Xem mẫu

  1. NHÂN VẬT THÁNH MẪU LIỄU HẠNH TRONG TRUYỀN KÌ TÂN PHẢ CỦA ĐOÀN THỊ ĐIỂM NGUYỄN THỊ HƢƠNG GIANG TRẦN THỊ THU HẰNG – HỒ THỊ DIỆU HIỀN Khoa Ngữ văn Tóm tắt: Thánh Mẫu Liễu Hạnh có vị trí quan trọng trong đời sống văn hóa Việt Nam. Hình tƣợng này không chỉ tồn tại trên khía cạnh văn hóa tâm linh mà còn hóa thân thành nhân vật trong tác phẩm văn học. Một trong những tác phẩm tiêu biểu, xuất sắc nhất thể hiện thành công hình tƣợng Thánh Mẫu Liễu Hạnh là Truyền kỳ tân phả của Đoàn Thị Điểm. Bài viết sau sẽ giới thiệu khái quát về nhân vật Thánh Mẫu Liễu Hạnh trong tác phẩm Truyền kì tân phả của Đoàn Thị Điểm về các đặc điểm nổi bật: xuất thân, ngoại hình, phẩm chất, tài năng, hành trạng và số phận. 1. MỞ ĐẦU Thánh Mẫu Liễu Hạnh là nhân vật có sức ảnh hƣởng lớn đến đời sống văn hóa và văn học Việt Nam. Hình tƣợng Thánh Mẫu Liễu Hạnh xuất hiện trong văn học dân gian với truyện cổ tích: Sự tích công chúa Liễu Hạnh và đi vào văn học viết với sáng tác của nhiều tác giả nhƣ Đoàn Thị Điểm (Vân Cát Thần Nữ), Nguyễn Công Trứ (Liễu Hạnh công chúa diễn âm), trong văn chầu (Văn Địa Tiên Thánh Mẫu, Cảnh Thƣ đƣờng văn…). Trong các sáng tác trên thì hình tƣợng Thánh Mẫu Liễu Hạnh đẹp nhất và hoàn thiện nhất trong tác phẩm Truyền kì tân phả của Đoàn Thị Điểm. Trong khuôn khổ bài viết này, nhóm chúng tôi sẽ cố gắng khái quát rõ những đặc điểm quan trọng nhất về Thánh Mẫu Liễu Hạnh, để từ đó thấy đƣợc vẻ đẹp toàn diện của nhân vật trong tác phẩm Truyền kì Tân Phả của Đoàn Thị Điểm. 2. XUẤT THÂN LẠ KỲ Khi nghiên cứu về Mẫu Liễu Hạnh thì hệ thống các truyền thuyết và thần tích nói về bà rất đa dạng và phức tạp. Trãi qua từng thời kì lịch sử thì nhân vật đƣợc khái quát hóa lên một tầm cao mới. Sau đây là bản kể xuất thân của Đoàn Thị Điểm kể lại rằng: “Thôn An Thái xã Vân Cát là một làng nổi tiếng ở huyện Thiên Bản. Đất bằng phẳng, nƣớc trong vắt, cây cối tƣơi tốt, phong tục chất phát. Trong làng có gia đình ông Lê Thái Công ăn làm lƣơng thiện, hiền lành chất phát, ngày đêm đốt hƣơng thờ phật, khi bận cũng không quên nhãng việc lễ bái. Thái Công hay làm phúc, năm 40 tuổi mới có một con trai. Khoảng năm niên hiệu thiên hựu, bà vợ có mang đã quá kì sinh, tự nhiên mắc bệnh nặng cả ngày không ăn uống gì mà chỉ ƣa hƣơng hoa thơm. Ngƣời nhà ngờ là yêu quái, liền mời thầy cúng lễ, nhƣng bệnh bà lại tăng thêm. Một hôm gặp đêm trung thu, mặt trăng trong sáng nhƣ vẽ, ngoài cửa có một vị pháp sƣ khăn áo chỉnh tề nói có thuật làm cho bà chóng sinh, ngƣời coi cửa không cho vị pháp sƣ nói:“Ta đây có kế lạ phục rồng trị hổ, xuống đất lên trời, làm sao lại khinh miệt ta quá vậy”.Thái Công nghe nói, vội Kỷ yếu Hội nghị Khoa học Sinh viên năm học 2014-2015 Trƣờng Đại học Sƣ phạm Huế, tháng 12/2014: tr. 117-123
