Xem mẫu

  1. NHÂN LỰC TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ NGÀNH QUẢN LÝ KINH TẾ VÀ HÀM Ý XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO THẠC SĨ TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING ThS Ngô Thị Hồng Giang* ThS Nguyễn Thị Hảo* TÓM TẮT Trong bối cảnh nền kinh tế số, yêu cầu các nhà Quản lý kinh tế trong các cơ quan, tổ chức, các doanh nghiệp hoặc các cơ sở đào tạo ngành kinh tế; nhân viên trong các tổ chức hoạt động vì mục tiêu phát triển cần có một cái nhìn đầy đủ, một lượng kiến thức quản lý toàn diện để có thể đưa cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp phát triển bền vững. Bài viết tập trung phân tích các yêu cầu về mặt kiến thức, kỹ năng cần có đối với một nhà quản lý kinh tế trình độ thạc sĩ; trên cơ sở đó hàm ý khuyến nghị xây dựng chương trình đào tạo nhân lực trình độ thạc sĩ ngành quản lý kinh tế tại trường Đại học Tài chính – Marketing trong thời gian tới. Từ khóa: Nhân lực chất lượng cao, nhân lực trình độ thạc sĩ, ngành Quản lý kinh tế. 1. Đặt vấn đề Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, quá trình toàn cầu hóa và hội nhập sâu kinh tế quốc tế đặt ra cho các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp nói chung những cơ hội, đồng thời phải đối mặt với không ít những thách thức. Để vượt lên những thách thức, biến những cơ hội thành kết quả phát triển, yêu cầu các nhà quản lý, các nhà lãnh đạo trong lĩnh vực kinh tế cần có kiến thức và kỹ năng chuyên sâu về quản lý kinh tế. Đối với các cơ sở đào tạo, để có thể cung ứng cho xã hội nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng đúng các yêu cầu của thị trường lao động thì việc tham vấn ý kiến chuyên gia, các nhà sử dụng lao động và người học tiềm năng là bước cơ bản, đầu tiên trong tiến trình xây dựng chương trình đào tạo tại các trường đại học nói chung cũng như trường Đại học Tài chính – Marketing nói riêng. 2. Nhân lực chất lượng cao và vai trò của nhân lực trong phát triển Ngân hàng thế giới cho rằng, nguồn nhân lực hay vốn nhân lực là toàn bộ vốn con Khoa Kinh tế – Luật, Trường Đại học Tài chính – Marketing. * 138 -
  2. người, bao gồm thể lực, trí lực, kỹ lực nghề nghiệp mà mỗi cá nhân tích lũy được trong suốt cuộc đời. Do đó, để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cần phải đầu tư vào chăm sóc sức khỏe, dinh dưỡng,… và giáo dục chất lượng cao được xem là chìa khóa không chỉ để gia tăng giá trị kinh tế của con người mà còn để chấm dứt tình trạng đói nghèo và tạo ra một xã hội hòa nhập hơn (Wordbank, 2021). Như vậy, nguồn nhân lực chất lượng cao là lực lượng lao động đã qua đào tạo, có bằng cấp và trình độ chuyên môn kỹ thuật, có khả năng đáp ứng những yêu cầu phức tạp của công việc, tạo ra năng suất và hiệu quả cao, có những đóng góp đáng kể cho sự phát triển xã hội (Nguyễn Thị Tuyết Mai, 2021). Các nhà kinh tế học xem xét con người với tư cách là một yếu tố đầu vào của sản xuất. Đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao được xem như là một nguồn vốn của xã hội – vốn nhân lực (Human capital) với các kiến thức, năng lực, trình độ chuyên môn là một biến số quan trọng góp phần tạo ra của cải vật chất cho xã hội, giúp các quốc gia thu hẹp khoảng cách về trình độ công nghệ, gia tăng năng lực cạnh tranh khi tham gia vào