Xem mẫu

  1. NHÀ Ổ CHUỘT: NỔI TRÔI NHỮNG PHẬN NGƯỜI I 1925 từ Ẩn mình dưới chân các tòa nhà cao tầng, nhiều dãy phố sang trọng với đèn màu rực rỡ là những căn nhà không thể gọi là nhà. Cư dân sống ở nơi này hoặc suốt ngày phơi lưng ngoài trời hoặc cả ngày không hề thấy ánh mặt trời... Họ đang tồn tại trong các khu dân cư nghèo, nhếch nhác, hình thành tự phát dọc những con kênh ô nhiễm, lụp xụp. Thế giới đó ẩn chứa biết bao hiểm họa, từ đói nghèo, bệnh tật, ma túy đến mại dâm, trộm cắp, thất học... THAY PHIÊN NHAU NGỦ Gần 1.000 hộ dân ở P5Q4 Ít ai nghĩ quận 3 ở TPHCM lại là nơi có nhà ổ chuột bởi vị phải sống trong môi trường trí trung tâm của nó. Thế nhưng khi bước vào những con như thế này hẻm chỉ một người đi lọt, tối thui, mùi tanh bốc lên nồng nặc thì cuộc sống của những người ẩn cư ở khu vực Rạch Bùng Binh thuộc phường 10, quận 3 như một bức tranh màu xám! Từ đường CMT8 rẽ vào con hẻm đối diện CLB Lan Anh, đi lòng vòng trong khu vực đó người ta sẽ thấy sự giàu nghèo chỉ cách nhau vài mét. Vòng qua nhiều hẻm nhỏ, chúng tôi đến nhà của chị em Huỳnh Thị Nở, Huỳnh Thị Lan. Các chị đã sống ở đây từ những năm 80 của thế kỷ trước. Căn “nhà” bề ngang chưa đến 1,5 mét, dài khoảng 5-6 mét, được “xây” bằng những mảnh gỗ mục và tôn cũ ghép lại. Đập vào mắt chúng tôi là một cái cũi dùng để ngủ thay giường, ép sát vào tường, được chế tạo cho đứa con trai 12 tuổi của chị Lan. Có một nơi trú thân như thế cho cả gia đình gồm 12 người này đã là may mắn lắm rồi. Người dân cùng chung cảnh ngộ đã xem cái góc khuất đó là nhà của các chị, đương nhiên có số nhà và hộ khẩu hẳn hoi. Từ ngoài nhìn vào nó rất giống một cái chuồng bò. Thế nhưng căn nhà đó chứa đến 12 con người. Dưới đất là các vật dụng như bếp than, chiếc xe đạp cũ, vài bộ quần áo nhàu nát, những chiếc ấm nhôm méo mó và dây nhợ chằng chịt treo đủ thứ lỉnh
  2. kỉnh; còn khoảng trống bên cạnh với manh chiếu và chiếc gối đã xỉn màu cuộn tròn lại là chỗ ngủ cho bà cụ gần 70 tuổi ngày ngày đi lượm ve chai. Chồng chị Lan đạp xích lô, thường ngủ ngoài đường; đôi khi về nhà không có chỗ nằm, anh dựng xích lô ngay trước hẻm đánh một giấc tới sáng. Cuộc sống của ba gia đình cộng với người mẹ già và ông cậu đi bán vé số gồm 12 người này gói gọn trong phạm vi chưa đầy 10m2. Khi được hỏi sẽ sinh hoạt, ăn uống ra sao trong không gian chật chội và ẩm mốc như thế, chị Nở cho biết: “Được như bây giờ là khá lắm rồi đó, trước đây chỉ có túp lều che mưa nắng thôi, mùa mưa thì ướt hết, mùa nắng chỉ che được cái đầu. Chúng tôi thay nhau ngủ, người này ngủ, người kia đi làm. Nấu ăn bằng bếp than nên cũng dễ. Đến bữa, tôi bê bếp ra trước hẻm, nấu xong lại bưng vào cất trong góc. Ăn cơm thì mỗi người cầm một tô kiếm nơi nào mát mẻ hoặc ra ngoài hẻm ngồi”. Vâng, đó là hoàn cảnh của đại gia đình chị Nở sống bằng nghề lượm rác, bán vé số và làm mướn. Chị Nở cho biết có cô con gái đã 