Xem mẫu

  1. Nhập môn chính sách công Bài giảng 14 Kinh tế học thể chế cũ và mới Thorstein Veblen, 1857-1929 Cha đẻ của chủ nghĩa thể chế Hoa Kỳ, ông bác bỏ ý tưởng cho rằng con người luôn tối đa hóa thỏa dụng một cách có lý trí, thay vào đó ông tập trung vào những nhu cầu tâm lý phi lý mà chúng ta đã thừa hưởng từ những tương tác xã hội hàng ngàn năm qua. 1
  2. John R. Commons, 1862-1945 Chú trọng xem giao dịch như đơn vị phân tích cơ bản trong kinh tế học, và xem các giao dịch như những hiện tượng phức tạp kéo theo mâu thuẫn, quan hệ quyền lực, quyền, nghĩa vụ, tính qua lại, và rủi ro. Ronald Coase, 1910- Kết hợp trọng tâm chi phí giao dịch và quyền sở hữu với chủ nghĩa cá nhân theo phương pháp luận và sự tối đa hóa thỏa dụng để xem xét các vấn đề ngoại tác, hàng hóa công và lý thuyết doanh nghiệp. 2
  3. Oliver Williamson, 1932- Là sinh viên của Coase, ông phát triển “kinh tế học chi phí giao dịch”, nghiên cứu vai trò của sự bất trắc và sự mô tả hợp đồng không đầy đủ trong việc định hình hình thức và nội dung của các giao dịch. Kinh tế học chi phí giao dịch xác định các cấu trúc quản trị mà doanh nghiệp có thể sử dụng để giảm thiểu những yếu tố phi hiệu quả này. 3
  4. Douglass North, 1920- North áp dụng khái niệm chi phí giao dịch vào lịch sử kinh tế, lập luận rằng quyền sở hữu quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế, còn thể chế thay đổi theo những thay đổi giá. Sau này ông đổi quan điểm về vai trò của giá, ghi chú rằng các thể chế phi lý và sai chức năng có thể tồn tại trong một thời gian rất dài Kinh tế học thể chế cũ và mới • “Các nhà thể chế học trường phái cũ” chủ yếu quan tâm đến sự tiến hóa của hệ thống trong dài hạn – Gợi nhớ sự chuyển dịch từ dài hạn sang ngắn hạn trong kinh tế học vào cuối thế kỷ 19. – Các nhà thể chế học cũ xem thói quen và lòng tin là tàn dư của quá khứ, không phải là sự phản ứng hợp lý – Theo đó họ dự báo lĩnh vực kinh tế học hành vi hiện đại • “Các nhà thể chế mới” chú trọng ý nghĩa hiệu quả của các thể chế. 4
nguon tai.lieu . vn