Xem mẫu

  1. Những bức ảnh không bao giờ bị lãng quên 04/07/2007 Năm 2007, Nhà nước trao tặng 17 Giải thưởng Nhà nước cho các tác giả nhiếp ảnh, trước đó 5 năm có 1 Giải thưởng Hồ Chí Minh và 2 Giải thưởng Nhà nước. Còn đợt đầu tiên, là sự kiện lớn trong văn nghệ Việt Nam, trong lĩnh vực Nhiếp ảnh là việc các nhà nhiếp ảnh: Võ An Ninh, Nguyễn Bá Khoản, Lâm Hồng Long, “Cảnh giác” - Ảnh: Mai Nam Vũ Năng An được nhận Giải thưởng Hồ Chí Minh. Hơn 30 năm sau chiến tranh, các tấm ảnh chụp về cuộc chiến tranh bảo vệ tổ quốc tiếp tục khẳng định. Nếu kể tới những bức ảnh của các nhà nhiếp ảnh Việt Nam, thế hệ đầu tiên như Võ An Ninh, phóng viên ảnh Việt Nam lứa đầu tiên như Nguyễn Bá Khoản chụp cảnh Bác Hồ trong và sau ngày độc lập, chụp đoàn quân Nam Tiến.v.v... thì những ảnh đó đã sống hơn 60 năm. Việc trao giải thưởng cao quý vào những lúc đất nước không còn tiếng súng, khi Việt Nam có vị trí quan trọng trên trường quốc tế có một ý nghĩa quan trọng. Vì sao những bức ảnh giản dị này được đánh giá cao? Giản dị là nói đến chất liệu ảnh đen trắng, nói đến những chiếc máy chụp thô sơ những ảnh, được phóng thủ công lúc đầu chỉ được công bố trên các tờ báo, được chế bản bằng kẽm thủ công... được chụp từ những người cầm máy bình dị mà hôm nay có bác, có đồng chí có mặt ở đây? Năm 2004, Nhà nước ta tổ chức trọng thể và rất thành công 50 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ. Sự có mặt của đại tướng Võ Nguyên Giáp và các đồng đội của ông, bộ ảnh về chiến dịch Điện Biên Phủ của nhà báo – chiến sĩ Triệu Đại và bộ phim “Việt Nam trên đường thắng lợi” đã giúp các thế hệ người Việt Nam và bè bạn trên thế giới biết về chiến thắng vĩ đại này. 100 năm, 200 năm và mãi sau này chúng ta sẽ tiếp tục kỷ niệm ngày chiến thắng vĩ đại ấy. Bộ ảnh của Triệu Đại hẳn sẽ là tài liệu duy nhất song hành với những ngày kỷ niệm đó.
  2. Sức mạnh lớn nhất của nhiếp ảnh chính là ở chỗ: ghi lại những sự kiện xảy ra và lưu trữ lại được những khoảnh khắc đó. Thời kỳ 1945 – 1975 được đánh giá là thời kỳ huy hoàng nhất của nền nhiếp ảnh Cách mạng Việt Nam, là thời kỳ mở đầu, xuất hiện những nhà nhiếp ảnh cách mạng lứa đầu tiên, là thời kỳ hình thành đội ngũ, là thời kỳ xây dựng từ không đến có để từ một người nô lệ người thợ ảnh trở thành nhà văn hóa bằng ảnh, thời kỳ ra đời sắc lệnh của Chủ tịch Hồ Chí Minh ký ngày 15/3/1953 về nhiếp ảnh. Lịch sử nhiếp ảnh Việt Nam huy hoàng bởi vì đã gắn bó hết mình cho một thời kỳ lịch sử huy hoàng của đất nước. 1945 đến 1975 là một cuộc chiến đấu kéo dài, trải ra trên một phạm vi rất rộng, ta và địch xen kẽ nhau, ở gần nhau, là các chiến dịch lớn kéo dài và các cuộc tập kích nhỏ. Chiến tranh du kích trải ra trên phạm vi tòan quốc, từ năm 1966 là một cuộc chiến đấu của quân dân miền Bắc bảo vệ bầu trời và vùng biển. Không khí chiến tranh, sự nỗ lực của các tầng lớp nhân dân dồn sức cho chiến đấu nhằm thắng lợi có ở khắp đất nước và là nội dung lớn chủ yếu của các lĩnh vực nhiếp ảnh. Trong chiến tranh chống Mỹ, số lượng các âm bản đã gấp hàng trăm lần so với cuộc kháng chiến 9 năm nhờ số lượng các nhà báo cầm máy ảnh tăng nhanh. Chỉ ở các bưng biền Nam Bộ đã có hàng chục đồng chí. Tư liệu ảnh trước, sau về chiến trang đều được họ chuyển ra miền Bắc. Việc đề nghị với Nhà nước khen thưởng dựa vào hiệu quả tuyên truyền của các bức ảnh, độ tin cậy và ảnh hưởng rộng rãi của các bức ảnh. Ở trong nước, các ảnh chụp về chủ tịch Hồ Chí Minh của các tác giả như Đinh Đăng Định, Vũ Năng An, Lâm Hồng Long, Vũ Đình Hồng, Hồng Nghi, Hoàng Linh được in trên các báo nhiều lần, vào dịp kỷ niệm ngày sinh Bác Hồ, trong các bảo tàng cách mạng và quân đội, trong khi ở nước ngoài thì các ảnh của Phan
