Xem mẫu

  1. Những Bí Mật Về Chiến Tranh Việt Nam Chương 14 Chiến dịch năm 1969 Với bài phát biểu của Tổng thống vào ngày 31-3 năm 1968, công chúng và đa phần các nhà bình luận cho rằng ông ta đã quyết định nhanh chóng chấm dứt chiến tranh theo những điều kiện có lợi nhất cho ông ta, cho dù đó là điều kiện gì đi nữa. Rõ ràng là các nhà lãnh đạo Hà Nội lúc đầu cũng nghĩ như vậy khiến cho Johnson và Rusk rất ngạc nhiên và họ đồng ý bàn bạc trực tiếp mặc dù việc ném bom vẫn đang tiếp diễn. Tại sao ông ta không rút ra khỏi chiến dịch này và ngừng ném bom miền Bắc? Nhưng tôi không chắc chắn lắm. Một vài tuần trôi qua và hai bên vẫn chưa thoả thuận được sẽ gặp nhau ở đâu, chứ đứng nói gì tới nội dung chương trình làm việc. Một ngày tháng tư trong văn phòng của mình ở Lầu Năm Góc, Mort Halperin nhận xét với tôi rằng việc ném bom vẫn đang diễn ra ác liệt hơn trước đây phía Nam vĩ tuyến 19 và trên đất Lào. "Có ba người trong chính phủ này tin vào những gì chúng ta đang làm: Walt Rostow, Dean Rusk, và Tổng thống". Đó là một phỏng đoán chính xác đến không ngờ. Tuy nhiên phỏng đoán đó cũng có cơ sở của nó. Ở phía bên kia bàn làm việc chúng tôi ngồi một vài phút và cùng nhau rà soát lại những nhân vật khác trong chính phủ và xem xem có thể đưa thêm ai vào trong danh sach ba người kể trên hay không. Chúng tôi liệt kê lại tất cả các cơ quan khác nhau ở Washington phụ trách về Việt Nam và chúng tôi biết một loạt những nhân vật tham gia vào việc hoạch định chính sách. Nhưng chúng tôi không thể nghĩ ra ai thêm để đưa vào danh sách nêu trên. Không có một ai trong nhóm soạn thảo Hồ sơ Lầu Năm Góc, cũng không có một ai chúng tôi biết tại Cục T ình báo trung ương, Bộ Ngoại giao hay Nhà Trắng. Mãi đến tận gần đây, Mort vẫn còn nhắc lại với tôi rằng điều đó không có nghĩa là tất cả những ai hồi đó chúng tôi nghĩ đến đều là những người quyết tâm rút quân. Vẫn có những người, đặc biệt trong lực lượng không quân, tin rằng chúng ta cần tiếp tục ném bom ác liệt hơn nữa. Vấn đề ở đây là họ không còn tin rằng những gì chúng ta đang làm là phương án "tối ưu thứ hai" hoặc phương án có thể chấp nhận được, thậm chí có thể coi là tác nhân để chúng ta tiếp tục lấn tới. Tất cả những phương án hoặc ném bom ác liệt hơn tại miền Bắc hoặc rút quân hoặc đàm phán rút ra khỏi Việt Nam giờ đây không có nghĩa lý gì với họ. Trên thực tế, những quan chức này có cùng quan điểm mà lúc đó dân chúng đều chia sẻ: Hoặc chiến thắng hoặc rút quân về nước.
  2. Điều đáng chú ý là trong phỏng đoán của chúng tôi, số lượng dân chúng ủng hộ việc leo thang chiến tranh hơn là rút quân thì nhiều hơn là số lượng quan chức và binh lính, tính tới thời điểm này - thậm chí trước Tết Mậu Thân năm 1968 và điều đó càng đúng sau Tết Mậu Thân. Thậm chí ngay trong các sĩ quan quân đội bảo thủ, một số người làm việc trong Lực lượng tác chiến của Lầu Năm Góc, và đặc biệt trong những sĩ quan quân đội trước đây đã phục vụ trong chiến tranh Việt Nam, số lượng sĩ quan cho rằng nên rút quân vào cuối năm 1967 nhiều hơn dân chúng. Tuy nhiên lệnh ném bom vẫn được phát ra và vẫn được thi hành. Trong thời gian 10 tháng sau khi McNamara rời Nhà Trắng, Clark Clifford, theo lệnh Tổng thống, đã ném xuống Đông Dương một số lượng bom (1,7 triệu tấn) nhiều hơn số lượng bom của ba năm trước đó (15 triệu tấn). Nếu Halperin đúng, và tôi tin rằng anh ta đúng thì lệnh ném số lượng bom khổng lồ như vậy trong vòng 10 tháng đã được cấp dưới của Tổng thống, từ Clifford trở xuống tới các phi công ngoan ngo ãn thi hành và họ tin rằng việc làm đó không hề phục vụ lợi ích quốc gia chút nào. Là một người Mỹ, tôi đã dành nhiều thời gian trong vòng 30 năm qua để cố gắng hiểu và chấp nhận được