Xem mẫu

  1. 68 LÝ LUẬN CHUNG VỀ KINH TẾ TƯ NHÂN Ở VIỆT NAM NHẬN THỨC CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM VỀ “KINH TẾ TƯ NHÂN” TS. Đinh Văn Trọng Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng TS. Ngô Minh Hiệp Trường THPT Lê Lợi - Gia Lai Tóm tắt: Vận dụng quan điểm của V.I.Lênin “coi nền kinh tế có cơ cấu nhiều thành phần là một đặc trưng của thời kỳ quá độ”, nên ngay từ khi đổi mới, Đảng Cộng sản Việt Nam coi “Kinh tế tư nhân” là một bộ phận cấu thành của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và của nền kinh tế nhiều thành phần. Đến Đại hội XII, Đảng ta có bước đột phá trong tư duy, coi “Kinh tế tư nhân” là một động lực quan trọng trong phát triển kinh tế đất nước. Từ khóa: Nhận thức, Đảng Cộng sản Việt nam, Kinh tế tư nhân AWARENESS OF THE VIETNAMESE COMMUNIST PARTY ABOUT "PRIVATE ECONOMY" Abstract: Applying the point of V.I.Lenin "considering the multi-component economy is a feature of the transition period".Therefore, as soon as the time of renovation, the Communist Party of Vietnam considers the "Private Economy" as a component parts of the socialist-oriented market economy and a multi-component economy. At the XII Congress, our Party made a breakthrough in thinking, considering "Private economy" as an important motivation in the nation's economic development. Keywords: Awareness, The Communist Party of Vietnam, Private economy MỞ ĐẦU Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (1986) của Đảng Cộng sản Việt N am được coi là một bước ngoặt thể hiện đổi mới tư duy lý luận kinh tế. Tại Đại hội, Đảng Cộng sản Việt N am đưa ra quyết định thực hiện chuyển dịch nền kinh tế từ kinh tế kế hoạch hoá tập trung quan liêu, bao cấp sang hoạch toán kinh doanh xã hội chủ nghĩa; từ nền kinh tế có một thành phần là kinh tế xã hội chủ nghĩa sang nền kinh tế nhiều thành phần, trong đó có kinh tế cá thể, tiểu chủ và kinh tế tư bản tư nhân. Qua hơn 30 năm đổi mới, sự nhận thức của Đảng Cộng sản Việt N am về “Kinh tế tư nhân” luôn được nhất quán, thống nhất và ngày càng hoàn thiện sâu sắc. Đây là cơ sở, điều kiện pháp lý quan trọng để thúc đNy khu vực “Kinh tế tư nhân” Việt N am phát triển, góp phần to lớn vào sự phát triển của nền kinh tế quốc dân.
  2. PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN Ở HẢI PHÒNG - VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 69 NỘI DUNG 1. Kinh tế tư nhân và vai trò của kinh tế tư nhân Trước đổi mới, trong nhận thức phát triển kinh tế, Đảng Cộng sản Việt N am chỉ tập trung xây dựng một nền kinh tế quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội với cơ cấu kinh tế một thành phần xã hội chủ nghĩa, gồm hai bộ phận: quốc doanh và tập thể, được quản lý theo cơ chế kế hoạch hóa tập trung, quan liêu, bao cấp. Các thành phần kinh tế còn lại, trong đó có “Kinh tế tư nhân” được xem là phi xã hội chủ nghĩa, nên nó được quy về diện sẽ cải tạo và loại bỏ, để tiến tới xây dựng một nền kinh tế thuần khiết. Do dó, thời kỳ này phạm trù “Kinh tế tư nhân” không có tồn tại trong lý luận và đời sống thực tiễn của nhân dân Việt N am. Bước sang thời kỳ đổi mới, nhận thức về “Kinh tế tư nhân” của Đảng Cộng sản Việt N am bắt đầu có sự thay đổi và được hoàn thiện, bổ sung qua các cương lĩnh xây dựng đất nước, văn kiện Đại hội Đảng, nghị quyết chuyên đề của Trung ương Đảng và trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội theo tiến trình phát triển của Lịch sử Đảng Cộng sản Việt N am. Kinh tế tư nhân Việt N am là khu vực kinh tế nằm ngoài khu vực kinh tế N hà nước (không bao gồm khu vực có vốn đầu tư nước ngoài), bao gồm kinh tế tư nhân phi tư bản và kinh tế tư nhân dưới hình thức phát triển là kinh tế tư nhân tư bản, dựa trên sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất. * Kinh tế tư nhân phi tư bản: là loại hình kinh tế không có quan hệ người thuê lao động và người lao động làm thuê, bao gồm kinh tế cá thể, tiểu chủ. Kinh tế của các hộ gia đình nông dân, những người kinh doanh và buôn bán nhỏ là kinh tế tư nhân phi tư bản. Kinh tế tư nhân tư bản có quan hệ người thuê lao động và người lao động làm thuê. N gười lao động làm thuê được người thuê lao động trả công lao động dưới nhiều hình thức khác nhau dựa vào kết quả sản xuất, kinh doanh. Các doanh nghiệp do các cá nhân (trong nước hay nước ngoài) cùng góp vốn (cổ phần) thuộc thành phần kinh