  3. Thoan (O du kích nhỏ), của Mai Nam, Đoàn Công Tính, Văn Bảo (Cảnh giác, Đánh chiếm Đầu Mầu, Trầm Sấm xuống xe trâu) lại được sử dụng nhiều hơn. “Bác Hồ ở mặt trận Đông Khê”- Ảnh: Vũ Năng An Sự tôn vinh các tấm ảnh ban đầu vốn từ các cơ quan truyền thông Việt Nam và quốc tế hoặc qua kết quả các cuộc thi ảnh, trưng bày ảnh. Nhờ có cuộc trưng bày ảnh tại Hà Nội năm 1966 mà ảnh “O du kích nhỏ” của Phan Thoan được bổ sung chú thích bằng thơ, được theo các đoàn văn hóa Việt Nam ra nước ngoài, được phóng lớn như một biểu tượng. Trường hợp bức ảnh “Mẹ con ngày gặp mặt” cũng vậy, là bức ảnh được Đại hội đồng FIAP chọn làm biểu tượng sau khi Đoàn đại biểu Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam đem dự thi tại cuộc họp thưởng niên. Ảnh “Thần sấm xuống xe trâu” của Văn Bảo đã theo tác giả sang Hoa Kỳ được bà con Việt kiều in rộng rãi, bán lấy tiền lo chi phí cho Đòan Việt Nam sang cùng bạn biên tập cuốn sách ảnh “Một thoáng Việt Nam”. Gần đây sự có mặt của các cuốn sách “Khoảng khắc” và “Một thời hào hùng” cùng với 2 tác giả Đòan Công Tính và Mai Nam tại Nhật Bản được đánh giá cao là những dẫn chứng rất sinh động về ảnh hưởng của các bức ảnh do các nhà nhiếp ảnh Việt Nam chụp về đề tài chiến tranh nhân dân.
  4. Năm 2005, Vụ Mỹ thuật – Nhiếp ảnh, Bộ Văn hóa Thông tin Việt Nam cho in một cuốn sách tuyển tập ảnh về các tác giả đoạt giải thưởng Hồ Chí Minh và Giải thưởng Nhà nước. Với dịp phong tặng năm 2007, hẳn sẽ có một bộ sách bổ sung như vậy. Những con đường vào nghề, con đường ra mặt trận của những người lính, nhà báo, nhà nhiếp ảnh, các chiến sĩ văn hóa là khác nhau. Như thế, sự xuất hiện, “Số phận” hay con đường vinh quang của các tác giả và thành quả lao động của họ cũng khác nhau. Vinh dự và may mắn nhất cho những ai được vinh dự sống, làm nghề bên cạnh Bác, ở chiến khu Việt Bắc, ở Hà Nội hay cùng Bác Hồ đi công tác. May mắn hơn, họ là người có điều kiện để chụp hình ảnh Bác Hồ là người Việt Nam số 1, lúc nào và ở đâu cũng là hiện thân của vẻ đẹp tinh thần Việt Nam. Gian khổ, chịu mũi tên hòn đạn vẫn là trường hợp các bức ảnh của Trần Bỉnh Khuôl, Vũ Tạo, Lương Nghĩa Dùng, Đoàn Công Tính, Văn Sắc, Dương Thanh Phong, Đinh Ngọc Thông, Võ An Khánh... là các tác giả chụp trên các chiến trường, ghi tại chỗ ngay cả không khí của chiến tranh. Cũng là ảnh tư liệu nhưng “O du kích nhỏ” sở dĩ được dư luận nhắc đến nhiều bởi đã thành biểu tượng của cuộc chiến tranh nhân dân Việt Nam, lấy nhỏ đánh lớn và đã thắng, thắng vẻ vang. Ảnh của Phan Thoan ghi lại việc một phi công Mỹ lái máy bay trực thăng bị bắt, vốn là một ảnh đăng báo như trăm ngàn ảnh báo chí đưa tin khác. Công tác biên tập ảnh, cắt cúp chú thích bằng thơ của một nhà thơ lớn, sự tôn vinh của bè bạn quốc tế đã nâng thêm tầm cho bức ảnh. Có loại ảnh mà ngay từ khi bấm máy, người chụp đã xây dựng hình tượng: Đó là trường hợp ảnh “Cảnh giác” của Mai Nam, “Nữ dân quân” của Đình Ưu, “Nữ dân quân kéo xác máy bay” của Quang Văn, “Đường ra tiền tuyến” của Lê Minh Trường, “Đại đội pháo cao xạ” của Vũ Tạo. Một dạng nêu biểu tượng được xác định về sau này như trường hợp “Mẹ con ngày gặp mặt” và “Bác Hồ bắt nhịp bài ca kết đoàn” cũng của nhà báo Lâm Hồng Long. Ảnh “Thần
