Xem mẫu

  1. Nhà báo không được “tung chưởng” vào công lý! Có những vụ án, bị can đã bị báo chí buộc tội ngay từ đầu, trước khi quá trình điều tra kết thúc. Điều đó chắc chắn tác động đến dư luận xã hội và trở thành sức ép đối với các cơ quan tố tụng. Khi đó, sự khách quan đã bị dư luận tác động, sự công bằng không còn. Nhà báo có thể bị mớm tin, và một cách vô tình hay cố ý, và anh ta sẽ tác động vào dư luận bằng sản phẩm báo chí. Vô tình thường là do “say” tin, hăm hở với những sự kiện nóng đang trở thành tâm điểm của dư luận xã hội; do áp lực thời gian khiến cho
  2. sự kiểm chứng thông tin trở nên khó khăn... Còn sự cố ý xảy ra khi nhà báo đã chủ động từ chối thiên chức đưa tin khách quan, để biến mình thành công cụ gỡ tội hoặc buộc tội cho ai đó. Để không trở thành công cụ, để tránh “tung chưởng” vào công lý, nhà báo cần có trình độ và bản lĩnh; các tờ báo cần có một quy chế thẩm định và phản biện tin bài trước khi nó đến tay công chúng. Sự thiếu dân chủ trong mỗi Tòa soạn, sơ hở trong thẩm định sẽ là mảnh đất màu mỡ cho quá trình hình thành và phát triển của các “băng nhóm”, cát cứ trong từng trang mục của tờ báo nhằm
  3. thủ lợi cho cá nhân mình. Nguy hiểm hơn, nó tác động lên công chúng và điều chỉnh hành vi xã hội một cách thiếu lành mạnh. Quyền lực của nhà báo nằm ở khả năng tác động lên dư luận xã hội. Do đó nó cần được kiểm soát để tránh sự lạm quyền, gây họa cho xã hội. Khi nào các nhà báo phải “đeo găng”? Theo tôi, nhà báo không đeo găng để “tung chưởng” vào công lý như đã nói ở trên, nhưng phải dũng cảm “đeo găng” bảo vệ sự thật. Khi mà thông tin đã bị uốn cong, đi đến công chúng chỉ một nửa sự thật thì nhà báo phải có trách nhiệm điều chỉnh nó. Trong vụ tham nhũng đất đai diễn ra tại Đồ Sơn, Hải Phòng, nếu
  4. báo chí không vào cuộc một cách quyết liệt và công tâm, hẳn là sẽ có những quan chức sẽ thênh thang con đường hoạn lộ, thay vì đứng vào chỗ của mình trước vành móng ngựa trong phiên xử sắp tới. Một số phóng viên nội chính đã nghiễm nhiên xem công việc của họ là trích dẫn nguồn tin cảnh sát. Tôi không thể tán đồng cách đưa tin như thế. Bởi nếu lệ thuộc vào nguồn tin cảnh sát, tức là nhà báo đã đánh mất khả năng phản biện và sự khách quan. Khi phát hiện sự kiện, nhà báo phải là người đầu tiên vào cuộc.Cảnh sát chỉ là một trong những nguồn tin. Nhà báo có quyền và có nhiệm vụ điều tra song song từ nhiều nguồn để có những đánh giá riêng. Có thể những thông
  5. tin từ báo chí sẽ gợi mở hoặc hỗ trợ hướng điều tra của cảnh sát và ngược lại. Bạn đang ăn lương của một tờ báo chứ không phải đang làm thư ký cho cơ quan điều tra. Tôi luôn dặn lòng như thế trong hơn 10 năm làm phóng viên nội chính. Và bây giờ, tôi vẫn nói như thế với các bạn đồng nghiệp nhỏ hơn mình!
nguon tai.lieu . vn