Xem mẫu

  1. NHÓM ĐỘNG TỪ CHUYỂN ĐỘNG TIẾNG NHẬT “RA - VÀO - ĐI - ĐẾN” VÀ VẤN ĐỀ DỊCH SANG TIẾNG VIỆT Nguyễn Thị Như Ngọc, Nguyễn Đặng Tiểu Quỳnh, Trình Hồ Hoàng Vũ, Huỳnh Thị Quý Thu Khoa Nhật Bản học, Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh GVHD: ThS. Hồ Tố Liên TÓM TẮT Nhóm động từ chuyển động “出る– 入る – 行く – 来る” thường xuyên được sử dụng trong cả văn viết và văn viết và văn nói. Ở trình độ sơ cấp, sinh viên đã được học các cấu trúc ngữ pháp liên quan. Tuy nhiên, về mặt ý nghĩa chúng không chỉ đơn thuần có nghĩa là “ra – vào – đi – đến”. Bên cạnh đó, do sự khác biệt về mặt văn hóa và ngôn ngữ, sinh viên thường nhầm lẫn về cách sử dụng của nhóm động từ này. Vì thế, qua bài viết “Nhóm động từ chuyển động tiếng Nhật “出る– 入る – 行く – 来る” nhóm tác giả mong muốn giúp người học tiếng Nhật có thể hiểu được rõ cách sử dụng theo từng ý nghĩa của nhóm động từ chuyển động này. Từ khóa: động từ chuyển động, ra, vào, đi, đến. 1 MỘT SỐ KHÁI NIỆM HỮU QUAN Theo Nguyễn Lai (2001), động từ là từ chuyên biểu thị hành động, trạng thái hay quá trình, thường dùng làm vị ngữ trong câu. Động từ chuyển động “出る– 入る – 行く – 来る” hay “ra – vào – đi – đến” trong cả tiếng Việt và tiếng Nhật đều là những động từ biểu thị vận động có phương hướng xác định, hay nói một cách khác, tự thân nó đã bao hàm ý nghĩa về phương hướng. Ra: Di chuyển từ không gian hẹp đến không gian rộng hơn (trong so sánh tương đối). - Di chuyển từ hướng nam đến hướng bắc (tuỳ theo vị trí tương đối trên địa hình tự nhiên Việt Nam).[1] Vào: Di chuyển từ không gian rộng đến không gian hẹp hơn (trong so sánh tương đối). - Di chuyển từ hướng bắc đến hướng nam (tùy theo vị trí tương đối trên địa hình tự nhiên Việt Nam). [1] Đi: Thuộc trường động tác vận động (ví dụ: Em bé tập đi/ chạy/ bò) nặng về mặt biểu hiện sắc thái sinh lý, vật lý, mang ý nghĩa tự thân. Trong lúc đó, đi thuộc trường hướng vận động (ví dụ: Nam đi / về / ra / vào / lên / xuống... Hà Nội) thiên về ý nghĩa hành động tự giác, có ý thức về mục đích hoạt động trong mối liên hệ với đích không gian. Dù thuộc động tác hay trường hướng, đi luôn luôn mang trong nó tính bản thể là vận động [1]. Đến: Chỉ giai đoạn cuối cùng của vận động, cũng tức là sự đạt tới một đích nhất định. [1] 2878