tế tư nhân. Các doanh nghiệp liên doanh giữa nhà nước và tư nhân không hoàn toàn thuộc thành phần kinh tế tư nhân hay kinh tế nhà nước. Tuy nhiên, doanh nghiệp mà vốn nhà nước chiếm tỷ lệ chi phối thì có thể được xếp vào thành phần kinh tế nhà nước, ngược lại doanh nghiệp mà vốn tư nhân chiếm tỷ lệ chi phối thì có thể được xếp vào thành phần kinh tế tư nhân. Kinh tế ở nước ta hiện nay tuy có nhiều thành phần nhưng có thể quy về hai thành phần là kinh tế tư nhân và kinh tế nhà nước. * Kinh tế tư nhân dưới hình thức phát triển là kinh tế tư nhân tư bản: là loại hình kinh tế mà những người sản xuất hàng hóa nhỏ phải cạnh tranh với nhau, cạnh tranh thì dẫn đến tình trạng là: một số người kinh doanh có lãi thì ngày càng phát triển, mở rộng kinh doanh và phải thuê lao động và trở thành người thuê lao động; một số người kinh doanh thua lỗ thì phá sản và trở thành người lao đông làm thuê. N hư vậy, kinh tế tư nhân phi tư bản hàng ngày, hàng giờ phát triển thành kinh tế tư nhân tư bản. Ở Việt N am, “Kinh tế tư nhân” tồn tại dưới các hình thức như: doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần (không có hoặc có vốn nhà nước dưới 50%) và các hộ kinh doanh cá thể.
  3. 70 LÝ LUẬN CHUNG VỀ KINH TẾ TƯ NHÂN Ở VIỆT NAM Phát triển “Kinh tế tư nhân” là một vấn đề chiến lược lâu dài trong phát triển nền kinh tế nhiều thành phần định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt N am, nó góp phần quan trọng thực hiện thắng lợi nhiệm vụ trung tâm của đất nước là phát triển kinh tế - xã hội, công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nâng cao sức mạnh nội lực đất nước trong quá trình hội hội nhập kinh tế quốc tế. Sau hơn 30 năm đổi mới và chuyển đổi cơ cấu kinh tế, kinh tế tư nhân Việt N am đã hồi phục và phát triển nhanh chóng, đầy sinh lực với một sức bật mạnh mẽ. Vai trò của kinh tế tư nhân Việt N am được thể hiện ở những điểm đáng chú ý sau: Thứ nhất, “Kinh tế tư nhân” góp phần to lớn vào phát triển kinh tế đất nước. Trong năm 2016, khu vực kinh tế tư nhân đã trở thành nhân tố quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế của Việt N am. Khu vực tư nhân trong nước chiếm 38,6% GDP, và khu vực tư nhân nước ngoài (FDI) đóng góp 18,95% GDP [1, tr.30]. Vì vậy, khu vực tư nhân đang dần khẳng định vị thế là động lực chính cho những kết quả tăng trưởng kinh tế đáng khích lệ của Việt N am. Thứ hai, “Kinh tế tư nhân” góp phần thúc đNy thành lập mới các doanh nghiệp tư nhân. N ăm 1999, từ khi Luật doanh nghiệp ra đời giúp tháo gỡ những vướng mắc cho doanh nghiệp, số lượng doanh nghiệp đăng ký thành lập mới đã tăng mạnh với 14.500 doanh nghiệp. Đến năm 2016, 110.000 doanh nghiệp đã được đăng ký, và con số này đã tăng lên 126.800 vào năm 2017 [1, tr.23]. Thứ ba, “Kinh tế tư nhân” góp phần giải quyết một trong những thách thức lớn của Việt N am là tình trạng dư thừa lao động do quá trình tư nhân hóa và di cư của người lao động từ các vùng nông thôn ra thành thị. Các doanh nghiệp thuộc khu vực tư nhân trong nước đã tạo ra 5,98 triệu việc làm trong năm 2010, và con số này đã tăng lên tới 7,7 triệu người vào năm 2015. Với một xu thế tương tự, số việc làm được tạo ra bởi các doanh nghiệp FDI tăng từ 2,1 triệu vào năm 2010 lên đến 3,77 triệu vào năm 2015. Việc làm tạo ra bởi các hộ kinh doanh cũng tăng từ 7,4 triệu lên 7,89 triệu vào năm 2015. Tổng cộng trong năm 2015 có tới 19,47 triệu người lao động đang làm việc trong khu vực kinh tế tư nhân [1, tr.32]. Ngoài ra, khu vực “Kinh tế tư nhân” còn góp phần thúc đNy đất nước hội nhập kinh tế quốc tế. 2. Quá trình nhận thức của Đảng Cộng sản Việt Nam về “kinh tế tư nhân” Trước đổi mới, việc không thừa nhận sản xuất hàng hóa và cơ chế thị trường, không thừa nhận sự tồn tại của nền kinh tế nhiều thành phần, xây dựng nền kinh tế khép kín lại là những sai lầm lớn dẫn đến khủng hoảng kinh tế của đất nước. Trước những khó khăn đó, Đảng Cộng sản Việt N am luôn tìm tòi, khám phá những chính sách kinh tế phù hợp để thoát khỏi sự khủng hoảng, không chỉ về kinh tế. Hội nghị Bộ Chính trị khóa V, tháng 8/1986 được coi là bước đột phá trước đổi mới. Hội nghị xác định rõ cơ cấu kinh tế nhiều thành phần gồm “kinh tế quốc doanh”, “kinh tế tập thể”, “kinh tế gia đình”, “tư bản tư doanh”, công tư hợp danh”, “tiểu sản xuất hàng hoá”, “tư bản tư nhân”,“kinh tế tự nhiên, tự cấp tự túc” [4, tr. 231-235].