  5. sấm xuống xe trâu” của Văn Bảo có cùng một tứ với “O du kích nhỏ” của Phan Thoan, cô nữ dân quân của Mai Nam lại có cùng ý tưởng với “Nữ dân quân” của Nguyễn Đình Ưu dù cách diễn đạt lại hoàn toàn khác. Với “Đánh chiếm thị xã Đầu Mầu” hay bộ sách về chiến tranh của Đòan Công Tính, chùm ảnh của Dương Thanh Phong, Nguyễn Tiến Lợi, Võ An Khánh, Vũ Ba là các phóng viên bám sâu ở chiến trường hay ở miền Nam giầu tính tài liệu nhờ sự truyền tải nhiều lần các chi tiết lớn nhỏ về cuộc chiến tranh nhân dân, các con đường ra trận, trong căn cứ, tại một trạm quân y dã chiến hay trong đêm chuyển bị pháo cho ngày mai nổ súng, ảnh của Trần Bỉnh Khuôl. Càng ít, càng lâu lại càng quý giá. Văn Sắc không phải là người suy nhất có mặt trên đường Trường Sơn, nhưng những ảnh của anh lại khá tiêu biểu cho sự phá hoại của không quân Mỹ trên rừng đại ngàn và vị trí quan trọng của con đường huyết mạch Bắc Nam trong chiến tranh giải phóng. “Bác Hồ bắt nhịp bài ca kết đòan” - Ảnh: Lâm Hồng Long
  6. Ảnh “Phúc Tân kêu gọi trả thù” của phóng viên ảnh Báo Quân đội Nhân dân Vũ Ba ghi lại hình ảnh xóm Phúc Tân – Hà Nội bị máy bay Mỹ ném bom. Cảnh cháu bé gái kêu khóc có giá trị tố cáo tội ác không quân xâm lược Mỹ nhưng ngay sau khi xuất hiện, đã có những ý kiến ngược với ý tưởng của người chụp, không giống như cách đánh giá hôm nay của chúng ta. Đi vào cuộc chiến đấu vì độc lập tự do lúc đó đã có người ngại rằng những mất mát hy sinh, sức tàn phá quá lớn của chiến tranh sẽ làm nản lòng người ra trận, niềm lạc quan tin tưởng vào tương lai khiến họ muốn quên đi những mất mát, những đau khổ do chiến tranh đem lại. Số phận của “Phúc Tân kêu gọi trả thù” đã được thời gian nhìn nhận lại. Chiến tranh là mất mát nhưng sự hy sinh cho nền tự do là cần thiết. Cầm súng với chúng ta là việc làm bất đắc dĩ. Tôi cho rằng, ảnh của Vũ Ba đây là một trong những bức ảnh tư liệu xuất sắc của chúng ta về đề tài chiến tranh. Nó giống với “Bom Naphan Mỹ” của Huỳnh Công Út dù 2 người chụp ở 2 phía khác nhau. Nhân dịp này, xin được có đôi lời về những người đã tạo ra các bức ảnh để đời. Họ là những người sống giản dị: chụp ảnh như một hoạt động văn hóa, làm trách nhiệm của công dân, làm công việc của một người lính văn hóa, không chụp vì quyền lợi vật chất, những tính toán cá nhân nhỏ bé. Trong điều kiện khó khăn trước đây, quả còn tiếc vì nếu như có thêm nhiều tài liệu nữa được chụp tại vùng giải phóng, ở hậu phương, ở mỗi gia đình. Nếu như vậy thì lại phải nếu như có thêm phim, thêm máy, thêm lực lượng... mà thời kỳ chiến tranh không có được. Những nhà báo cầm máy là người đại diện duy nhất của các cơ quan báo chí tại nơi xảy ra sự kiện, các anh có quyền được kính trọng và được mãi mãi ghi tên vào lịch sử.
nguon tai.lieu . vn