  2. 118 NGUYỄN THỊ HƢƠNG GIANG và cs. vàng mời vào, xem trong tay áo ông khách chỉ thấy có một cái búa ngọc. Vị đạo nhân ấy bỏ xõa tóc lên đàn, trong miệng đọc thần chú, lấy tay ném búa ngọc xuống đất. Thái Công liền bất tỉnh ngã ra thiếp đi. Trong mộng Thái Công đƣợc dẫn lên trời, thành vàng đứng sững, cửa ngọc mở toan, ngƣời lực sĩ cùng với Ông đi qua chín lần cửa rồi đứng đợi dƣới thềm, lúc liếc trông lên đám hồng vân thấy một vị vƣơng giã đội mũ miệng, hai bên có sáu ngƣời thị nữ mặc áo màu tía đỏ đứng hầu, lại có hàng trăm ngƣời cầm hốt cầm phách, tấu nhạc “quân thiều” và múa điệu “nghê thƣờng”. Trên bàn lƣu ly, để quả đào Vƣơng Mẫu, trong bầu mã não đựng thuốc tiên…” Sau đó thì Thái Công dần dần hồi tỉnh thì thấy vợ đã sinh một con gái rồi. Đêm ấy có hƣơng lạ thơm phức ở trong nhà, điềm lành sa vào cửa sổ. Thái Công nghĩ rằng thần báo mộng là vị tiên nhân giáng sinh, bèn đặt tên con là Giáng Tiên” [2, tr. 445]. Nhân vật ra đời quả là khác lạ, mẹ nàng có mang nhƣng quá kì sinh, tự nhiên mắc bệnh nặng, không ăn uống và có một điều đặc biệt là chỉ ƣa hƣơng hoa thơm mà thôi. Tiếp đó lại giấc mơ của Thái Công, giấc mơ Ông đƣợc tới cõi thần tiên, chốn bồng lai tiên cảnh, sau khi tỉnh giấc mộng thì con gái Giáng Tiên đã ra đời. Và cái tên Giáng Tiên cũng bắt nguồn từ giấc mơ kì lạ đó. Nàng không phải là một ngƣời bình thƣờng mà chính là tiên giáng trần“Kiếp sinh vào nhà Lê thị/Cải họ Trần dấu khí thiêng lƣơng/Vốn sinh vẻ có phi phƣơng/Ngụ thai quê Phủ Gìay, Thiên Bản” (Văn Địa Tiên Thánh Mẫu). Đấy đƣợc xem nhƣ là một hiện thân của Thánh Mẫu tối cao Liễu Hạnh Thánh Mẫu (Tiên Thiên Thánh Mẫu), là con ngƣời tuy gốc từ cõi tiên trên thiên đình, nhƣng đã đầu thai thành ngƣời trần. Khi xuống trần gian, nàng là một phụ nữ có nhan sắc, có hôn nhân gia thất, có sống gửi thác về “Phủ Giầy - Vân Cát là quê/Nghĩa Hƣng – Thiên Bản, họ Lê cải Trần/Hình dung cốt cách thanh tân/Mƣời năm định giá hôn nhân xƣớng tùy/Thiên đình định nhất chí hỳ/Tuổi đôi mƣơi mốt chầu về Thiên Thai”(Cảnh thƣ đƣờng văn). Nhận xét Trong văn học dân gian nhân vật có xuất thân lạ kỳ, dị thƣờng bao giờ cũng có một đặc điểm khác thƣờng nổi trội hơn so với ngƣời khác. Đoàn Thị Điểm đã kế thừa mô típ mang thai kỳ lạ (sự sinh nở thần kỳ) của truyện dân gian trong xây dựng hình tƣợng nhân vật Thánh Mẫu Liêu Hạnh. Đi cùng với sinh nở thần kỳ là các dấu hiệu đặc biệt đi kèm nhƣ: Vùng đất nơi cha mẹ nàng sinh sống là nơi phong thủy cát vƣợng; cha mẹ đều chăm làm việc thiện; khi ngƣời mẹ mang thai chỉ thích hƣơng thơm; sinh nở khó phải nhờ đạo sĩ giúp; ngƣời cha nằm mơ lên thiên đình biết xuất thân tiền kiếp của con là ngƣời cõi tiên. Tất cả những chi tiết này đều hƣớng tới tính dự báo về sự xuất hiện của nhân vật xuất chúng, phi phàm. Việc xuất thân kỳ lạ của Thánh Mẫu Liễu Hạnh đã báo trƣớc vẻ đẹp tài năng, phẩm chất, ngoại hình, hành trạng và số phận hơn ngƣời của nhân vật, và đây cũng nhƣ một “phục bút” mà Đoàn Thị Điểm tô đậm vẻ đẹp cho nhân vật mình. Mẫu Liễu Hạnh toát lên một vẻ đẹp phi phàm, dự báo sự hiên thánh sau này.