  4. PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN Ở HẢI PHÒNG - VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 71 Đến năm 1986, Đại hội VI của Đảng Cộng sản việt N am với đường lối đổi mới toàn diện đất nước đã đáp yêu cầu bức thiết của yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, đưa đất nước ra khỏi tình trạng khủng hoảng kinh tế - xã hội, xác định nhiệm vụ đổi mới và là vấn đề có ý nghĩa sống còn của cách mạng. Đảng thẳng thắn thừa nhận “những sai lầm nghiêm trọng và kéo dài về chủ trương, chính sách lớn, sai lầm về chỉ đạo chiến lược và tổ chức thực hiện,... đặc biệt là những sai lầm về chính sách kinh tế, là bệnh chủ quan duy ý chí, lối suy nghĩ và hành động giản đơn, nóng vội, chạy theo nguyện vọng chủ quan” [4, tr. 360]. Theo đó, trong đường lối kinh tế, Đảng Cộng sản Việt N am đã đề ra chính sách kinh tế nhiều thành phần, “coi nền kinh tế có cơ cấu nhiều thành phần là một đặc trưng của thời kỳ quá độ” [4, tr. 360]. Đại cho rằng: “Cần sửa đổi, bổ sung và công bố rộng rãi một chính sách nhất quán đối với các thành phần kinh tế, củng cố thành phần kinh tế xã hội chủ nghĩa bao gồm cả khu vực quốc doanh và khu vực tập thể một cách toàn diện. Theo đó, cần xóa bỏ những thành kiến thiên lệch, sử dụng mọi khả năng của các thành phần kinh tế khác trong sự liên kết chặt chẽ và dưới sự chỉ đạo của thành phần kinh tế xã hội chủ nghĩa” [5, tr. 58]. N hư vậy, với nhận thức trên, khu vực “Kinh tế tư nhân” ở Việt N am chính thức được công nhận là một bộ phận cấu thành của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và của nền kinh tế nhiều thành phần. Tác động tức thời của sự công nhận này là cơ sở đầu tiên cho sự phát triển của các hộ kinh doanh cá thể vừa và nhỏ ở Việt N am trong thời điểm hiện tại (đây là hình thức “Kinh tế tư nhân” đầu tiên và phát triển rõ nét nhất ở Việt N am trước khi có Luật Doanh N ghiệp Tư N hân và Luật Công Ty chính thức được thông qua vào năm 1990). Tuy nhiên, thời điểm này, “Kinh tế tư nhân” nói riêng và các thành phần kinh tế phi xã hội chủ nghĩa ở Việt N am nói chung vẫn được coi là thành phần kinh tế phải “cải tạo”, bằng những hình thức và bước đi thích hợp, tránh chủ quan nóng vội và cần có chính sách sử dụng và cải tạo đúng đắn các thành phần kinh tế khác. Sau Đại hội lần thứ VI (12/1986), Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa VI) đã có nhiều Hội nghị tập trung lãnh đạo thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ tư (1986 - 1990), trong đó quan trọng là Hội nghị lần thứ hai (4/1987) quyết định phương hướng giải quyết vấn đề lưu thông phân phối. Hội nghị lần thứ ba (8/1987) quyết định về: "chuyển hoạt động của các đơn vị kinh tế cơ sở quốc doanh sang hạch toán kinh doanh xã hội chủ nghĩa, đổi mới quản lý nhà nước về kinh tế”. Hội nghị lần thứ tư (12/1987) quyết định về phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trong ba năm tới là phấn đấu ổn định một bước quan trọng tình hình kinh tế - xã hội. Hội nghị lần thứ năm (6/1988) ra N ghị quyết Về một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng theo phương hướng do Đại hội VI nêu ra. N ghị quyết 16 của Bộ Chính trị khóa VI (15/7/1988) và N ghị quyết Hội nghị Trung ương 6 khóa VI tiếp tục khẳng định đường lối đổi mới, nhất quán thực hiện chính sách kinh tế nhiều thành phần, khẳng định “Kinh tế tư nhân” được phát triển không hạn chế địa bàn, quy mô, trong các ngành nghề mà pháp luật không cấm. N gày 5/4/1988, Bộ Chính trị khóa VI ban hành N ghị quyết số 10-N Q/TW về “Đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp”, trong đó có chính sách đối với kinh tế cá thể, “Kinh tế tư nhân”. N ghị quyết xác định: “Nhà nước công nhận sự tồn tại lâu dài và tác dụng tích cực của kinh tế cá thể, tư nhân