chuỗi sản xuất khu vực và quốc tế; góp phần tạo việc làm; xóa đói giảm nghèo; nâng cao mức sống của người dân. 3. Kết quả nghiên cứu và thảo luận Hiện nay, tại các cơ quan hành chính nhà nước, các đơn vị sự nghiệp công lập, các cơ quan quản lý kinh tế, các viện nghiên cứu, các tổ chức, các doanh nghiệp của Việt Nam đang rất thiếu những nhà hoạch định và quản lý kinh tế cấp cao mang tính chuyên nghiệp. Trên thực tế, số lượng các nhà quản lý kinh tế giỏi, trình độ chuyên môn cao và có năng lực quản lý tốt chưa nhiều, một bộ phận không nhỏ các nhà quản lý kinh tế ở Việt Nam chưa được đào tạo bài bản, chưa có kiến thức một cách hệ thống cũng như chuyên sâu, tầm nhìn mang tính chiến lược dài hạn. Để xây dựng chương trình đào tạo nhân lực trình độ thạc sĩ về quản lý kinh tế, nhóm nghiên cứu đã tiến hành khảo sát từ tháng 8/2020 đến tháng 10/2020, với tổng số phiếu thực hiện khảo sát là 280 phiếu, số phiếu trả lời nhận được là 271 phiếu, được thực hiện với 3 nhóm đối tượng gồm: đơn vị sử dụng lao động bao gồm một số Viện Nghiên cứu, một số Ủy ban nhân dân các cấp, Sở ban ngành, một số trường công lập, doanh nghiệp (101 phiếu); Nghiên cứu tiến hành tham vấn ý kiến chuyên gia về nhân lực quản lý kinh tế trình độ thạc sĩ, với đặc điểm mẫu chuyên gia là những người có trình độ từ đại học trở lên chiếm 97,5% (40 phiếu) và người học tiềm năng bao gồm các đối tượng đang đi học, vừa tốt nghiệp, đang làm việc trong các cơ quan nhà nước và ngành khác (130 phiếu). Kết - 139
  3. quả khảo sát cho thấy vị trí việc làm, cũng như các yêu cầu về mặt kiến thức, kỹ năng và các chuẩn mực thái độ mà nhân lực trình độ thạc sĩ ngành Quản lý kinh tế cần phải có. Cụ thể như sau: Đặc điểm vị trí việc làm của nhân lực thạc sĩ Quản lý kinh tế Kết quả khảo sát các đơn vị, tổ chức sử dụng lao động cho thấy đa số cần nhân lực trình độ thạc sĩ ngành quản lý kinh tế ở vị trí đánh giá, thực thi chính sách được đánh giá ở mức độ thấp nhất (2%); bên cạnh đó, có 37/101 người được hỏi cho rằng vị trí nhân sự được đào tạo về quản lý kinh tế làm việc ở những vị trí khác; và 27% cho rằng làm nghiên cứu, giảng dạy. Cụ thể vị trí việc làm cần nhân sự về quản lý kinh tế được trình bày tại bảng 1 dưới đây. Bảng 1. Đơn vị/tổ chức cần nhân lực trình độ thạc sĩ quản lý kinh tế ở các vị trí việc làm Nội dung Số lượng Tỉ lệ % Phân tích, nghiên cứu chính sách 6 6,0 Hoạch định chính sách 7 7,0 Đánh giá, thực thi chính sách 2 2,0 Tư vấn, tham mưu 12 12,0 Quản lý kinh tế các cấp 10 10,0 Nghiên cứu, giảng dạy 27 27,0 Khác 37 36,0 Tổng 101 100 % Nguồn: nhóm tác giả tổng hợp từ kết quả khảo sát, 2020 Bảng dữ liệu cho thấy tất cả các nhóm việc làm mà nhóm nghiên cứu đề xuất đều được các cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp sử dụng lao động trình độ thạc sĩ ngành quản lý kinh tế để làm việc. Tuy nhiên, ở câu hỏi này các cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp được hỏi chỉ chọn một lựa chọn, vì vậy kết quả chưa đánh giá được tính linh hoạt, đa dạng trong vị trí việc làm của nhân lực được đào tạo trình độ thạc sĩ ngành quản lý kinh tế. Do đó, kết quả khảo sát vị trí việc làm với các chuyên gia trong lĩnh vực quản lý kinh tế có nhiều ý nghĩa. Cụ thể kết quả được thể hiện trong bảng 2. 140 -
