Xem mẫu

  1. KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2018 VÀ TRIỂN VỌNG NĂM 2019 Hướng tới chính sách tài khóa bền vững và hỗ trợ tăng trưởng 32. NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN MỨC ĐỘ HIỂU BIẾT TÀI CHÍNH CÁ NHÂN CỦA SINH VIÊN VIỆT NAM ThS. Lê Hoàng Anh*, Đỗ Ngọc Duy*, Ngô Gia Phong*, Nguyễn Thị Thanh Huyền*, Hoàng Minh Quang* Tóm tắt Trong những năm gần đây, các vấn đề về tài chính cá nhân ngày càng được quan tâm đặc biệt do nhận thức xã hội về tầm quan trọng của nó. Các nghiên cứu trên thế giới đã chỉ ra sự cần thiết nâng cao kiến thức về quản lý tài chính cá nhân ở sinh viên để hạn chế mọi vấn đề phát sinh về tài chính trong tương lai. Bài nghiên cứu này nhấn mạnh tầm quan trọng của kiến thức tài chính đối với sinh viên, bằng cách tìm hiểu đặc điểm cá nhân, gia đình, trải nghiệm tài chính,... Kết quả phân tích dữ liệu chỉ ra phần lớn sinh viên còn thiếu hiểu biết về tài chính, nữ giới hiểu biết về tài chính hơn nam giới, và những sinh viên đi làm thêm lại có điểm số hiểu biết tài chính thấp hơn những người chưa đi làm. Nhóm nghiên cứu mong rằng sẽ có những biện pháp để nâng cao hiểu biết tài chính cá nhân ở sinh viên Việt Nam. Khuyến nghị và giới hạn cũng được đưa vào để hỗ trợ những nghiên cứu về vấn đề này trong tương lai. Từ khóa: Đại học, hiểu biết tài chính, sinh viên Việt Nam, tài chính cá nhân. * Viện Ngân hàng Tài chính, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân 463
  2. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA 1. GIỚI THIỆU Trong thế giới hiện tại, hiểu biết tài chính cá nhân ngày càng đóng vai trò quan trọng trong sự cân bằng, thịnh vượng của mỗi cá nhân nói riêng và sự ổn định, phát triển của nền kinh tế nói chung. Đối với các nền kinh tế mới nổi, công dân có hiểu biết về tài chính có thể đảm bảo rằng ngành tài chính có thể đóng góp hiệu quả cho tăng trưởng kinh tế thực sự và giảm nghèo (Faboyede & cộng sự, 2015). Việt Nam là một trong những quốc gia mới nổi và đang trên đà phát triển, tuy vậy, trình độ tài chính của người Việt vẫn còn rất thấp, đặc biệt là sinh viên - thế hệ tương lai của đất nước. Bài nghiên cứu này sẽ tìm hiểu các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ hiểu biết tài chính cá nhân của sinh viên như giới tính, ngành học, tôn giáo,… Dữ liệu thu được từ bảng câu hỏi được phân tích bằng phần mềm SPSS 22.0 và phương pháp thống kê mô tả. Nguồn dữ liệu sử dụng trong nghiên cứu được thu thập từ các phiếu điều tra đối với các sinh viên đến từ các trường đại học trên địa bàn Hà Nội. Bằng cách biết nhân tố nào ảnh hưởng lên mức độ am hiểu tài chính cá nhân, các nhà làm chính sách có thể đưa ra giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý tài chính của sinh viên Việt Nam. 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU Đã có nhiều nghiên cứu nước ngoài về hiểu biết tài chính cá nhân, tuy nhiên mối quan hệ giữa các nhân tố ảnh hưởng đến hiểu biết tài chính cá nhân còn chưa được nhiều tác giả nghiên cứu triệt để. Nhìn chung, phần lớn các nghiên cứu này đều tìm mối quan hệ cùng chiều giữa các nhân tố như tuổi, giới tính, ngành học, thu nhập, giáo dục… và hiệu quả quản lý tài chính cá nhân. Hiểu biết về tài chính cá nhân đã trở thành một đề tài nghiên cứu khá nóng trên thế giới trong thập kỷ gần đây (theo Mohamad & cộng sự (2010), Annamaria & cộng sự (2010). Alexandra & cộng sự (2014)…). Rất nhiều nhân tố đã được chỉ ra là có tác động đến hiểu biết về tài chính cá nhân như tuổi, giới tính, giáo dục và nghề nghiệp. Lursadi & Mitchell (2011) chỉ ra rằng những người trung niên có hiểu biết tài chính tốt hơn người trẻ hay người già. Độ tuổi tác động cùng chiều đến mức độ hiểu biết tài chính của cá nhân, tuy nhiên xu hướng này không rõ ràng. Theo Chen & Volpe (1998), những người trong độ tuổi từ 23 - 29 và từ 40 tuổi trở lên sẽ có hiểu biết về tài chính nhiều hơn so với những độ tuổi còn lại. Trong khi đó, có nhiều nghiên cứu chỉ ra tầm quan trọng của giới tính khi cho rằng nam giới quản lý tài chính tốt hơn nữ giới: Kharchenko & Olga (2011), Al-Tamimi & Hussain (2009), Arrondel & cộng sự (2013), Koenen & Lusardi (2011); sinh viên nam hiểu biết về tài chính hơn sinh viên nữ, phù hợp với những phát hiện trước đó: Chen 464
