Xem mẫu

  1. NHU CẦU MUA SẮM ONLINE CỦA GIỚI TRẺ HIỆN NAY Ở VIỆT NAM Bùi Thị Kim ương, Lê Thị Thúy Hằng, Trần Gia Phát Khoa Tài chính - Thương mại, Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh GVHD: ThS. Thái Thị Nho TÓM TẮT Mua sắm trực tuyến (online shopping) là hình thức mua sắm rất phổ biến hiện nay. Cùng sự phát triển của nền kinh tế, giới trẻ đang thay đổi nhanh chóng với những thói quen và tư duy hoàn toàn mới. Không quá ngạc nhiên khi thế hệ trẻ Việt Nam ngày càng yêu thích mua sắm online. Có thể nói, đây là một thị trường vô cùng tiềm năng và sẽ phát triển lớn mạnh hơn nữa trong tương lai. Từ khóa: báo cáo tham luận, giới trẻ, mua sắm trực tuyến, thương mại điện tử, Việt Nam. 1 GIỚI THIỆU Mua sắm trực tuyến (online shopping) là một dạng thương mại điện tử cho phép khách hàng trực tiếp mua hàng hóa hoặc dịch vụ từ người bán qua Internet sử dụng trình duyệt web. Người tiêu dùng tìm thấy một sản phẩm quan tâm bằng cách trực tiếp truy cập trang web của nhà bán lẻ hoặc tìm kiếm trong số các nhà cung cấp khác sử dụng công cụ tìm kiếm mua sắm, hiển thị sự sẵn có và giá của sản phẩm tương tự tại các nhà bán lẻ điện tử khác nhau. Mô hình dịch vụ này phát triển nhằm hướng tới đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của các cá nhân, mang lại những tác động tích cực cho toàn xã hội, đóng góp quan trọng vào tăng trưởng kinh tế của mỗi quốc gia. Cụ thể: Thứ nhất, tiết kiệm thời gian và mua sắm linh hoạt. Với những ai bận rộn không có thời gian để mua sắm, thì đây được coi là ưu thế lớn nhất của dịch vụ mua hàng trực tuyến. Thay vì phải chuẩn bị áo quần, giày dép và tốn nhiều thời gian đến cửa hiệu để lựa đồ thì bạn chỉ ở nhà và click chuột, món hàng bạn ước muốn sẽ được chuyển đến. Bên cạnh đó, bạn không phải lo lắng “shop” có đóng cửa hay không. Một lợi thế lớn tiếp theo là sự linh hoạt của mua sắm. Vì các “shop online” không có ngày nghỉ, đóng cửa hay bất kỳ vấn đề khác. Bạn còn có thể chủ động về thời điểm mua sắm. Bất cứ khi nào, bất cứ nơi đâu, dù 1 giờ trưa hay 12 giờ khuya, bạn vẫn có thể lướt website và đặt mua, không phải phụ thuộc vào giờ mở cửa của các trung tâm mua sắm. Thứ hai, thoải mái so sánh giá để có quyền quyết định. Bạn không cần phải đi vòng quanh để tìm hàng rồi so sánh giá như ở các trung tâm mua sắm truyền thống. Đối với mua sắm Trực tuyến, chỉ cần vài cú click chuột, bạn sẽ so sánh giá chi tiết của từng sản phẩm của từng thương hiệu và cửa hàng bán không giống nhau. Lúc này, bạn rất dễ so sánh để đưa ra quyết định của mình. 1577
  2. Thứ ba, mua sắm an toàn cùng nhiều “revie ” của khách hàng cũ. Quay lại vấn đề xe cộ khi mua sắm, nếu như bạn mua ở các “shop”, các khu chợ hay siêu thị,... Bạn phải mang theo một “món tiền” hoặc thẻ tín dụng theo người. Điều này sẽ rất bất tiện và gây thêm tỷ lệ nguy hiểm cho bản thân và bạn còn phải mang vác hàng hoá về nhà… Tuy nhiên, đối với mua sắm online, bạn không phải ra ngoài, không cần lo khuân vác hàng hoá nặng nề… toàn bộ có thể được xử lý bởi những anh “Shipper”. Bên cạnh đó, nếu như theo dõi nhiều trang mua sắm trực tuyến bạn sẽ thấy được những lời đánh giá của khách hàng cũ về sản phẩm bạn định