  4. Bảng 2. Kết quả khảo sát chuyên gia về vị trí việc làm của nhân lực trình độ thạc sĩ quản lý kinh tế Nội dung Số lượng Tỉ lệ % Phân tích, nghiên cứu chính sách 33 82,5 Hoạch định chính sách 20 50,0 Đánh giá, thực thi chính sách 18 45,0 Tư vấn, tham mưu 16 40,0 Quản lý kinh tế các cấp 15 37,5 Nghiên cứu, giảng dạy 2 5,0 Khác 2 5,0 Nguồn: nhóm tác giả tổng hợp từ kết quả khảo sát, 2020 Bảng số liệu cho thấy, nhân lực được đào tạo trình độ thạc sĩ quản lý kinh tế có vị trí việc làm đa dạng, linh hoạt trong nhiều lĩnh vực ngành nghề. Bởi các chuyên gia được hỏi đã chọn nhiều vị trí việc làm mà nhân lực trình độ thạc sĩ quản lý kinh tế có thể đảm nhiệm. Trong đó, vị trí việc làm Phân tích, nghiên cứu chính sách được 82,5% ý kiến chuyên gia đánh giá cần nhân lực trình độ thạc sĩ quản lý kinh tế đảm nhiệm; tượng tự vị trí việc làm Hoạch định chính sách (50,0%); Đánh giá, thực thi chính sách (45%) và Tư vấn, tham mưu (40%). Qua đó cho thấy nhân lực trình độ thạc sĩ quản lý kinh tế có vị trí việc làm từ cấp độ quản lý, xây dựng và hoạch định chính sách để phát triển đơn vị, tổ chức. Yêu cầu về kiến thức chuyên môn đối với nhà quản lý kinh tế trình độ thạc sĩ Kết quả khảo sát các cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp sự dụng lao động cũng như các chuyên gia trong lĩnh vực quản lý kinh tế về vị trí việc làm của nhân lực trình độ thạc sĩ ngành này đã cho thấy, vị trí đảm nhiệm của nhân lực trình độ thạc sĩ ngành quản lý kinh tế thường ở cấp độ từ quản lý, hoạch định, xây dựng chiến lược phát triển tổ chức. Do đó các yêu cầu về kiến thức cũng được các cơ quan, đơn vị và các chuyên gia đặt ra đối với nhà quản lý kinh tế trình độ thạc sĩ, như sau: - 141
  5. Bảng 3. Kết quả khảo sát yêu cầu của cơ quan, đơn vị sử dụng lao động và chuyên gia về kiến thức chuyên môn của nhân lực Quản lý kinh tế trình độ thạc sĩ Cơ quan, đơn vị sử dụng lao động Chuyên gia Cần Cần Không Khá Rất Không Khá Rất STTNội dung khảo sát Ít cần thiết Ít cần thiết cần cần cần Tổng cần cần cần Tổng thiết vừa thiết vừa thiết thiết thiết thiết thiết thiết phải phải 1. Kiến thức của nhà quản lý kinh tế Tỉ lệ % Hiểu biết về thế giới quan, nhân sinh quan, phương 1 3,0 18,8 31,7 23,8 22,7 100 2,5 20,0 30,0 30,0 17,5 100 pháp luận triết học Mác- Lênin Có khả năng vận dụng phương pháp luận triết học 2 4,0 11,9 30,7 26,7 26,7 100 2,5 20,0 30,0 27,5 20,0 100 Mác-Lênin vào thực tiễn và nghiên cứu Vận dụng được những kiến thức của kinh tế học và pháp 3 luật quản lý kinh tế vào lĩnh 2,0 14,9 17,8 25,7 39,6 100 2,5 12,5 17,5 30,0 37,5 100 vực hoạch định chính sách kinh tế và quản lý kinh tế. Hiểu và vận dụng tốt kiến thức chuyên sâu và nâng cao 4 2,0 12,9 13,9 25,7 45,5 100 2,5 12,5 15,0 22,5 47,5 100 về quản lý kinh tế vào thực tiễn công việc. Có thể sử dụng các công cụ phân tích định tính, định lượng để đánh giá chính 5 sách kinh tế, phân tích và 3,0 17,8 14,9 26,7 37,6 100 2,5 12,5 10,0 27,5 47,5 100 lựa chọn đầu tư, chính sách quản lý kinh tế theo vùng, lãnh thổ và theo ngành. Có thể tổng hợp, hệ thống hóa, luận giải các vấn đề lý thuyết, đưa ra một cách tiếp 6 cận mới, chỉ ra được những 4,0 17,8 13,9 28,7 35,6 100 2,5 10,0 12,5 42,5 32,5 100 đóng góp mới về lý thuyết và thực tiễn trong lĩnh vực quản lý kinh tế. Có kỹ năng hoạch định, lập kế hoạch và tổ chức thực 7 4,0 13,9 11,9 29,7 40,5 100 2,5 7,5 17,5 35,0 37,5 100 thi, đánh giá các chiến lược, chính sách kinh tế. Nguồn: nhóm tác giả tổng hợp từ kết quả khảo sát, 2020 142 -
