Trong khi ngồi uống nước, Bác nhìn thẳng vào tôi thong thả nói: Dân ta khổ nhiều rồi, bộ đội ta phải chiến đấu lâu dài, ta phải sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả từng hạt gạo, từng viên đạn. Các chú phải bảo đảm truyền thống của quân đội cách mạng. Lực lượng ta không nhiều nhưng tinh thần cao, chiến sĩ giỏi, chỉ huy và chiến sĩ thương nhau như con một nhà, tất cả là vì dân, vì nước, thì quân địch dù đông và hung hãn, ta cũng sẽ thắng. Hãy mở rộng đoàn kết và bằng mọi cách phát huy tài năng trí tuệ của từng con người. Bác mong nhận được nhiều tin vui. Tôi vô cùng xúc động, hứa hẹn đem lời Bác dặn truyền đạt cho mọi người. Sẽ không ai dám làm sai lời Bác, nhưng làm đúng như lời Bác là cả một sự nỗ lực tìm tòi sáng tạo lớn lao và thường xuyên của cán bộ và chiến sĩ các cấp. Tôi còn nhớ, khi quân Mỹ mới vào Việt Nam năm 1965, tại Bộ Tham mưu Miền, chúng tôi họp với cán bộ tác chiến và chỉ huy đơn vị bàn về cách đánh của quân Mỹ và cách quân ta đánh Mỹ. Đánh quân ngụy có Mỹ cố vấn và chi viện, ta đã có được chiến thắng Ấp Bắc, Bình Giã, Đồng Xoài, Ba Gia. Còn từ nay đánh trực tiếp với quân Mỹ chính cống, trang bị hiện đại tận răng thì chiến thuật, chiến dịch phải thế nào để giành phần thắng. Rất nhiều ý kiến bung ra nhưng chưa có cơ sở nào để kết luận. Anh Nguyễn Chí Thanh - Chính ủy Bộ Chỉ huy Miền phát biểu: “Cứ đánh Mỹ đi tự khắc ta sẽ tìm cách đánh đúng nhất”. Tôi tán thành ngay và sực nhớ Napoleon - nhà quân sự lỗi lạc của nước Pháp cũng từng nói một câu tương tự: “On s’engage et puis on voit” (Lao vào trận đánh và qua đó thấy rõ”). Cuộc họp này Bác Hồ đã biết. Đầu năm 1966, tôi có dịp gặp Bác, Bác nói: “Chú Thanh nói thế là đúng. Đó là khoa học. Các chú đã có một số kinh nghiệm và lý luận, hãy đem kiểm nghiệm nó vào thực tế rồi rút ra kết luận. Sự việc luôn diễn biến đổi mới, phải qua thực tế mà sáng tạo không ngừng”. Bác không bỏ sót một dịp nào để giáo dục cán bộ. Bác nói ngắn gọn, dễ hiểu nhưng rất súc tích, nhiều nội dung. Mỗi lời nói của Bác trở thành những bài học vừa cao sâu, vừa đơn giản, dễ hiểu, vạch ra cho lực lượng vũ trang miền Nam cách tổ chức quân đội, cách đánh và sách lược, chiến lược phải theo. Bác dạy phải bày bố một thế trận chiến tranh nhân dân vững chắc bao vây địch khắp chốn. Ta hoàn toàn chủ động lựa chọn địa điểm, thời cơ, phương pháp tấn công một quân địch đông hơn, trang bị nhiều hơn nhưng ngơ ngác như vào nhà người lạ, buộc địch phải tham chiến trong hoàn cảnh bất lợi, bị động. Bác bảo xây dựng quân đội cách mạng phải mạnh, ít nhưng tinh. Cán bộ và chiến sĩ như ruột thịt, xả thân 15