  5. 72 LÝ LUẬN CHUNG VỀ KINH TẾ TƯ NHÂN Ở VIỆT NAM trong quá trình đi lên chủ nghĩa xã hội; thừa nhận tư cách pháp nhân, bảo đảm bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ trước pháp luật, bảo hộ quyền làm ăn chính đáng và thu nhập hợp pháp của các hộ cá thể, tư nhân và quyền thừa kế sử dụng doanh nghiệp của con cái họ; tạo điều kiện và môi trường thuận lợi cho các thành phần này phát triển trồng trọt, chăn nuôi, trồng rừng, nuôi trồng, khai thác thuỷ, hải sản, chế biến nông, lâm, thuỷ sản, kinh doanh dịch vụ nông nghiệp và mở mang ngành nghề ở nông thôn. Mọi hành vi xâm phạm các quyền nói trên đều phải xử lý theo pháp luật; các định kiến hẹp hòi đối với kinh tế cá thể, tư nhân phải được xoá bỏ” [2, tr.11]. Hội nghị lần thứ chín (8/1990) bàn một số vấn đề kinh tế - xã hội cấp bách, với tư tưởng chỉ đạo là kiên quyết thực hiện đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, nêu cao ý thức tiết kiệm xây dựng đất nước và ý thức tổ chức kỷ luật, giữ vững kỷ cương, tôn trọng luật pháp trong hoạt động kinh tế- xã hội. Hội nghị lần thứ mười (11/1990) thông qua N ghị quyết Về phương hướng chỉ đạo kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 1991. Thống nhất quan điểm của Bộ Chính trị Khóa VI, Đại hội VII (tháng 6/1991) của Đảng Cộng sản Việt N am thể hiện quan điểm rõ ràng về việc khuyến khích và tạo điều kiện cho kinh tế tư nhân phát triển. Đại hội đã kiểm điểm sự lãnh đạo của Ban Chấp hành Trung ương khoá VI và thông qua Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Chiến lược ổn định và phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2000,… Từ tháng 6/1991 đến 6/1996, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VII đã có các hội nghị chuyên đề bàn triển khai thực hiện N ghị quyết của Đại hội. Đến Hội nghị lần thứ hai Ban chấp hành Trung ương khóa VII (11/1991) bàn về vấn đề ổn định và phát triển kinh tế - xã hội và việc sửa đổi Hiến pháp. Hội nghị xác định: “Kinh tế tư nhân” được phát triển, đặc biệt trong lĩnh vực sản xuất, theo sự quản lý, hướng dẫn của Nhà nước và mọi người được tự do kinh doanh theo pháp luật, được bảo hộ quyền sở hữu và thu nhập hợp pháp. Và “Kinh tế tư nhân” được phát triển không hạn chế về quy mô và địa bàn hoạt động trong những ngành, nghề mà luật pháp không cấm. Được tự do lựa chọn hình thức kinh doanh, kể cả liên doanh với nước ngoài theo những điều kiện do luật định” [3, tr.75]. Đến Hội nghị lần thứ năm (6/1993) nghiên cứu sâu hơn về thực trạng nông nghiệp và nông thôn, quyết định những chủ trương để đưa nông nghiệp và nông thôn tiến nhanh và vững chắc hơn. Tháng 01/1994 tại Hà N ội, Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ của Đảng đã chỉ ra những thách thức lớn và cơ hội lớn. N hững thách thức đó là: nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế so với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới; nguy cơ chệch hướng xã hội chủ nghĩa; nguy cơ về nạn tham nhũng và tệ quan liêu; nguy cơ “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch. Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương Đảng (7/1994) bàn định về chủ trương, chính sách phát triển công nghiệp, công nghệ và xây dựng giai cấp công nhân, nhằm đNy tới một bước công nghiệp hóa, hiện đại hoá đất nước. Hội nghị lần thứ tám (1/1995) bàn thảo và ra nghị quyết về việc tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, cải cách một bước nền hành chính nhà nước.