  6. Bảng 3 cho thấy có sự tương đồng trong yêu cầu về mặt kiến thức đối với nhân lực trình độ thạc sĩ ngành quản lý kinh tế giữa các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp với các chuyên gia trong lĩnh vực quản lý kinh tế. Hầu hết cả cơ quan, đơn vị sử dụng lao động và các chuyên gia được khảo sát đều cho rằng, các kiến thức chuyên môn rất cần thiết đối với nhà quản lý kinh tế là các kiến thức mà nhóm nghiên cứu đã đề xuất, như: kiến thức chuyên sâu và nâng cao về quản lý kinh tế vào thực tiễn công việc; kiến thức về hoạch định, lập kế hoạch và tổ chức thực thi, đánh giá các chiến lược, chính sách kinh tế; Có thể sử dụng các công cụ phân tích định tính, định lượng để đánh giá chính sách kinh tế, phân tích và lựa chọn đầu tư, chính sách quản lý kinh tế theo vùng, lãnh thổ và theo ngành;… là những kiến thức được hơn 70% cơ quan, đơn vị tổ chức và các chuyên gia đánh giá ở mức độ khá cần thiết và rất cần thiết. Tuy nhiên, đối với kiến thức về chuyên sâu và nâng cao về quản lý kinh tế vào thực tiễn công việc; hoạch định, tổ chức thực thi, đánh giá các chiến lược và chính sách kinh tế được các cơ quan, đơn vị sử dụng lao động đánh giá ở mức độ rất cần thiết với tỉ lệ rất cao, chiếm hơn 40% ý kiến được khảo sát. Yêu cầu về mặt kiến thức của cơ quan, đơn vị sử dụng lao động (%) 45.5 50 40.5 40 29.7 25.7 30 20 12.9 13.9 13.9 11.9 10 2 4 0 Không cần Ít cần thiết Cần thiết vừa Khá cần thiết Rất cần thiết thiết phải Kiến thức chuyên sâu và nâng cao về quản lý kinh tế vào thực tiễn công việc. Kiến thức hoạch định, lập kế hoạch và tổ chức thực thi, đánh giá các chiến lược, chính sách kinh tế Hình 1. Yêu cầu về kiến thức của cơ quan, đơn vị sử dụng lao động đối với nhân lực trình độ thạc sĩ quản lý kinh tế Nguồn: nhóm tác giả tổng hợp từ kết quả khảo sát, 2020 Bên cạnh đó, ngoài kiến thức Hiểu và vận dụng tốt kiến thức chuyên sâu và nâng cao về quản lý kinh tế vào thực tiễn công việc được đánh giá ở mức khá cần thiết và rất cần thiết thì các theo các Chuyên gia thì kiến thức Có thể sử dụng các công cụ phân tích định tính, định lượng để đánh giá chính sách kinh tế, phân tích và lựa chọn đầu tư, chính sách quản lý kinh tế theo vùng, lãnh thổ và theo ngành là khá cần thiết và rất cần thiết với 75% - 143
  7. ý kiến khảo sát. Kết quả nghiên cứu này rất quan trọng để xây dựng chương trình đào tạo phù hợp, đáp ứng yêu cầu của xã hội. Tuy nhiên, đối với kiến thức về hiểu biết về thế giới quan, nhân sinh quan, phương pháp luận triết học Mác-Lênin; và phương pháp luận triết học Mác-Lênin vào thực tiễn và nghiên cứu thì các cơ quan đơn vị sử dụng lao động và chuyên gia đều cho rằng là không cần thiết, ít cần thiết và cần thiết vừa phải là tương đối nhiều trên 70%, cụ thể: Hiểu biết về thế giới quan, nhân sinh quan, phương pháp luận triết học Mác-Lênin có 21,8% cơ quan đơn vị sử dụng lao động và 22,5% ý kiến của chuyên gia cho rằng không cần thiết và ít cần thiết; lần lượt 31,7% và 30% ý kiến cho là cần thiết vừa phải. Yêu cầu về các kỹ năng của nhà quản lý kinh tế, trình độ thạc sĩ Kết quả tham vấn cho thấy yêu cầu của các cơ quan, đơn vị sử dụng lao động và