18 tuổi, phụ bán vải thuê ở chợ Tân Định, mỗi tháng kiếm được 600.000 đồng; cậu con trai đang theo lớp học tình thương buổi tối, ban ngày cùng đi làm giá với mẹ, cũng đắp đổi qua ngày. Chồng bỏ theo người khác, đại gia đình chị Nở đã nghèo, chị lại mang bệnh tật nên càng khổ thêm. Tăm tối, bẩn thỉu và chật hẹp là đặc điểm chung của những căn nhà trong khu vực này. Hẻm 372/15 thuộc khu phố 1, P10Q3 (sát ga Sài Gòn) có hơn 20 hộ đi chung một con hẻm rộng chưa tới một mét, tối thui. Hẻm nhỏ với nhiều căn nhà lợp bằng những tấm tôn cũ hoặc được ghép lại từ nhiều miếng gỗ vụn làm cho nó đã chật chội lại càng nhếch nhác hơn. Trần Thị Hồng Nhung, cô bé 18 tuổi bị cụt một tay từ nhỏ do tai nạn tàu lửa, dẫn chúng tôi đi từ đầu đến cuối hẻm. Ba mẹ bỏ nhau, mỗi người đều có gia đình khác, Nhung sống với chị gái trong căn nhà chật chội, luôn bị bóng tối bao trùm bởi quá thấp, làm lao công quét dọn ở ga Sài Gòn, mỗi tháng kiếm được 100.000 đồng. “Sống ở đây quen rồi chị ạ! Được như thế này là mừng lắm rồi, dù tối tăm, chật chội nhưng có chỗ đi ra đi vào, hơn nhiều người phải lang thang cù bất cù bơ”. Có len lỏi vào những con hẻm nhỏ đến mức người đi ngược chiều phải nép sát vào bờ tường nhường chỗ cho người khác đi qua ở khu này mới thấy hết sự khắc nghiệt của cuộc sống. Những mảnh tôn cũ, vài tấm giấy carton rách nát không che chắn nổi sự nóng nực phả xuống từ phần mái thấp lè tè. Vào nhà Nhung một lúc, cái nóng hầm hập làm mồ hôi chúng tôi túa ra ướt áo. Nhung cười thông cảm: “Nóng lắm chị ạ, bởi vậy buổi trưa em thường hay đi lang thang bên ngoài cho mát, tối mới về ngủ”. Sống trong khu ổ
  3. chuột với đường đi, nhà ở chật hẹp, không khí oi bức, đủ mùi xú uế như thế nên nhiều người ở khu vực này bị viêm phổi, thậm chí cả bệnh lao. PHÍA SAU SÀI GÒN LỘNG LẪY Chúng tôi vòng qua hẻm 192 CMT8, nơi có hàng loạt gia đình sống trong những căn nhà nhỏ lọt thỏm giữa không gian chật chội. Ông Giang Đức ở khu vực này từ trước năm 1975, cũng từng có nhà cao cửa rộng, nhưng không có tiền tiêu xài nên đồ đạc và nhà cửa lần lượt “đội nón ra đi”. Bây giờ gia đình ông gồm bốn người phải sống trong “căn nhà” là mảnh đất nhỏ kẹt giữa hai căn nhà kín mít với bề ngang 0,8m, bề dài chỉ có 2,5m. Chỗ ở chỉ đủ trải chiếc chiếu, cái tủ gỗ kê sát tường và một cái toilet; còn lại tất cả những gì cần dùng như bếp lò, chén bát, giường xếp để ngủ và những thứ khác đều phải kê ngoài hẻm đi chung với hàng xóm. Ông Giang Đức năm nay 65 tuổi, vẫn chạy xe ôm kiếm tiền về nuôi vợ bị tai biến mạch máu não trong bệnh viện. Cuộc sống của cả gia đình bây giờ chỉ trông vào đôi vai gầy của ông. Ngay trung tâm quận 4, rẽ vào nơi có tấm bảng “khu phố văn hóa” là thế giới thu nhỏ của những người nghèo. Khu nhà nằm trên mặt nước này như một ốc đảo, nó cũng là “hẻm xuyệt hẻm” của đường Bến Vân Đồn thuộc phường 5, quận 4. Anh Nguyễn Văn Ng., 48 tuổi, ở cùng bốn