  6. PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN Ở HẢI PHÒNG - VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 73 Đại hội Đảng toàn quốc lần VIII (tháng 6/1996) của Đảng Cộng sản Việt N am tiếp tục nhất quán, lâu dài chính sách “Kinh tế tư nhân” nhiều thành phần, khuyến khích mọi doanh nghiệp, cá nhân trong và ngoài nước khai thác các tiềm năng, ra sức đầu tư phát triển; đối xử bình đẳng với mọi thành phần kinh tế trước pháp luật, không phân biệt sở hữu và hình thức tổ chức kinh doanh, đồng thời cần tạo điều kiện kinh tế và pháp lý thuận lợi để các nhà kinh doanh tư nhân yên tâm đầu tư làm ăn lâu dài [7]. Vị trí, vai trò của “Kinh tế tư nhân” tiếp tục được nâng tầm trong Văn kiện Đại hội IX (tháng 01/2001), Đảng khẳng định: “Kinh tế tư nhân” là thành phần kinh tế có vị trí quan trọng lâu dài trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; được khuyến khích phát triển không hạn chế về quy mô trong những ngành, nghề, lĩnh vực và địa bàn mà pháp luật không cấm. Đến năm 2002, N ghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương V, Khóa IX tiếp tục khẳng định: “Khu vực kinh tế tư nhân là một phần không thể thiếu của nền kinh tế quốc dân và phát triển khu vực tư nhân là một vấn đề chiến lược trong sự phát triển của nền kinh tế thị trường nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa” [1, tr. 21]. Cùng với việc khẳng định “Kinh tế tư nhân” là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế quốc dân, N ghị quyết Hội nghị Trung ương 5 khóa IX đã đưa ra những đánh giá xác đáng về đóng góp của kinh tế tư nhân: “Kinh tế tư nhân” trong những năm qua đóng góp quan trọng vào phát triển kinh tế, huy động các nguồn lực xã hội vào sản xuất, kinh doanh, tạo thêm việc làm, cải thiện đời sống nhân dân, tăng ngân sách nhà nước, góp phần giữ vững ổn định chính trị - xã hội của đất nước. Đồng thời, chỉ rõ những hạn chế, yếu kém của “Kinh tế tư nhân” nước ta như quy mô nhỏ, vốn ít, công nghệ sản xuất lạc hậu, trình độ quản lý yếu kém, hiệu quả và sức cạnh tranh yếu, ít đầu tư vào lĩnh vực sản xuất… Từ đó, thống nhất đề ra các giải pháp cụ thể nhằm tạo môi trường kinh doanh thuận lợi về chính sách, pháp lý và tâm lý xã hội để các doanh nghiệp của tư nhân phát triển rộng rãi trong những ngành, nghề sản xuất, kinh doanh mà pháp luật không cấm, không hạn chế về quy mô, nhất là trên những định hướng ưu tiên của N hà nước. N hư vậy, từ Đại hội VI đến Đại hội IX nhận thức mới về “Kinh tế tư nhân” của Đảng Cộng sản Việt N am đã có sự thay đổi rõ nét. Từ chỗ coi “Kinh tế tư nhân” là một thành phần kinh tế có thể sử dụng nhưng cần “cải tạo” bằng những bước đi thích hợp sang coi “Kinh tế tư nhân” là một thành phần kinh tế độc lập, có tiềm năng phát triển và đóng góp cho sự phát triển kinh tế đất nước và là một phần không thể thiếu của nền kinh tế quốc dân. Đây là sự thay đổi tư duy về “Kinh tế tư nhân” rất quan trọng, tạo môi trường trường pháp lý thuận lợi cho các doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần và các hộ kinh doanh cá thể phát triển thuận lợi. Đến Đại hội X (4/2006), Đảng Cộng sản Việt N am chỉ rằng: “Trên cơ sở ba chế độ sở hữu (toàn dân, tập thể, tư nhân), hình thành nhiều hình thức sở hữu và nhiều thành phần kinh tế: kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân (cá thể, tiểu chủ, tư bản tư nhân), kinh tế tư bản nhà nước, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài… “Kinh tế tư nhân” có vai trò quan trọng, là một trong những động lực của nền kinh tế” [5, tr.354]. N hư vây, đây là lần đầu tiên trong nhận thức của Đảng Cộng sản Việt N am “Kinh tế tư nhân” được xác