chuyên gia về các kỹ năng mà nhà quản lý kinh tế trình độ thạc sĩ cần có, như sau: Bảng 4. Kết quả khảo sát yêu cầu về các kỹ năng của nhà Quản lý kinh tế Cơ quan, đơn vị sử dụng lao động Chuyên gia S Cần Cần T Nội dung khảo sát Không Khá Rất Không Khá Rất Ít cần thiết Ít cần thiết cần cần cần Tổng cần cần cần Tổng T thiết vừa thiết vừa thiết thiết thiết thiết thiết thiết phải phải 2. Kỹ năng của nhà quản lý Tỉ lệ % Có kỹ năng lập luận, tư duy theo hệ thống, nghiên 1 cứu, phát hiện và giải 2,0 9,9 18,8 32,7 36,6 100 2,5 10,0 17,5 17,5 52,5 100 quyết các vấn đề trong lĩnh vực quản lý kinh tế Có kỹ năng hoạch định, lập kế hoạch và tổ chức 2 thực thi các chiến lược, 4,0 9,9 15,8 28,7 41,6 100 2,5 5,0 20,0 22,5 50,0 100 chính sách về quản lý kinh tế. Có khả năng cập nhật kiến thức, tổng hợp tài liệu, phân tích và phản 3 0 9,9 18,8 27,7 43,6 100 2,5 7,5 17,5 30,0 42,5 100 biện kiến thức hiện tại, nghiên cứu để phát triển hay bổ sung kiến thức. Có thể vận dụng linh hoạt và sáng tạo các kiến thức 4 và kỹ năng vào thực tiễn, 2,0 5,9 17,8 29,7 44,6 100 2,5 7,5 20,0 17,5 52,5 100 có năng lực sáng tạo, phát triển trong nghề nghiệp. 144 -
  8. Cơ quan, đơn vị sử dụng lao động Chuyên gia S Cần Cần T Nội dung khảo sát Không Khá Rất Không Khá Rất Ít cần thiết Ít cần thiết cần cần cần Tổng cần cần cần Tổng T thiết vừa thiết vừa thiết thiết thiết thiết thiết thiết phải phải Có kỹ năng xử lý tình 5 0 5,9 9,9 22,8 61,4 100 2,5 7,5 20,0 27,5 42,5 100 huống. Có kỹ năng thuyết trình và giao tiếp với đồng nghiệp; có thể trao đổi về 6 các vấn đề thuộc lĩnh vực 0 7,9 10,9 30,7 50,5 100 2,5 7,5 25,0 20,0 45,0 100 Quản lý kinh tế với những người có hoặc không có am hiểu về lĩnh vực. Có kỹ năng giao tiếp bằng văn bản, bằng công nghệ 7 2,0 3,0 12,9 27,7 54,4 100 2,5 5,0 25,0 35,0 32,5 100 thông tin và các phương tiện truyền thông. Có kỹ năng quản lý và 8 4,0 8,9 15,8 29,7 41,6 100 2,5 7,5 30,0 27,5 32,5 100 lãnh đạo. Có khả năng làm việc 9 1,0 5,0 12,9 32,7 48,5 100 2,5 5,0 22,5 27,5 42,5 100 nhóm. Có khả năng làm việc 10 độc lập và tự nghiên cứu, 1,0 5,9 18,8 32,7 41,6 100 2,5 5,0 27,5 27,5 37,5 100 khám phá. Có kỹ năng quản lý thời 11 gian, phân bổ công việc 2,0 3,0 16,8 31,7 46,5 100 2,5 5,0 22,5 30,0 40,0 100 cá nhân. Có thể sử dụng tốt các phần mềm văn phòng; các phần mềm thống kê 12 1,0 4,0 15,8 22,8 56,4 100 2,5 5,0 25,0 35,0 32,5 100 và phân tích định lượng (Excel, EViews, SPSS.. stata…) Có kỹ năng giao tiếp tốt, giao tiếp được bằng tiếng Anh, sử dụng tiếng Anh chuyên ngành phục 13 vụ công tác chuyên môn 5,0 12,9 16,8 27,7 37,6 100 0,0 5,0 25,0 25,0 45,0 100 với trình độ tối thiểu tương đương chuẩn B1 của Khung tham chiếu châu Âu.  Nguồn: nhóm tác giả tổng hợp từ kết quả khảo sát, 2020 - 145
  9. Bảng 4 cho thấy, các cơ quan tổ chức sử dụng lao động và các chuyên gia đánh giá rất cao các kỹ năng. Mặc dù bên cạnh đó có những yêu cầu khác nhau về mức độ quan trọng trong từng kỹ năng, nhưng nhìn chung cả cơ quan, tổ chức sử dụng lao động và chuyên gia đều cho rằng các kỹ năng như: Kỹ năng quản lý thời gian, phân bổ công việc cá nhân; Có kỹ năng lập luận, tư duy theo hệ thống, nghiên cứu, phát hiện và giải quyết các vấn đề trong lĩnh vực quản lý kinh tế; Có kỹ năng hoạch định, lập kế hoạch và tổ chức thực thi các chiến lược, chính