  3. KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2018 VÀ TRIỂN VỌNG NĂM 2019 Hướng tới chính sách tài khóa bền vững và hỗ trợ tăng trưởng & Volpe (2002), Eitel & Martin (2009), Goldsmith (2006), Hira & Mugenda (2000). Cũng có rất nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, nơi cư trú ảnh hưởng đến hiểu biết về tài chính cá nhân. Cole & cộng sự (2008) chỉ ra những sinh viên Ấn Độ sống ở khu vực nông thôn được cho là có hiểu biết tài chính nhiều hơn những sinh viên sống trong khu vực thành thị. Theo Mohamad (2010), sinh viên ở ký túc xá có hiểu biết tài chính cao hơn sinh viên không ở ký túc, điều này được giải thích vì các sinh viên ở ký túc xá phải tự bươn trải, tự lập với cuộc sống xa gia đình hơn nên cũng phải cân đối chi tiêu và tìm hiểu những vấn đề liên quan đến tài chính hơn. Bên cạnh các nhân tố về đặc điểm cá nhân, các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng các nhân tố về hoàn cảnh gia đình như trình độ học vấn của bố mẹ, nghề nghiệp của bố mẹ, tình hình kinh tế của gia đình,… cũng có tác động đến mức độ am hiểu tài chính của sinh viên (Mohamad (2010)). Murphy (2005) nhận ra các sinh viên xuất thân từ một gia đình được giáo dục đầy đủ sẽ am hiểu về tài chính hơn và việc thường xuyên trao đổi kiến thức về lĩnh vực tài chính với bố mẹ sẽ củng cố nhận thức của sinh viên về tài chính. Lusardi & cộng sự (2010) cho rằng học vấn của người mẹ thực sự ảnh hưởng lớn đến nhận thức tài chính của một người, đặc biệt khi người mẹ đó tốt nghiệp bậc học Cao đẳng. Như vậy, trình độ học vấn của bố mẹ tác động thuận chiều đến hiểu biết tài chính của sinh viên. Năng lực học tập được sử dụng để dự đoán mức độ am hiểu tài chính và mức độ sung túc tài chính của sinh viên ở một số nghiên cứu trước đây (Chen & Volpe (1998), (2002), Sabri & cộng sự (2010), Shim & cộng sự (2009)). Jariah & cộng sự (2004) đã chỉ ra mối quan hệ chặt chẽ giữa trình độ học tập và hiểu biết tài chính, rằng sinh viên có điểm GPA cao hơn thì có mức độ hiểu biết tài chính tốt hơn. Nghiên cứu còn chỉ ra rằng các sinh viên được điểm GPA cao thường có xu hướng học hỏi kiến thức tài chính từ bạn bè nhiều hơn những sinh viên có điểm GPA thấp. Thêm vào đó, số năm học tại một trường đại học có ảnh hưởng đến nhân thức tài chính của sinh viên, cụ thể, sinh viên đã tốt nghiệp am hiểu hơn sinh viên đại học, sinh viên năm 3 và năm 4 có nhận thức về tài chính tốt hơn những sinh viên khóa dưới. Danes (1994) đã điều tra quan điểm của cha mẹ về cách tiêu dùng của con mình. Phụ huynh được hỏi ở độ tuổi nào thì họ có thể chia sẻ thông tin hay tham gia cùng với trẻ trong các hoạt động tài chính. Với những hoạt động tài chính phức tạp như hiểu biết về bảo hiểm hay có tài khoản ngân hàng riêng thì đa số các bậc phụ huynh đều tin rằng ở độ tuổi từ 15 - 17 thì trẻ mới cần tiếp cận. Hơn một nửa các bậc phụ huynh cũng tin rằng trẻ em trên 18 tuổi đã sẵn sàng tự quản lý tài khoản ngân hàng, thẻ tín dụng hay các khoản nợ của chúng. Frijins & cộng sự (2014) chỉ ra rằng các trải nghiệm tài 465