mua. Giả dụ như bạn định mua tủ lạnh LG của Tiki và đọc góp ý của khách hàng đã mua tại đây, theo đó hàng hóa này không tốt như bạn tưởng tượng, tôi chắc rằng bạn cũng sẽ phân vân với quyết định của mình. Thứ tư, mua sắm trực tuyến có những ưu đãi với mã giảm giá. “Tiki, Lazada, Shopee, Sendo…” là những cái tên hàng đầu trong những website mua sắm trực tuyến hiện nay, khách hàng có thể săn nhiều mã giảm giá trên nhiều website khác nhau để mua được hàng với giá tốt nhất. 2 THỰC TRẠNG Theo báo cáo của cục Thương mại Điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương), với 53% dân số tham gia mua bán trực tuyến, tăng 13,1% so với năm 2019, đã đưa thị trường thương mại điện tử tại Việt Nam trong năm 2020 tăng trưởng 18%, đạt 11,8 tỷ USD, ước tính chiếm 5,5% tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng cả nước. Theo Kế hoạch Tổng thể phát triển thương mại điện tử quốc gia giai đoạn 2021 - 2025, đến năm 2025, có tới 55% dân số tham gia mua sắm trực tuyến, với giá trị mua hàng hóa và dịch vụ trực tuyến đạt trung bình 600 SD/người/năm. Doanh thu của m h nh thương mại điện tử B2C tăng 2 /năm, đạt 35 tỷ USD, chiếm 10% tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng cả nước.So với các nước trong khu vực Đ ng Nam Á, Việt Nam là quốc gia có tốc độ tăng trưởng về thị phần bán lẻ thuộc ba nước đứng đầu khu vực. Từ năm 2015 đến nay, tốc độ tăng trưởng của 3 nền kinh tế internet lớn nhất khu vực đạt trung bình 35 - 36%, theo đó, Việt Nam là 36%, đứng đầu là Indonesia với 41%, thứ ba là Philippines 30%. Mua sắm trực tuyến của giới trẻ thể hiện các đặc điểm của xã hội tiêu dùng. Mô hình thương mại điện tử mới cho phép người dùng chia sẻ sản phẩm với bạn bè và tham gia nhóm để hưởng mức giá rẻ đang được người dùng trẻ đón nhận. Hiện tại, nhiều người có thói quen đi chợ Online như “Tiki, Lazada, Adayroi, Shopee…” thay vì tốn thời gian lượn phố. Sự đa dạng hóa về các chủng loại mặt hàng, tính tiện lợi cũng như yếu tố cạnh tranh giá thành đang là ưu điểm đáng kể của thương mại điện tử. Các dịch vụ ship hàng siêu tốc với nhiều lựa chọn cũng góp phần không nhỏ trong việc thay đổi thói quen của người dùng. Ngoài ảnh hưởng của mô hình thương mại điện tử xã hội, việc mua sắm của giới trẻ cũng dễ bị chi phối bởi các chương trình phát sóng trực tiếp (livestream). Nhiều chuyên gia chỉ ra rằng, “livestream” về bản chất là hướng dẫn mua sắm trực tiếp, điều quan trọng nhất là thuộc tính xã hội, đáp ứng nhu cầu thông tin mua sắm và cảm xúc của khách hàng. Bằng cách trả lời câu hỏi trực tiếp cho phép người dùng hiểu và chấp nhận sản phẩm một cách nhanh chóng, những người mua hàng cũng có thể tương tác trong thời gian thực. Theo chiến lược khuyến mãi "thời gian có hạn, giá có hạn và ưu đãi hấp dẫn", những người trẻ xem livestream đ i khi thể hiện hành vi tiêu dùng bốc đồng và dần hình thành thói quen xem bán hàng online dù không có nhu cầu mua, hoặc mua nhưng không sử dụng, chỉ đơn giản vì nó rẻ. 1578