  7. 74 LÝ LUẬN CHUNG VỀ KINH TẾ TƯ NHÂN Ở VIỆT NAM định chính thức với tư cách là một thành phần kinh tế được khuyến khích để phát triển. Mặc khác, đây cũng là lần đầu tiên, vấn đề đảng viên “làm kinh tế tư nhân” được Đảng Cộng sản Việt N am đưa ra chính thức trong “Văn kiện Đại hội X”, Đảng cho rằng: Đảng viên làm “Kinh tế tư nhân” phải gương mẫu chấp hành pháp luật, chính sách của N hà nước, nghiêm chỉnh chấp hành Điều lệ Đảng và quy định của Ban Chấp hành Trung ương. Thực tế, vấn đề này đã được đặt ra và tranh luận từ những năm đầu thập niên 90 của thế kỷ trước, nhưng tới Hội nghị Trung ương 3 khóa X mới thảo luận và thông qua “Quy định đảng viên làm kinh tế tư nhân” [8]. Tinh thần được nhấn mạnh là bảo đảm tuân thủ đầy đủ quy định của Điều lệ Đảng, nghị quyết, quyết định của Đảng và các quy định của pháp luật, cơ chế, chính sách của N hà nước, đồng thời nêu cao tính tiên phong gương mẫu của người đảng viên trong mọi lĩnh vực, để vừa phát huy được khả năng làm kinh tế của đảng viên, vừa giữ được tư cách, phNm chất của đảng viên, giữ vững bản chất cách mạng của Đảng. Quy định này cho thấy Đảng Cộng sản Việt N am rất thận trọng nhưng cũng đã mở đường cho đảng viên ra kinh doanh hợp pháp. Cho phép đảng viên làm “Kinh tế tư nhân” chính là huy động, phát huy tiềm năng của mọi người dân, trong đó có đội ngũ đảng viên, tạo động lực để thúc đNy phát triển kinh tế - xã hội. N hư vậy, tại Đại hội X, Đảng có những khẳng định mới của Đảng về “Kinh tế tư nhân” là bộ phận cấu thành không thể thiếu, có vị trí quan trọng đặc biệt và ý nghĩa chiến lược trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đồng thời, khuyến khích thành phần kinh tế này phát triển mạnh mẽ hơn nữa trong những năm tiếp theo của công cuộc đổi mới đất nước. Đến Đại hội Đảng XI (1/2011), Đảng Cộng sản Việt N am một lần nữa được khẳng định rằng: “Khu vực tư nhân là một trong những động lực quan trọng của nền kinh tế” [1, tr.21]. Sự phát triển mới về nhận thức của Đảng đối với “Kinh tế tư nhân” tại Đại hội XII (tháng 12/2016) đã chính thức xác nhận: Hoàn thiện cơ chế, chính sách khuyến khích, tạo thuận lợi phát triển mạnh “Kinh tế tư nhân” ở hầu hết các ngành và lĩnh vực kinh tế, trở thành động lực quan trọng của nền kinh tế. Điểm mới đáng quan tâm ở Đại hội XII so với các kỳ Đại hội trước là sự khẳng định mạnh mẽ, dứt khoát hơn quan điểm của Đảng khi coi “Kinh tế tư nhân” là một động lực quan trọng của nền kinh tế. Đại hội XII nhấn mạnh việc: Hoàn thiện cơ chế, chính sách khuyến khích, tạo thuận lợi phát triển mạnh “Kinh tế tư nhân” ở hầu hết các ngành và lĩnh vực kinh tế, trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế. Hoàn thiện chính sách hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp khởi nghiệp. Khuyến khích hình thành các tập đoàn kinh tế tư nhân đa sở hữu và tư nhân góp vốn vào các tập đoàn kinh tế nhà nước. Đến năm 2017, N ghị quyết hội nghị lần thứ 5 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XII đã được ban hành, tái khẳng định yêu cầu phát triển “Kinh tế tư nhân” trở thành động lực của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. N ghị quyết đề ra mục tiêu 1 triệu các doanh nghiệp trong khu vực tư nhân đang hoạt động vào năm 2020, và 2 triệu vào năm 2030. N ghị quyết hướng tới mục tiêu khu vực “Kinh tế tư nhân” sẽ đóng góp 50% cho GDP vào năm 2020, 55% vào năm 2025 và 60-65% vào năm 2030. N ghị quyết
  8. PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN Ở HẢI PHÒNG - VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 75 khuyến khích việc chính thức hóa các hộ kinh doanh, chuyển đổi thành mô hình doanh nghiệp đăng ký chính thức, và khuyến khích sự hình thành các tập đoàn kinh tế tư nhân đa sở hữu và tư nhân góp vốn vào các tập đoàn kinh tế nhà nước, có đủ khả năng tham gia mạng sản xuất và chuỗi giá trị khu vực, toàn cầu [1, tr.21]. Đến ngày 3/6/2017, Ban Chấp hành Trung ương Đảng ra N ghị quyết số 10-N Q/TW về Phát triển “Kinh tế tư nhân” trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, thì khu vực tư nhân Việt N am được tiếp thêm sức mạnh để gánh vác sứ mệnh là một động lực quan trọng phát triển kinh tế đất nước. N hiều công trình, dự án quy mô lớn do các doanh nghiệp tư nhân đầu tư đã và đang mọc lên, tạo sức bật mới cho các địa phương cũng như cho tăng trưởng kinh tế của đất nước. 3. Vài nhận xét và những vấn đề đặt ra N hận thức là một quá trình. Nhận thức của Đảng Cộng sản Việt Nam về kinh tế tư nhân đã được bổ sung, gắn với phát triển đường lối đổi mới của Đảng từ năm 1986 (Đại hội VI) đến năm 2016 (Đại hội XII), đã