  4. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA chính có mối quan hệ thuận chiều tới hiểu biết tài chính của mỗi người. Những sinh viên bắt đầu thảo luận tài chính với bố mẹ khi đã hơn 18 tuổi có hiểu biết tài chính nhiều hơn so với phần còn lại. Có rất nhiều bài nghiên cứu tập trung vào sự ảnh hưởng của nhóm nhân tố nhân khẩu học (tuổi, giới tính,…), giáo dục, hoàn cảnh gia đình, nhưng nhóm nhân tố về tâm lý xã hội dường như là một đề tài khá mới mẻ. Tuy vậy cũng có một vài nhà nghiên cứu tập trung vào hướng nghiên cứu này. Họ chia ra thành bốn nhân tố nhỏ là: sự ưa thích rủi ro, tín ngưỡng, sự thỏa mãn tài chính và sự tuyệt vọng. Agnew & cộng sự (2007) chỉ ra rằng phụ nữ sợ rủi ro hơn đàn ông. Nghiên cứu của Mohamad & cộng sự (2010) đã chỉ ra mối quan hệ tích cực giữa sự ưa thích rủi ro và hiểu biết về tài chính đối với các nhà đầu tư ở Pakistan. Điều này chỉ ra mối quan hệ thuận chiều giữa sự ưa thích rủi ro và kiến thức tài chính, rằng các cá nhân có ý định chấp nhận rủi ro sẽ có nhiều kiến thức về các công cụ thị trường hơn, hay có hiểu biết về tài chính nhiều hơn. Những nghiên cứu trước đây (Loibl & Hira (2005), Mezias (1994)) đã chỉ ra sự thỏa mãn về tài chính là kết quả của việc hiểu biết về tài chính. Điều này có thể được giải thích như sau: sự lo lắng và ám ảnh từ sự không thỏa mãn về tài chính sẽ khuyến khích các nhà đầu tư tìm hiểu về tài chính để giúp họ cải thiện tình hình tài chính cũng như tâm lý của mình (Folkman & cộng sự (1986)). Avants & cộng sự (2003) chỉ ra rằng những người sùng đạo hơn sẽ dễ dàng chấp nhận rủi ro, vì mọi người có niềm tin rằng Chúa sẽ phù hộ. Những đặc điểm này dường như đã làm giảm nhu cầu nhận thức về kiến thức tài chính giữa các cá nhân tôn giáo. Tuy nhiên, Renneboog & Spaenjers (2009) tìm thấy mối quan hệ tích cực giữa tôn giáo và tiết kiệm giữa người Hà Lan và cho rằng giáo lý tôn giáo khuyến khích tiết kiệm có thể là một yếu tố quan trọng. Những nghiên cứu về nhân tố này đã chỉ ra ảnh hưởng tiêu cực của nó tới rất nhiều khía cạnh như hiểu biết tài chính, tình hình tài chính hay hành vi tài chính. Ví dụ, Brown (2011) tìm ra rằng người có cảm xúc tiêu cực cùng với sự thất vọng thường có khoản nợ lớn cũng như giữ ít tài sản hơn khi nghỉ hưu. Mối quan hệ giữa sự bất lực và kiến thức về tài chính có thể tác động ngược chiều, khi kiến thức về tài chính kém có thể dẫn tới cảm giác bất lực. Tại Việt Nam, một nghiên cứu được thực hiện bởi Ngân hàng Thế giới (WB), tiến hành đo lường hiểu biết tài chính của sinh viên của các trường đại học ở Hà Nội trên ba khía cạnh: kiến thức tài chính, kỹ năng tài chính và hành vi tài chính, trong đó phần thái độ tài chính ảnh hưởng đến việc ra quyết định được gộp vào phần hành vi tài chính. Nghiên cứu này cho thấy mức độ hiểu biết tài chính cá nhân của sinh viên trên địa bàn Hà Nội đang ở mức trung bình - kém. Kết quả này phù hợp với kết quả khảo 466
  5. KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2018 VÀ TRIỂN VỌNG NĂM 2019 Hướng tới chính sách tài khóa bền vững và hỗ trợ tăng trưởng sát sinh viên tại Trường Đại học phía Nam Mississppi trong nghiên cứu của Floyd (2015) hay nghiên cứu của Nidar & Sandi (2012) tại Trường Đại học Padjadjaran của Indonesia. Tác giả Nguyễn Thị Hải Yến (2015) khi áp dụng bài kiểm tra khách quan để đo lường trình độ hiểu biết về tài chính của sinh viên đại học tại Việt Nam cho thấy giới tính, nơi cư trú, lĩnh vực học tập, kinh nghiệm học tập, tỷ lệ phụ thuộc tài chính của sinh viên vào gia đình và nhu cầu của sinh viên về giáo dục có ảnh hưởng đáng kể đến trình độ hiểu biết tài chính của họ ở mọi cấp độ. Hầu hết các sinh viên có chuyên ngành liên quan đến lĩnh vực kinh tế đã được học về kiến thức tài chính cơ bản trong những năm đầu tiên và ngay cả đối với sinh viên không phải chuyên ngành kinh tế, kiến thức tài chính của họ cũng có thể được cải thiện trong quá trình học do nhu cầu học về tài chính ngày càng tăng để tham gia thị trường tài chính sau khi tốt nghiệp. Một yếu tố quan trọng khác quyết định đến kiến thức tài chính của sinh viên là nhu cầu hiểu biết tài chính. Tuy nhiên, chỉ có 50% sinh