việc làm đó. Khi bầu cử Tổng thống đang diễn ra, tôi cảm thấy lo lắng một khi có nhu cầu chia sẻ quan điểm và nhận thức của tôi với bất kỳ một nhân vật chính trị nào. Đối với những người trong cuộc tiếng tăm của tôi từ Việt Nam và Lầu Năm Góc khiến nhiều người muốn lắng nghe. Khi tôi nhận được phản hồi của các cố vấn hay đại diện của các ứng cử viên chức Tổng thống, từ Romney và Rockefeller tới Kennedy và Humphrey, tôi thấy rằng tất cả họ đều có chung quan điểm với tôi. Những nỗ lực thuyết phục của tôi hiện nay dường như không còn cấp bách như hồi đầu năm, nhưng tôi vẫn có thể trấn an những người ngoài cuộc nghi ngờ về ý muốn của họ muốn chính phủ Mỹ rút quân khỏi Việt Nam. Thật đáng tiếc, tôi không biết một ai có liên lạc với George Wallace, người đã chọn tướng Curtis Lemay làm phó soái để tranh cử cùng ông ta. Đối với phần lớn các nhà quan sát, kế hoạch kết thúc chiến tranh của Nixon nghe giống như kế hoạch rút quân được cải trang. Thực ra, hai nhà báo Walter Lippmann và Joseph Kraft đều đoán rằng một ông "Nixon mới" có nhiều khả năng kết thúc chiến tranh hơn là ông Humphrey, người mà ủng hộ chính sách của Johnson hơn. Đối với tôi, điều đó nghe rất hợp lý. Kỳ vọng của tôi là tất cả các ứng cử viên chức Tổng thống có thể sẽ đồng thuận với nhau - trừ ông Wallace - về sách lược Mỹ rút quân để tránh sa lầy tại Việt Nam. Khi bắt đầu chiến dịch tranh cử của mình, Robert Kennedy gọi điện cho tôi ở California đề nghị tôi làm "chuyên gia về Việt Nam" cho ông ta trong chiến dịch tranh cử. Điều đó sẽ có nghĩa tôi thôi việc ở Rand, tôi sẽ có văn phòng làm việc mới ở Washington hoặc New York, và quản lý tất cả các tài liệu giấy tờ các tuyên bố, bài phát biểu về chiến tranh Việt Nam. Tôi rất thích làm công việc mới này. Nhưng tôi muốn chưa bắt tay ngay vào công việc cho đến khi có đại hội của ứng viên tranh cử vì tôi muốn đóng góp ý kiến đồng thuận với mọi người, nếu có thể. Tôi không muốn tạo ra mâu thuẫn giữa hai ứng cử viên tranh cử chức Tổng thống khi làm việc cho một trong hai người. Và tôi cũng có lý do cá nhân để từ chối lời đề nghị làm công việc mới tại thời điểm đó: tôi vừa mới bắt đầu khoá phân tích tâm lý, học bốn buổi một tuần và tôi không muốn rời Los Angeles.
  3. Nhưng tôi rất thông cảm và ủng hộ Kennedy. Giống như một số người khác, tôi thấy mình gần gũi với Robert Kennedy hơn là những nhân vật chính trị khác mà tôi từng gặp. Từ khi tôi từ Việt Nam trở về, không một người Mỹ nào gây ấn tượng với tôi sâu sắc hơn những mối quan tâm và lo lắng của ông về chiến tranh Việt Nam. Tôi rất yêu quý ông. Từ những dịp được nói chuyện với ông từ tháng mười năm 1967, tôi đi đến kết luận rằng Robert Kennedy là ứng cử viên duy nhất (McCarthy rất ít có khả năng được đảng đề cử) mọi người có thể tin cậy trong việc giúp Mỹ sớm t hoát khỏi tình thế sa lầy ở Việt Nam. Tôi biết rằng Humphrey trước đây đã hoài nghi về việc Mỹ dính líu vào Việt Nam, nhưng thật khó có thể kính trọng ông ta khi ông ta đã và đang tiếp tục ủng hộ chính sách của Johnson. Tôi cho rằng ông ta cũng muốn Mỹ rút quân nhưng làm thật chậm vì ông ta cố gắng không làm sếp trước đây của ông ta nổi trận lôi đình. ấn tượng trên là hoàn toàn đúng khi tôi gặp ông ta lần đầu tiên. Tôi được mời đi ăn trưa tại Waldorf-Astoria vào ngày Humphrey phát biểu trước một đám đông tại New York. Một số nhân vật khác, bao gồm Zbigniew Brzezinski của Đại học Columbia và Sam Huntington của Đại học Harvard cũng được mời đến để "cố vấn" cho ông ta. Trong bữa ăn, Humphrey nhận xét về một tư tưởng rất phổ biến trong số những người ủng hộ McCarthy và Kennedy. Nhìn xung quanh bàn, ông ta nói: "Tôi thực sự rất lo lắng về câu khẩu hiệu đơn giản "Không còn Việt