  3. NHÂN VẬT THÁNH MẪU LIỄU HẠNH TRONG TRUYỀN KỲ TÂN PHẢ… 119 3. ĐẶC ĐIỂM VỀ DUNG NHAN VÀ PHẨM CHẤT, TÀI NĂNG Dung nhan tuyệt mĩ Vốn xuất thân là tiên nữ trên thiên đình Liễu Hạnh có dung nhan khác hẳn với ngƣời trần gian. Vẻ đẹp của Liễu Hạnh ai nhìn vào cũng bị cuốn hút, qua những hình ảnh miêu tả: “Trạc độ mƣời bảy, mƣời tám tuổi, mày lá liễu, má hoa đào, ăn mặc gọn gàng, cốt cách nhƣ ngọc, da dẻ trắng ngần, vẻ đẹp nghiêng nƣớc nghiêng thành. Hay “Đến khi lớn, da trắng nhƣ sáp đọng, tóc sáng nhƣ gƣơng soi, mi cong nhƣ mặt trăng mới mọc, mắt long lanh nhƣ sóng mùa thu”. Cổ nhân có câu rằng: “Ví với hoa là hoa biết nó, ví với ngọc là ngọc có hƣơng”, câu ấy có thể hình dung đƣợc sắc đẹp hơn ngƣời của Mẫu [2,tr. 68]. Hay trong bài văn chầu Cảnh thƣ đƣờng văn có đoạn: “Xe phƣợng từ vâng sắc ngọc hoàng/ Giáng sinh Lê thị dấu thiêng hƣơng/Hây hây mặt ngọc phô nền trắng/ Rỡ rỡ môi son ánh nhị vàng". Đó là vẻ đẹp rạng rỡ, tràn đầy sức sống, kiều diễm làm rung động lòng ngƣời. Nguyễn Công Trứ trong “Liễu Hạnh công chúa diễn âm” cũng đã viết về vẻ đẹp của bà Liễu: “Vóc ngọc mình ngà nhan sắc phƣơng viên/Chẳng ngờ là thần tiên xuất thế” Và “Mi cung nguyệt miệng cƣời hoa nở/Nhị thùy châu mặt tựa Hằng Nga/Áo hồng khuyết ngọc trâm ngà/Lƣng ong tóc phƣợng nõ nà thêm ƣa” [2, tr. 471]. Dung nhan ấy đƣợc miêu tả bằng thủ pháp ƣớc lệ tƣợng trƣng, chỉ vài nét chấm phá “vóc ngọc mình ngà, mi cung nguyệt miệng, lƣng ong tóc phƣợng…”. Đoàn Thị Điểm đã làm hiện lên một chân dung mỹ nhân với mƣời phân vẹn mƣời, một vẻ đẹp mang dáng dấp ngƣời thần tiên. Công, dung, ngôn, hạnh vẹn toàn Không chỉ có vẻ đẹp bên ngoài, Liễu Hạnh còn có vẻ đẹp về tâm hồn, phẩm chất. Về tƣ dung: “Thánh Mẫu Liễu Hạnh càng lớn càng xinh đẹp”, công việc thì:“Mọi việc nữ công nữ xảo đều thành thạo, mà về tài văn thơ đàn nhạc lại cũng hơn ngƣời” [3,tr. 537]. Mẫu Liễu là một ngƣời phụ nữ thảo hiền, đó là phẩm hạnh đẹp: “Về nhà chồng, nàng ăn ở xứng đáng là một ngƣời vợ hiền dâu thảo” tuân thủ tam tòng tứ đức. Từ khi lấy Đào Lang làm một ngƣời vợ hiền, sinh con thì làm ngƣời mẹ chuẩn mực, hiếu thảo với cha mẹ chồng. Hiếu thảo là đức tính đầu tiên đòi hỏi ngƣời phụ nữ phải có. Điều đó rõ nhất trong khi bà đƣợc trở lại cõi trần lần thứ hai để thăm gia đình vì nỗi nhớ khôn nguôi, Liễu Hạnh “ôm lấy mẹ mà khóc, nói con là ngƣời bất hiếu, làm lụy đến cha mẹ; không phải là con không muốn ở lại hầu hạ cha mẹ, nhƣng vì cơ trời khôn biết, số mệnh đã định, xin cha mẹ nén lòng thƣơng xót”. Sự vƣơng vấn trần gian của bà cho ta thấy đƣợc sự chu đáo, tận tình