viên tham gia có nhu cầu này. Có thể thấy rằng vẫn còn rất ít các nghiên cứu trong nước về vấn đề tài chính cá nhân và còn một số khoảng trống nghiên cứu. Thứ nhất, nhiều tác giả trên thế giới đã nghiên cứu hiểu biết về tài chính cá nhân cũng như các nhân tố tác động đến nó. Tuy nhiên, hầu hết các đề tài nghiên cứu đều phân tích ở các quốc gia có nền giáo dục phát triển, nơi mà ở bậc đại học các sinh viên đã được đi thực tập rất sớm. Trong khi đó, ở Việt Nam, nền giáo dục đại học vẫn mang nặng tính lý thuyết, còn ít các mô hình thực hành cho sinh viên, đặc biệt là về mảng tài chính. Sinh viên Việt Nam có ít trải nghiệm thực tế về tài chính trước khi lên đại học, và hầu như chưa tự chủ tài chính khi học đại học. Vì vậy, các nhân tố ảnh hưởng đến hiểu biết về tài chính cá nhân ở Việt Nam có thể có sự khác biệt so với các nghiên cứu quốc tế. Thứ hai, đã có một số đề tài nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến hiểu biết về tài chính cá nhân của sinh viên Việt Nam, nhưng chưa có đề tài nghiên cứu về ảnh hưởng của việc đi làm thêm của sinh viên, mặc dù trên thế giới đã có rất nhiều công trình nghiên cứu ảnh hưởng của nhân tố này (M. Danes and Tahira (1987), Alexandra et al (2014)). Vì vậy, việc đưa thêm nhân tố việc làm thêm sẽ đem lại góc nhìn khác về giáo dục tài chính trong các trường đại học ở Việt Nam.  3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Mô hình và giả thuyết nghiên cứu Mức độ hiểu biết về tài chính cá nhân được đo bằng cách sử dụng một bộ câu hỏi để đo lường khả năng tính toán và sự hiểu biết tài chính cá nhân cơ bản như giá trị thời gian của tiền, lạm phát và giả cả, rủi ro đầu tư, vai trò của đa dạng hóa trong việc 467
  6. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA giảm rủi ro nguy cơ. Dựa trên bộ câu hỏi gốc của OECD đã được nhóm tác giả sửa đổi cho phù hợp với tình hình Việt Nam. Nhóm đã đưa ra 25 câu hỏi khảo sát sơ bộ đánh giá kiến thức tài chính ở mức độ cơ bản (các câu hỏi không quá khó và chuyên sâu để những sinh viên không học khối ngành kinh tế cũng có thể trả lời được). Mô hình nghiên cứu dựa trên mô hình trong cuốn sách “Quản lý tài chính cá nhân và khởi nghiệp” của Nguyễn Đăng Tuệ và Đinh Thị Thanh Vân, sau đó hiệu chỉnh cho phù hợp với mục đích của nhóm để kiểm định hai cặp giả thuyết sau đây: Cặp giả thuyết 1 H01: Không có sự khác biệt đáng kể về mức độ hiểu biết tài chính cá nhân của sinh viên đại học giữa nam và nữ H11: Có sự khác biệt đáng kể về mức độ hiểu biết tài chính cá nhân của sinh viên đại học giữa nam và nữ Cặp giả thuyết 2 H02: Không có sự khác biệt đáng kể giữa mức độ hiểu biết tài chính cá nhân của sinh viên đại học chưa từng đi làm thêm và đã/đang đi làm thêm. H12: Có sự khác biệt đáng kể giữa mức độ hiểu biết tài chính cá nhân của sinh viên đại học chưa từng đi làm thêm và đã/đang đi làm thêm Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng lên hiểu biết tài chính của sinh viên, tuy nhiên trong phạm vi hạn chế, bài viết tập trung vào sự ảnh hưởng của hai yếu tố là “giới tính” và “kinh nghiệm đi làm thêm của sinh viên” vì hai yếu tố này chưa có sự thống nhất trong kết quả về xu hướng tác động đến hiểu biết tài chính của các nghiên cứu trước đây, đó là lý do nhóm tác giả đi sâu phân tích tác động của hai nhân tố này. 3.2. Dữ liệu nghiên cứu Dữ liệu sử dụng trong bài nghiên cứu là dữ liệu sơ cấp, được khảo sát trực tiếp từ sinh viên các trường trong địa bàn Hà Nội. Trong đó có 44.7% là nữ và 55,3% là nam, tham gia trả lời câu hỏi, được thể hiện cụ thể qua bảng sau Số lượng Phần trăm 0 (Nữ) 21 44.7 1 (Nam) 26 55.3 Tổng 47 100.0 468