diễn ra từng bước dựa trên sự nghiên cứu lý luận và tổng kết thực tiễn, từ yêu cầu của thực tiễn công cuộc đổi mới, trong đó nổi bật là ở các Đại hội của Đảng. Qua các kỳ Đại hội của Đảng Cộng sản Việt N am, vị trí, vai trò của khu vực “Kinh tế tư nhân” dần được Đảng ta khẳng định và nhấn mạnh. Điều đó khẳng định, quá trình nhận thức của Đảng Cộng sản Việt N am về “Kinh tế tư nhân” là quá trình phát triển liên tục, nhất quán. Điều đáng chú ý là vai trò và vị trí của “Kinh tế tư nhân” trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế ngày càng được Đảng Cộng sản Việt N am nhận thức rõ hơn và đánh giá đúng hơn, chính xác hơn, xứng tầm hơn. Từ việc khẳng định nền kinh tế có cơ cấu nhiều thành phần là một đặc trưng của thời kỳ quá độ, song vẫn nhấn mạnh kinh tế quốc doanh giữ vai trò chủ đạo, cho đến việc cho phép “Kinh tế tư nhân” được phát huy không hạn chế. Và, trước những đóng góp xứng đáng của “Kinh tế tư nhân”, vị thế “Kinh tế tư nhân” được khẳng định dứt khoát là quan trọng, lâu dài. Từ chỗ coi kinh tế N hà nước cùng với kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân đến việc xác định “Kinh tế tư nhân” đều là bộ phận hợp thành quan trọng của nền kinh tế rồi nay đã “sánh” với các thành phần kinh tế khác: “Kinh tế tư nhân” trở thành một trong những động lực của nền kinh tế. N ghị quyết Trung ương lần thứ 5, khóa XII tiếp tục khẳng định: Kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể cùng với “Kinh tế tư nhân” là nòng cốt để phát triển nền kinh tế. N hờ đó, “Kinh tế tư nhân” ngày càng đóng góp lớn hơn trong huy động các nguồn lực xã hội cho đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, tăng trưởng kinh tế, cơ cấu lại nền kinh tế, tăng thu ngân sách nhà nước, tạo việc làm, cải thiện đời sống nhân dân, bảo đảm an sinh xã hội, giải quyết các vấn đề xã hội. N hờ đó, từ năm 1986 đến nay, tỷ trọng trong GDP của khu vực “Kinh tế tư nhân”, bao gồm cả kinh tế cá thể luôn duy trì ổn định trong khoảng 39-40% và thể hiện vai trò ngày càng quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Đặc biệt khu vực doanh nghiệp của “Kinh tế tư nhân” cho thấy xu thế đóng góp ngày càng tăng trong tỷ trọng GDP, từ 6.9% năm 2010 lên khoảng 8,2% năm 2017 [6, tr.3].
  9. 76 LÝ LUẬN CHUNG VỀ KINH TẾ TƯ NHÂN Ở VIỆT NAM Bước đầu đã hình thành được một số tập đoàn “Kinh tế tư nhân” có quy mô lớn, hoạt động đa ngành, có khả năng cạnh tranh tốt hơn trên thị trường trong nước và quốc tế; đội ngũ doanh nhân ngày càng lớn mạnh. Số lượng doanh nghiệp của tư nhân tăng nhanh với nhiều loại hình đa dạng. Đến cuối năm 2017, trên cả nước có hơn 1 triệu doanh nghiệp thuộc khu vực “Kinh tế tư nhân” được đăng ký. Riêng trong năm 2016, có 110.000 doanh nghiệp đã được đăng ký, và con số này đã tăng lên 126.800 vào năm 2017. Tỷ lệ doanh nghiệp trên 1000 người dân đã tăng lên là 10 doanh nghiệp trong năm 2017 [1, tr. 23]. Mức độ đóng góp vào tổng sản phNm trong nước của “Kinh tế tư nhân” luôn chiếm tỷ trọng lớn và tăng liên tục trong những năm qua. Tính đến nay, cả nước có khoảng trên 500.000 doanh nghiệp tư nhân đang hoạt động và mỗi năm có thêm hàng vạn doanh nghiệp được thành lập mới; Thu hút khoảng 51% lực lượng lao động cả nước và tạo khoảng 1,2 triệu việc làm cho người lao động mỗi năm, góp phần quan trọng vào quá trình tái cấu trúc nền kinh tế, gia tăng thu nhập cho người dân… Quá trình thể chế hóa các quan điểm, chủ trương của Đảng về “Kinh tế tư nhân”, N hà nước đã ban hành các bộ luật và văn bản hướng dẫn như: Luật Thuế tài nguyên năm 2009, Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009, Luật N gân hàng N hà nước Việt N am 2010, Luật Các tổ chức tín dụng 2010, Luật Trọng tài thương mại 2010... Đặc biệt, Luật Doanh nghiệp ra đời năm 1999 xóa bỏ sự phân biệt đối xử về mặt luật pháp đối với doanh nghiệp tư nhân ở Việt N am, thay thế cho hàng loạt luật đã từng tồn tại trước đó bằng những nội dung tập trung hơn, đầy đủ hơn. Luật Doanh nghiệp sửa đổi bổ sung năm 2014 và Luật Đầu tư năm 2014 là những xung lực quan trọng tác động tích cực đến sự phát triển của khu vực “Kinh tế tư nhân”… Tuy