đối với gia đình. Hành động “ôm lấy mẹ khóc” thật cảm động, nhƣ tình cảm thiêng liêng, tình mẫu tử, sự biết ơn đối với ngƣời mẹ đã nuôi dƣỡng, chăm sóc Liễu Hạnh lúc bà ở trần gian. Mỗi lời nói đều thể hiện ngƣời con hiếu nghĩa. Thánh Mẫu Liễu Hạnh chính là vẻ đẹp vừa khuôn phép đoan trang, vừa đằm thắm tình cảm. Ngoài ra, Liễu Hạnh là ngƣời có nhân cách cao đẹp, một ngƣời có cốt cách không hề bình thƣờng, lời lẻ mà Liễu Hạnh nói ra chứa đựng sự hiểu biết đạo lý làm ngƣời. Lúc sống cũng nhƣ lúc chết, Liễu Hạnh luôn hiếu thảo nghĩ đến gia đình, luôn hiếu thảo với cha mẹ hết mực. Không chỉ đối xử tốt với gia đình, Liễu Hạnh còn đồng cảm với những
  4. 120 NGUYỄN THỊ HƢƠNG GIANG và cs. cảnh ngộ khó khăn trong xã hội và luôn giúp đỡ họ. Thánh Mẫu Liễu Hạnh chính là một ngƣời phụ nữ có vẻ đẹp toàn diện. Lúc ở với Đào Lang, Liễu Hạnh là ngƣời vợ hiền “khuyên chồng tu thân tề gia, trung thần hiếu tử, không nên say đắm hồng phấn mà quên chí thanh vân. Vả lại trên có mẹ cha, dƣới có con thơ sẽ trông cậy vào đâu” [2,tr. 75]. Liễu Hạnh không ngừng nhắc nhở khuyên chồng: “Văn chƣơng gắng sức đƣờng tham cứu/Đạo học chuyên tâm lối neo chung/Nhả ngọc phun châu tanh chiếm bảng/Vũ môn vƣợt ải ắt nên công”. Đó chẳng phải là cái “Chí” mà Đoàn Thị Điểm hƣớng tới. Liễu Hạnh không chỉ là ngƣời có nghĩa vụ “phu xƣớng phụ tùy” mà phải còn là một ngƣời bạn tâm giao, ngƣời tri kỷ, điểm tựa vững chắc nâng đỡ bƣớc chân cho chồng Đào Lang. Phải chăng sự giáng trần lần hai của Liễu Hạnh là niềm an ủi, động viên các thành viên trong gia đình. Đặc biệt mối duyên tình “tái sinh” với Đào Lang tuy bịn rịn, quyến luyến tình nghĩa vợ chồng bao năm qua. Kể từ khi Liễu Hạnh không bệnh ma mất, Đào Lang vô cùng đâu khổ, không làm đƣợc một cái gì cả, không màng tới công danh học hành, ở một mình trong phòng, bỏ cả việc học hành, lúc đứng lúc ngồi, không lúc nào là không đeo nỗi u sầu. Qua đó ta thấy đƣợc ngƣời phụ nữ có vai trò rất quan trọng trong gia đình, là ngƣời ảnh hƣởng tới nam giới rất nhiều. Thế nhƣng Liễu Hạnh thuyết phục với Đào Lang rằng: “Thiếp là tiên nữ trên thiên cung, chàng là ngôi sao ở tòa thƣợng đế, duyên đôi lứa của chúng ta đều do tiền định, nhƣng ân tình chƣa tròn, ân ái chƣa đầy, vài chục năm sau lại sẽ nối duyên cũ, chàng đừng nên quá thƣơng tâm”. Cũng nhƣ Olga viết: “Liễu Hạnh xuất hiện nhƣ một ngƣời đàn bà hoàn toàn tự do, tự do trong mọi khía cạnh, không vƣớng bận bất kì thân nhân nào”. Liễu Hạnh đề nghị cuộc hôn phối với Đào Lang sau này, những lời nói ấy chính miệng Liễu Hạnh nói ra chứ không phải là