Xem mẫu

  1. NHẬN THỨC CỦA SINH VIÊN VỀ VIỆC “SỐNG THỬ” Lê Thị Bích Diệu, Phạm Thị Thắm, Nguyễn Chiệu Vỉ, Nguyễn Thị C m Thơ, Nguyễn Thị Thu Sâm Khoa Tài chính - Thương mại, Trường Đại học Công nghệ TP.HCM GVHD: ThS. Hồ Huỳnh Tuyết Nhung TÓM TẮT Cuộc sống ngày càng hiện đại cả về phong cách và lối sống nên suy nghĩ của sinh viên ngày càng bắt kịp với thời đại hơn. Tình yêu là thứ tình cảm tốt đ p, thiêng liêng của lứa đ i nhưng ngày nay cùng với sự du nhập văn hoá của các nước phương Tây đang dần đánh mất đi phong tục của người Việt Nam xưa. Theo phong tục của người Việt Nam xưa, những đ i trai gái chỉ được sống chung như vợ chồng sau khi đã kết hôn. Nhưng hiện nay tại Việt Nam việc sống thử của sinh viên nói chung và việc sống thử của sinh viên nói riêng ngày càng được phổ biến. Vậy chúng ta nhìn nhận vấn đề này như thế nào? Việc sống thử của sinh viên đem lại những lợi ích và tác hại gì? Câu trả lời đã và đang trở thành một vấn đề nóng hổi của toàn xã hội. Để hiểu rõ hơn về vấn đề “sống thử”, chúng ta sẽ tiến hành tìm hiểu “thực trạng sống thử của sinh viên hiện nay”. Từ đó đưa ra những mặt tích cực và tiêu cực của vấn đề này để có những cái nhìn đúng đắn hơn về “sống thử”. Từ khoá: cuộc sống, nhận thức, sinh viên, sống thử, tình yêu. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Có thể nói “sống thử” đang là xu hướng phổ biến trong lối sống của sinh viên hiện nay, các bạn có cách nghĩ, lối sống hiện đại hơn và có quan niệm về giới tính thoáng hơn trước đây. Lối sống thử trong xã hội hiện nay đã thể hiện phần nào đó lối sống “tây hoá” của một bộ sinh viên trong đó có cả sinh viên, phần lớn sinh viên đang sống phụ thuộc vào nguồn trợ cấp của gia đ nh, đồng thời còn lo công việc học tập của tương lai. Nhiều nguời cho rằng nếu sẵn sàng và đủ trách nhiệm rồi thì có thể sống thử truớc hôn nhân, nhưng mình thấy khái niệm thế nào là sẵn sàng? Là đã có đủ trách nhiệm để chịu tất cả những hậu quả xảy ra? Nhiều bạn trẻ cứ tựa vào những lời có cánh của đối phuơng và "niềm tin nội tâm" để bao biện cho việc sống thử để tìm hiểu hơn về nhau tiền hôn nhân. Nhưng quả thực khi đã là "thử" thì chắc chắn có suy nghĩ về sự lựa chọn và chưa vững trách nhiệm bằng những sự ràng buộc hôn nhân. Nếu tỷ lệ thành công thì rất tốt nhưng nếu có thất bại, điều đó thực sự tệ, gây ảnh huởng lớn tới tâm lý sau này. Nên suy nghĩ kĩ và lường trước hướng giải quyết. Sống thử là vấn đề cũng xuất hiện khá lâu trong xã hội, và sống thử chiếm đa số trong sinh viên. Xã hội ngày càng phát triển và dường như sống thử là một xu hướng đối với các cặp trai gái muốn trải nghiệm cuộc sống hôn nhân trước khi kết hôn. Chỉ cần các bạn biết bảo vệ 1502
  2. bản thân và có trách nhiệm thì mình nghĩ việc sống thử không đến nỗi là quá "tệ" như nhiều người thường nghĩ. Nhưng thực sự thì tỷ lệ kết hôn sau khi sống chung thì rất thấp. 2 THỰC TRẠNG NHẬN THỨC CỦA SINH VIÊN VỀ VIỆC “SỐNG THỬ” Sống thử hay sống thử trước hôn nhân là một cụm từ thường được truyền thông Việt Nam, đặc biệt là báo mạng, dùng để chỉ một hiện tượng xã hội, theo đó các cặp đ i có tình cảm về sống chung với nhau như vợ chồng, nhưng chưa tổ chức hôn lễ cũng như đăng ký kết hôn. So với những đ i vợ chồng thực sự, các cặp sống thử không được pháp luật cũng như xã hội thừa nhận (vì không có thủ tục đăng ký kết hôn), do đó các cặp đ i sống thử không chịu bất kỳ sự ràng buộc nào với nhau về nghĩa vụ gia đ nh cũng như trách nhiệm