  7. KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2018 VÀ TRIỂN VỌNG NĂM 2019 Hướng tới chính sách tài khóa bền vững và hỗ trợ tăng trưởng Ngoài ra, tỷ lệ sinh viên chưa từng đi làm thêm và đã/đang đi làm thêm, tỷ lệ giữa sinh viên khối ngành kinh tế và ngoài khối ngành kinh tế cũng được thể hiện trong bảng dưới đây Tình trạng học hành và công việc hiện nay của anh/chị? Số lượng Phần trăm 1 (Chưa từng đi làm thêm) 20 42.6 2 ( Đã và đang đi làm thêm) 27 57.4 Tổng 47 100.0 Ngành mà anh/chị đang theo học Số lượng Phần trăm 1 (Không thuộc khối ngành kinh tế) 21 44.7 2 (Thuộc khối ngành kinh tế) 26 55.3 Tổng 47 100.0 Đây là nghiên cứu sơ bộ nên số lượng quan sát dự kiến là 50 quan sát với phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản, các phiếu câu hỏi được phát online trên mạng với sự chia sẻ nhiệt tình của các sinh viên cũng như được phát trực tiếp ở khu vực xung quanh các trường. Tuy đây chỉ là nghiên cứu sơ bộ, số lượng quan sát còn bé và chưa thể đại diện cho toàn bộ sinh viên Hà Nội nhưng nhóm nghiên cứu đã có thể đưa ra những kết luận ban đầu. Số phiểu trả lời hợp lệ được thu về là 47 phiếu tương ứng 94%. 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1. Mức độ hiểu biết tài chính cá nhân của sinh viên Phiếu điều tra bao gồm 25 câu hỏi trong đó có 20 câu hỏi tổng quát về hiểu biết tài chính nói chung và 5 câu hỏi tính toán nhằm đánh giá việc ra các quyết định tài chính phù hợp. Đa số các câu hỏi đều chỉ khảo sát kiến thức tài chính ở mức độ cơ bản vì có những sinh viên không thuộc khối ngành kinh tế, 3 câu hỏi ở mức độ khó và cần có kiến thức về tài chính chuyên sâu. Với những câu hỏi tổng quát về hiểu biết tài chính nói chung người được hỏi sẽ được kiểm tra về các kiến thức về bảo hiểm, lãi suất, tỷ giá, thuế,... Các câu hỏi này đánh giá kiến thức nền tảng về tài chính ở mức cơ bản theo đó người được hỏi nếu đã đọc qua thì có thể trả lời dựa trên những suy nghĩ, lập luận và hiểu biết đời sống hàng ngày. Các câu hỏi về tính toán và ra quyết định thì sẽ 469
  8. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA khó hơn so với câu hỏi về hiểu biết cơ bản do người được hỏi phải vận dụng những hiểu biết cùng với việc tính toán để ra quyết định. Sau đây là kết quả đánh giá mức độ hiểu biết tài chính nói chung của sinh viên: Std. N Min Max Mean Shapiro-Wilk Deviation Statistic Statistic df Sig. Điểm 47 6 25 14.36 4.440 .981 47 .614 Qua bảng trên ta có thể thấy số điểm về hiểu biết tài chính cá nhân của sinh viên có phân phối chuẩn qua kiểm định Shapiro-Wilk (vì mẫu có N
  9. KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2018 VÀ TRIỂN VỌNG NĂM 2019 Hướng tới chính sách tài khóa bền vững và hỗ trợ tăng trưởng Group Statistic Giới tính của Điểm trung người được N Độ lệch chuẩn Sai số chuẩn bình khảo sát Nữ 21 15.9 3.793 0.828 Điểm Nam 26 13.12 4.598 0.902 Independent Samples Test Levene’s Test for T-test for Equality of Means Equality of Variances Sig. Mean Std. Error F Sig. t df (2-tailed) difference Difference Giả định phương sai .872 .356 2.232 45 .031 2.789 1.250 bằng nhau Điểm Giả định phương sai 2.279 44.970 .027 2.789 1.224 không bằng nhau Dựa theo bảng Group statistic có thể thấy nữ giới có số điểm trung bình hiểu biết tài chính cao hơn nam giới một chút (15.9 so với 13.12). Thông qua kiểm định T-test có thể thấy giá trị Sig. (2-tailed) bằng 0.027 nhỏ hơn 0.05 dẫn đến có sự khác biệt có ý nghĩa về trung bình của 2 giới tính, bác bỏ giả thuyết H01. Như vậy, có sự khác biệt đáng kể giữa mức độ hiểu biết tài chính cá nhân của sinh viên đại học giữa nam và nữ, mà cụ thể ở đây là nữ giới có hiểu biết tài chính hơn nam giới. Điều này là trái ngược với các nghiên cứu của Kharchenko & Olga (2011), Al- Tamimi & Hussain (2009), Arrondel & cộng sự (2013),… đã chỉ ra rằng nam giới quản lý tài chính tốt hơn nữ giới. Sự khác biệt này có thể được giải thích bởi quyền bình đẳng giới trong xã hội ngày nay, khi mà nữ giới hầu như bình đẳng với nam giới trong mọi phương diện. Phụ nữ ngày nay đã nắm giữ nhiều vị trí quan trọng trong xã hội thay vì đóng vai trò hậu phương chăm sóc gia đình. Số liệu thống kê năm 2017 cho thấy nữ giới chiếm 60% tổng số lao động ngành Ngân hàng Việt Nam cũng như tỷ lệ CEO là nữ của Việt Nam là cao nhất trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. 471