Nam nữa!" - Một khẩu hiệu thật nguy hiểm". Mặc dù ông ta đang nói với cả nhóm chúng tôi, nhưng lúc đó vì tôi đang ngồi trực diện với ông ta nên tôi thấy mình cũng nên đưa ra một nhận xét. Sau khi im lặng một lúc và thấy không ai lên tiếng cả, tôi nói: "Khẩu hiệu đó còn tốt hơn khẩu hiệu "Hãy tiếp tục Việt Nam". Sau đó cả bàn ăn đều im lặng. Một giờ sau đó, khi chúng tôi ăn xong, tôi nhấn mạnh lại quan điểm nói trên. "Nếu "Không còn Việt Nam nữa" có nghĩa là "Không còn tiếp tục sự can thiệp quân sự của Mỹ ở Việt Nam mà không được sự đồng ý của Quốc hội" thì đó là một chính sách rất hay", Humphrey miễn cưỡng gật đầu. Còn có một vấn đề khác với khẩu hiệu "Không còn Việt Nam nữa!", nó cho thấy bản thân cuộc chiến tranh Việt Nam đã kết thúc hoặc sắp kết thúc mà không cần sự quan tâm hay sức ép từ cử tri nữa. Trên thực tế, cả hai điều này đều không đúng vào năm 1968 và bảy năm sau đó. Tuy nhiên, cả hai niềm tin trên gạt bỏ sự cần thiết phải đấu tranh chống lại cuộc chiến chính là niềm tin của đa phần các cử tri trong giai đoạn đó. Cuối tháng Năm tôi làm việc với phụ tá của Kennedy là Adam Walinsky và Jeff Greenfield về chính sách Việt Nam trong bài phát biểu cuối cùng của Kennedy trước khi diễn ra cuộc bầu chọn ứng cử viên của đảng cho bầu cử Tổng thống sắp tới ở California. Theo dự kiến, bài phát biểu này sẽ được đọc tại Câu lạc bộ Khối thịnh vượng chung San Fransisco vào ngày 31 tháng Năm. Nội dung cốt lõi của bài phát biểu này không phải do tôi, mà do Walinsky viết. Nhưng họ muốn tôi tư vấn về những vấn đề thực chất cho một
  4. số bài phát biểu. Một đêm tôi thức khá khuya tại văn phòng của họ ở khách sạn Ambassador, xem lại bản thảo cuối cùng của Walinsky. Chiến dịch tranh cử thuê phần lớn các phòng trên tầng trên của khách sạn, làm phòng ngủ và văn phòng cho nhân viên. Kennedy ngủ lại luôn ở đó. Sáng ngày hôm sau, tôi thức dậy và chợt nghĩ ra một số điểm vào phút chót. Tôi viết những điểm đó ra giấy và bạn của tôi, Yvonne, đưa tôi tới khách sạn trước, rồi sau đó mới ra sân bay. Lúc đó còn rất sớm và hầu như không có ai dưới sảnh khách sạn cả. Thang máy đưa tôi lên hội trường lớn mà chiến dịch tranh cử đang sử dụng. Vắng tanh không có một ai. Chỉ mới đêm trước ở đây rất đông, mọi người có mặt và nói chuyện rôm rả nhưng bây giờ chúng tôi rất ngạc nhiên khi ở đó không có cả nhân viên an ninh. Có một người đang tiến lại phía chúng tôi, trong bộ áo cho àng tắm. Đó là Bobby. Anh ta chưa cạo râu và tóc tai bù xù, tay cầm một tách cà phê. Chúng tôi nói chuyện vài phút. Tôi không làm anh ta bận tâm với những vấn đề mà tôi sắp nói với Adam. Nhưng tôi vẫy tờ giấy chúng tôi đang cầm để hy vọng anh ta hiểu là tại sao chúng tôi lại đến đó sớm như vậy. Tôi đi tìm Walinski, lúc đó đã miệt mài làm việc. Tôi nói với Adam rằng tôi rất ngạc nhiên khi không có ai kiểm tra chúng tôi khi chúng tôi bước vào đây, không có bóng dáng một nhân viên an ninh nào. Anh ta nói Kennedy đã từ chối không sử dụng lực lượng bảo vệ bí mật vì ông ta sợ rằng lực lượng này làm gián điệp cho Nhà Trắng, sẽ báo cáo tất cả động thái của mọi người, đi đâu làm gì. Ông ta cũng từ chối lời mời của Thị trưởng Los Angeles là ông Sam Yorty về việc sử dụng cảnh sát cũng vì lý do tương tự. Tuy nhiên chúng tôi vẫn có cảm giác rất lạ khi đi vào trong đại sảnh, vắng tanh vắng ngắt. Yvonne thấy rất phấn chấn khi t ình cờ gặp lại anh ta và khiến anh ta nhớ rằng trước đây đã từng gặp cô ta, nhưng đồng thời điều đó cũng khiến Yvonne thấy hơi nản lòng. Như lời cô ấy nói khi chúng tôi đi thang máy xuống, "Chúng ta có thể là bất kỳ một ai". Sau đó cô ta đưa tôi ra sân bay. Trên đường đến đó, chúng tôi cười đùa vui vẻ khi nhớ lại cuộc nói chuyện