trước các quy định của luật Hôn nhân, điều này dẫn đến những hậu quả tiêu cực khó lường được. Ở một góc độ nào đấy có thể xem như “sống thử” là một chiêu bài để thử nghiệm. Nếu xem “sống thử” như sống thật thì đây là cơ hội để trải nghiệm, để tích luỹ cho việc xây dựng cuộc sống hôn nhân bền vững sau này. Sống thử không có trong truyền thống người Việt Nam. Nó là một xu hướng xảy ra ở châu Âu vào thời kỳ giải phóng tình dục. Sau thời gian thoái trào, người châu Âu đã quay trở lại với cuộc sống hôn nhân bền vững. Trung tâm Truyền thông Giáo dục Sức khỏe tại TP. HCM ở buổi báo cáo chuyên đề đã đề cập có 7,3% sinh viên sống thử trong tổng 550 sinh viên được điều tra. Tỷ lệ sống thử ở sinh viên đến từ thành thị, nông thôn, sống ở nhà trọ hay ký túc xá là khá phổ biến. Có 43,7% sinh viên “sống thử” cho rằng, được sự đồng ý của gia đ nh, 54,6% sinh viên đó sống thử trên 1 năm. 100% sinh viên “sống thử” có quan hệ tình dục, nhưng chỉ có 61% sử dụng biện pháp tránh thai. Khi có thai, có 38% chọn giải pháp nạo phá thai, còn 62% lựa chọn quyết định cưới. Để tìm hiểu ảnh hưởng của các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định “sống thử” của sinh viên hiện nay, nhóm tác giả đã tiến hành cuộc khảo sát với 400 bạn sinh viên đến từ các trường đại học tại TP.HCM, và thu về 375 phiếu khảo sát hợp lệ với kết quả được tóm tắt ở bảng như sau. Bảng 1. Yếu tố ảnh hưởng đến quyết định “sống thử” của sinh viên hiện nay Không Các ếu ố ảnh hưởng đến qu ế định “sống hử” Đồng STT đồng củ sinh i n (%) (%) 1 h ng có l do nào hết, chỉ đơn giản là yêu 33,90 66,10 2 V người đó có phẩm chất đạo đức tốt 78,10 21,90 3 V người đó giỏi, tài năng 44,20 55,80 4 Vì người đó ngoại h nh đ p, ưa nh n 42,10 57,90 5 V người đó biết uan tâm, chia sẻ, đồng cảm 83,30 16,70 6 Để có được sự thoả mãn về t nh dục 14,60 85,40 7 Để có được sự an toàn về vật chất 10,30 89,70 1503
  3. Không Các ếu ố ảnh hưởng đến qu ế định “sống hử” Đồng STT đồng củ sinh i n (%) (%) 8 Để có người chia sẻ buồn vui và giúp đỡ 61,40 38,60 9 V bố m /bạn b /người uen nhận x t tốt về người đó 17,20 82,80 10 uốn trải nghiệm t nh cảm giống như bạn b 29,60 70,40 Nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng nhận thức sống thử của sinh viên hiện nay Nguyên nhân của lối sống mới mẻ này là kết quả của sự vận động xã hội, là xu hướng tất yếu của sinh viên hiện đại, không cưỡng lại được. Sự tất yếu này được thúc đẩy bởi 04 nguyên nhân trực tiếp: Thứ nhất, là điều kiện kinh tế của cả bạn nam và bạn nữ chưa cho phép họ làm đám cưới, mua nhà, tổ chức đời sống gia đ nh. Thứ hai, đa số bạn trẻ sống chung trước hôn nhân đều ở xa gia đ nh, xa sự quản lý của bố m nên có thể sống theo ý mình. Thứ ba, là đ i nam nữ bị thúc đẩy bởi nhu cầu tình dục cần được thoả mãn. Thứ tư, là muốn có nhiều thời gian bên nhau, muốn được quan tâm, chăm sóc và chia sẻ với nhau trong cuộc sống. Bên cạnh những nguyên nhân cơ bản dẫn đến nhận thức về việc sống thử, thì chúng ta cùng nhìn nhận lại những vấn đề mà các bạn sinh viên đang nhận thức về việc sống thử. Sống thử để tiết kiệm. Đây là nguyên nhân mà hầu hết các cặp đ i đã từng sống thử đều đưa ra. Xét về khía cạnh kinh tế, lý do này rất hợp lý với cuộc sống của sinh viên. Bởi vậy cái nguyên nhân sống thử để tiết kiệm được ra đời nhưng đó không phải là nguyên nhân mấu chốt để họ chuyển tới sống chung với nhau. Nói chung là sống thử để tiết kiệm là đúng cho các cặp đ i có ý chí và sự định hướng cho tương lai một cách rõ ràng. Họ có nhận thức đúng đắn về việc sống thử. Như vậy, nếu biết tận dụng mặt tích cực lý do “sống thử để tiết kiệm” thì đây sẽ là cơ hội cho tất cả các sinh viên có thể bớt đi gánh nặng về kinh tế cho cả họ và cho cả gia đ nh cũng như xã hội. Sống thử là do xa gia đình, thiếu sự quản lý của ba mẹ. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc sống thử có thể là do cuộc sống xa nhà, không có cha m ở bên, do thiếu thốn tình cảm. Cũng có thể là do bản thân thích ăn chơi, đua đòi, do lối sống buông thả, do gia đ nh không hạnh phúc, thường xuyên bị cha m chửi mắng hoặc do cha m không quan tâm tới con cái. Cũng có thể là do sự xâm nhập của văn hóa phương Tây vào Việt Nam. Cũng có thể sống thử là do trào lưu của sinh viên hiện nay, hoặc cũng có thể là do sống thử để tiết kiệm, để có nhiều thời gian bên nhau. Có nhiều bạn trẻ cho rằng, xã hội bây giờ việc sống thử là việc bình thường và có quan niệm dễ dãi trong chuyện sống thử. Cũng có thể do ảnh hưởng của các phương tiện truyền thông của các loại phim ảnh, của các băng đĩa mang tính chất đồi trụy. Cũng có thể là do tính chất tò mò của nhiều bạn 1504
  4. trẻ muốn thử cho biết. Sống thử có thể ở nhiều lứa tuổi nhưng tập trung chủ yếu ở sinh viên và công nhân đi làm. Có thể nói rằng sau khi sống thử mà các cặp đ i có thể đến với nhau và kết thúc bằng một cuộc sống hạnh phúc thì đó quả là một cái kết có hậu nhất và chắc rằng sẽ không có quá nhiều người phản đối việc sống thử trước hôn nhân làm gì. Sống thử là do nhu cầu tình dục. Và bây giờ, câu chuyện tình dục ở lứa tuổi sinh viên cũng tương tự. Có những đồng thuận nhưng có vẻ cũng thật nhiều sự lên án dành cho cách nghĩ, lối sống ấy. Tôi không nghĩ chuyện quan hệ tình dục ở lứa tuổi sinh viên là sớm hay muộn. Bởi lẽ sớm muộn là do góc nhìn của mỗi người. Nếu hai người yêu nhau thật lòng, chuẩn bị cho mình đủ kiến thức tối thiểu về tình dục an toàn, biết các biện pháp tránh thai và biết cách bảo vệ sức khỏe chính mình thì có gì là ghê gớm khi họ đồng ý “ uan hệ” cùng nhau. Sống thử vì cần có nhiều thời gian bên nhau. Trong muôn vàn lý do mà các cặp đ i sống thử với nhau đưa ra thì đây là lý do quan trọng nhất và thực tế nhất. Khi mới yêu nhau, hầu hết các cặp đ i thường cảm thấy hạnh phúc khi được bên người yêu. Họ thường chia sẻ những niềm vui và nỗi buồn hàng ngày trong cuộc sống của nhau. Bên người yêu cảm giác rất thoả mái, vui vẻ, và họ được là chính họ. Các bạn nữ thì muốn có được nuông chiều, muốn được sự quan tâm và sự chăm sóc từ đối phương khi họ thể hiện tình cảm với nhau. 3 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ Nhìn nhận theo góc độ tích cực. Có nhiều thời gian bên nhau hơn, dù bạn mệt mỏi đến thế nào sau mỗi ngày làm việc thì bạn sẽ cảm thấy vui vẻ và hạnh phúc khi có người chờ bạn vào cuối mỗi ngày. Bạn có thể hiểu rõ nhau hơn về sở thích, lối sống và nhiều điều khác của nhau. Bên cạnh đó, chia sẻ tài chính cũng là một ưu điểm của lối sống này, nhờ thế áp lực về tài chính sẽ đỡ nặng nề hơn. Sau thời gian sống chung sẽ hiểu được nhau kể cả về tính cách và lối sống của mỗi người, lúc đó sẽ quyết định có nên tiến tới nguyên nhân hay không? Nhìn nhận theo góc độ tiêu cực. Việc sống chung dưới một mái nhà trước khi kết hôn sẽ làm cho hôn nhân không còn thú vị và hấp dẫn nữa. Nếu mối quan hệ không thành thì hậu quả của việc chia tay có thể dẫn đến hậu quả rất nghiêm trọng đặc biệt