  10. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA 4.3. Giả thiết về sự khác biệt đáng kể giữa mức độ hiểu biết tài chính cá nhân của sinh viên đại học chưa từng đi làm thêm và đã/đang đi làm thêm Nhằm xác lập được cấp độ khác biệt trong nhận thức về tài chính cá nhân của sinh viên đại học dựa trên việc đi làm thêm, tác giả xử lý dữ liệu bằng kiểm định Independent Samples T-Test với phần mềm SPSS 22 và thu được kết quả như bảng: Group Statistics Tình trạng học hành và công Điểm trung bình Std. Deviation Std. Error Mean việc hiện tại Điểm Chưa đi làm thêm 15.96 3.747 .721 Đã và đang đi 12.20 4.467 .999 làm thêm Independent Samples Test Levene’s Test for Equality of t-test for Equality of Means F Variances Sig. Mean Std. Error Sig. t df (2-tailed) Difference Difference Giả định phương sai 1.472 .231 3.137 45 .003 3.763 1.200 bằng nhau Điểm Giả định phương sai 3.054 36.679 .004 3.763 1.232 không bằng nhau Bảng Group statistics chỉ ra những sinh viên chưa từng đi làm thêm có điểm số hiểu biết tài chính trung bình cao hơn những sinh viên đã và đang đi làm thêm (điểm trung bình 15.96 so với 12.20). Kết quả ở bảng Independent Samples Test chỉ ra Sig. (2-tailed) bằng 0.04 nhỏ hơn 0.05 dẫn đến có sự khác biệt có ý nghĩa về trung bình của hai nhóm sinh viên. Bác bỏ giả thuyết H02, kết luận có sự khác biệt đáng kể giữa mức độ hiểu biết tài chính cá nhân của sinh viên đại học chưa từng đi làm thêm và đã/ đang đi làm thêm. Theo kết quả khảo sát, đa số các sinh viên thường đi làm thêm những công việc lao 472
  11. KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2018 VÀ TRIỂN VỌNG NĂM 2019 Hướng tới chính sách tài khóa bền vững và hỗ trợ tăng trưởng động chân tay như phục vụ bàn, chạy xe..., trong khi số lượng sinh viên có cơ hội đi thực tập hay đi làm ở các công ty liên quan đến tài chính là rất ít. Hầu như sinh viên có tư tưởng kiếm tiền trang trải cho cuộc sống hơn là tích lũy kinh nghiệm hay học hỏi về tài chính. Trong khi đó những sinh viên không đi làm thêm sẽ có nhiều thời gian hơn để tìm hiểu về các tin tức về tài chính như xem thời sự, bản tin hoặc tham gia các khóa học về tài chính, đặc biệt là các sinh viên khối ngành kinh tế - tài chính. Lê Thẩm Dương từng đưa ra quan điểm về vấn đề này: “Sinh viên Việt Nam không nên đi làm thêm, đừng tự lừa dối bản thân vì tiền không làm cho các bạn giàu thêm và kinh nghiệm không phải chỉ làm thêm mới có”. 5. MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ Kết quả từ khảo sát sơ bộ cho thấy hiểu biết tài chính của sinh viên là khá (trung bình 14/25 câu trả lời đúng), điều này có phần không thống nhất với các công bố trước đây về tình trạng hiểu biết tài chính của Việt Nam. Cụ thể, cuộc điều tra của Standard & Poor năm 2014 về mức độ hiểu biết tài chính cho thấy Việt Nam ở vị trí thấp hơn nhiều so với các nước cùng khu vực bởi chỉ 25% dân số trưởng thành có năng lực hiểu biết tài chính. Thêm vào đó, Nguyễn Trúc Lê (2018) cho rằng: “Hiện nay, chỉ số phổ cập tài chính của Việt Nam chỉ đạt 21,28 điểm, xếp thứ 112/176 trên toàn thế giới và đứng ở vị trí 22/37 quốc gia đang phát triển tại châu Á. Những hạn chế về hiểu biết tài chính của phần lớn người dân đã trực tiếp ảnh hưởng tới việc tiếp cận các sản phẩm và dịch vụ tài chính của họ”. Nghiên cứu sơ bộ này là mới chỉ dừng ở mức thu thập số liệu từ 47 câu trả lời của sinh viên các trường đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội, kết quả chưa mang tính khái quát cho đặc