sách về quản lý kinh tế; Có khả năng cập nhật kiến thức, tổng hợp tài liệu, phân tích và phản biện kiến thức hiện tại, nghiên cứu để phát triển hay bổ sung kiến thức; Có thể vận dụng linh hoạt và sáng tạo các kiến thức và kỹ năng vào thực tiễn, có năng lực sáng tạo, phát triển trong nghề nghiệp; và Có kỹ năng xử lý tình huống… là những kỹ năng cần thiết nhất mà nhà quản lý kinh tế trình độ thạc sĩ cần phải có với tỷ lệ xấp xỉ trên dưới 70% ý kiến khảo sát đánh giá ở mức độ khá cần thiết và rất cần thiết. Đặc biệt, kỹ năng xử lý tình huống; và kỹ năng làm việc nhóm được các cơ quan đơn vị sử dụng lao động đánh giá ở mức độ khá cần thiết và rất cần thiết với tỉ lệ rất cao, hơn 80%. Yêu cầu về mặt kỹ năng của cơ quan đơn vị sử dụng lao động (%) 48.5 Rất cần thiết 61.4 32.7 Khá cần thiết 22.8 Cần thiết vừa phải 12.9 9.9 5 Ít cần thiết 5.9 1 Không cần thiết 0 0 10 20 30 40 50 60 70 Có khả năng làm việc nhóm. Có kỹ năng xử lý tình huống Hình 2. Yêu cầu về các kỹ năng của cơ quan, đơn vị sử dụng lao động đối với nhân lực quản lý kinh tế trình độ thạc sĩ Nguồn: nhóm tác giả tổng hợp từ kết quả khảo sát, 2020 Bên cạnh đó, mặc dù các chuyên gia cũng nhấn mạnh 2 kỹ năng trên ở mức độ khá quan trọng và rất quan trọng với tỷ lệ 70% ý kiến khảo sát. Tuy nhiên, các chuyên gia còn bổ sung thêm một số kỹ năng quan trọng như: kỹ năng giao tiếp tốt, giao tiếp được bằng tiếng Anh, sử dụng tiếng Anh chuyên ngành phục vụ công tác chuyên môn với trình độ tối thiểu tương đương chuẩn B1 của Khung tham chiếu Châu Âu và kỹ năng lập luận, tư duy theo hệ thống, nghiên cứu, phát hiện và giải quyết các vấn đề trong lĩnh vực quản lý kinh 146 -
  10. tế. Kết quả khảo sát các yêu cầu về mặt kỹ năng sẽ giúp ích cho việc đổi mới phương pháp giảng dạy và học tập khi tổ chức đào tạo trình độ thạc sĩ quản lý kinh tế sau này. Yêu cầu về chuẩn mực thái độ của nhà quản lý kinh tế, trình độ thạc sĩ Ngoài ra, các cơ quan, đơn vị sử dụng lao động và chuyên gia cũng đặt ra yêu cầu cao đối với nhân lực trình độ thạc sĩ Quản lý kinh tế về các chuẩn mực thái độ, cụ thể: Bảng 5. Kết quả khảo sát yêu cầu về các chuẩn mực thái độ của nhà Quản lý kinh tế Cơ quan, đơn vị sử dụng lao động Chuyên gia S Cần Cần Không Khá Rất Không Khá Rất Nội dung khảo sát Ít cần thiết Ít cần thiết TT cần cần cần Tổng cần cần cần Tổng thiết vừa thiết vừa thiết thiết thiết thiết thiết thiết phải phải  Chuẩn mực thái độ Tỉ lệ % Tự tin, linh hoạt, chính 1 trực, nhiệt tình, kiên trì, 0,0 2,0 13,1 27,3 57,6 100 0,0 10,0 12,5 17.5 50,0 100 say mê, sáng tạo... 2 Có lối sống tích cực. 0,0 0,0 14,1 28,3 57,6 100 0,0 10,0 12,5 30,0 47,5 100 Trung thực, cẩn thận, 3 0,0 0,0 6,1 19,4 74,5 100 0,0 7,5 12,5 27,5 52,5 100 trách nhiệm, đáng tin cậy Tuân thủ kỷ luật của tổ 4 chức, tác phong làm việc 0,0 1,0 5,1 20,2 73,7 100 0,0 7,5 12,5 32,5 47,5 100 chuyên nghiệp. Có trách nhiệm công dân, 5 0,0 0,0 6,1 25,3 68,7 100 0,0 7,5 12,5 22,5 57,5 100 tôn trọng pháp luật Sống và làm việc có 6 trách nhiệm với xã hội, 0,0 1,1 10,8 20,4 67,7 100 0,0 7,5 12,5 35,0 45,0 100 cộng đồng. Nguồn: nhóm tác giả tổng hợp từ kết quả khảo sát, 2020 Bảng kết quả khảo sát về yêu cầu chuẩn mực thái độ đối với nhân lực trình độ thạc sĩ quản lý kinh tế được các đơn vị sử dụng lao động và chuyên gia đánh giá ở mức khá