  13. vì nước, phải phát huy tài năng và trí tuệ của mỗi người, phải luôn luôn dũng cảm và sáng tạo. Làm tướng cách mạng phải có đạo đức: Nhân, nghĩa, trí, dũng, liêm. Nhân nghĩa đứng hàng đầu. Phải quý trọng từng con người, ngay với kẻ địch phải lấy lòng nhân mà cảm hóa họ. Tất cả những trận đánh thắng oanh liệt, tất cả những thành tích đạt được của lực lượng vũ trang miền Nam là nhờ Bác mà có, do Bác chỉ dạy phương hướng, phương châm để tự suy nghĩ và hành động. Khi quân Mỹ đã tham chiến được khoảng một năm, Bác nói với chúng tôi, những cán bộ thực hiện rằng, Mỹ rất ngoan cố, chúng có tiềm lực chiến tranh lớn, nhưng ta nhất định phải thắng chúng, không phải thắng kiểu thông thường của chiến tranh là diệt triệt để quân đội chúng, điều đó khó, mà là phải đuổi hết chúng ra khỏi đất nước ta để tính đến ngụy, điều này phức tạp đấy, nhưng chắc chắn làm được. Phải thắng chúng bằng cả chính trị, quân sự, ngoại giao... Không những trên chiến trường Việt Nam mà cả trên chính trường thế giới, ngay cả ở nước Mỹ nữa. Cách đánh quân sự phải thật đau nhằm mục tiêu ấy. Mỹ phải rút thì ngụy nhất định đổ. Với sự chỉ dẫn đó, lực lượng vũ trang miền Nam đã đánh địch bằng mọi cách, từ từng chiến sĩ một, đến cả trăm đơn vị lớn, từ vùng rừng rậm sình lầy đến vùng dân cư đô thị, từ từng trận chiến đấu, từng chiến dịch đến hàng loạt trận chiến đấu, chiến dịch trong cùng một lúc trên toàn bộ chiến trường, như Tết Mậu Thân, như Xuân 1975. Đối với quân ngụy, Bác chỉ ra rằng, không phải tất cả đều phản bội Tổ quốc, phản bội giống nòi mà họ có cả trăm nghìn nguồn gốc khác nhau. Rộng lượng và nhân ái, dũng cảm và kiên trì, vì chính nghĩa, dân tộc ta nhất định sẽ thắng và hòa bình, đoàn kết xây dựng đất nước. Tiếc rằng ngày toàn thắng không còn có Bác để quân và dân Việt Nam ta được báo cáo với Bác. Tư tưởng, trí tuệ và lòng nhân ái của Bác đã được thực hiện nghiêm chỉnh và sáng tạo. Ngồi vào chiếc thuyền do Bác cầm lái sao mà vững vàng thế, cả những khi bão to, sóng lớn. Mỗi thủy thủ trên tàu cảm thấy tự tin, hoàn toàn tự do phát huy sáng tạo theo hiệu lệnh thống nhất để chiến thắng. Mỗi người đều thấy trách nhiệm của mình, đều đem hết tài năng phục vụ và tự hào rằng trong thắng lợi vĩ đại có một chút công sức nhỏ bé của mình. Đã 20 năm xa Bác, nhân dân có lúc nào không nhớ Bác. Nhất là hiện nay, ta đang gặp nhiều khó khăn: Đất nước đang khủng hoảng nhiều mặt, nhân dân đương gay go trong đời sống và sản xuất. Điều này hẳn Bác đã thấy rõ lúc Bác còn sống. Trong Di chúc của Bác viết từ năm 1965 cho đến năm 1969, Bác đã dặn dò: “Ngay sau khi cuộc chống Mỹ, cứu nước của dân ta đã hoàn toàn thắng lợi, công việc toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta phải ra sức làm là mau chóng hàn gắn vết thương nghiêm trọng do đế quốc Mỹ gây ra trong cuộc chiến tranh xâm lược dã man. Đó là một công việc cực kỳ to lớn, phức tạp và khó khăn. Chúng ta phải có kế hoạch sẵn sàng, rõ ràng, 16