giữa Bobby và Ethel khi chúng tôi ăn tối với họ ở Washington, tại nhà của phóng viên Sander Vanocur. Khi bữa tối sắp kết thúc, Vanocur hỏi xem chúng tôi có muốn xem một show truyền hình về nghiện ma tuý mà anh ta đã ghi hình trước đó. Chúng tôi sang một phòng nhỏ cạnh phòng ăn xem cuốn băng. Khi thấy Vanocur xuất hiện trên màn hình, đang nói về acid, Ethel nói chắc như đinh đóng cột: "Ma tuý thì cùng tồi tệ như heroin vậy". Bobby nói: "Ethel, điều đó không đúng!" Ethel nói: "Đúng như vậy còn gì nữa". "Ethel, tôi là uỷ viên công tố và tôi nói điều đó không đúng", Bobby cãi lại. Vào năm 1964, đó là một lời nói rất buồn cười bằng chất giọng mũi Boston của anh ta.
  5. Anh ta sắp xếp thời gian rất hợp lý. Điều đó khiến tôi ngạc nhiên khi tôi phỏng vấn anh ta trong lúc đang làm nghiên cứu về cuộc khủng hoảng t ên lửa tại Cuba. Lúc đầu anh ta không gây ấn tượng gì nhiều đối với tôi. Nhưng việc sắp xếp thời gian và việc nhận xét về đại sứ Liên Xô Anatoly Dobrynin khiến tôi phải nhìn anh ta với con mắt khác. Anh ta nói rằng Dobrynin đã tuyên bố rằng không có tên lửa của Liên Xô tại Cuba và tên lửa sẽ không được đưa đến đó. Bobby cho rằng khi Dobrynin tuyên bố như vậy thì tên lửa vẫn còn nằm ở Cuba nhưng sau đó đã được chuyển đi, "Cả tôi và anh trai tôi đều nghĩ ông ta nên biến đi vì ông ta đã nói dối hoặc cấp trên của ông ta không tin vào những thông tin ông ta cung cấp". Tôi tới Chicago dự hội nghị về Việt Nam vào ngày thứ ba, ngày 4 tháng sáu, ngày diễn ra cuộc bầu chọn ứng cử viên của Đảng Tôi ở một tối với Susan Bellow, một người bạn của tôi. Chúng tôi cùng nhau xem cuộc bầu chọn ứng cử viên của đảng. Kennedy đã giành chiến thắng tại tiểu bang Nam Dakota và dường như sẽ thắng lợi tại California, nơi mà cử tri rất ủng hộ Ông ta trở thành ứng cử viên của đảng. Hôm đó là một ngày làm việc dài, và tôi thấy mệt. Tôi không thức được tới tận lúc ông ta có bài phát biểu chiến thắng tại khách sạn Ambassador, phát sau nửa đêm tại California. Tôi đi taxi về khách sạn. Sáng ngày hôm sau, có tiếng gõ cửa phòng khi tôi đang cạo râu. Đó là Susan, cô ấy đang khóc. Tôi hỏi có chuyện gì và cô ấy nói: "Anh không biết ư? Bật vô tuyến lên coi. Bobby bị bắn chết rồi! Tôi bủn rủn cả chân tay. Vô tuyến đang phát phần cuối cùng bài phát biểu của Bobby. Sau đó là cảnh ông đi qua đám đông. Rồi cảnh ông nằm trên sàn nhà bếp, mắt mở to. Người bình luận nói: "Ông ấy chết lâm sàng trong bệnh viện và không thể tỉnh lại được". Tôi thấy hoa hết cả mắt. Tôi đi đi lại lại giữa hai cái giường trong phòng khách sạn. Tôi bắt đầu khóc, rồi khóc nức nở. Tôi ngồi trên giường, ngực tôi rung lên. Susan nhìn tôi và không nói gì. Bây giờ khi tôi khóc tôi mới biết là tôi yêu quý Bobby (mặc dù trước đây tôi không hay biết điều đó). Ông là chính tr ị gia duy nhất mà tôi thấy yêu quý. Tại thời khắc này tôi chợt nhận ra rằng mình đã đặt hết hy vọng vào ông ấy: không chỉ cho Việt Nam mà cho cả quê hương tôi. Bất thần tôi nhận ra rằng cuộc chiến sẽ không chóng kết thúc. Tôi nghĩ có lẽ không có cách nào để thay đổi đất nước này. Sau khoảng nửa tiếng đồng hồ, tôi thôi khóc. Tôi lau nước mắt và lau sạch bọt cạo râu trên mặt rồi mặc quần áo. Susan lái xe đưa tôi tới hội nghị. Một số người ở đó cũng có tâm trạng giống tôi; dường như là rất ít người đã thức khuya đêm hôm qua để theo dõi tin tức. Chúng tôi tham dự cuộc hội nghị trong trạng thái bị sốc và không khí của hội nghị chìm hẳn xuống. Hôm đó tôi thấy mình nói rất hăng về việc nước Mỹ "nghiện" một loại vũ lực, đó là ném bom chiến lược. Vào ngày thứ năm sau khi hội nghị đã kết thúc một số đại biểu quay về New York tham dự lễ tang của Bobby tại nhà thờ Thánh Patrick. Tôi quay về Los Angeles.