cần thiết và rất cần thiết với tỉ lệ rất cao ở tất cả các chỉ tiêu. Tuy nhiên, theo các cơ quan, đơn vị sử dụng lao động thì tính trung thực, cẩn thận, trách nhiệm, đáng tin cậy được đánh giá ở mức rất cần thiết với tỉ lệ 74,5% ý kiến khảo sát; và 73,7% ý kiến cho rằng yêu cầu tính tuân thủ kỷ luật của tổ chức, tác phong làm việc chuyên nghiệp là rất cần thiết. Bên cạnh đó, các chuyên gia rất coi trọng chuẩn mực trách nhiệm công dân, tôn trọng pháp luật với tỉ lệ 57,5% ý kiến khảo sát đánh giá là rất quan trọng, kế đến là thái độ Tự tin, linh hoạt, chính trực, nhiệt tình, kiên trì, say mê, sáng tạo,... với tỉ lệ 50% ý kiến đánh giá rất cần thiết. Qua phân tích kết quả khảo sát chuyên gia và đơn vị sử dụng lao động đối với các yêu cầu về mặt kiến thức, kỹ năng và chuẩn mực thái độ của nhân lực trình độ thạc sĩ ngành Quản lý kinh tế, ta có thể rút ra một số kết luận sau: - 147
  11. – Cả chuyên gia và đơn vị sử dụng lao động đều ý thức được tầm quan trọng của nhân lực trình độ cao, được đào tạo chuyên sâu về quản lý kinh tế trong quá trình hoạt động của đơn vị, và rất muốn tuyển dụng được nguồn nhân lực đó cho nhiều vị trí việc làm đơn vị của mình. – Kết quả khảo sát cho thấy có sự tương đồng trong yêu cầu của các cơ quan sử dụng lao động và các chuyên gia trong lĩnh vực quản lý kinh tế. Cụ thể: • Về kiến thức chuyên môn: nhân lực quản lý kinh tế phải có trình độ kiến thức chuyên sâu và nâng cao về quản lý kinh tế để ứng dụng vào thực tiễn công việc; hoạch định, tổ chức thực thi, đánh giá các chiến lược và chính sách kinh tế; cũng như các kiến thức về phân tích định tính, định lượng để đánh giá chính sách kinh tế. Ngoài ra, hiểu biết về của kinh tế học và pháp luật quản lý kinh tế cũng rất quan trọng đối với nhà quản lý kinh tế. • Về kỹ năng nghề nghiệp: các kỹ năng xử lý tình huống, lãnh đạo, tư duy sáng tạo, phân tích đánh giá, dự báo tình hình kinh tế, vận dụng linh hoạt và sáng tạo các kiến thức và kỹ năng vào thực tiễn, có năng lực sáng tạo, phát triển trong nghề nghiệp, kỹ năng quản lý thời gian, phân bổ công việc cá nhân, khả năng cập nhật kiến thức, tổng hợp tài liệu, phân tích và phản biện kiến thức hiện tại, nghiên cứu để phát triển hay bổ sung kiến thức là rất quan trọng, cần được chú trọng trong đào tạo nhà quản lý kinh tế. Bên cạnh đó, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thuyết phục và khả năng làm việc nhóm cũng được đánh giá cao đối với nhà quản lý kinh tế. • Đặc điểm về chuẩn mực thái độ: yêu cầu chuẩn mực thái độ đối với nhân lực trình độ thạc sĩ quản lý kinh tế là trung thực, cẩn thận, trách nhiệm, đáng tin cậy; tuân thủ kỷ luật của tổ chức, tác phong làm việc chuyên nghiệp; có trách nhiệm công dân, tôn trọng pháp luật; sống và làm việc có trách nhiệm với xã hội, cộng đồng. Khảo sát người học tiềm năng Để mở được ngành đào tạo, ngoài nghiên cứu các yêu cầu của người sử dụng lao động cũng như các chuyên gia trong lĩnh vực quản lý kinh tế, các cơ sở đào tạo còn phải tính đến khả năng thu hút người học. Đây là yếu tố then chốt làm cơ sở cho việc mở ngành đào tạo mới. Kết quả khảo sát nhu cầu người học tiềm năng được thể hiện trong bảng 7: Bảng 6. Khảo sát nhu cầu đăng ký học trình độ thạc sĩ Quản lý kinh tế Nội dung đánh giá Số lượng Tỷ lệ % Tích lũy % Có nhu cầu ngay 6 4,6 4,6 Có nhu cầu trong thời gian tới 21 16,2 20,8 Đang cân nhắc 42 32,3 53,1 Không có nhu cầu 61 46,9 100,0  Cộng 130 100,0   Nguồn: nhóm tác giả tổng hợp từ kết quả khảo sát, 2020 148 -