điểm của sinh viên trên cả nước, nhưng nó cũng phần nào phản ánh sự hiểu biết của sinh viên trên lĩnh vực tài chính, khi mà Hà Nội là nơi tập trung của nhiều trường đại học và những trường đại học uy tín nhất trên cả nước. Các nghiên cứu tiếp theo sẽ mở rộng số lượng khảo sát cũng như phạm vi để khắc phục hạn chế này, thêm vào đó, nhóm tác giả cũng nghiên cứu nâng cao chất lượng câu hỏi để tăng thêm tính chính xác cho kết quả nghiên cứu. Khuyến nghị Hàm ý với sinh viên Để cải thiện mức độ hiểu biết tài chính, sinh viên cần hiểu được tầm quan trọng của kiến thức tài chính không chỉ với bản thân mà còn với tổng thể nền kinh tế. Nắm được vai trò này, sinh viên sẽ có được ý thức chủ động học hỏi các kiến thức, kỹ năng 473
  12. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA về tài chính, từ đó nâng cao hiểu biết của chính mình. Các sinh viên chuyên ngành kinh tế cần nắm vững những kiến thức tài chính cơ bản để áp dụng phục vụ đời sống, mặt khác không ngừng trau dồi các kiến thức thực tiễn, các hiện tượng tài chính, kinh tế mới lạ. Đối với các sinh viên ngoài ngành, mặc dù không được trực tiếp giáo dục các kiến thức, kỹ năng về tài chính, song không nên vì thế mà bỏ qua, không học hỏi bởi vì những kiến thức về tài chính cá nhân là vô cùng thiết thực, nó ảnh hưởng trực tiếp đến tình trạng tài chính của mỗi cá nhân, vì nếu không có đủ kiến thức về tài chính, sinh viên rất dễ đưa ra những quyết định sai lầm, từ đó có nguy cơ bị rơi vào khủng hoảng tài chính cá nhân. Để đưa ra các quyết đinh đúng đắn, sinh viên cần có kiến thức, các kỹ năng cơ bản về tài chính, đồng thời biết dự đoán, lên kế hoạch cho tương lai. Bên cạnh đó, hằng năm có rất nhiều các cuộc thi hay và thú vị về kiến thức kinh tế, tài chính tổ chức cho sinh viên như Go Finance, I Invest, Bản lĩnh nhà đầu tư,… Khi tham gia vào các cuộc thi này, sinh viên có cơ hội giao lưu học hỏi kiến thức và nhận về cho mình những trải nghiệm quý báu. Hàm ý với nhà trường Kinh nghiệm từ các nước phát triển trên thế giới cho thấy giáo dục đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong sự phát triển của mỗi quốc gia, vì vậy giải pháp để nâng cao kiến thức tài chính của sinh viên là cần đưa việc đào tạo các kiến thức này vào chương trình giáo dục nhằm trang bị các kiến thức cơ bản cho học sinh, sinh viên. Nhà trường có thể mở các khóa học miễn phí giảng dạy các kiến thức về kinh tế tài chính trong một thời gian ngắn vừa đủ để sinh viên có một kiến thức cơ bản về kinh tế tài chính, hoặc có thể tổ chức các chương trình trải nghiệm thực tế về tài chính cho sinh viên, bên cạnh đó, cần có sự liên kết giữa các trường đại học để thuận tiện hơn việc cải thiện chất lượng giáo dục. Hàm ý chính sách Chính phủ Việt Nam cần ban hành các chủ trương, chính sách nhằm tuyên truyền vai trò của tài chính cá nhân cũng như khuyến khích người dân tự nâng cao ý thức tài chính của chính mình. Chúng ta nên học kinh nghiệm của các nước phát triển, như thiết lập các trang web giáo dục kiến thức tài chính miễn phí, cử đại diện đi học hỏi kinh nghiệm từ các nước này, bên cạnh đó tuyên truyền vận động quần chúng nhân dân học hỏi các kiến thức kinh tế tài chính để dễ dàng quản lý chi tiêu và ra quyết định. Sự hậu thuẫn nhiệt tình của các cơ quan ban ngành chính là động lực mạnh mẽ cho toàn thể người dân nói chung cũng như sinh viên nói riêng học tập các kiến thức về 474