  6. Thứ bảy ở Malibu là một ngày nắng đẹp. Khi tôi bật vô tuyến lên, xe tang chở thi hài Bobby đang đi dọc theo bờ biển phía Tây, qua đám đông những ng ười đi tiễn đưa Bobby về nơi an nghỉ cuối cùng. Tôi đi dọc theo bãi biển và cuối cùng ngồi xuống, nhìn những con sóng tràn bờ. Khi tôi quay trở lại nhà thì trên vô tuyến vẫn chiếu cảnh chiếc xe tang màu đen đang di chuyển chậm rãi dọc bờ biển. Trong khi đó, việc ném bom vẫn diễn ra ác liệt tại miền Bắc cho đến tận vĩ t uyến 19. Ngày 1-8, báo chí đưa tin máy bay Mỹ đã ném 2.581.876 t ấn bom và tên lửa xuống Đông Dương kể từ năm 1965. Đó là tính thêm cả 1 triệu tấn tính đến ngày 1-3 - khi số lượng bom ném xuống đã là 1,5 triệu tấn bằng số bom Mỹ ném xuống châu Âu trong Chiế n tranh thế giới II - kể từ khi Clifford thay thế McNamara tại Lầu Năm Góc. Trong vòng 5 tháng thì có t ới 4 tháng sau khi Johnson đã ngừng ném bom phần lớn Bắc Việt Nam và kêu gọi đàm phán, người Mỹ đã ném một nửa tổng số bom sử dụng trong Chiến tranh thế giới II, tức là 2 triệu tấn. Điều đó có nghĩa là có 3 cuộc Chiến tranh thế giới II? Khi việc ném bom vẫn còn tiếp diễn, các đại biểu của chính phủ Hà Nội tham dự đàm phán tại Paris nhất quyết không chịu bàn tới điều gì khác ngoài việc ngừng lâu dài và không điều kiện những cuộc tấn công vào Bắc Việt Nam, và Johnson sẽ không chấp nhận điều đó nếu như không có sự đảm bảo hay "sự đánh đổi nào từ phía chính phủ Hà Nội". Phía Việt Nam từ chối điều này, với lý do những cuộc tấn công như vậy là bất hợp pháp và người Mỹ không có quyền đòi hỏi cái gì từ phía Hà Nội để đổi lại việc ngừng ném bom. Chủ tịch Hồ Chí Minh thậm chí còn chỉ ra sự tương đồng mà tôi đã sử dụng khi lý giải hành vi của phe Việt Cộng trong những bài phát biểu mà tôi viết cho McNaughton và McNamara vào năm 1965. Ông Hồ nói rằng nước Mỹ hành động như những kẻ cướp Chicago, những kẻ đồng ý không bắn vào mục tiêu của mình nếu được trả một khoản tiền. Để đổi lại, Hà Nội thực sự đã hứa và bảo đảm rằng Hà Nội sẽ không ném bom và xâm lược Bắc Mỹ. Điều này nghe rất logic nhưng bị các nhà thương thuyết Mỹ cho là "tầm phào". McCarthy vẫn đang tham gia tranh cử Tổng thống, nhưng có lẽ rơi vào thế bị động hoặc chán nản - sau khi đối thủ mà ông ta căm ghét bị giết. Lập trường của Humphrey cũng không hoàn toàn vững như bàn thạch. Khi nghỉ giải lao, tôi hội ý với ông ta. Theo lời gợi ý của một phụ tá của ông ta, tôi tới gặp một người gây quỹ cho ông ta ở Los Angeles, đi xe limousine cùng họ tới nơi hẹn gặp và thảo luận những bước tiếp theo về Việt Nam. Humphrey muốn ngừng ném bom không điều kiện, nhưng ông ta lo ngại rằng sau khi ngừng ném bom sẽ là một đợt tấn công khác mà bản thân ông ta sẽ bị khiển trách. Tôi không thể nói với ông ấy rằng điều đó không thể xảy ra. Tôi chỉ có thể nói với ông ta là điều đó ít có khả năng xảy ra và, ít có khả năng xảy ra hơn cả việc tiếp tục ném bom. Tôi nghĩ ông ta phải chấp nhận những rủi ro chính trị xảy đến với mình. Ông ta lắng nghe tôi, nhưng khi chúng tôi bắt tay và tạm biệt, ông ta vẫn lo lắng về tiền đồ như khi lần đầu tiên