  3. Mặc dù hiện nay thương mại điện tử tại Việt Nam có sự phát triển khá nhanh và ấn tượng, đồng thời được dự đoán sẽ tiếp tục có tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ trong thời gian tới, song thị trường thương mại điện tử Việt Nam vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế. Một là, niềm tin của người tiêu dùng với các giao dịch trực tuyến chưa cao, mà biểu hiện rõ nhất là hầu hết giao dịch thương mại điện tử tại Việt Nam hiện nay chủ yếu sử dụng hình thức COD (thanh toán khi nhận hàng). Theo Sách trắng về thương mại điện tử Việt Nam 2020, việc sử dụng tiền mặt khi nhận hàng theo hình thức COD để thanh toán các giao dịch thương mại điện tử vẫn chiếm 86% trong năm 2019. Trong khi đó việc sử dụng thẻ ATM nội địa, sử dụng thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ để thực hiện thanh toán năm 2019 chỉ chiếm lần lượt là 39% và 17%. Hai là, thất thu thuế trong thương mại điện tử. Trong những năm qua, ngành Thuế đã có những bước tiến đáng kể trong vận dụng các tiến bộ của công nghệ tin học phục vụ người nộp thuế, cung cấp phần mềm hỗ trợ để người nộp thuế kê khai thuế... Thực tế, nhiều năm nay, cơ quan quản lý Nhà nước đã nhận diện rõ thuế trong thương mại điện tử là một nguồn thu lớn, nhưng đến nay vẫn còn có những khó khăn nhất định trong việc triển khai các giải pháp thu thuế thương mại điện tử thật sự hiệu quả, dẫn đến đóng góp của thương mại điện tử cho ngân sách Nhà nước vẫn rất hạn chế. Đó là hạn chế và cũng là yêu cầu đặt ra đối với thương mại điện tử Việt Nam - trong bối cảnh thương mại điện tử đã phát triển rất nhanh chóng vài năm trở lại đây. Ba là, các vấn đề về hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng… Chẳng hạn, vụ việc bản đồ “lưỡi bò” được bán trên Shopee và sau đó cơ quan chức năng cũng thu giữ 30 thùng hàng có bản đồ “lưỡi bò” bán trên Shopee. Điều này cho thấy một thực tế là tình trạng thả nổi hàng hóa kém chất lượng, hàng nhái, hàng giả và thậm chí là các hàng hóa không được phép, đang được bán trực tuyến tràn lan trên các sàn thương mại điện tử xuất hiện khá phổ biến tại Việt Nam. Ngoài ra, việc sử dụng tiền mặt trong các giao dịch thương mại điện tử vẫn còn khá phổ biến… Bảng 1. Ưu nhược điểm của hình thức mua hàng trực tuyến Ưu điểm Nhược điểm - Tiết kiệm và chủ động về thời gian. - Phải chờ chuyển hàng. - Lựa chọn đa dạng. - Việc mua hàng có thể bị xử lý sai trong quá trình vận chuyển. - Tránh nơi đ ng đúc. - Hàng hóa không giống mô tả, tráo đổi - Tiết kiệm xăng dầu. hàng hóa. - Mạng lưới mua sắm rộng. - Rất khó để kiểm định chất lượng hàng - So sánh giá cả dễ dàng. hóa. - Thanh toán tiện lợi và an toàn. - Có thể là nạn nhân của lừa đảo trực - Chủ động, an toàn trong mọi t nh tuyến. huống. - Quá nhiều ưu đãi. 1579
  4. 3 GIẢI PHÁP Mua sắm trực tuyến là việc không quá mới đối với tất cả mọi người và ai ai cũng đã có những trải nghiệm của riêng mình. Chắc hẳn, các bạn cũng từng được góp ý nhiều giải pháp khi mua hàng online như:  Nên mua hàng ở những website uy tín, có đầy đủ thông tin liên lạc rõ ràng.  Đọc kỹ các điều khoản bảo hành, điều kiện khi mua hàng, đổi trả hàng.  