  13. KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2018 VÀ TRIỂN VỌNG NĂM 2019 Hướng tới chính sách tài khóa bền vững và hỗ trợ tăng trưởng kinh tế tài chính. Quan trọng hơn, Chính phủ cần có một tầm nhìn dài hạn, một chiến lược giáo dục tài chính để cụ thể hóa mục tiêu phổ cập giáo dục tài chính này. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bashir, T. và cộng sự (2013) Financial literacy and influence of psychological factors) European Scientific Journal, vol.9, No.28. 2. Chen, H. & Volpe, Ronald P. (1998) “An Analysis of Personal Financial Literacy Among College Students”. 3. Chen, H. & Volpe, Ronald P. (2002) “Gender differences in personal financial literacy among college students” , Financial Services Reviews 11, pages 289-307. 4. Danes, Sharon M. & Hira, Tahira K. (1987) “Money Management Knowledge of College Students”, Journal of Student Financial Aid, Volume 17, Issue 1, Article 1. 5. Diana J. Beal & Sarath B. Delpachitra (2003) “Financial Literacy Among Australian University Students”, Economic Papers, The Economic Society of Australia, Vol. 22(1), pages 65-78. 6. Deventer,Marko V. & Klerk, Natasha D. (2016), “African generation Y students’ perceived personal financial management skills”, The social science research society. 7. Floyd, Emma (2015), “Measuring Financial Literacy: A comparative study across two collegiate groups” retrieved on 16th March 2019, from https://aquila.usm.edu/honors_ theses/314. 8. Huston, Sandra J. (2010) “Measuring financial literacy”, the journal of consumer affairs, volume 44, issue 2, pages 296-316. 9. Hahn, J. và cộng sự (Financial Literacy of Korean High School Students) retrievedon March 16th 2019 from https://bitly.vn/ypt. 10. Ibrahim, Harun, and Isa (2009), “Study on Financial Literacy of Malaysian Degree Students” Cross-cultural Communication ISSN 1712-8358 Vol.5 No.4 2009 11. Jorgensen, Bryce L. & Salva, J. (2010), “Financial Literacy of Young Adults: The Importance of Parental Socialization”, family relations, volume 59 issue 4, pages 456- 478. 12. Lursardi, A. & Mitchell, Olivia S. & Curto, V. (2010), “Financial Literacy among the Young”, The Journal of Consumer Affairs, Volume 44, Issue 2 pages 358-380. 13. Luksander, A. và cộng sự (Analysis of the Factors that Influence the Financial Literacy of Young People Studying in Higher Education) Public Finance Quarterly 2014/2, pages 475
  14. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA 220-241. 14. Masud J. (2004) “Financial behaviour and problems among university students: Need for financial education”, Journal of personal finance. 15. Nidar, Sulaeman R. & Bestari, S. (2012), “Personal Financial Literacy Among University Students (Case Study at Padjadjaran University Students, Bandung, Indonesia)”, world journal of social sciences, vol 2 no4 pages 162-171. 16. Nguyễn Thị Hải Yến (2016) (Valuate Financial Literacy of Vietnamese Students in Higher Education and Its Determinants – The need of Financial Education) . 17. Nguyễn Đăng Tuệ & Đinh Thị Thanh Vân (2018), Quản lý tài chính cá nhân và khởi nghiệp, Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật, Hà Nội. 18. Sabri, Mohamad F. và cộng sự (2010), “Childhood consumer experience and the financial literacy of college students in Malaysia”, Family & consumer science, volume 38, issue 4 pages 455-467 19. Sabri, Mohamad F. và cộng sự (2012), “Financial well-being of Malaysian college students, aisan education and development studies”. 20. Shaari, Noor A. và cộng sự (2013), “Financial literacy: A study among the university students”, interdisciplinary journal of contemporary research in business, vol 5 no 2. 21. Tennyson, S. & Nguyen, C. (2001) “State curriculum mandates and student knowledge of personal finance”, The journal of consumer affairs, Volume 35, Issue 2, pages 241-262. 22. Thapha, B., S. (2015) financial literacy in nepal: survey analysis from college students, NRB Economic Review 27 (1), 49-74. 23. Dr. Taqadus Bashir và cộng sự (2013) “Financial literacy and influence of psychological factors” 24. Murphy, John L., Psychosocial Factors and Financial Literacy (2013). Social Security Bulletin 73(1): 73-81 476
nguon tai.lieu . vn