  7. đề cập đến nó. Mối đe doạ đối với Humphrey không phải từ Bắc Việt Nam, mà ông ta còn đối mặt với hiểm hoạ từ hai Đảng ở Mỹ. Có thể ông ta sẽ không được đề cử và càng ít có khả năng nhận được sự đồng tình ủng hộ của đảng đưa ông ta đến thắng lợi trong bầu cử, nếu ông ta không tách mình ra khỏi lập trường của Johnson về cuộc chiến tranh, về việc ném bom ít nhất (ông ta không định kêu gọi thành lập một chính phủ liên hiệp tại Sài Gòn). Đây là vấn đề quan trọng nhất. Nhưng nếu ông ta tuyên bố mình hoạt động độc lập thì ông ta sẽ bị Tổng thống nổi giận và trả thù bằng nhiều hình thức khác nhau. Trong khi đó, chính quyền Hà Nội không tỏ ra vội vã khi muốn chấm dứt việc ném bom hay kết thúc chiến tranh bằng cách nhượng bộ. Thực ra, đó không phải là sự lừa phỉnh cho cả hai bên. Không bên nào chịu nhượng bộ và ban lãnh đạo của mỗi bên cũng không bị ảnh hưởng gì khi cuộc chiến tiếp diễn, cho dù cuộc chiến có đẫm máu đến đâu đối với một số người dân thường và tang thương với gia đình họ. Do vậy cho dù một bên có thay đổi chiến thuật, đáp ứng những điều kiện của bên kia đi nữa và bắt đầu "đàm phán" thì cũng chẳng có kết quả gì, chẳng thay đổi được gì. Cuối cùng, vào tháng mười một, cả hai bên đều làm điều đó. Hai bên thực sự ngồi lại với nhau, đàm phán trực tiếp và chỉ có vậy, chẳng giải quyết được vấn đề gì. Chiến tranh vẫn tiếp tục. Hơn 10.000 lính Mỹ chết trong năm 1969, bằng số lượng năm 1967 khi mà quá trình đàm phán diễn ra công khai cũng như bí mật. Hơn 10.000 lính Mỹ nữa cũng chết trong ba năm đàm phán tiếp theo. Do vậy, việc "ngừng ném bom không điều kiện và lâu dài ở miền Bắc Việt Nam là ảo tưởng, gần như là một trò tiêu khiển, khi muốn kết thúc chiến tranh. Việc "ngừng ném bom là điều kiện tiên quyết để "tiến hành đàm phán". Một trong hai điều này chỉ có ý nghĩa khi nó là một phần của những chính sách nhằm giải quyết xung đột và chấm dứt sự can thiệp của Mỹ vào Việt Nam. Khi bỏ phiếu, dân chúng hầu như không mấy ủng hộ việc rút ngay, rút đơn phương toàn bộ quân đánh bộ của Mỹ. Chính sách đó được một ứng cử viên tranh cử chức Tổng thống năm 1968, ông Eldridge Cleaver đề xuất. Ông này trước đây đã bị truy tố về tội hiếp dâm nhưng nay ra tranh cử cho đảng Hoà bình và Tự do tại hai tiểu bang New Yòrk và California. Các nhà chiến lược của Kennedy, McCarthy và Humphrey vạch ra một cương lĩnh hoà bình cho dại hội bầu ra ứng cử viên Tổng thống, kiến nghị ngừng ném bom to àn bộ và cả hai bên Mỹ và Bắc Việt Nam sẽ rút quân, rồi hối thúc chính phủ Nam Việt Nam đàm phán trực tiếp với Mặt trận dân tộc giải phóng để thành lập ra chính phủ liên hiệp. Hai điểm đầu tiên mà họ đề xuất sẽ chẳng đi đến đâu, nhưng kết hợp lại và nhìn tổng thể thì tất cả những kiến nghị đó tạo ra cơ sở có thể đàm phán để kết thúc chiến tranh. Humphrey chấp nhận kế hoạch này. Nhưng khi Tổng thống Johnson bác bỏ nó thì Humphrey cũng thôi luôn và sau này ông ta hối tiếc về việc làm đó. Do vậy vấn đề Việt Nam tiếp tục gây chia rẽ sâu sắc tại đại hội bầu ra ứng cử viên Tổng
  8. thống. Tôi theo dõi tranh luận 3 tiếng đồng hồ trên vô tuyến ở Malibu. Mọi người phản đối khi Pierre Salinger nói rằng Robert Kennedy sẽ ủng hộ cương lĩnh hoà bình nếu ông ta còn sống. Nhưng cương lĩnh của chính quyền Tổng thống mà Ted Sorensen mô tả là "một cương lĩnh mà Richard Nixon hay Barry Goldwater sẽ vui vẻ chấp nhận", được 1527 cử tri của Johnson ủng hộ so với 1.041 phiếu chống. Tôi không muốn xem Humphrey được đề cử. Sau khi bỏ phiếu về cương lĩnh Việt Nam, tôi tắt vô tuyến. Phải mãi đến sáng ngày hôm sau tôi mới xem những đoạn phim về vụ bạo động cảnh sát tại Chicago đêm hôm