Đào Lang. Nếu nói hôn nhân giữa ngƣời và thần trong Truyền kì tân phả chủ yếu thể hiện sự phụ thuộc của nam giới vào nữ giới thì lần kết duyên của Liễu Hạnh với Đào Lang lại phản ánh sự độc lập của nữ giới đối với nam giới và vai trò chủ động đều ở Liễu Hạnh. Qua đó ta thấy đƣợc Đoàn Thị Điểm phản ánh một điều ngƣợc lại về thân phận ngƣời phụ nữ trong xã hội phong kiến. Điều này thể hiện việc đề cao nữ quyền, phụ nữ cũng có quyền lên tiếng, chủ động trƣớc nam giới trong xã hội bấy giờ. Tài năng vượt trội Mẫu Liễu Hạnh rất hay đọc sách, rất tinh thông về âm luật, thổi ống tiêu, gãy đàn không khác gì Tƣơng Phi và Lộng Ngọc, nàng làm thơ rất giỏi. Liễu Hạnh mang vẻ đẹp toàn năng cầm, kỳ, thi, họa. Đặc biệt là lĩnh vực thi ca, là một lĩnh vực nam giới chiếm ƣu thế, thiếu bóng nữ nhân, thế mà Liễu Hạnh lại có tài năng vƣợt trội. Phải chăng đây là sự phân thân vai trò chính hay là nguyên mẫu Đoàn Thị Điểm vào nhân vật Thánh Mẫu Liễu Hạnh, một tài nữ đƣơng thời. Thể hiện trong Truyền kì tân phả có chi tiết thách đố với Trạng Bùng. Liễu Hạnh đối thơ với Phùng Khắc Khoan. Nàng có đề mấy câu thơ:“Vân tác y thƣờng phong tác xa/Tiên du đâu xuất mộ yên hạ/Thế nhân dục thức ngô danh tính/Nhất đại sơn nhân ngọc quỳnh hoa”
  5. NHÂN VẬT THÁNH MẪU LIỄU HẠNH TRONG TRUYỀN KỲ TÂN PHẢ… 121 Dịch: “Lấy mây là xiêm áo, lấy gió làm xe/Buổi sáng đi chơi vùng trời đâu xuất/Buổi chiều nga du nơi mây khói/Ngƣời đời muốn biết họ tên của ta/Ta đây là ngƣời tiên trên trời tên là Quỳnh Hoa”. Đọc bài thơ này nên thì Lý Sinh nói: Xem bài thơ này khí cách không phải là ngƣời bình thƣờng. Nguyễn Công Trứ cũng ca ngợi tài văn thơ của Liễu Hạnh nhƣ sau:“Kể từ niên đến ngoại tuần/Thi ca ngâm đọc mƣời phân hơn mƣời”. Tài năng nổi trội hơn cả là Thánh Mâu Liễu Hạnh là nhân vật nữ đầu tiên đi vào địa hạt tâm linh, đó vốn là nơi vắng bóng sự xuất hiện của nữ giới. Và ở thế giới đó Liễu Hạnh nổi bật lên tài năng sử dụng phép thuật, biến hóa khôn lƣờng “Có khi giả làm gái đẹp thổi ống tiêu ở dƣới trăng, có khi giả làm bà già tựa gậy trúc ở bên đƣờng; ngƣời nào dùng lời bỡn cợt tất bị tai vạ, ngƣời nào mang lễ cầu đảo tất đƣợc phúc lành”. Đúng là vẻ đẹp toàn diện, đó là chuẩn mực của một ngƣời phụ nữ theo quan điểm Nho Giáo là công, dung, ngôn, hạnh. Ngoài ra bà còn có tài năng biến hóa linh hoạt thể hiện Liễu Hạnh còn đi mây về gió, hóa phép để đùa cợt với ngƣời đời, ngƣời nào mà trêu đùa tất bị tai họa. Bà rất hiển linh ngƣời nào có tâm thờ phụng thì đƣợc ban sức khỏe tài lộc, còn kẻ nào độc ác thì bị trừng phạt. Tài biến hóa còn thể