đạt nhiều thành tựu, song, nhìn chung, khu vực “Kinh tế tư nhân” Việt N am trong thời gian qua vẫn còn tồn tại một số hạn chế, cần được tháo gỡ. Thứ nhất, cơ chế, chính sách khuyến khích “Kinh tế tư nhân” phát triển còn nhiều bất cập, thiếu đồng bộ, kinh tế tư nhân chưa đáp ứng được vai trò là một động lực quan trọng của nền kinh tế, có quy mô nhỏ, chủ yếu vẫn là kinh tế hộ. Thứ hai, trình độ công nghệ, quản trị, năng lực tài chính, chất lượng sản phNm và sức cạnh tranh thấp. Cơ cấu ngành nghề còn bất hợp lý, thiếu liên kết với nhau và với các thành phần kinh tế khác. Thứ ba, năng lực hội nhập kinh tế quốc tế còn hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu tham gia các chuỗi giá trị sản xuất khu vực và toàn cầu; vi phạm pháp luật và cạnh tranh không lành mạnh còn khá phổ biến. Thứ tư, quyền tự do kinh doanh và quyền tài sản, tiếp cận các cơ hội kinh doanh, nguồn lực xã hội chưa thực sự bình đẳng so với các thành phần kinh tế khác. Từ thực tiễn tư duy nhận thức của Đảng Cộng sản Việt N am về “Kinh tế tư nhân” cho thấy một số kinh nghiệm: Một là: Quá trình nhận thức về “Kinh tế tư nhân” là quá trình nhận thức từng bước từ thấp đến cao, từ đổi mới bộ phận đến đổi mới căn bản; từ đổi mới từng mặt đến đổi mới
  10. PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN Ở HẢI PHÒNG - VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 77 toàn diện. Đó là đấu tranh gian khổ về tư duy trên cơ sở tổng kết thực tiễn, kết hợp với vận dụng lý luận, tạo ra những đột phá quan trọng. Do vậy, mọi nhân tố, mọi ý tưởng ra đời đều là quy luật khách quan (đặc biệt xuất phát từ thực tiễn) là phải tôn trọng nó, biết lắng nghe, biết chắt lọc, tổng kết, khái quát nâng lên thành lý luận. Hai là: Thành công của Đảng ta là ở chỗ, đã kiên trì đổi mới, dám nhìn thẳng vào sự thật, dám thừa nhận sai lầm, từ bỏ cách nghĩ, cách làm không còn phù hợp; kiên quyết khắc phục tư tưởng bảo thủ, giáo điều. Ba là: Trên cơ sở quán triệt các quan điểm của V.I.Lênin “coi nền kinh tế có cơ cấu nhiều thành phần là một đặc trưng của thời kỳ quá độ”, trên cơ sở độc lập tự chủ, sáng tạo, xuất phát từ thực tế Việt N am, đồng thời có tham khảo kinh nghiệm quốc tế một cách có chọn lọc; hợp quy luật, thuận lòng người… để đưa ra chính sách đường lối về “Kinh tế tư nhân” hợp lý. KẾT LUẬN Từ lý luận đến thực tiễn của vấn đề nghiên cứu cho thấy, “Kinh tế tư nhân” Việt N am đã và đang có những đóng góp quan trọng đối với sự phát triển của nền kinh tế đất nước. Vì vậy từ năm 1986 đến nay, Đảng Cộng sản Việt N am có những bước phát triển tư duy về thành phần kinh tế này. Trong Đại hội VI, “Kinh tế tư nhân” được Đảng ta cho là một bộ phận cấu thành của nền nền kinh tế quốc dân, đến Đại hội X “Kinh tế tư nhân” được xem là một trong những động lực của nền kinh tế với những quan điểm cụ thể, đúng đắn và phù hợp hơn về phát triển “Kinh tế tư nhân”, nó bao gồm cả kinh tế cá thể, tiểu chủ và kinh tế tư bản tư nhân. Đặc biệt, đến Đại hội XII, vai trò “Kinh tế tư nhân” trong nền kinh tế quốc dân được Đảng khẳng định là một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Lê Duy Bình (2018), Kinh tế tư nhân Việt Nam năng suất và thịnh vượng, Hà N ội. 2. Bộ Chính trị, Nghị quyết số 10-NQ/TW ngày 5 tháng 4 năm 1988 về việc đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp. 3. Đảng Cộng sản Việt N am (1993), Văn kiện Hội nghị lần thứ hai Ban chấp hành Trung ương khóa VII, N xb Chính trị quốc gia, Hà nội. 4. Đảng Cộng sản Việt N am (2006), Văn kiện Đảng toàn tập, tập 47, N xb Chính trị quốc gia, Hà N ội. 5. Đảng Cộng sản Việt N am (2010), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc thời kỳ đổi mới (khóa VI, VII, VIII, IX, X), Phần I, N xb. Chính trị quốc gia, Hà N ội. 6. Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (2018), Phát triển kinh tế tư nhân và cơ cấu lại nền kinh tế trong điều kiện CMCN 4.0, Hà N ội. 7. http://www.tapchicongsan.org.vn/Home/N ghiencuuTraodoi/2017/45322/Phat-trien-kinh-te-tu- nhan-o-Viet-N am-Quan-diem-cua.aspx 8. http://www.tapchicongsan.org.vn/Home/PrintStory.aspx?distribution
nguon tai.lieu . vn