đó, với những nhà tổ chức của McCarthy như Dave Mixner xô đẩy nhau qua cửa sổ của khách sạn Hilton và bị cảnh sát đẩy vào trong, những đám hơi cay bay tận tới phòng của McCarthy và Humphrey và cảnh những trạm cấp cứu dành cho những người biểu tình, nhân viên, nhà báo bị đánh đập trên tầng của khách sạn Hilton; cảnh hỗn loạn nơi diễn ra đại hội bầu ứng cử viên chức Tổng thống trong khi bỏ phiếu. Tôi nhớ sáng ngày hôm sau có một phần tin trên chương trình Today chiếu cảnh người biểu tình bị quẳng lên không trung. Đoạn phim này quay chậm đến nỗi người ta tưởng đó là một vở balê và những nhà sản xuất còn ghép cả nhạc vào nữa chứ. Đó là ca sĩ Frank Sinatra đang hát "Chicago, Chicago". Tôi lại tắt vô tuyến đi. Tôi không xem một thời khắc nào của chiến dịch tranh cử trên vô tuyến cho đến khi Johnson thục sự chấm dứt ném bom Việt Nam vào ngày 31-10-68, năm ngày trước khi tiến hành bỏ phiếu. Lúc đó tôi cũng không còn quá chú tâm vào công trình tôi đang làm ở Rand nữa: "Bài học từ cuộc chiến tranh Việt Nam" quá ư buồn thảm. Tôi không dành nhiều thời gian làm việc ở cơ quan và tôi cũng không cần quan tâm nếu tôi có bị sa thải. Tôi không quan tâm đến điều gì nữa. Đó là một quãng thời gian sầu thảm với nhiều người Mỹ. Khi nhìn lại mùa hè và mùa thu năm đó, tôi nghĩ chúng tôi đang gặp phải suy thoái chính trị chứ không phải suy thoái kinh tế. Dường như chẳng có gì hữu ích đáng làm nếu như bạn muốn chấm dứt chiến tranh. Chúng ta có hai ứng cử viên đi khắp đất nước nhưng không nói gì tới việc chấm dứt ném bom. Đây không phải là động cơ giúp họ thắng cử hay khiến mọi người chú ý đến họ. Bây giờ nhìn lại chúng ta thấy có sự khác nhau lớn giữa hai ứng cử viên này. Không có sự khác nhau rõ rệt giữa Johnson và Nixon trong quan điểm của họ đối với Việt Nam, nhưng bí mật mà nó i thì có sự khác biệt giữa Johnson và Phó Tổng thống của ông ta. Do vậy, cũng có sự khác nhau trong quan điểm của Nixon và Humphrey về vấn đề Việt Nam. Nhưng cả hai ông đều không muốn mọi người biết về điều bí mật này. Chắc chắn là tôi không biết và tôi cũng không biết là có ai biết điều bí mật này không. Bây giờ nhìn lại, việc hỗ trợ kịp thời của chúng tôi dành cho Humphrey có lẽ đã tạo ra sự khác biệt rất lớn khiến cho Việt Nam và Mỹ không phải tiếp tục cuộc chiến trong năm hay sáu năm. Tuy nhiên tôi không thể trách cứ bản thân hay nhiều người khác vì đã không nỗ lực hay ủng hộ để thay đổi t ình hình. Điều đó bao gồm cả McCarthy, người đã từ chối chấp nhận Humphrey cho đến những ngày cuối cùng của chiến dịch tranh cử và sau đó chỉ chấp
  9. nhận ủng hộ Humphrey một cách nửa vời. Điều đó còn bao gồm cả các nhà hoạt động chống chiến tranh, bắt đầu với những người biểu tình phản đối ở Chicago, những người hành động theo giả thuyết cho rằng không có sự khác nhau giữa hai ứng cử viên, không lo lắng là hành động của họ sẽ phương hại Đảng Dân chủ, giúp đỡ Nixon và chối bỏ bất kỳ ai ủng hộ Humphrey. Những sự lựa chọn này hoá ra có tầm quan trọng sâu xa, thậm chí bi kịch, nhưng với thông tin có sẵn thì tôi không thấy nhiều lý do để đổ lỗi cho họ. Trong suốt câu chuyện này, tôi tự coi mình có trách nhiệm đối với những tội lỗi khi tôi không hành động theo những gì tôi biết và theo cảm tính. Đó là thời gian mà tôi, cũng như những người khác, không thể hành động theo những gì chứng tôi không biết. Đặc biệt, Nixon