  2. 2 ĐỘNG TỪ CHUYỂN ĐỘNG 行く VÀ 来る Xét về đặc trưng ý nghĩa – ngữ pháp, hai động từ 行く và 来る thuộc nhóm động từ chuyển động có hướng. Để phân biệt rõ hai động từ này, chúng ta cần xác định hai vị trí của hoạt động chuyển động: điểm xuất phát và điểm đích của chuyển động. Vị trí xuất phát là vị trí của chủ thể phát ngôn/ chủ thể hành động chuyển động. Động từ 行く: được dùng khi nói đến hoạt động di chuyển đến địa điểm mà người phát ngôn không có mặt tại thời điểm nói. Tức là người nói ở điểm xuất phát và di chuyển tới điểm đích cần tới. Động từ 来る: chỉ được dùng khi nói đến hành động di chuyển đến địa điểm mà người nói đang có mặt tại thời điểm phát ngôn. Tức là người nói đang ở điểm đích. 2.1 Phân loại động từ 行く và 来る theo ngữ nghĩa Bảng ví dụ 1 Động từ 行く Động từ 来る Stt Nghĩa Ví dụ Nghĩa Ví dụ (1) 私は会社へ行きます。 Tới, (6) 春が来た。 1 Đi, đi đến (Tôi đi/ đi đến công ty.) [6] đến. (Mùa xuân đã đến rồi.) [6] Xuất (7) 彼の病気は過労から来 (2) 私は神戸へ買い物に行き Đi (làm phát, ました。 2 ま す 。 (Tôi đi đến Kobe mua gì) do Căn bệnh của anh ta là do sắm.) [7] bởi. bởi làm việc quá sức.) [6] (3) 昨日は映画を見に行きま Đi để 3 した。(Hôm qua tôi đã đi xem làm gì) phim.) [6] Đi khỏi, (4) 彼はもう行きました。 4 rời khỏi (Anh ấy đã đi khỏi rồi.) [6] Tiến (5) すべてがうまくいきまし triển, 5 た 。 ọi chuyện đã tiến iễn biến, triển/ iễn biến/đi đến tốt đẹp.) [6] đi đến 2879
  3. 2.2 Hình thức kết hợp て và động từ chuyển động 行く(~て行く) Hình thức kết hợp (~て行く) biểu thị một hành động hay trạng thái nào đó tiếp tục biến đổi, kể từ thời điểm mà người nói bắt đầu miêu tả hành động, trạng thái đó. VD8: これから、暖かくなっていきますよ。(Từ giờ trở đi thời tiết sẽ trở nên ấm áp đấy) [2] Hoặc biểu thị một sự di chuyển ngày càng ra xa người nói VD9: 冬になると、渡り鳥は南のほうへ飛んでいく。(Hễ mùa đông tới là chim di cư lại bay đi về hướng nam) [2] 2.3 Hình thức kết hợp て và động từ chuyển động 来る(~て 来る) Hình thức kết hợp (~て来る) biểu thị một sự di chuyển lại gần phía người nói. VD10: あ、田中さんが走ってきているよ。(A, Anh Tanaka đang chạy tới đây kìa. ) [2] Hoặc biểu thị một sự thay đổi đã bắt đầu trong quá khứ và tiếp diễn tới hiện tại, tương lai có thể vẫn tiếp tục. VD11: 午後から、頭が痛くなってきました。(Từ buổi chiều, đầu tôi bắt đầu đau.) [2] Hành động, phản ứng tự nhiên xuất từ trong tâm, thể hình. VD12: 悲しくて、涙が出てきた。(Vì buồn, nước mắt cứ trào ra) [2] 3 ĐỘNG TỪ CHUYỂN ĐỘNG 出る 3.1 Phân loại động từ 出る theo ngữ nghĩa Theo [6] động từ 出る có tổng cộng là 17 ngữ nghĩa bao gồm: 1. Đi ra ngoài, rời khỏi, xuất phát.VD :私は毎朝 8 時に家を出ます。(Tôi rời nhà vào 8 giờ mỗi buổi sáng). 2. Đi đến, đến.VD :この道をまっすぐに行くと駅に出ます。(Cứ đi thẳng đường này sẽ đi tới nhà ga). 3. Tham dự, tham gia.VD : 授業(会議)に出る。 (Tham gia lớp học (buổi họp). 4. Xuất hiện, lộ diện.VD : 山田さんがテレビに出た。(Ông yamada đã xuất hiện trên truyền hình). 5. Tốt nghiệpVD :大学を出たのは5年前です。(Tôi đã tốt nghiệp đại học 5 năm trước). 6. Sản xuất, đem lại.VD : これでは利益が出ない。(Với cái này sẽ không đem lại lợi nhuận). 2880