  12. Bảng 6 cho thấy, có 61/130 ý kiến khảo sát trả lời là không có nhu cầu được đào tạo trình độ thạc sĩ ngành Quản lý kinh tế, chiếm tỉ lệ 46,9%; trong khi đó có 27/130 ý kiến khảo sát trả lời là có nhu cầu ngay và có nhu cầu được đào tạo ngành Quản lý kinh tế trong thời gian tới, chiếm tỉ lệ 20,8% và 42/130 (tương ứng 32,3%) ý kiến đang cân nhắc. Qua đó cho thấy nhu cầu được đào tạo trình độ thạc sĩ ngành quản lý kinh tế tuy có tỉ lệ không cao nhưng thể hiện nhu cầu là có thực và góp phần giúp cơ sở đào tạo xây dựng chỉ tiêu đào tạo phù hợp với nhu cầu thị trường lao động. Bên cạnh đó, kết quả khảo sát lý do muốn học trình độ thạc sĩ ngành Quản lý kinh tế được thể hiện trong bảng 1.8 có nhiều ý nghĩa: Bảng 7. Khảo sát lý do muốn học thạc sĩ Quản lý kinh tế Nội dung đánh giá Số lượng Tỷ lệ % Tích lũy % Đáp ứng vị trí công việc 17 17,5 17,5 Nâng cao trình độ chuyên môn 47 48,5 66,0 Thăng tiến trong công việc 10 10,3 76,3 Dễ xin việc 1 1,0 77,3 Ý kiến khác 22 22,7 100,0  Cộng 130 100,0   Nguồn: nhóm tác giả tổng hợp từ kết quả khảo sát, 2020 Bảng 7 cho thấy, có 64/130 tương ứng 66% ý kiến khảo sát cho rằng đăng ký học ngành Quản lý kinh tế trình độ thạc sĩ để đáp ứng vị trí công việc và nâng cao trình độ chuyên môn. Kết quả này phản ánh rằng những kiến thức trong chương trình đào tạo trình độ thạc sĩ ngành Quản lý kinh tế rất cần thiết đối với mỗi cá nhân người lao động, các tổ chức và doanh nghiệp. Kết luận Kết quả khảo sát ba nhóm đối tượng gồm người sử dụng lao động, các chuyên gia và người học tiềm năng về nhân lực ngành Quản lý kinh tế trình độ thạc sĩ cho thấy, vai trò của nhân lực chất lượng cao trong quản lý kinh tế tại các cơ quan, tổ chức, các doanh nghiệp trong nền kinh tế. Đặc biệt trong bối cảnh mà mọi sự chuyển mình của nền kinh tế mang tính toàn cầu, với trí tuệ nhân tạo, kết nối vạn vật và robot thông minh có thể làm thay thế cho con người trong các hoạt động sản xuất được thiết lập. Do đó, để có thể theo kịp các quốc gia phát triển đòi hỏi các nhà quản lý kinh tế phải có năng lực nghiên cứu về kinh tế, tầm nhìn tổng quát, khả năng phân tích, đánh giá, hoạch định chính sách, tư duy đổi mới sáng tạo và giải quyết các vấn đề kinh tế thuộc các lĩnh vực, các cấp khác nhau của nền kinh tế đang là vấn đề hết sức thiết thực hiện nay. Vì vậy, nghiên cứu các yêu cầu về mặt kiến thức, kỹ năng và chuẩn mực thái độ sẽ giúp cho quá trình xây dựng, thiết kế chương trình - 149
  13. đào tạo ngành quản lý kinh tế trình độ thạc sĩ thể hiện sự đúng xu hướng, đáp ứng đúng nhu cầu hiện tại cũng như tương lai của các cơ quan, đơn vị sử dụng lao động, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực xã hội, thúc đẩy sự phát triển nhanh, bền vững của nền kinh tế mà Trường Đại học Tài chính – Marketing cần triển khai xây dựng. TÀI LIỆU THAM KHẢO Nguyễn Thị Tuyết Mai (2021). Một số vấn đề về phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở Việt Nam. https://tcnn.vn/ World Bank (2021). Egyptian Center for Public Opinion Research. Building Human Capital: Lessons from Country Experiences-Egypt. 150 -
nguon tai.lieu . vn