che đậy những ý đồ của ông ta rất khéo, trừ việc ông ta lựa chọn rất ít người mà ông ta biết sẽ ủng hộ họ. Nếu mùa thu năm đó tôi thậm chí đoán được những gì tôi dần dần biết - một mình, bên ngoài Nhà Trắng - về những ý đồ một năm sau đó thì tôi đã hành động không khoan nhượng để ngăn cản việc bầu cử của ông ta. Trên thực tế quãng thời gian mười tuần cũng là thời gian duy nhất trong mười một năm khi ý nghĩ của tôi không bị ám ảnh chỉ vì chính sách Việt Nam. Phần lớn sức lực của tôi tập trung vào cuộc sống riêng tư của một người đàn ông chưa vợ. Khi Johnson tuyên bố ngày 31-10 rằng ông ta sẽ ngừng ném bom toàn bộ miền Bắc, tôi chợt nhớ lại bộ phim trong đó Humphrey và Muskie có tham gia diễn xuất. Đó là những thước phim không chính thức, một cuốn phim tự làm không chuyên nghiệp miêu tả Humphrey và Muskie chơi bowling trong một căn phòng có hai đường bowling đủ cho hai người chơi, bóng bị mắc kẹt trong đó và họ phải cố gắng gỡ ra. Một giọng nói vang lên: "Đó là một chiến dịch tranh cử". Trong quảng cáo của Nixon, tôi thấy ông ta mặc quần bó. Sự tương phản đó khiến tôi thấy phấn khích khi bỏ phiếu. Rõ ràng là Humphrey tài ba hơn với những vấn đề trong nước. Tôi dừng lại ở văn phòng chiến dịch tranh cử và lấy một tờ poster Humphrey-Muskie, sau đó tôi dán lên xe hơi. Đó không phải là sự đóng góp nhiều nhặn gì cho chiến dịch tranh cử mặc dù keo dính có làm bong lớp sơn trên xe của tôi khi tôi bóc tờ poster ra một vài ngày sau đó - nhưng điều đó có ý nghĩa là tôi quan tâm tới người thắng cử. Tại thời điểm đó, kết quả cuộc chạy đua chức Tổng thống rất sít sao, với số phiếu bầu cho thấy Humphrey dẫn điểm nhỉnh hơn một chút. Ông ta đã xoay xở vượt lên trên Nixon từ vị trí kém Nixon 15 điểm sau khi Nixon giành được lợi thế vào tháng chín khi ông ta tuyên bố chấm dứt ném bom miền Bắc Việt Nam. Sự bứt phá về đích xảy ra trong những ngày cuối cùng khi Tổng thống cũng có số phiếu bằng Humphrey; điều đó bất ngờ chấm hết một ngày trước khi bỏ phiếu, khi Tổng thống Thiệu tuyên bố từ chối không đàm phán tại Paris. Humphrey giành được 31.270.000 phiếu (kể cả lá phiếu của tôi) vào ngày 5 tháng mười một, chiếm 42.7% số phiếu bầu. Wallace được khoảng 9.906.000 phiếu, chiếm 13,5%, giảm nhiều so với 20% số ng ười bỏ phiếu ủng hộ trước khi ông ta giới thiệu phó tá cùng tham gia tranh cử là tướng LeMay tại một cuộc họp báo trong đó Tham mưu trưởng lực lượng không quân chiến lược bắt chước tướng Jack D. Ripper. Người chiến thắng trong cuộc tranh đua chức Tổng thống
  10. giành được 31.770.000 phiếu, hơn Humphrey 500.000 phiếu, một khoảng cách tương ứng với chỉ chưa đến 7/10 của 1%. Richard Nixon được bầu làm Tổng thống với 43.4% số phiếu bầu. Không phải là thắng lợi vẻ vang gì. Tuy nhiên, rõ ràng là phần lớn cử tri, không chỉ những người bỏ phiếu cho ông ta, vẫn hy vọng ông ta sẽ chấm dứt chiến tranh tại V iệt Nam. Ông ta đã hứa sẽ kết thúc chiến tranh "trong danh dự". Nhiều người Mỹ thích câu nói nghe kêu như chuông đó. Nhưng ông ta làm thế nào để đạt được điều đó? Và cụm từ "trong danh dự" có ý nghĩa thế nào với ông ta? Câu trả lời, như tôi biết một năm sau đó là nó có ý nghĩa với ông ta nhiều hơn những gì mọi người suy đoán. Điều đó có nghĩa là chiến tranh sẽ không kết thúc trong nhiệm kỳ đầu tiên của ông ta và cũng không kết thúc trong nhiệm kỳ thứ hai.
nguon tai.lieu . vn