hiện, Liễu Hạnh biến thành con khỉ nhe răng để trừng trị hoàng tử con vua Lê Thái Tổ; rồi hóa thành con trăn hoa lớn vắt ngang xà nhà để dọa nạt hoàng tử và trừng trị những kẻ xấu trong thiên hạ. Khi quan quân triều đình đến Liễu Hạnh dùng phép thuật đánh nhau, hạ gục tất cả, Vua và quân lính đều đấu không lại cho là yêu quái nên lập tức phá đền miếu của Liễu Hạnh, sau đó vua mời Phật Bà xuống thu phục Liễu Hạnh. Tuy thất bại nhƣng sức ảnh hƣởng của Liễu Hạnh rất lớn. Từ đó trong dân gian bệnh dịch khắp nơi, Liễu Hạnh hiển linh ra uy: “Ta là Tiên nữ trên trời, hiển thánh xuống trần, lũ chúng ngƣơi phải xin phép triều đình làm lại đền mới, ta sẽ trừ tai, cho phúc, chuyển vạ làm lành” [2,tr. 87]. Đến khi dân chúng lập lại đền trong núi Phố Cát còn đƣợc vua phong là “Mã Hoàng công chúa” thì đều đƣợc báo ứng ngay khi dân chúng đến cầu phúc, dân chúng trong dân gian tôn thờ và kính trọng bà. Liễu Hạnh còn góp sức trong việc đánh tan quân, trừ giặc cho vua và đƣợc gia phong “Chế thắng hòa thƣợng đại vƣơng”. Cũng từ đó Thánh Mẫu Liễu Hạnh đƣợc tôn vinh, có sức ảnh hƣởng lớn trong dân gian. 4. HÀNH TRẠNG VÀ SỐ PHẬN Nhân vật Thánh Mẫu Liễu Hạnh ở trong “Vân Cát thần nữ” có hành trạng sinh động nhƣ hiện thực cuộc sống trần gian. Bà đƣợc sinh ra đã là một quá trình rất li kỳ, mẹ của nàng có mang nàng nhƣng đã quá kì sinh, tự dƣng mắc bệnh nặng không ăn uống gì mà chỉ ƣa hƣơng hoa thơm. Và cuối cùng nàng sinh ra cùng giấc mộng của cha là Thái Công, Ông cho rằng thần báo mộng là vị tiên nhân giáng sinh nên đặt tên con là Gíang Tiên, cái tên này bắt nguồn từ hành trạng ra đời của nàng. Liễu Hạnh khi lớn lên da trắng nhƣ sáp đọng, tóc sáng nhƣ gƣơng soi, mắt long lanh nhƣ sóng nƣớc mùa thu, hay đọc sách, về âm luật lại càng tinh thông, thổi ống tiêu, gẩy đàn đều rất giỏi. Cuộc đời của nàng vẫn lấy chồng, sinh con, sống hạnh phúc nhƣng bỗng đến tuổi 21 nàng không bệnh tật gì mà mất, làm ngƣời thân vô cùng đau buồn. Là tiên nên nàng
  6. 122 NGUYỄN THỊ HƢƠNG GIANG và cs. phải về chầu trời, nhƣng tơ tình còn vƣớng víu với cõi trần nên ở trên Thiên Đình hay châu mày rõ lệ, các nàng tiên động lòng ái ngại nên Thƣợng Đế cho xuống trần một thời gian. Ở đây chính là mô típ giáng trần.Về lại trần gian nàng biến hóa khôn lƣờng, tác oai tác phúc, biến gái biến trai, nay đây mai đó, lúc bán hàng, lúc ngâm vịnh, lúc ra oai với ngƣời này, lúc trần phạt ngƣời kia: “Mẫu từ đó linh thông biến hóa/Thƣờng đi mây về gió luôn luôn/Có phen biến gái hiện trai/Ai thắm thắm ít, ai phai phai nhiều”(Thánh Mẫu ca đàn văn). Không chỉ dừng