  4. 7. (Hiện tượng sinh lý) Bị.VD : くしゃみが出る。(Bị hắt hơi). 8. Chất lỏng) Chảy,chảy ra.VD: 煙がしみて、涙が出た。(Khói mù mịt làm tôi chảy nước mắt). 9. Cảm xúc và tinh thần)Thể hiện.VD: 彼は感情がすぐ顔に出る。(Cảm xúc của anh ấy dễ thể hiện ra khuôn mặt). 10. Lòi ra, lộ ra.VD:彼は中年になって、お腹が出てきた。(Khi đã trung niên thì bụng ông ta bắt đầu bự ra). 11. Được xuất bản, được in ấn.VD :この本は出たばかりです。(Cuốn sách này vừa mới được xuất bản). 12. Được ban ra, giao.VD :先生から宿題が出た。(Bài tập được thầy giáo giao). 13. Đi tới, đạt tới.VD :やっと結論が出た。(Rốt cuộc cũng đã đi đến kết luận). 14. Được tìm thấy, xuất hiện.VD :落とした財布はなかなかが出ないものです。(Chiếc ví bị đánh rơi mãi mà không tìm thấy được). 15. Vượt quá.VD :彼女は 30 を少し出ている。 (Cô ấy vừa qua 30 tuổi). 16. Bán.VD :この本は最近良く出ます。(Cuốn sách này gần đây bán rất chạy). 17. Tỏ thái độ. VD :相手がどう出るかが問題です。(Vấn đề là ở thái độ của đối phương). 3.2 Phân loại động từ 出る theo hình thức biểu hiện là tha động từ hoặc tự động từ Khi động từ 出る kết hợp với trợ từ を hoặc に thì 出る là tha động từ, còn khi động từ 出る kết hợp với trợ từ が thì 出る là tự động từ. Bảng ví dụ 2 Loại từ Trợ từ Ví ụ を 大学を出る。 Tốt nghiệp đại học.) Tha động từ に 会議に出る。(Tham dự cuộc họp.) Tự động từ が 食事が出る。 Thức ăn được mang ra.) 3.3 Phân loại động từ 出る theo cú pháp Cấu trúc ngữ pháp: Địa điểm + trợ từ +出る 2881
  5. Trợ từ を đi kèm: Thường thể hiện hành động di chuyển từ địa điểm mình đang tồn tại, đến chỗ khác(phía bên ngoài) VD: 彼が家を出るか出ないうちに雨が降り始めた(Ngay sau khi anh ấy rời khỏi) [7] Trợ từ に đi kèm: Thể hiện hành động di chuyển từ một địa điểm khác đến địa điểm được nói đến trong câu VD: 私は街に出る (Tôi đi đến thị trấn) [7] 3.4 Động từ 出る trong vai trò là một thành phần thứ hai của chuỗi động từ Động từ 出る còn xuất hiện như một thành phần thứ hai của từ ghép. Khi 出る với tư cách là tự động từ thì nó thường mang xu hướng nghĩa xuất hiện, ra ngoài như 湧き出る ( Phun trào), しみ出る(Rỉ, ứa ra), 突き出る(Thọt ra), 飛び出る(Nhỏ ra) [6] Khi 出る với tư cách là tha động từ thì nó mang xu hướng nghĩa thỉnh cầu, thông báo như 申 し出る (Tỏ ý, gợi ý muốn), 届け出る (Báo cáo), 願い出る (Xin), 名乗り出る (Thông báo, công bố) [6] 4 ĐỘNG TỪ CHUYỂN ĐỘNG 入る Trợ từ đi kèm với Động từ 入る thường là が hoặc に. Tùy thuộc vào trợ từ đi kèm mà động từ 入る mang những ngữ nghĩa khác nhau. 4.1 Phân loại động 入る theo nghĩa Động từ 入る có tổng cộng là 7 ý nghĩa bao gồm: [6] 1. Đi vào, bước vào,vào bên trong. VD:どうぞお入りください。 (Xin mời vào). 2. Nhập học. VD:大学に入る。(Vào đại học). 3. Bao gồm. VD:このビールにはあまりアルコールがはっていません。(Trong loại bia này không chứa nhiều cồn lắm). 4. Đựng chứa. VD:このびんには約 2 リットル入ります。(Cái chai này chứa khoảng 2 lít). 5. (Mùa, kỳ nghỉ,…) Bắt đầu, bước vào. VD:もう梅雨に入りました。( Đã bước vào mùa mưa rồi) 6. Có, nhận được. VD:思いがけないお金が入った。(Tôi vừa có một món tiền bất ngờ) 7. Được lắp đặt,trang bị.VD:部屋にエアコンが入った。(Trong phòng được lắp đặt điều hòa). 2882
  6. 4.2 Phân loại động từ 入る theo cú pháp Cấu trúc ngữ pháp: Địa điểm + trợ từ +入る Khi động từ 入る đi với trợ từ に thể hiện hành động di chuyển từ địa điểm mình đang tồn tại đi đến một địa điểm khác, phía bên trong.VD:彼が部屋に入って来た。(Anh ta đã vào tới phòng). 5 KẾT LUẬN Trên đây là ngữ nghĩa và cách sử dụng của nhóm động từ chuyển động “出る– 入る – 行く – 来る” với bốn ý nghĩa chính là “ra – vào – đi – đến”. Trong quá trình học tập, chúng tôi nhận thấy lỗi sai mà chúng tôi cũng như các bạn sinh viên mắc phải đó là sử dụng không đ ng và hiểu ý nghĩa của các động từ chuyển động trong tiếng Nhật một cách rập khuôn. Hầu hết, khi sử dụng và dịch từ tiếng Nhật sang tiếng Việt, các bạn sinh viên chỉ dịch theo những ngữ nghĩa mà thầy cô cung cấp, mà không biết còn có những nét nghĩa khác. Có hai động từ thường xuyên sử dụng mà sinh viên chúng tôi vẫn hay nhầm lẫn trong khi dùng là “ 行く – 来る”nghĩa là “đi – đến” về mặt ý nghĩa trong tiếng Việt khá giống nhau nhưng khi sử dụng trong tiếng Nhật là hai văn cảnh hoàn toàn khác nhau, dẫn đến sinh viên thường xuyên sử dụng sai mục đích nghĩa. Vì vậy, với đề tài này chúng tôi muốn làm rõ hơn về các động từ chuyển động, phân tích sâu hơn về ngữ nghĩa và cấu trúc ngữ pháp của các động từ chuyển động “出る– 入る – 行く – 来る”, giúp sinh viên có thể phân biệt rõ ràng và sử dụng đ ng các động từ chuyển động này. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Hoàng Phê (1994), Từ điển Tiếng Việt, NXB. Hồng Đức. [2] Hoàng Quỳnh (2018), Từ điển ngữ pháp tiếng Nhật, NXB. Dân Trí, Hà Nội. [3] Nguyễn Lai (2001), Ngữ nghĩa nhóm từ chỉ hướng vận động tiếng Việt hiện đại, NXB. Khoa học xã hội, Hà Nội [4] Nguyễn Kim Thản (1977), Động từ trong tiếng Việt, NXB. Khoa học xã hội, Hà Nội. [5] Trần Kiều Huế (2005), Động từ chuyển động trong tiếng Nhật và tiếng Việt, Đại học Quốc gia Hà Nội. [6] The Sakura (2017), Từ điển Nhật – Việt thông dụng, NXB. Hồng Đức, Hà Nội. [7] 3A Network (2018), Mina no Nihongo sơ cấp 1, NXB. Trẻ, TP. Hồ Chí Minh. 2883
nguon tai.lieu . vn