  14. chu đáo, để tránh khỏi bị động, thiếu sót và sai lầm”. Chúng ta không làm đúng theo Di chúc ấy, chạy theo kế hoạch viển vông, duy ý chí, phạm phải nhiều khuyết điểm sai lầm. Trong Di chúc của Bác, có đoạn viết: “Trong bao năm kháng chiến chống thực dân Pháp, tiếp đến chống đế quốc Mỹ, đồng bào ta, nhất là đồng bào nông dân đã luôn luôn hết sức trung thành với Đảng và Chính phủ ta, ra sức góp của góp người, vui lòng chịu đựng mọi khó khăn gian khổ. Nay ta đã hoàn toàn thắng lợi, tôi có ý đề nghị miễn thuế nông nghiệp 1 năm cho các hợp tác xã nông nghiệp để cho đồng bào hỉ hả, mát dạ, mát lòng, thêm niềm phấn khởi, đẩy mạnh sản xuất...”. Đoạn này cũng như trong đoạn Bác viết rất cụ thể về công việc đối với con người: “Đối với những người đã dũng cảm hy sinh một phần xương máu của mình (cán bộ, binh sĩ, dân quân, du kích, thanh niên xung phong...)... Đối với các liệt sĩ... Đối với cha mẹ, vợ con (của thương binh và liệt sĩ)... phụ nữ đảm đang... những nạn nhân chế độ xã hội cũ...” đã chứng tỏ tấm lòng cao cả và ý sâu chiến lược xây dựng đất nước của Bác. Thật giống như Trần Quốc Tuấn, sau ba lần anh hùng thắng quân Nguyên đã khuyên vua Trần đừng tu sửa cung điện vội mà lo cho dân trước “chúng chí thành thành”, tức là ý chí của dân là bức thành kiên cố, bức thành đó mới cần sửa chữa ngay. Rõ ràng việc giải phóng nước nhà trong chiến tranh cũng như việc xây dựng lại đất nước sau hòa bình, Bác luôn dạy dỗ và thực hiện: “Nước lấy dân làm gốc”. Ngay từ lúc còn trong những ngày chiến đấu gay go, Bác đã lo đến tương lai đất nước, vận mệnh của dân tộc nên trong Di chúc, Bác dặn rất kỹ về công việc hàn gắn vết thương nghiêm trọng của chiến tranh, việc lo cho con người, lo cho các tầng lớp nhân dân, miễn thuế cho nông dân đỡ khổ... Và cũng giống y như Nguyễn Trãi: “Phải coi chừng mối họa loạn, có khi do yên ổn mà nên. Phải đón ngăn ý kiêu xa, có khi do sung sướng mà đến”. Bác dặn việc trước tiên là củng cố lại Đảng. Bác viết: “Theo ý tôi, việc cần phải làm trước tiên là chỉnh đốn lại Đảng”. Sao mà Bác sáng suốt thế. Mỗi người, trước khi lên đường đi xa hẳn phải kiểm lại sức khỏe, xốc lại hành trang của mình, huống gì sắp bước vào cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa, xây dựng một đất nước lạc hậu đã bị 30 năm chiến tranh tàn phá. Một đảng lãnh đạo đã chiến thắng vang dội, đã nắm chính quyền trong cả nước cần chỉnh đốn lại cho trong sạch, vững mạnh để một lòng vì dân vì nước, xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội, xứng đáng do Bác Hồ sáng lập và rèn luyện. Bác Hồ vô vàn kính yêu của dân tộc suốt đời lo cho dân, cho nước. Lúc mất đi vẫn để lại một Di chúc hết sức quan trọng, được viết kỹ lưỡng và đầy trách nhiệm trong 5 năm ròng, đến bây giờ nhân dân ta đã được biết trọn vẹn. 17
  15. Hai mươi năm đã trôi qua trong đó có 15 năm xây dựng một Tổ quốc thống nhất, ta càng thấy nội dung Di chúc đúng đắn biết bao đối với đời sống đất nước, dân tộc sau chiến thắng. Cả thế hệ của chúng tôi đã đi theo Bác, làm theo Bác, nên đã đóng góp một phần vào lịch sử oanh liệt của dân ta, giải phóng nước ta. Ngày nay, chấp hành nghiêm chỉnh Di chúc của Bác, toàn dân ra sức xây dựng một xã hội dân chủ, công bằng theo đường lối đổi mới do Đảng đề xướng là đi đúng theo con đường mà Bác Hồ đã vạch ra lúc sinh thời. Bác sẽ sống mãi trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội của chúng ta. Tháng 5/1989 18
nguon tai.lieu . vn