lại ở đó, nhiều bản thần tích ghi chép còn mô tả tính cách quyết liệt của Liễu Hạnh. Ngƣời nào biết đƣờng thờ phụng thì đƣợc hƣởng, vô lễ bất kính thì liệu chừng. Liễu Hạnh đi qua nơi nào mà dân chúng không biết thì dịch bệnh sẽ giáng xuống, bà tác oai tác phúc khiến triều đình không thể đứng nhìn, vua ra lệnh phá đền miếu của Mẫu. Sau đó các vị thần báo mộng cho dân chúng đến xin làm bề tôi của Mẫu, khi đó mọi sự mới an lành: “Giữa đƣờng chính sứ ngƣời qua/Biến lên chân tính hiện ra bán hàng/Khi buồn nƣơng câu lan tựa ngoc/Ngụ tính tình đàn đọc say sƣa/Ngụ ca vịnh phú ngâm thơ/Tập tành tiếng trúc tiếng tơ âm thầm” (Cảnh thƣ đƣờng văn). Vẻ đẹp của nàng là vẻ đẹp của một ngƣời phụ nữ mẫu mực “thiên hạ đệ nhất mẫu nghi”. Sau khi nàng làm tròn nghĩa vụ làm con, làm vợ, làm mẹ: “Dốc một lòng nữ công nữ tắc/Việc tề gia cơ mực đảm đang/Trong ngoài cắt đặt sẵn sàng/Đạo lòng đã tỏ nhƣờng gƣơng lầu lầu/Trƣớc chí sau thủy thủy chung nhƣ nhất/Vẹn mƣời nguyền chẳng nhặt mổ phân/Hôm mai chuyên việc tảo tần/Tấc lòng thành kính mƣời phần thao ngay” (Cảnh thƣ đƣờng văn). Mẫu Liễu Hạnh trong Truyền kì tân phả của Đoàn Thị Điểm có điểm khác với ngƣời thƣờng là trải qua ba lần xuống trần gian. Nếu trong lần giáng sinh đầu tiên, Liễu Hạnh là một ngƣời con gái nết na hiền thục, kết hôn theo đúng mọi lễ nghi, thờ chồng nuôi con vô cùng chuẩn mực thì lần giáng trần thứ hai lại mang đầy màu sắc phóng khoáng, bất chấp lễ giáo. Mẫu có tính cách tinh nghịch, pha chút lả lơi ong bƣớm với các văn nhân tài tử và cuối cùng gặp chàng thƣ sinh trong rừng, chẳng cần mai mối gì mà nên duyên Tần Tấn. Đến lần giáng trần thứ ba thì càng lại ghê gớm vô pháp vô thiên, hiển linh ban phúc giáng họa bắt nhân dân thờ phụng. Bà trừng trị kẻ xấu kẻ ác, giúp đỡ những ngƣời tốt, ngƣời gặp hoạn nạn. Triều đình đến đốt sạch đền miếu thì phép tiên càng thêm thần diệu, gây hại dịch bệnh cho nhân dân cả vùng. Cuối cùng, triều đình phải lập đền thờ, ban sắc phong tƣớc mới yên. Ba lần xuống trần của Thánh Mẫu Liễu Hạnh có đặc điểm hoàn toàn khác nhau. Lần thứ nhất hiện thân của một con ngƣời hiền lành, hiếu thảo, công dung ngôn hạnh, mang vẻ đẹp của một ngƣời phụ nữ bình thƣờng. Lần thứ hai mang Thánh Mẫu mang dáng dấp của con ngƣời phóng khoáng, bất chấp lễ giáo, tự do đi du ngoạn giúp đỡ dân lành, thách đố với các Trạng. Khác với hai lần trƣớc, lần này Thánh Mẫu xuống trần bà “thƣờng hiển linh ở nhiều nơi, ngƣời lành đƣợc phúc, kẻ ác thì bị tai vạ”. Trải qua ba lần xuống trần, hình ảnh Mẫu Liễu Hạnh thật sự đa diện: Lúc uy nghi dẹp giặc, lúc hiền thục văn chƣơng, lúc nhân từ cứu ngƣời, lúc quyền phép giáng họa, lúc tinh nghịch ranh ma, lúc đằng đằng sát khí… Chính vì thế hình ảnh của Mẫu không hề xa xôi nhƣ các vị