nhân khẩu nữa trong căn nhà nhỏ xíu cất trên mặt kênh, muốn vào phải có chủ nhà dắt giùm chiếc xe máy vì đường kênh lắt lẻo, không quen sẽ lọt xuống dưới ngay. Nhà nhỏ cất trên mặt kênh, lấy cọc chống bên dưới. Mùa mưa nước ngập tràn nhà, nước kênh mới chỉ nhìn qua đã chóng mặt vì đen ngòm; mùa nắng nước cạn, đáy trơ ra bao nhiêu rác rưởi bốc mùi hôi thối. Vừa bước vào nhà ngồi chốc lát đã thấy khó thở, thế mà những người ở đây đã sống như thế từ mấy chục năm nay. Anh Ng. cho biết dạng nhà như thế này ở đây có hàng trăm hộ, người dân khu này chủ yếu kiếm sống bằng nghề bóc hành tỏi. Điện thì còn kéo dây được chứ nước sinh hoạt phải đi gánh ở ngoài vào, giá mỗi thùng 20 lít là 500 đồng. Cũng vì thế mà trong những cái nhà vệ sinh chật chội ở đây, thứ được ưu tiên nhất chính là những cái lu xỉn mốc dùng để chứa nước. Những gì có thể chứa đều được dùng để đựng nước, bất kể dơ hay sạch. Bước vào nhà vệ sinh trong một căn nhà trên sông này, chúng tôi không khỏi rùng mình vì sự ẩm ướt trên sàn và đủ thứ mùi hỗn hợp bốc lên. Tìm mãi mới thấy cái ca múc nước nằm lăn lóc ở góc sàn nhà vệ sinh. Thế nhưng cũng cái ca ấy lát nữa sẽ được chủ
  4. nhà dùng để múc nước trong cái lu cáu bẩn ra đổ vào nồi nấu canh, cơm. “Có nước dùng đã là tốt lắm rồi chứ nhiều hôm đi gánh trầy trật khổ sở mà còn không đủ dùng nữa đấy! Chúng tôi xài nước tiết kiệm được chút nào hay chút ấy - chủ nhà chép miệng - Nói tới khu này ở phường 5 là địa phương cũng thấy nhức đầu, thế nên bao năm rồi tình trạng vẫn không thể cải thiện. Người dân ở đây sống chủ yếu bằng nghề bốc xếp, chạy xích lô, xe ôm. Nhiều người khó khăn quá cần ngay một số tiền gấp thường phải chạy vay bên ngoài với lãi suất cao. Chúng tôi đi dọc theo các “căn hộ” ở khu vực này. Đường đi là những cây gỗ lắt lẻo, phía dưới dòng kênh cạn không ngừng bốc mùi ngộp thở. Nhà ở đây nối tiếp, san sát nhau, vách làm bằng tôn rách nát, liếp tre, ván ép, gỗ mục, sàn nào “sang” lắm thì được lót giấy dầu. Những khoảng không chật hẹp tù mù chứa các phận đời buồn hiu hắt. Vài phụ nữ với những gương mặt héo úa ngồi bóc hành tỏi, dăm ba sòng bài xập xám của các con bạc chơi cho qua ngày đoạn tháng. Từ vài căn nhà xập xệ như thế phát ra những đoạn băng cải lương nghe thật buồn. Chúng tôi cũng đi qua nhiều góc tối của khu nhà mà ở đó là những quán cóc bán dăm trái ổi, nồi hột vịt lộn. Đúng lúc chúng tôi đi ngang, chị chủ quán đang chế nước lã vào bình trà đá cho khách - cũng là những đứa trẻ nhem nhuốc trong xóm - uống. Nhìn từ một góc của khu ổ chuột này có những ô cửa sổ nhỏ nhoi với đủ thứ áo quần nhăn nheo treo bên trong. Sống trong căn chòi ẩm thấp với cái vòng lẩn quẩn đói nghèo, người dân ở những khu nhà ổ chuột dường như chỉ còn biết cam phận “cúi mặt cho đến hết đời”, liệu có giải pháp nào đem lại tương lai tươi sáng hơn cho họ? (Còn tiếp) THANH THỦY - HOÀI GIANG
nguon tai.lieu . vn