Cảnh giác với những website hoặc trang mạng xã hội lạ yêu cầu cung cấp các thông tin cá nhân để phục vụ mục đích không rõ ràng… Cụ thể hơn là những giải pháp sau đây: - Nhận diện website bán hàng an toàn, uy tín: để hạn chế mua hàng kém chất lượng hoặc tránh mua hàng ở những website giả mạo. Mọi người hãy lưu ý đến logo “ĐÃ THÔNG BÁO VỚI BỘ CÔNG THƯƠN ” (logo màu xanh) hoặc “ĐÃ ĐĂN KÝ VỚI BỘ CÔNG THƯƠN ” (logo màu đỏ) hiện ở cuối trang website. ♦ Lưu ý về cách nhận diện 2 logo này:  Có những trường hợp giả mạo logo, tự ý đặt trên website, dù chưa thông báo hoặc đăng ký với Bộ Công Thương.  Đối với các doanh nghiệp, cá nhân đã thông báo, đăng ký thì ngoài logo này, sau khi đăng ký người chủ website sẽ được cung cấp một đường dẫn đến website của Bộ Công Thương chứa thông tin chi tiết về doanh nghiệp, cá nhân đã đăng ký.  Do đó, những website giả mạo chỉ đặt được logo, nhưng hoàn toàn không có đường dẫn này. Mặc dù, cách này có thể không giải quyết triệt để những tình huống “dở khóc, dở cười” khi mua hàng online. Nhưng với những website đã qua Bộ Công Thương xét duyệt, chắc chắc sẽ loại bớt được những đơn vị bán hàng thiếu chuyên nghiệp nhằm mang lại cho người mua cảm giác yên tâm và hài lòng hơn. - Chính sách đổi trả hàng rõ ràng.  Không chỉ ngành thời trang mà bất kỳ lĩnh vực nào khi mua hàng online chúng ta cũng đều cần tìm hiểu về chính sách đổi trả hàng của shop đó.  Ví dụ về chính sách đổi hàng của LEDA TUMMY: “Hỗ trợ phí ship đổi hàng tận nơi” đã giảm thiểu rủi ro thấp nhất cho khách hàng khi mua sắm trực tuyến. Với chính sách này, quý khách sẽ được đổi hàng tận nhà một cách dễ dàng mà không lo mất phí. - Chính sách bảo mật thông tin.  Công nghệ càng phát triển thì khả năng bảo mật thông tin càng cao để đảm bảo an toàn cho khách hàng khi giao dịch online.  Do đó, hãy lựa chọn những trang web có ký hiệu hình ổ khóa bên cạnh tên miền website để được bảo mật thông tin tốt nhất. 1580
  5.  Trong cuộc sống thì bất kỳ việc gì thì cũng có mặt tốt & mặt chưa tốt của nó. Quan trọng là chúng ta có niềm tin để hướng đến những giải pháp làm cho chúng tốt hơn hay không.  Tôi tin rằng với xu hướng mua hàng online ngày càng phổ biến và sự phát triển mạnh mẽ của các kênh bán hàng trực tuyến thì chắc chắn những điều chưa tốt hay vấn đề bất cập sẽ dần dần được cải thiện tốt hơn với nhiều giải pháp thiết thực hơn trong tương lai. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Bộ Công Thương Việt Nam, Mua sắm trực tuyến: Xu hướng hiện đại và rủi ro đi kèm. [2] Trang website “Andre s niversity”. Báo cáo: Mua sắm online – Xu hướng tiêu dùng phổ biến của gần 40 triệu người tiêu dùng Việt. [3] Trang website “Zingne ”. Tạp chí điện tử Tri thức trực tuyến: Người trẻ chuộng mua sắm online, không chỉ vì “tiện”; 10 năm qua, thói quen mua sắm của giới trẻ thay đổi thế nào? [4] Trang website “ enh 4.vn”, Kênh Giải trí – Xã hội, Thương mại điện tử – Xu hướng của những công dân số. [5] Trang website “Ictne s”. Chuyên trang của báo Vietnamnet, Thương mại điện tử đang thay đổi thói quen tiêu dùng của giới trẻ. [6] Trang website “Thời báo Tài chính Việt Nam online”. Cơ quan của Bộ Tài chính. [7] Trang website “ áo Vietnamnet”: Tin tức online, tin nhanh Việt Nam và thế giới. [8] Trang website “ iến thức thương hiệu bài học khởi nghiệp kinh doanh”. [9] Trang website “Những giải pháp nào hạn chế rủi ro khi mua hàng online”. 1581
nguon tai.lieu . vn