  7. NHÂN VẬT THÁNH MẪU LIỄU HẠNH TRONG TRUYỀN KỲ TÂN PHẢ… 123 thần khác mà gần gũi, đời thƣờng hơn, con ngƣời luôn tìm đến Mẫu Liễu Hạnh đều thấy thân thuộc, cảm thấy đƣợc che chở bao dung. Từ đó truyền thuyết về Mẫu Liễu Hạnh trong Truyền kì tân phả của Đoàn Thị Điểm đƣợc định hình, đƣợc lan truyền rộng rãi. Quyền phép linh thiêng ấy khiến dân chúng kính ngƣỡng, hành trạng của Liễu Hạnh đến đâu dân chúng cũng thờ phụng kính cẩn. 5. KẾT LUẬN Việc đi sâu phân tích vẻ đẹp của Mẫu Liễu Hạnh thì chúng tôi thấy rằng: Đây là nhân vật mang tính lịch sử, và kết thúc của nhân vật đƣợc phong thánh và trở thành đấng phù trợ có ý nghĩa đối với con ngƣời. Bà mang vẻ đẹp toàn diện giúp con ngƣời ta đến với cái Chân, Thiện, Mỹ, mang lại cuộc sống bình yên mà ai cũng mong ƣớc. Qua ngòi bút tài hoa của Đoàn Thị Điểm chúng ta càng thấy đƣợc vì sao Thánh Mẫu Liễu Hạnh có ý nghĩa rất quan trọng trong tâm linh của ngƣời Việt. Bà vừa xinh đẹp, tài hoa, hiếu hạnh mà còn là ngƣời mẹ chở che, bảo vệ, mang lại sự công bằng đến với con ngƣời. Ngoài ban phúc, ơn lành cho ngƣời có tâm cầu khẩn, tôn thờ thì bà còn trần phạt những kẻ xấu. Điều này khẳng định lại sự trƣờng tồn của Thánh Mẫu trong tâm thức và đời sống tâm linh của con ngƣời Việt Nam. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Lê Thị Dung (2012). Khóa Luận Tốt Nghiệp Dấu Ấn Tín Ngƣỡng Trong Văn Học Trung Đại Việt Nam Từ TK XVIII Đến Nửa Đầu Thế Kỉ XIX, ĐHSP Huế. [2] Đoàn Thị Điểm (1962). Truyền kỳ Tân Phả. Ngô Lập Chi - Trần Văn Giáp dịch và chú thích. Hoàng Hữu Yên hiệu đính và giới thiệu. NXB Giáo dục. [3] Nguyễn Thị Huế - Trần Thị An (1999). Tuyển tập văn học dân gian Việt Nam, Tập 1. NXB Giáo dục. [4] Nguyễn Thị Hạnh (2009). Hình tƣợng Mẫu chúa Liễu Hạnh với đền sòng trong văn học và đời sống tinh thần ngƣời Việt, ĐHSP Hà Nội. [5] Đặng Văn Lung (1999). Mẫu Liễu đời và đạo. NXB Văn hóa dân tộc, Hà Nội. [6] Bùi Thị Thiên Thai (2011).“Đoàn Thị Điểm Và Truyền kỳ Tân Phả”.Tạp chí Nghiên cứu văn học, số 1(tháng 1, 2011), Viên Văn học – Viện Khoa học Xã hội Việt Nam. [7] Bùi Đình Thảo - Nguyễn Quang Hải (1996). Hát Chầu Văn, NXB Hội Nhà văn, Hội Văn nghệ Dân gian Việt Nam. NGUYỄN THỊ HƢƠNG GIANG TRẦN THỊ THU HẰNG SV lớp Văn 3C, khoa Ngữ văn, trƣờng Đại học Sƣ phạm – Đại học Huế HỒ THỊ DIỆU HIỀN SV lớp Văn 3D, khoa Ngữ văn, trƣờng Đại học Sƣ phạm – Đại học Huế
nguon tai.lieu . vn