là khi cả hai bỏ tiền đầu tư một tài sản chung nào đó. Cùng sống chung với một mái nhà nhưng tính cách của hai người lại không hợp nhau sẽ dẫn đến các cuộc tranh cãi nảy lửa và dần phá hỏng mối quan hệ. Ngoài ra, sống thử chưa hoàn toàn được chấp nhận với kiểu sống này vẫn là một vấn đề gây nhiều tranh cãi và bị mọi người dèm pha nhất là ở phái nữ. Ở phái nam, một phái thích sự chinh phục nhưng khi sống chung sẽ xảy ra nhiều vấn đề khiến cho phái nam chán và dễ làm rạn nứt mối quan hệ. Khi sống thử dễ xảy ra việc quan hệ trước hôn nhân, nhưng khi cả hai không biết cách phòng tránh sẽ dẫn đến có thai ngoài ý muốn gây nhiều hậu quả đáng tiếc về sau, không những vi phạm pháp luật mà còn ảnh hưởng đến việc sinh sản sau này của phái nữ. 1505
  5. Khuyến nghị giúp sinh viên nhận thức cuộc sống theo nhiều hướng khách quan. Đoàn, Hội, Nhà trường, Phường, Xã nên tuyên truyền, tổ chức các buổi ngoại khoá, giao lưu chia sẻ về sống thử để mọi người có cái nhìn khách quan về sống thử. Tư vấn, chia sẻ kinh nghiệm về các vấn đề về sống thử để việc sống thử trở nên lành mạnh, chính đáng, tránh gây những hậu quả vi phạm đạo đức, vi phạm pháp luật như: tư vấn sức khoẻ sinh sản, kinh nghiệm chi tiêu tài chính, giữ mối quan hệ hài hoà giữa hai người. Thường xuyên đọc thêm sách báo để rút ra các bài học kinh nghiệm từ những người sống thử đã làm trái pháp luật. Có trách nhiệm với quyết định sống thử của mình. Việc sống thử dù mục đích gì cũng không được vượt quá đạo đức và pháp luật. Và đặc biệt cần nên học hỏi về những kinh nghiệm phòng tránh có thai ngoài ý muốn khi quan hệ tình dục. Sống thử dần được xã hội nhìn nhận với con mắt thông cảm hơn. Thế nhưng đó cũng không phải là lý do để các bạn trẻ có thể đơn giản hóa chuyện này. Khi sống thử, sẽ có rất nhiều vấn đề không chỉ của riêng các bạn nữ. Các bạn nam cũng phải gánh chịu nhiều hậu quả. Các bạn trẻ đang yêu nên cân nhắc kỹ để không chỉ bảo vệ được tình yêu mà còn cả tương lai phía trước. Lựa chọn sống thử tốt hay xấu, hệ lụy ra sao do cách nhìn nhận của mỗi người. Khi họ đã quyết định chọn cách sống thử thì họ đã không quan tâm đến suy nghĩ và sự phán xét của người khác nên vấn đề có được xã hội công nhận ra sao với họ không quan trọng. Ở góc nhìn khách quan của nhóm tác giả sống thử trước hôn nhân cũng có những cái lợi đáng được quan tâm. Cụ thể, nếu sống thử với nhau trước sẽ giúp hai người nhận ra rằng mình có hợp để tiến tới hôn nhân hay là không? Bởi chỉ khi sống thử thì hai người mới có sự nhìn nhận về nhau một cách toàn diện nhất và giúp hai người hình dung được quan hệ hôn nhân sau này sẽ như thế nào. Nếu hợp thì tiến tới, nếu không thì chấm dứt trước sẽ hay hơn khi đã kết hôn rồi mới chấm dứt. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] An Thị Hồng Hoa (2013). Nhận thức của sinh viên về sống thử, Luận văn thạc sỹ Xã hội học, Học viện Khoa học Xã hội, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam. [2] Bùi Phương Thanh (2013). Định hướng giá trị hôn nhân của thanh niên theo đạo Thiên chúa ở Hà Nội hiện nay, Luận văn Thạc sỹ Xã hội học. [3] Cohan, B. và Orbuch, T (1995). Nhập môn xã hội học (Người dịch: Nguyễn Minh Hòa), Nxb. Giáo dục, Hà Nội. [4] David Popeno, (1991). Những biến đổi về gia đ nh ở Thủy Điển, Tạp chí Xã hội học, số 2/1991. tr 1-4- (Bản dịch của Đặng Bảo Khánh). [5] G. Endruweit và G. Trommsdorff (2002). (Bản dịch của Ngụy Hữu Tâm Nguyễn Hoài Bão). 1506
nguon tai.lieu . vn